Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam
lượt xem 58
download
Ngày 24/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về 6 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đáng chú ý trong bản Nghị quyết này là trong quý II, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam
- Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam
- 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG ................................7 I/ TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG ................................... 7 Một số khái niệm ....................................................................................... 7 1. Chức năng của vàng .................................................................................. 8 2. Vai trò của thị trƣờng vàng trong nền kinh tế ......................................... 10 3. Cung cầu trên thị trƣờng vàng ................................................................. 11 4. Một số thị trƣờng vàng phát triển trên thế giới ....................................... 17 5. II/ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG ...................... 18 Hạn ngạch nhập khẩu vàng: .................................................................... 19 1. Thuế nhập khẩu: ...................................................................................... 21 2. Thuế xuất khẩu: ....................................................................................... 22 3. Đánh thuế đối với vàng nguyên liệu: ...................................................... 22 4. CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VÀNG ..................................................................24 NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ TRONG I. NƢỚC 2005-2010 .............................................................................................. 24 Những biến động của thị trƣờng vàng thế giới 2005-2010 ..................... 24 1. Những biến động của thị trƣờng vàng trong nƣớc 2005-2010 ................ 30 2. CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG NĂM 2011 CỦA II. CHÍNH PHỦ ...................................................................................................... 38 Nghị định 11 ............................................................................................ 38 1. Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng ................................................. 39 2.
- 2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG III. 41 Tác động đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng ............................. 41 1. Tác động đối với ngƣời tiêu dùng và nhà đầu tƣ .................................... 49 2. Tác động về phía Chính phủ ................................................................... 57 3. Đánh giá tác động của chính sách vàng miếng đối với thị trƣờng .......... 64 4. CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG NƢỚC ...............................................................................................................67 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG I. MIẾNG TRÊN THỊ TRƢỜNG TỰ DO............................................................. 67 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG II. NƢỚC................................................................................................................. 74 Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bình ổn thị trƣờng vàng ..... 76 1. Nhóm các giải pháp gián tiếp bình ổn thị trƣờng vàng ........................... 81 2. KẾT LUẬN ......................................................................................................................86
- 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên biểu đồ STT Trang Cung vàng thế giới 2010 1 10 Tỷ trọng trong mục đích sử dụng vàng của thế giới 2010 2 11 Nhu cầu sử dụng vàng thế giới 2010 3 13 Tác động của hạn ngạch 4 17 Tác động của thuế nhập khẩu 5 19 Biến động giá vàng thế giới 2005-2010 6 22 Biến động cầu vàng thế giới 2005-2010 7 23 Biến động cung vàng thế giới 2007-2010 8 25 Lƣợng bán ra của NHTW Châu Âu theo hiệp định CBGA 9 26 Lƣợng vàng bán ra của IMF 10 26 Biến động giá vàng trong nƣớc 2008 11 29 Biến động giá vàng 2009 12 31 Biến động giá vàng 2010 13 33 Biến động doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ 14 39 Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ 15 40 Đánh giá về chính sách của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ 16 41 Định hƣớng kinh doanh của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ 17 42 Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp lớn 18 43 Tỉ lệ đánh giá mức độ hiệu quả của việc dự trữ vàng 19 47 Tỉ lệ mục đích dự trữ vàng 20 48 Tỉ lệ ngƣời dân biết đến chính sách cấm kinh doanh vàng miếng 21 48 Tỉ lệ về địa điểm mua vàng 22 49 Tỉ lệ về loại hình vàng đƣợc giao dịch 23 50 Tỉ lệ chuyển hƣớng mua vàng 24 51 Tỉ lệ về các kênh đầu tƣ đƣợc lựa chọn 25 52 Đánh giá của ngƣời mua về chính sách 26 53 Diễn biến giá vàng thế giới từ 7/2010 đến 7/2011 27 72
- 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Năm 2010, nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng. Trong đó các nƣớc đang phát triển tiếp tục là nhóm nƣớc có mức tăng trƣởng cao nhất (7%), gấp hơn 2 lần so với khối nƣớc phát triển (2,8%). Tuy nhiên, hệ lụy của mức tăng trƣởng này là tình hình lạm phát tăng cao ở mức báo động. Tại Việt Nam, chỉ số lạm phát của năm 2010 là 11,75%. Bên cạnh đó, giá vàng trong nƣớc liên tục tăng cao và vẫn có xu hƣớng tiếp tục tăng do tâm lý ngƣời dân muốn tích trữ vàng. Để bình ổn thị trƣởng, kiểm soát giá vàng và tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, Chính phủ đã đƣa ra Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Một trong những chính sách của Nghị quyết này là chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Mặc dù chƣa chính thức có hiệu lực, nhƣng chính sách này đã có những tác động nhất định đối với thị trƣờng trong nƣớc. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, thị trƣờng vàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động và nhận đƣợc sự quan tâm lớn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, tiêu biểu là: Tác động của thị trƣờng vàng 2010 đến chính sách tiền tệ và ngân hàng thƣơng - mại (24/1/2011) - TS Đỗ Thị Thủy - Gold: the once and future money (5/2007) - Nathan Lewis and Addison Wiggin
- 5 - God and Gold: Britain, America, and the making of the morden world (10/2008) – Walter Russel Mead Có thể thấy phần lớn những công trình trên mới chỉ đề cập đến thị trƣờ ng vàng và một số chính sách ổn định thị trƣờng này nói chung, tuy nhiên chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề cấm kinh doanh vàng miếng vì ở thời điểm hiện tại của Việt Nam, chính sách này là tƣơng đối mới. Do đó, có thể nói đề tài “Tác độ ng của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam” là một đề tài khá độc đáo. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đến nền kinh tế Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nhằm bình ổn thị trƣờng vàng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, bản nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp thống kê, mô tả, phân tích định tính, các phƣơng pháp suy luận logic và diễn giải, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, bản nghiên cứu cũng lấy các quan điểm, chính sách phát triển của Đáng và Nhà nƣớc với mục đích làm rõ nội dung về lý luận và thực tiễn. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của Việt Nam thông qua việc phân tích thực trạng tác động của chính sách đến nền kinh tế nói chung cũng nhƣ các nhóm đối tƣợng cụ thể nhƣ doanh nghiệp, cá nhân,… Đề tài tập trung vào việc phân tích tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của Chính phủ năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cung cấp cái
- 6 nhìn tổng quan về thị trƣờng vàng và những biến động kinh tế tác động đến thị trƣờng này từ 2005-2010. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến - Thấy đƣợc các tác động tích cực và tiêu cực của chính sách kinh doanh vàng miếng đối với nền kinh tế Việt Nam. - Đƣa ra đƣợc các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc một cách hiệu quả nhất 7. Kết cấu của đề tài Nội dung chính của đề tài đƣợc kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng I:Cơ sở lý thuyết về thị trƣờng vàng Chƣơng II: Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đối với thị trƣờng vàng Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc
- 7 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG I/ TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 1. Một số khái niệm a. Vàng Vàng là một nguyên tố hoá học (kí hiệu Au) và có số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng, chiếu sáng, và không phản ứng với hầu hết các hoá chất. Vàng đã đƣợc biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Trong suốt thời kỳ lịch sử, vàng đƣợc coi là kim loại đáng thèm muốn nhất trong các kim loại quý, và giá trị của nó đã đƣợc sử dụng làm bản vị cho nhiều tiền tệ (đƣợc gọi là bản vị vàng). Vàng đƣợc sử dụng nhƣ một biểu tƣợng cho sự thanh khiết, giá trị, sự vƣơng giả, và đặc biệt các vai trò phối hợp cả ba đặc tính đó. Trong nhiều xã hội, vàng đƣợc xem là một chất thần kỳ có khả năng che chở con ngƣời tránh đƣợc bệnh tật và tà ma. Thậm chí vào thời xƣa, những tƣợng thần và các ngôi đền cũng đƣợc trang trí bằng vàng. b. Vàng miếng Vàng miếng là một phƣơng thức thuận tiện trong việc cất trữ và giao dịch. Vàng miếng đƣợc sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng đối tƣợng sử dụng nó. Các nhà đầu tƣ cá nhân mua vàng miếng với kích thƣớc nhỏ, nhờ đó họ có thể dễ dàng cầm nắm chúng. Chính phủ cất trữ vàng miếng với kích cỡ lớn hơn. Chúng ta có thể dễ dàng xác định giá trị của mỗi miếng vàng nhờ vào thông tin về trọng lƣợng cũng nhƣ độ thuần khiết đƣợc viết trên chúng. Đặc điểm nổi bật của vàng miếng đó là độ thuần khiết của chúng. Vàng miếng sản xuất ở những nơi khác nhau sẽ có độ thuần khiết khác nhau. Ví dụ vàng miếng đƣợc sản
- 8 xuất tại Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây sẽ có độ thuần khiết là 99,99%, trong khi đó tại Iran là 99,50% và tại Thái Lan là 96.50%. c. Thị trƣờng vàng Trong số các kim loại quý hiếm, vàng là kênh đầu tƣ phổ biến nhất. Các nhà đầu tƣ thƣờng mua vàng nhƣ là một cách thức an toàn đối phó với bất kỳ biến động nào của nền kinh tế, chính trị, xã hội hay những rủi ro của thị trƣờng tài chính. Những rủi ro ở đây có thể do đầu tƣ trong thị trƣờng giá xuống, nợ chính phủ, tài chính sụt giảm, lạm phát, chiến tranh hay bất ổn xã hội. Đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa cụ thể nào về thị trƣờng vàng, song mọi ngƣời đều hiểu rằng, thị trƣờng vàng là nơi các nhà đầu tƣ mua bán vàng, thƣờng là mua trong thời điểm giá thấp, sau đó bán đi với giá cao hơn để kiếm lời. Thị trƣờng vàng cũng nhƣ hầu hết các thị trƣờng khác, cơ bản là sự trao đổi mua bán để kiếm lời, trong đó chủ thể là vàng. Song thị trƣờng vàng là một thị trƣờng đầy rủi ro thách thức với mỗi nhà đầu tƣ, bên cạnh đó thị trƣờng vàng cũng nằm trong sự kiểm soát của chính phủ, chịu tác động từ phía chính phủ. Bản thân thị trƣờng vàng cũng tạo nên những ảnh hƣởng nhất định đến nền kinh tế cũng nhƣ đời sống xã hội. Thị trƣờng vàng bao gồm các nhân tố nhƣ giá vàng, cung cầu vàng, các kênh đầu tƣ, các công ty kinh doanh và khai thác vàng, chính sách của chính phủ và một số nhân tố khác. 2. Chức năng của vàng Trao đổi tiền tệ Vàng đƣợc sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhƣ một phƣơng tiện chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lƣợng kim loại khác, hoặc thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền đƣợc phát hành đƣợc đại diện bởi một lƣợng vàng dự trữ.
- 9 Tuy nhiên, do số lƣợng vàng dự trữ cũng nhƣ việc sản xuất, khai thác vàng là hữu hạn, thêm vào đó, nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, dẫn đến các tỉ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng rơi vào tình trạng không thể duy trì đƣợc. Sau chiến tranh Thế giới thứ II, bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ và đƣợc thay thế bằng tiền giấy. Đầu tƣ Nhiều ngƣời sở hữu vàng và giữ chúng dƣới hình thức các thỏi nén hay thanh nhƣ một công cụ để chống lại lạm phát hay những đợt khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ. Vì chỉ nhằm mục đích đầu tƣ kiếm lời hoặc cất trữ nên các thỏi vàng hiện đại không yêu cầu các tính chất cơ khí tốt. Chúng thƣờng là vàng nguyên chất 24k. Nữ trang Nhờ vào tính mềm, hiếm có và thẩm mỹ cao nên vàng đƣợc coi là một trong số những kim loại quý và đƣợc chế tác thành nữ trang nhiều nhất. Đồ trang sức đƣợc làm bằng vàng gồm : nhẫn, bông tai, vòng cổ, vòng đeo tay, dây chuyền, thậm chí vàng đƣợc sử dụng để trang trí trên bút máy, bật lửa, ly tách và nhiều đồ dùng khác. Y tế Vàng đƣợc chỉ định làm thuốc trị cho nhiều loại bệnh nhƣ ung thƣ hay viêm khớp. Nó cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngành nha. Các hợp kim vàng đƣợc sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng, nhƣ thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng. So với việc sử dụng sứ, vàng đem lại kết quả tốt hơn.
- 10 Công nghiệp Vàng đƣợc dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng chất hàn cứng ● nhiệt độ cao hay đồng thau. Vàng tạo màu đỏ sâu khi đƣợc dùng làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh. ● Là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ nhƣ hồng ngoại và ánh sáng nhìn ● thấy đƣợc cũng nhƣ các sóng radio, vàng đƣợc dùng làm lớp phủ bảo vệ cho nhiều vệ tinh nhân tạo, các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại và mũ của các nhà du hành vũ trụ Vàng đƣợc dùng nhƣ lớp phản xạ trên một số đĩa CD công nghệ cao. ● Ô tô có thể sử dụng vàng để tản nhiệt. ● Vàng đƣợc dùng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay ● chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó. Điện tử Vàng có tính dẫn điện rất cao và đƣợc dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng. Ví dụ, vàng đƣợc dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn điện đắt tiền nhƣ audio, video và cáp USB. 3. Vai trò của thị trƣờng vàng trong nền kinh tế Chiếm một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thị trƣờng vàng đang ngày càng phát huy vai trò trọng yếu trong nền kinh tế và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời. Thị trƣờng vàng là nơi để giao dịch, trao đổi vàng giữa các thƣơng nhân,các doanh nghiệp hay các cá nhân với nhau. Có thể nói thị trƣờng vàng là kênh đầu tƣ ít rủi ro hơn so với một số kênh đầu tƣ khác nhƣ thị trƣờng chứng khoán.
- 11 Hiện nay khối lƣợng giao dịch trên thị trƣờng vàng khá lớn và có rất nhiều nhà đầu tƣ tham gia. Các nhà đầu tƣ bao gồm nhiều thành phần và mọi lứa tuổi. Đây là sân chơi hấp dẫn cho tất cả mọi ngƣời. Thị trƣờng vàng là kênh dẫn vốn có hiệu quả, tạo môi trƣờng sinh lợi cho các chủ thể.Trong thị trƣờng vàng, các nhà đầu tƣ có thể linh động hơn trong các vấn đề giao dịch cũng nhƣ thu hồi vốn nhanh vì các giao dich ở đây đƣợc thực hiên trong một thời gian ngắn. Chỉ cần một máy tính nối mạng internet và 1 cú nhấp chuột, nhà đầu tƣ có thể mua bán ngay lập tức tùy ý. Họ cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao dịch kết thúc lệnh giao dịch khi đã đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn(định mức lãi) hoặc đóng khi thị trƣờng dịch chuyển ngƣợc chiều mong muốn (chốt lỗ). Đây cũng là thị trƣờng có thể kinh doanh 2 chiều. Tại thị trƣờng này khi giá lên cao chúng ta có thể bán ra trƣớc (hình thức bán khống, trên tỉ giá) để khi giá xuống thấp mua trả, khoản chênh lệch đó chính là khoản lợi nhuận. Thị trƣờng vàng là nơi đầu tƣ an toàn khi có lạm phát tăng cao cũng nhƣ khi xã hội tồn tại nhiều bất ổn nhƣ thiên tai, chiến tranh. Khi lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền bị mất giá, và lúc này các nhà đầu tƣ có xu hƣớng lựa chọn thị trƣờng vàng để đầu tƣ. Nó tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệ u quả hơn đối với cả ngƣời có tiền đầu tƣ và ngƣời vay tiền để đầu tƣ 4. Cung cầu trên thị trƣờng vàng a. Chủ thể tham gia vào thị trƣờng Thị trƣờng vàng luôn là một trong số những kênh đầu tƣ hấp dẫn nhất, do đó các đối tƣợng tham gia trên thị trƣờng này cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể phân chia thành 3 nhóm chính nhƣ sau: Nhà đầu tƣ Các nhà đầu tƣ tham gia mua bán trên thị trƣờng vàng nhằm mục đích kiếm lời. Họ mua vào khi giá vàng ở mức thấp, bán ra khi giá tăng cao và hƣởng khoản chênh lệch.
- 12 Các nhà đầu tƣ vàng trên thị trƣờng có thể chia ra thành 2 nhóm: nhóm các nhà kinh doanh và đầu tƣ lớn – họ là những ngƣời nắm trong tay một lƣợng vàng lớn, có thể thao túng diễn biến giá trên thị trƣờng vàng. Nhóm thứ hai là các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ. Họ không thể khống chế đƣợc giá vàng mà thông qua các tính toán, dự báo cũng nhƣ tâm lý “bầy đàn” để tiến hành quyết định đầu tƣ. Cá nhân và ngƣời tiêu dùng Từ xƣa đến nay, ngƣời dân Việt Nam có truyền thống cất trữ của cải bằng vàng. Ƣu điểm nổi bật của nó là không bị mất giá theo thời gian cũng nhƣ không bị ảnh hƣởng nhiều bởi các biến động kinh tế. Đặc tính này khiến vàng trở thành phƣơng tiện lý tƣởng để cất trữ. Ngƣời dân cất trữ vàng để đối phó với các bất ổn về chính trị cũng nhƣ các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu cất trữ vàng của ngƣời dân không những tác động mạnh đến lƣợng cầu vàng, mà còn ảnh hƣởng lớn đến lƣợng cung của loại hàng hóa này, bởi cất trữ chính là đƣa vàng ra khỏi hệ thống lƣu thông tiền tệ. Chính phủ Chính phủ tham gia vào thị trƣờng vàng thông qua việc đƣa ra các chính sách nhằm điều chỉnh thị trƣờng này. Tùy từng chính sách đƣa ra, mục tiêu của Chính Phủ là khác nhau và phù hợp với điều kiện kinh tế ở mỗi giai đoạn. Bên cạnh việc điều tiết thị trƣờng, Chính phủ nói chung hay ngân hàng nhà nƣớc nói riêng là đối tƣợng duy nhất có khả năng xuất nhập khẩu vàng hoặc cấp phép xuất nhập khẩu vàng và cũng là đối tƣợng nắm giữ một lƣợng không nhỏ vàng cất trữ. Do đó, Chính Phủ đã và đang có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển và đảm bảo cân bằng cung cầu trên thị trƣờng vàng. b. Cung cầu trên thị trƣờng vàng Cung trên thị trƣờng vàng Vàng là một thứ hàng hóa đặc biệt. Nó đƣợc khai thác từ dƣới lòng đất, qua quá trình chế tác trở thành vàng thỏi, vàng miếng hay vàng trang sức. Vì vậy, vàng đƣợc huy động một cách rất linh hoạt.
- 13 Cung vàng trên thế giới chủ yếu xuất phát từ 3 nguồn chính: khai thác mới, tái chế vàng và lƣợng vàng bán ra từ các ngân hàng trung ƣơng. 35% Khai thác mới (2209t) Lượng vàng bán ra từ NHTW (234t) Tái chế vàng (1323t) 59% 6% Biểu đồ 1: Cung vàng thế giới 2010 Nguồn: World Gold Council Khai thác mới ● Vàng đƣợc khai thác tại các mỏ vàng trên tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực – nơi việc khai thác vàng bị coi là trái phép. Hiện nay có hàng trăm mỏ vàng với trữ lƣợng khác nhau đã và đang đƣợc khai thác trên khắp thế giới. Ngày nay, tổng lƣợng vàng khai thác hàng năm đang ở mức khá ổn định. Trong vài năm trở lại đây, lƣợng vàng khai thác đƣợc trung bình mỗi năm là 2.497 tấn. Trong tổng lƣợng cung vàng, vàng do khai thác mới chiếm tỷ trọng cao nhất - 59%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khai thác vàng trong việc sản xuất vàng, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Tái chế vàng ●
- 14 Trong khi lƣợng vàng do khai thác mới đem lại là gần nhƣ không thay đổi thì việc tái chế vàng lại đảm bảo một nguồn cung tiềm năng đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân khi cần thiết. Bên cạnh lợi ích này, tái chế vàng còn có khả năng giúp ổn định giá vàng trên thị trƣờng. Từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2010, tái chế đã đem lại nguồn cung chiếm 35% tổng lƣợng cung vàng. Ngân hàng trung ương ● Các ngân hàng trung ƣơng và các tổ chức đa quốc gia, nhƣ quỹ tiền tệ IMF, đang nắm giữ 1/5 lƣợng vàng đã đƣợc khai thác trên thế giới, ƣớc tính khoảng 30.500 tấn. Tài sản dự trữ của Chính phủ mỗi nƣớc trung bình có khoảng 10% là vàng, tuy nhiên lƣợng dữ trự này có thể thay đổi tùy mỗi quốc gia. Các nƣớc có nền kinh tế phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ dự trữ tài sản trung bình khoảng 50% dƣới dạng vàng. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi chỉ dự trữ tài sản khoảng 10% là vàng. Tuy nhiên, các quốc gia này hiện đang có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, do đó họ đƣợc coi là những đối tƣợng tiềm năng cho việc tiêu thụ một lƣợng vàng đáng kể nhằm phục vụ cho việc dự trữ. 2% 12.00% Trang sức Đầu tư tư nhân 17.20% Sở hữu chính phủ 50% Thành phần khác Không xác đinh 19% Biểu đồ 2: Tỷ trọng trong mục đích sử dụng vàng của thế giới 2010
- 15 Nguồn: World Gold Council Qua đồ thị thứ 2, trong năm 2010, lƣợng vàng khai thác đƣợc sử dụng nhiều nhất trong việc chế tác đồ trang sức (50.0%). Đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 là đầu tƣ tƣ nhân (18,7%) và sở hữu của Chính phủ (17,2%). Mặc dù không chiếm lƣợng vàng nhiều nhất nhƣng chính hai nhân tố này lại góp phần tạo nên thị trƣờng vàng. Cầu trên thị trƣờng vàng Nhu cầu về vàng có ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đông Á và Trung Đông chiếm khoảng 70% lƣợng cầu về vàng. Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các tiểu vƣơng quốc Ả Rập cũng có nhu cầu không nhỏ, khoảng 55% tổng nhu cầu của thế giới. Điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau khiến nhu cầu về vàng của mỗi quốc gia không giống nhau. Tuy nhiên, cầu về vàng có thể tập trung vào 3 nhóm chính: đồ trang sức, hoạt động đầu tƣ và công nghiệp.
- 16 11% Hoạt động đầu tư (1182t) 57% Công nghiệp (433t) 31% Đồ trang sức (2151t) Biểu đồ 3: Nhu cầu sử dụng vàng thế giới 2010 Nguồn: World Gold Council Đồ trang sức ● Nhu cầu về đồ trang sức chiếm khoảng 2/3 lƣợng cầu về vàng. Trong năm 2009, lƣợng vàng trang sức có giá trị lên đến 55 tỉ đô la Mỹ. Ấn Độ đƣợc coi là quốc gia tiêu dùng vàng lớn nhất thế giới vào năm 2009, chiếm 27% tổng nhu cầu. Nhu cầu về trang sức bằng vàng đƣợc điều chỉnh bởi khả năng chi trả cũng nhƣ ham muốn của ngƣời tiêu dùng. Nó tăng lên khi giá vàng ở mức ổn định hoặc tăng với tốc độ vừa phải và giảm khi giá vàng có chiều hƣớng biến động mạnh. Hoạt động đầu tư ● Một phần đáng kể của hoạt động đầu tƣ đƣợc tiến hành trên thị trƣờng mua bán thẳng, không qua sổ sách nên rất khó trong việc đo lƣờng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng
- 17 nhu cầu đầu tƣ vàng đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Kể từ năm 2003, đầu tƣ trở thành nhân tố phát triển mạnh nhất trong nhu cầu về vàng nói chung. Trong vòng 5 năm tính đến cuối năm 2009, lƣợng vàng trong đầu tƣ tăng lên 119%. Riêng năm 2009, đầu tƣ đã thu hút luồng tiền vào lên đến 41 tỉ đô la Mỹ. Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy các nhà đầu tƣ và các tổ chức tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ trên thị trƣờng vàng. Đầu tƣ vàng có rất nhiều hình thức. Các nhà đầu tƣ có thể kết hợp hai hoặc ba hình thức để tạo sự linh hoạt. Sự tăng lên của nhu cầu đầu tƣ đã tạo ra những cải tiến đáng kể trong việc đầu tƣ vàng. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm đầu tƣ, đáp ứng đa dạng nhu cầu từ các nhà đầu tƣ tƣ nhân cho đến các tổ chức. Công nghiệp ● Các nhu cầu trong công nghiệp, y học, nha khoa nói chung chiếm khoảng 12% lƣợng cầu vàng trên thế giới ( khoảng 434 tấn mỗi năm từ 2005 đến 2009). Vàng ngày càng đƣợc sử dụng nhiều trong nhiệt và điện tử, sử dụng để làm vi mạch, dây dẫn vì thế nên nhu cầu vàng trong công nghiệp ngày càng tăng. Nguồn cung vàng trong tự nhiên có giới hạn, trong khi đó nhu cầu sử dụng vàng trong đời sống, công nghiệp, hay trở thành một kênh đầu tƣ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Đó chính là lý do dẫn đến những biến động của giá vàng nói riêng và của thị trƣờng vàng nói chung. 5. Một số thị trƣờng vàng phát triển trên thế giới Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng và lớn nhất trên thế giới là thị trƣờng vàng London và New York. Thị trƣờng vàng London ( London Bullion Market ) là một trong những thị trƣờng vàng lâu đời nhất trên thế giới và là thị trƣờng lớn nhất trong giao dịch vàng vật chất.
- 18 Các thành viên của Hiệp hội thị trƣờng vàng London ( London Bullion Market Association – LBMA ) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trƣờng dƣới sự giám sát của ngân hàng Anh. Hầu hết các thành viên đều là những ngân hàng quốc tế lớn, thƣơng gia và những nhà chế tạo vàng. Một ngày hai lần 5 thành viên của London Gold Pool gặp nhau lúc 10h30 sáng và 3h chiều để cùng nhau xác định mức giá cho thị trƣờng. Phƣơng pháp xác định giá này đƣợc gọi là Gold Fixing. 5 thành viên của LBMA là các nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ. Hiện nay, giá vàng đƣợc ấn định bằng đồng đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP) và đồng Euro (EUR). Cho đến nay, London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét về khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trƣờng New York. Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trƣờng giao dịch vàng vật chất có mặt khắp nơi trên thế giới, nhƣng hầu hết các giao dịch buôn bán đều đƣợc thanh toán qua London. Sau thị trƣờng vàng London, thị trƣờng đứng thứ hai thế giới là thị trƣờng vàng New York. Sàn giao dịch vàng New York mở cửa giao dịch vào năm 1872. Ban đầu, đây chỉ là sàn giao dịch bơ và phomat New York (NYMEX). Nó đƣợc thành lập bởi một nhóm nhà buôn. Dần dần các hàng hóa giao dịch ở đây đƣợc mở rộng ra, sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tƣơng lai vào ngày 31/12/1974, ngày đầu tiên các công dân Mỹ đƣợc phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm. Năm 1994, NYMEX đƣợc sát nhập với sàn giao dịch hàng hóa COMEX. Các hợp đồng vàng ở COMEX có khối lƣợng là 100 ounces vàng mỗi hợp đồng và mỗi ngày COMEX giao dịch khonagr 75509 hợp đồng vàng tƣơng lai. Bên cạnh hai thị trƣờng vàng lớn là London và New York, còn một số thị trƣờng vàng quan trọng và lớn khác trên thế giới nhƣ Tokyo, Thƣợng Hải, Hongkong, Sydney, Singapore, Dubai và Zurich. II/ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG
- 19 1. Hạn ngạch nhập khẩu vàng: Đây là chính sách đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để hạn chế lƣợng vàng nhập khẩu vào quốc gia của mình trong một thời gian nhất định. Thông thƣờng, hạn ngạch nhập khẩu đƣợc áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu (còn gọi là phiếu phân hạn ngạch) cho một số công ty-thƣờng là công ty lớn, uy tín trên thị trƣờng hoặc các doanh nghiệp N hà nƣớc. Mục đích: Nhìn chung, việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ yếu là nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc, sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ và thực hiện các cam kết của Chính phủ với nƣớc ngoài. Nhƣng đối với thị trƣờng vàng, chính sách này chỉ có mục đích chính là sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ. Khi cán cân thanh toán bị mất cân đối, đặc biệt là khi thâm hụt, thì hạn ngạch là biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế nhập khẩu. Tác động của hạn ngạch: Lợi ích đầu tiên và lớn nhất của hạn ngạch đó là Nhà nƣớc xác định trƣớc đƣợc khối lƣợng (hoặc giá trị) nhập khẩu. Tuy nhiên, hạn ngạch cũng mang lại một số tác động khác. Thứ nhất, chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi Chính phủ dùng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lƣợng tiền thuế lẽ ra Chính phủ thu đƣợc sẽ rơi vào bất kì doanh nghiệp nào đƣợc cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Ngoài ra những doanh nghiệp đƣợc cấp hạn ngạch hoàn toàn có khả năng mua bán giấy phép nhập khẩu trên thị trƣờng nhằm thu đƣợc lợi nhuận. Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nƣớc trở thành nhà độc quyền. Những doanh nghiệp đƣợc cấp hạn ngạch có thể nhập khẩu vàng rồi bán lại với giá cao hơn thị trƣờng trong nƣớc nhằm thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch. Khoản lợi nhuận thu đƣợc này gọi là tiền thuê hạn ngạch. Trong một số trƣờng hợp, việc chuyển giao tiền thuê hạn ngạch ra nƣớc ngoài làm chi phí của một hạn ngạch thực tế sẽ cao hơn loại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích tác động của chính sách tài khóa đối với sản lượng, giá cả và việc làm trong nền kinh tế quốc dân - Nêu và phân tích một số tác động của chính sách tài khóa mà nhà nước ta áp dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua
0 p | 734 | 142
-
Luận án Tiến sĩ: Tác động của chính sách tài khóa đến phát triển kinh tế Việt Nam
183 p | 517 | 91
-
Bài tập nhóm Tài chính tiền tệ: Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
31 p | 264 | 41
-
Luận án tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam
204 p | 91 | 20
-
Báo cáo Kinh tế vĩ mô: Tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động của thị trường chứng khoán TP.HCM
27 p | 171 | 20
-
Đề tài: Tác động của việc điều hành lãi suất của NHTW hiện nay tới huy động vốn của các doanh nghiệp VN
28 p | 76 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp: Chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và tác động của chính sách đó tới Việt Nam từ năm 2009 đến nay
62 p | 33 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại Việt Nam (giai đoạn 2000-2013)
119 p | 45 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
106 p | 49 | 12
-
Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
103 p | 49 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
82 p | 29 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo (thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp) đến thu nhập của nông hộ - Trường hợp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
89 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu của các công ty Niêm Yết tại Việt Nam
85 p | 14 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính: Nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới
36 p | 37 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
36 p | 28 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam
35 p | 64 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước
16 p | 68 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu ở Việt Nam
68 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn