Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình trên địa bàn thành phố Hà nội trong thời gian qua, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí trên địa bàn thành phố Hà Nội
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, dựa vào kiến thức đã học trong trường và kiến thức thực tế qua quá trình công tác tại Ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào trước đây. Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả và phù hợp với chuyên ngành đào tạo, số liệu thực tế dựa vào các tài liệu báo cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội Tác giả luận văn Trần Mạnh Cường i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS Đỗ Văn Quang, cùng nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cô Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thuỷ lợi. Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo phòng Quản lý đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại Trường Đại học Thủy Lợi cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức để tác giả có cơ sở khoa học hoàn thành bản luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ....................... 4 1.1 Một số khái niệm ...................................................................................................4 1.1.1 Hệ thống công trình thủy lợi ........................................................... 4 1.1.2 Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ................................ 5 1.1.3 Năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ................. 6 1.2 Tổng quan về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta ........7 1.2.1 Hiện trạng các hệ thống tưới ở nước ta ........................................... 8 1.2.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta ............................................................................................................ 9 1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ......................................................................................... 15 1.3 Nội dung công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ...................................15 1.3.1 Các mô hình quản lý .................................................................... 15 1.3.2 Công tác quản lý công trình .......................................................... 16 1.3.3 Công tác quản lý nước .................................................................. 16 1.3.4 Công tác quản lý kinh doanh ......................................................... 16 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi .................17 1.4.1 Tổ chức bộ máy ............................................................................ 17 1.4.2 Mức độ hoàn thiện của các kế hoạch ............................................. 17 1.4.3 Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch .......................... 18 1.4.4 Mức độ kiểm soát các quá trình ................................................... 19 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác các công trình thủy lợi 19 1.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan ................................................................ 19 1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan ............................................................ 19 iii
- 1.6 Tổng quan về chính sách thủy lợi phí và tác động của chính sách thủy lợi phí . 21 1.7 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................... 23 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ ĐẾN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 26 2.1 Tổng quan về hệ thống thủy lợi trên địa bàn thành phố ..................................... 26 2.2 Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố. .................................................................................................................. 27 2.3 Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến các bên liên quan ............... 31 2.3.1 Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến các hộ dùng nước ................................................................................................ 32 2.3.2 Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến các công ty KTCTTL.......................................................................................... 33 2.4 Phân tích đánh giá điển hình tại một số công ty khai thác thủy lợi điển hình bài học và kinh nghiệm ................................................................................................... 33 2.4.1 Phân tích, đánh giá công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy ............................................................................................... 34 2.4.2 Phân tích, đánh giá công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ ............................................................................................. 36 2.4.3 Phân tích, đánh giá công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích ......... 38 2.4.4 Phân tích, đánh giá công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh ................................................................................................. 38 2.4.5 Phân tích, đánh giá công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội ................................................................................................... 40 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 42 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 43 3.1 Định hướng công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình trên địa bàn thành phố trong thời gian tới............................................................................................... 43 iv
- 3.2 Đánh giá những cơ hội và thách thức trong quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên bàn thành phố................................................................................45 3.2.1 Những cơ hội ................................................................................ 45 3.2.2 Những thách thức ......................................................................... 49 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................54 3.3.1 Giải pháp chung ........................................................................... 54 3.3.2 Giải pháp cụ thể ........................................................................... 55 3.4 Giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do miễn giảm thủy lợi phí ..............65 Kết luận chương 3 .....................................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Chiều dài và tỷ lệ kiên cố hóa kênh dẫn nước cả nước năm 2013 ............. 7 Bảng 1.2 Chiều dài và tỷ lệ kiên cố hóa kênh dẫn ở nước ta năm 2013 ................... 7 Bảng 1.3 Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta (2013) ............ 8 Bảng 1.4 Số lượng lao động và loại hình của cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý KTCTTL cấp tỉnh năm 2013 ................................................................................. 10 Bảng 1.5. Số lượng và dung tích hồ chứa nước ở nước ta năm 2017 ..................... 11 Bảng 1.6 Số lượng và dung tích hồ chứa nước ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên năm 2017...................................................................................................................... 12 Bảng 1.7 Số lượng và dung tích hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta năm 2018 ... 12 Bảng 1.8 Số lượng đập dâng (không bao gồm đập dâng nước hồ chứa ) cả nước ta giai đoạn 2013 - 2018 ........................................................................................... 13 Bảng 1.9 Số lượng đập dâng (không bao gồm đập dâng nước hồ chứa) cả nước ta năm 2018 .............................................................................................................. 14 Bảng 1.10 Một số tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của kế hoạch khai thác CTTL .................................................................................................................... 18 Bảng 1.11: Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan ......................... 24 Bảng 2.1 Hệ thống thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn thành phố .............................. 26 Bảng 2.2 Đầu tư thủy lợi trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015 ................................ 28 Bảng 2.3 Hiện trạng hoạt động công trình cấp nước tập trung nông thôn Hà Nội – 2017...................................................................................................................... 31 Bảng 2.4 Ý kiến của các hộ dân về tình hình cung cấp nước tháng 3-2016 ........... 32 Bảng 2.5 Quỹ lương lao động và quản lý của công ty giai đoạn 2013 – 2016 ........ 34 Bảng 2.6 Số lượng công trình nhận bàn giao sau khi kiểm tra, rà soát của công ty 35 Bảng 2.7 Báo cáo quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của doanh nghiệp năm 2017 ................................................................................................................. 37 Bảng 2.8 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017 39 Bảng 2.9 Tổng số lao động và quỹ lương của công ty giai đoạn 2014 – 2017 ....... 40 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CLDV Chất lượng dịch vụ CTTL Công trình thủy lợi HTDN Hợp tác dùng nước HTX Hợp tác xã IDMC Công ty thủy nông KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi KTKT Kinh tế kỹ thuật NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLDA Quản lý dự án O&M Quản lý và Vận hành PIM Quản lý tưới có sự tham gia của người dân QLKT Quản lý khai thác QLDN Quản lý doanh nghiệp QLDVTL Quản lý dịch vụ thủy lợi TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TLP Thuỷ lợi phí UBND Ủy ban Nhân dân vii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua Nhà nước đã và đang quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống cho người nông dân. Nhà nước đã và đang quan tâm đầu tư số vốn rất lớn để xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, công trình văn hoá. Những năm gần đây vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm vốn Ngân sách nhà nước (NSNN), vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) và nguồn vốn trái phiếu chính phủ dành cho thuỷ lợi tăng đáng kể, theo số liệu của Vụ Kế hoạch - Bộ NN&PTNT năm 2012 là 6.667 tỷ đồng; năm 2013 là 9.134 tỷ đồng; năm 2014 là 40.330 tỷ đồng; năm 2015 là 40.330 tỷ đồng nguồn trái phiếu Chính phủ và 1.673 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương. Đến nay, nông nghiệp, nông thôn đã phát triển tương đối ổn định, đời sống của người nông dân đã được cải thiện. Bên cạnh sự quan tâm đầu tư, Nhà nước còn ban hành một loại hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện giúp người nông dân thoát cảnh đói nghèo và vươn lên sản xuất quy mô lớn. Một trong những chính sách quan trọng đó là Nghị Định số154/2007/Nđ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 được ban hành quy định việc miễn thủy lợi phí đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Đây là chính sách quan trọng của Chính phủ và có tác động mạnh mẽ đối với không chỉ người nông dân mà còn ảnh hưởng tới các hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi cùng các bên có liên quan đến công tác khai thác sử dụng các công trình thủy lợi. Thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2008) là đảm bảo nhà nước sẽ cấp bù nguồn đóng thủy lợi phí của các hộ nông dân sử dụng nước từ hệ thống các công trình thủy lợi, thay vì người nông dân sẽ trả thủy lợi phí cho các công ty khai thác thủy lợi, nhà nước sẽ trả trực tiếp nguồn kinh phí cấp bù này cho các công ty khai thác thủy lợi. Nếu xét một cách chung thì sẽ không có nhiều thay đổi trong quá trình trước và sau khi chính sách miễn giảm thủy lợi phí xẩy ra, nhưng thực tế đã chỉ ra 1
- rằng có nhiều bất cập và hệ quả tác động của chính sách này, và các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn TP. Hà Nội cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh đó việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của các công ty quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc UBND thành phố Hà Nội quản lý theo chính sách thuỷ lợi phí mới cũng sẽ tận dụng tối đa nguồn lao động giúp việc quản lý hệ thống công trình thủy lợi có hiệu quả. Với mong muốn được đánh giá lại những ảnh hưởng tác động của chính sách thủy lợi phí đến công tác quản lý của các công ty khai thác thủy lợi trên địa bàn TP. Hà Nội và các bên liên quan. Đây cũng là một nhiệm vụ nghiên cứu vừa đáp ứng được yêu cầu thiết thực và vừa mang tính cấp bách hiện nay về công tác thủy lợi trên địa bàn TP. Hà Nội. Do vậy với mong muốn thực hiện đề tài "Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm làm rõ hơn những vấn đề đã nêu và đề xuất các định hướng, và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với các công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở đánh giátác động của chính sách thủy lợi phí đến công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình trênđịa bàn thành phố Hà nội trong thời gian qua, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà nội trong thời gian tới. 3 Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp khảo sát điều tra số liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu từ các cơ quan, sở ban ngành và hệ thống các công trình nghiên cứu, dự án, các văn bản quy phạm phát luật có liên quan. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Căn cứ vào các đánh giá thu được với các số liệu nói chung có liên quan và các số liệu có tiêu chí đánh giá, để từ đó đánh giá được sự 2
- hiệu quả và chưa hiệu quả của công tác quản lý khai thác hệ thống công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp tổng kết đánh giá kinh nghiệm thực tiễn : Dựa trên phân tích đánh giá kết quả hoạt động trực tiếp của một vài công ty khai thác thủy lợi điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội để rút ra được các kết quả kinh nghiệm thực tiễn trong đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Chính sách thủy lợi phí. 5 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu tác động của chính sách thủy lợi phí đối với hiệu quả công tác quản lý tại các công ty khai thác thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. - Về không gian: Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. - Về thời gian: Số liệu điều tra về công tác quản lý khai thác từ năm 2012 đến năm 2018, các số liệu về định hướng phát triển, cơ hội và thách thức về quản lý công trình thủy lợi đến 2022. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn tới quản lý khai thác công trình thủy lợi. - Hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên qua đến thủy lợi phí - Dựa trên phân tích tác động của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đến công tác khai thác công trình thủy lợi và các bên liên quan. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiễn phân tích ảnh hưởng đến sự quản lý khai thác và các bên liên quan trên địa bàn thành phố Hà nội. 3
- - Các giải pháp đề xuất sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu tư, nhà tư vấn, những người làm công tác quản lý công trình thủy lợi nói chung và 5 Công ty TNHH một thành viên thủy lợi nói riêng. 6 Kết quả dự kiến đạt được - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thủy lợi phí và công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi. - Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến các bên liên quan trong hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. (có nghiên cứu một số công ty điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội) - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác hệ thống công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7 Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được bố cục với 3 chương, nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan về chính sách thủy lợi phí và công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Chương 2: Đánh giá tác động của chính sách thủy lợi phí đến các bên liên quan trong hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Hệ thống công trình thủy lợi Công trình thủy lợi được quy định tại Luật 08/2017/QH14 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó: 4
- Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý khai thác thủy lợi. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 đã giải thích cụ thể “Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực” [1]. Hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) bao gồm: Hệ thống CTTL lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên. Hệ thống CTTL vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha trở lên. Và hệ thống CTTL nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha. Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt. Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên. Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. 1.1.2 Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Quản lý KTCTTL được quy định trong chương 3 của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với các cơ sở tổ chức thủy lợi thì phải có nội quy, quy chế được cơ quan có thẩm quyền công 5
- nhận theo quy định của Luật HTX, Bộ luật dân sự và các quy định khác có liên quan. Đồng thời phải có bộ máy tổ chức, người vận hành có chuyên môn, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô CTTL được giao khai thác. Đối với cá nhân muốn KTCTTL phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của CTTL mà cá nhân đó thực hiện khai thác. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành CTTL nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành [1]. Công trình thủy lợi là việc khai thác và phân phối nước nhân tạo ở cấp dự án nhằm mục đích áp dụng nước ở cấp đồng ruộng cho cây nông nghiệp ở vùng khô hoặc trong thời kỳ mưa khan hiếm để đảm bảo hoặc cải thiện sản xuất cây trồng. Do đó, việc khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Huppert và các cộng sự (2001) đã khuyến nghị việc quản lý CTTL hiệu quả không chỉ đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp, mà cần phải tạo nên một mô hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi rõ ràng nhưng lại hoạt động và kết hợp với nhau trong một khung thể chế thống nhất [2]. 1.1.3 Năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Điều 12 quy định trong Nghị định trách nhiệm tuân thủ năng lực trong KTCTTL yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia KTCTTL phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không đảm bảo các yêu cầu về năng lực gây ra. Các cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành CTTL, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước định kỳ 5 năm phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý, vận hành CTTL, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước. Đối với các tổ chức được giao khai thác nhiều loại hình công trình đầu mối, số lượng cán bộ, công nhân KTCTTL theo yêu cầu quy định về đảm bảo năng lực phải tăng lên tương ứng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân KTCTTL có sản xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề kinh doanh đó theo quy định của pháp 6
- luật có liên quan. Và cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các cá nhân, tổ chức KTCTTL [1]. 1.2 Tổng quan về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta Bảng 1.1 Chiều dài và tỷ lệ kiên cố hóa kênh dẫn nước cả nước năm 2013 Tổng chiều dài kênh Chiều dài kênh đã kiên Tỷ lệ % được dẫn nước (km) cố (km) kiên cố Cả nước 235.051 60.327 25,7 Kênh chính + kênh cấp I 36.394 9.850 27,1 Kênh cấp II Kênh cấp III và kênh nội 57.508 9.465 16,5 đồng 141.149 41.012 29,1 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Khu vực Đông Nam Bộ có phần trăm chiều dài kênh kiên cố tốt nhất trong cả nước năm 2013 đạt 50,2%, nhưng mức đạt này chưa cao, chỉ hơn 50% so với tổng chiều dài kênh dẫn nước. Đối với hai vùng đồng bằng, đồng bằng sông Hồng cho kết quả khả quan hơn đồng bằng sông Cửu Long, chiều dài kênh dẫn nước của hai vùng đồng bằng là 61.258 km (đồng bằng sông Hồng) và 67.183 km (đồng bằng sông Cửu Long) nhưng chỉ có 18,9% và 3,8% kiên cố. Đây là hai khu vực có tỷ lệ kiên cố thấp nhất theo số liệu điều tra đến năm 2013. Bảng 1.2 Chiều dài và tỷ lệ kiên cố hóa kênh dẫn ở nước ta năm 2013 Tổng chiều dài kênh dẫn Chiều dài kênh đã Tỷ lệ % được nước (km) kiên cố (km) kiên cố Cả nước 235.051 60.327 25,7 7
- Đồng bằng sông Hồng 61.258 11.549 18,9 Trung du và miền núi phía Bắc 42.973 20.148 46,9 Bắc Trung Bộ và Duyên hải 54.174 21.517 39,7 miền Trung Tây Nguyên 6.097 2.888 47,4 Đông Nam Bộ 3.366 1.691 50,2 Đồng bằng sông Cửu Long 67.183 2.534 3,8 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Cụ thể hơn, tác giả sẽ trình bày và phân tích chi tiết hơn trong phần tiếp theo về hiện trạng hệ thống tưới, công tác quản lý và các vấn đề còn tồn động trong KTCTTL ở nước ta. 1.2.1 Hiện trạng các hệ thống tưới ở nước ta Nhìn chung, diện tích đất được tưới trên cả nước tăng 50,4% so với năm trước, mức tăng không cao, trong đó trung du và miền núi phía Bắc đã tăng 26% hơn phân nửa cả nước. Đối với các vụ lúa và rau màu trong năm, đồng bằng sông Cửu Long vẫn là khu vực sản xuất lúa gạo chính trong cả nước với 4.187 nghìn ha lúa trong năm 2013 và 649,2 nghìn ha rau màu cao nhất nước ta. Vùng đồng bằng này được thiên nhiên ưu đãi, có được những điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, không có mùa đông, địa hình tương đối bằng phẳng và lượng phù sa lớn, cung cấp chất dinh dưỡng cao cho cây trồng cho nên rau màu, dược liệu được dịp sinh sôi phát triển tốt, mang lại 649,2 nghìn ha. Bảng 1.3 Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta (2013) Đơn vị: Nghìn ha Chia theo vùng Cả Nội dung Đồng Trung du Bắc Trung Tây Đông Đồng nước bằng và miền Bộ và Nguyên Nam bằng 8
- sông núi phía Duyên hải Bộ sông Cửu Hồng Bắc miền Long Trung Diện tích được tưới bởi 3.949 704 348 683 137 166 1.911 CTTL Diện tích không được 6.264 69 1.248 1.199 1.863 1.189 696 tưới bởi CTTL Diện tích đất SX NN đã có công trình đầu mối 148,3 0 0 0,2 148,1 0 0 nhưng chưa có hệ thống kênh Diện tích đất SX NN được tưới tăng lên so với 50,4 2,6 26 9,8 12 0 0 năm trước Kết quả tưới cho lúa, 7.482 1.145 572 1.207 191 181 4.187 trong đó: Vụ Đông Xuân 3.093 568,6 230,3 580,8 76 50,5 1.586,4 Vụ Hè Thu 2.063 0 0 416,9 8,4 64,6 1.573,3 Vụ Mùa 1.657 576,6 339,8 208,5 105,8 57 369,6 Vụ Thu Đông 669 0 1,5 0,9 0,4 8,6 657,7 Kết quả tưới cho rau màu, cây công nghiệp hàng 1.654 294 182 175,6 122,2 230,7 649,2 năm, cây dược liệu 3.256 922,5 286,5 485,4 11,2 31,8 1.518,5 Kết quả tưới cho lúa bằng động lực, trong đó: Vụ Đông Xuân 1.617 490 66,3 237,5 7,9 11,2 803,9 Vụ Hè Thu 800 2,9 141,7 141,7 0,7 8,5 504,7 Vụ Mùa 839 429,6 78,5 106,3 2,6 12,1 210 Kết quả tưới cho rau màu 287 110,1 17,5 25,1 0,3 8,1 125,7 bằng động lực (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Do đó, khi thông tư 280/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành áp dụng trên cả nước đã gây khó khăn cho các khu vực này khi vừa không có ưu thế trong sản xuất còn phải chịu chi phí cao. 1.2.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta Năm 2013, kết quả điều tra ghi nhận có 2.532 người trong chi cục và 24.796 người thuộc đơn vị quản lý KTCTTL trên cả nước với 4 loại hình đơn vị chính là công ty TNHH MTV, công ty cổ phần, trung tâm quản lý và ban quản lý chịu trách nhiệm 9
- KTCTTL cấp tỉnh ở nước ta. Trong đó có 86 công ty TNHH MTV, 4 trung tâm quản lý, 3 ban quản lý và chỉ có 2 công ty cổ phần. Bảng 1.4 Số lượng lao động và loại hình của cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý KTCTTL cấp tỉnh năm 2013 Số lượng lao động (người) Loại hình đơn vị (đơn vị) Công ty Trung Nội dung Đơn vị Công ty Ban quản Tổng Chi Tổng TNHH tâm quản lý Cổ phần lý số cục số MTV Quản lý KTCTTL KTCTTL KTCTTL KTCTTL KTCTTL Cả nước 27.328 2.532 24.796 95 86 2 4 3 Đồng bằng sông 14.779 1.198 13.581 34 34 0 0 0 Hồng Trung du và miền 2.491 298 2.193 18 16 1 0 1 núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 6.917 485 6.432 24 24 0 0 0 Trung Tây Nguyên 561 72 489 5 3 0 1 1 Đông Nam Bộ 1.195 94 1.101 6 5 0 1 0 Đồng bằng sông 1.385 385 1.000 8 4 1 2 1 Cửu Long (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Khu vực đồng bằng sông Hồng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy lợi hơn là các địa phương, tỉnh thành khác với tổng cộng 14.779 lao động và 34 công ty khai thác thủy lợi. Lúc bấy giờ, hầu hết các CTTL ở nước ta đều do công ty TNHH MTV quản lý khai thác (có tổng cộng 86 đơn vị) và một số ít là do các trung tâm quản lý khai thác thực hiện. Nhưng hiện nay tất cả các công trình thủy lợi do Thành phố đầu tư và quản lý sau đầu tư đã bàn giao toàn bộ và được quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng bởi các doanh nghiệp KTCTTL theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 28/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội [4]. 1.2.2.1 Thực trạng về quản lý hồ chứa 10
- Nước ta trong năm 2017 có 6.695 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế lên tới 796.143,9 triệu m3. Tuy nhiên, các hồ vừa và nhỏ vẫn chiếm đa số, có 480 hồ vừa dung tích từ 1- 3 triệu m3 và 3,751 hồ nhỏ có dung tích dưới 1 triệu m3. Theo như báo cáo “các hồ chứa vừa và nhỏ hầu như chưa có quy trình vận hành điều tiết” theo tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tháng 10/2016 [5]. Quy trình vận hành điều tiết rất quan trọng đối với hồ chứa nước vì chúng cung cấp những hướng dẫn kịp thời giúp vận hành trong mùa lũ, mùa kiệt cũng như là các hướng dẫn liên quan đến công tác đo đạc, theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn lúc cần thiết, cho nên cần xây dựng để bảo đảm an toàn cho hồ chứa. Bảng 1.5. Số lượng và dung tích hồ chứa nước ở nước ta năm 2017 Chia theo dung tích hồ Tổng dung Tổng số > 10 3-10 1-3 Nội dung tích thiết kế hồ chứa 0.5-1 0.05-0.5 triệu triệu triệu (tr.m3) (cái) triệu m3 triệu m3 m3 m3 m3 Cả nước 796.143,9 6.695 124 191 480 476 3.275 Trung du và miền 1.250,7 2.393 5 57 106 100 1.312 núi phía Bắc Đồng bằng sông 71.218,1 760 13 9 111 38 190 Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 7.075,6 2.299 72 85 213 297 1.505 Trung Tây Nguyên 709.282,6 1.140 23 26 36 34 258 Đông Nam Bộ 2.134,6 92 11 14 13 6 2 Đồng bằng sông 5.182,3 11 - - 1 1 8 Cửu Long (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Nhìn chung, khi xét từng khu vực cũng cho kết quả tương tự khi xét cả nước, dung tích hồ trong khoảng từ 0.05-0.5 triệu m3 chiếm tỷ lệ cao nhất, do đó chưa đảm bảo an toàn khi vận hành hồ chứa nước. 11
- Ngoại trừ, khu vực Tây Nguyên cho kết quả khác, tổng dung tích thiết kế của khu vực này đặc biệt cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Khi xét riêng khu vực này, ta có thể thấy nguyên nhân chính là do các tỉnh tập trung xây dựng các hồ chứa lớn và tỉnh Đắk Lắk hay Đắk Nông hầu như không xây các hồ chứa nước nhỏ. Bảng 1.6 Số lượng và dung tích hồ chứa nước ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên năm 2017 Chia theo dung tích hồ Tổng dung Tổng số Nội dung tích thiết kế hồ chứa > 10 3-10 1-3 0.5-1 0.05-0.5 (tr.m3) (cái) triệu triệu triệu triệu triệu m3 m3 m3 m3 m3 Tây Nguyên 709.282,6 1.140 23 26 36 34 258 Lâm Đồng 178,4 178 7 6 17 15 133 Đắk Nông 124.867 186 - 3 - - - Đắk Lắk 583.733,2 599 10 9 - - - Gia Lai 422,9 108 5 5 7 11 80 Kon Tum 81,1 69 1 3 12 8 45 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013) Ngược lại, các hồ chứa nước đa mục tiêu thường là các hồ lớn có dung tích > 10 triệu m3 và ít các hồ có dung tích từ 0.5-1 triệu m3 và các hồ nhỏ từ 0.05-0.5 triệu m3. Kết quả điều tra còn cho thấy khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ chỉ có các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên và 13/13 hồ đa mục tiêu ở Tây Nguyên có dung tích trên 10 triệu m3. Tổng dung tích thiết kế trong cả nước lớn hơn rất nhiều so với số lượng 134 hồ chứa trong năm 2017. Điều này cho thấy, đối với các hồ chứa nước đa mục tiêu các tỉnh chú trọng chất lượng công trình hơn số lượng hồ trên địa bàn, vì các hồ có dung tích lớn có thể bảo đảm an toàn trong mưa lũ hơn là các hồ chứa nước nhỏ. Ngoài ra mục đích xây dựng các hồ chứa nước đa mục tiêu là nhằm phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành khác nhau cho nên cần xây dựng chắc chắn mới có thể sử dụng lâu và bền hơn. Bảng 1.7 Số lượng và dung tích hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta năm 2018 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 537 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 516 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 474 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 564 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 367 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 262 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 233 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 155 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 160 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 148 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 97 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 113 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 40 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn