intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Na

Chia sẻ: Loilamthuocveem Loilamthuocveem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

1.592
lượt xem
328
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng đầu tư nguồn vốn FDI ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Na

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam (có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và ngày càng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng. Bất kỳ một quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được, đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế. Vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho có hiệu quả. Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt coi trọng việc triển khai chương trình xây dựng pháp luật. Kết quả, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã từng bước phục hồi, nhất là từ năm 2004 đến nay. Tính chung 5 năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 18 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới, 13,6 tỷ USD vốn FDI thực hiện, góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế. Ước tính, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện đóng góp hơn 14% GDP, hơn 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (không kể dầu thô). Trong 5 năm qua, khu<br /> <br /> 1<br /> <br /> vực này đóng góp gần 1 tỷ USD/năm vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho gần 800.000 lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế: Hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao; tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký (chiếm 47%), quy mô dự án FDI nhỏ, nhiều dự án chậm triển khai, giãn tiến độ; mục tiêu thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ chưa đạt được; tạo việc làm chưa tương xứng, đời sống người lao động làm việc cho doanh nghiệp (DN) FDI chưa cao; hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang các khu vực khác còn hạn chế; Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm chúng tôi xin đề xuất nghiên cứu đề tài “ Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng đầu tư nguồn vốn FDI ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam.  Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đầu tư FDI; Đánh giá thực trạng đầu tư FDI ở Việt Nam trong thời gian qua; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào<br /> <br /> Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Báo; Báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê; Các nghiên cứu khoa học đã có, internet… 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả<br /> <br /> thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối,… nhằm mô tả thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua.<br /> <br /> 2<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử<br /> <br /> dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu về kinh tế của Việt Nam qua các năm; so sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành;….<br /> <br /> 3<br /> <br /> PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 2.1.1.1. Khái niệm FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau:  Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.  Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.  Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có liên quan. =>Tóm lại: Đầu tư nước ngoài (FDI) có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình. Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. 2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI  Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.<br /> <br /> 4<br /> <br /> -<br /> <br /> Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong<br /> <br /> vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn<br /> <br /> pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Về quyền kiểm soát: Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh<br /> <br /> và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình. Vì thế hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh ngiệm quản lý.  Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI  Với các nước đi đầu tư: Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí<br /> <br /> sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra. Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật<br /> <br /> liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ. Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới  Với các nước nhận đầu tư ( Các nước sở tại):<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2