ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN"
lượt xem 26
download
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN"
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN" -1-
- MỤ C LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 3 1. Tình hình chung của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhậ t Bản trong giai đoạn từ 1992 đến nay. ................................................................ 4 2. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – N hật Bản giai đoạn từ năm 1992 đến nay.......................................................................... 6 3. Hoạt độ ng xuấ t khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. ............................. 7 4. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Nhậ t Bản ........................... 11 -2-
- LỜI NÓI ĐẦU Từ những năm đầu của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đ ang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗ i thành viên tham gia những lợi ích kinh tế mà không mộ t quố c gia nào có thể p hủ nhận. Việt Nam cũng vậy, đ ể đẩy mạnh quá trình công nghiệp ho á-hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đ ối ngo ại rộng mở, đa phương hóa, đa d ạng hoá các quan hệ kinh tế quố c tế, lấy m ục tiêu vì ho à bình và p hát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế q uốc tế… đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quố c gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình. Không nằm ngo ài xu thế trên, cả V iệt Nam và N hật Bản đều đ ã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của b ản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản cò n có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa để tương xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN Sau hơn 30 năm (1973 – 2006) thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở lợi ích riêng của hai nước, mặc dù có sự khác biệt về chính trị, nhưng hai nước đã có nhiều cố gắng duy trì và -3-
- phát triển mối quan hệ này. Đặc biệt từ năm 1992 đến nay, do đã có các bước tiến triển khả q uan với nhiều sự kiện lớn trong quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai nước, khiến cho các hoạt động xuất nhập khẩu đã d iễn ra với tố c độ và quy mô ngày càng m ạnh mẽ, sôi độ ng hơn hẳn so với giai đoạn từ năm 1986 đến 1991. 1. Tình hình chung của quan hệ thương m ại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 đến nay. Trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1996, là thời k ỳ khó khăn nhất của Việt Nam, do khối thị trường mà V iệt Nam có quan hệ chính trong hơn 40 năm qua là Liên Xô và các nước Đông  u cũ đã bị sụp đổ vaò năm 1991. Trước năm 1991, khối thị trường Liên X ô và các nước Đông Âu cũ, chiếm tới hơn 50% thị phần xuất khẩu và gần 60% thị phần nhập khẩu của Việt Nam. Sự sụp đổ của khố i thị trường này, làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 13% và kim ngạch nhập khẩu giảm 15% vào năm 1991. Nhưng nhờ có chính sách đổ i mới của Chính phủ, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới. K ết quả cho thấy thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộ ng, từ quan hệ ngoại thương với 40 nước năm 1990 đã tăng lên 174 quốc gia và vù ng lãnh thổ năm 2003, trong đó hai châu lục có nhiều bạn hàng nhất là Châu Á (27,9%) và Châu Phi (25,6%). Trong các ho ạt động kinh tế đố i ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng, nhờ có nỗ lực thực thi chiến lược phát triển kinh tế m ở với nhiều giải pháp chính sách, cơ chế quản lý ngày càng thông thoáng hơn trước, nên chú ng ta đ ã được sự quan tâm ủng hộ hợp tác phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, khô ng phân biệt chế độ chính trị khác nhau trên thế giới, do đó đã gặt hái được nhiều thành công trong mọi hoạt động kinh tế đối ngo ại. Đ iều khá nổi bật, đang được nhiều nhà ngoại giao, nhà kinh doanh quan tâm. V à cũng chính ở thời kỳ này, quan hệ Việt - N hật được phát triển mạnh mẽ và toàn diện, mang trong nó nhiều đặc trưng mới, điều mà không phải thời kỳ -4-
- nào cũng có được nếu không muố n nói là chưa bao giờ có. V ì vậy, người ta đã nói đến một thời kỳ mới trong quan hệ Việt – Nhật. Chính sự phát triển này, đã tạo lập những tiền đề vững chắc trong quan hệ hai nước hướng tới thế kỷ 21. Đ ặc biệt từ năm 1992 đến nay, đ ã có sự tiến triển khả quan với nhiều sự kiện đáng ghi nhớ trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư trực tiếp FDI và viện trợ p hát triển chính thức ODA. Sự kiện đầu tiên diễn ra trong tháng11/1992 đó là: khi chính phủ N hật Bản tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam thì mọi rào chắn đã được tháo gỡ, quan hệ hữu nghị Việt – Nhật ngày càng trở nên thân thiện. Cũng ngay sau đó, vào tháng 12/1992, chính phủ Nhật Bản tiếp tục tuyên bố huỷ bỏ chế độ quy chế “hạn chế xuất khẩu một số hàng ho á kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước XHCN trong đó có Việt Nam đã được áp d ụng từ năm 1977”. Nhờ đó, Việt Nam đã có thể nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản để p hục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, đ iều mà nhiều năm trước đó không thể làm đ ược. Chính vì thế năm 1992, đã được ghi nhận là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, vì đó chính là một bước ngoặt trong sự tiến triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Việc Nhật Bản cung cấp trở lại ODA cho Việt Nam, không chỉ đơn thuần có ý nghĩa khai thông quan hệ cung cấp viện trợ của họ cho ta, mà cò n là tín hiện bật đ èn xanh khai thô ng cho cả quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư phát triển. Từ đó trở đi, sẽ có thêm nhiều thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Thực tiễn phát triển những năm qua kể từ năm 1992 trở đi, đ ã cho thấy rõ tình hình khả quan này. Các quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp FDI và viện trợ phát triển chính thức ODA đều gia tăng liên -5-
- tục và có điểm mới nhất là tất cả các quan hệ đó đều đã tạo động lực hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nói tóm lại, hoàn cảnh môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi; công cuộ c đổi m ới của Việt Nam với các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại năng động, phù hợp với xu thế p hát triển thời đại, lợi ích của hai b ên Nhật Bản - V iệt Nam đã là những nguyên nhân cơ b ản nhất, quan trọng nhất thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, sôi động hơn và cũng ngày càng đi vào thế ổn định hơn, vững chắc hơn. Đương nhiên, đó m ới chỉ là những nguyên nhân có tính khách quan bên ngo ài đối với Nhật Bản. Điều cần lưu ý là về phía những nhân tố chủ quan Nhật Bản đã tạo ra. Như đã p hân tích ở chương 1, sở dĩ trong suốt thập niên 90 vừa qua, đã có nhiều nỗ lực trong các quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam còn là do sự chuyển hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước ASEAN nói chung và V iệt Nam nói riêng. 2. Thực trạng phát triển quan hệ thương m ại Việt Nam – Nhật Bản giai đ oạn từ nă m 1992 đến nay. Như đã phân tích ở trên, quan hệ thương m ại Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển, nhất là từ năm 1992 trở lại đây, do chính sách hợp tác hữu nghị, đã làm cải thiện thông thoáng hơn, sau khi có sự kiện phía Nhật Bản đã chính thức nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam vào tháng 11/1992. Đặc biệt là sau mộ t lo ạt các sự kiện quan trọng trong hai năm 1994 và 1995: Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận thương mại chố ng Việt Nam vàn tháng 7/1995; Việt Nam gia nhập ASEAN cũng vào tháng 7/1995 thì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là q uan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản càng đ ược phát triển mạnh mẽ và sôi động hơn. Nếu tính từ năm 1986, là năm khởi đầu công cuộc đổi mới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới ở mức rất khiêm tốn chỉ có -6-
- 272 triệu USD, thì sau 5 năm đổi m ới, năm 1991 con số đó đ ã lên tới 879 triệu USD tăng gần gấp 3,2 lần đến năm 2001 đ ã là 4.690 triệu USD tăng gấp 5,3 lần so với năm 1991. Năm 2003 trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Nhật đạt 1.370 triệu USD (tăng 32,9 % so với cùng kỳ năm 2002) với các mặt hàng xuất khẩu chính là đồ thủy sản, d ầu thô và các sản phẩm dệt may. Đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nhập khẩu 6 tháng đ ầu năm từ N hật đạt 1.470 triệu USD (tăng 2,98 % so với cùng kỳ năm 2002) các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị và phụ tùng máy móc thiết bị, sắt/thép, máy tính và các linh kiện máy tính. 3. Hoạt độ ng xuấ t khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu từ V iệt Nam sang Nhật Bản từ đ ầu những năm 1990 đ ến nay, đã tăng nhanh và tương đối ổn đ ịnh. Thực tế cho thấy, thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính. N hưng bước đầu đã có d ấu hiệu cho thấy sự chấp nhận hàng hoá Việt Nam của thị trường này. Tuy số lượng giá trị tuyệt đ ối của (kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản) tăng lên liên tục năm 1992: 870 triệu USD, năm 1997 là 2198 triệu USD tăng gấp 2,5 lần. Tuy nhiên, tỷ trọng của xuất khẩu Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại tăng giảm thất thường. Kim ngạch có xu hưởng giảm mạnh nhất là sau khi khủ ng ho ảng tài chính tiền tệ khu vực x ảy ra. Từ chỗ chiếm 33.71 % năm 1992 đã tăng lên 35,81 % năm 1993, sau đó lại xuống còn 23,93 % năm 1997, đến năm 2000, còn 17,7% năm 2001 tăng lên 23,25 %, nhưng năm 2002 và năm 2003 lại tiếp tục giảm xuống theo tỷ lệ tương ứng là: 15,03 % và 13,97 %. Hiện tượng này, được lý giải mộ t phần bởi chất lượng hàng tiêu d ùng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đ ủ đ ảm bảo đú ng tiêu chuẩn về chất lượng cũng như mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam, đôi khi còn thiếu trung thực trong kinh doanh. Ví d ụ như: đ ã ký hợp đồng một số mặt hàng sang Nhật Bản rồi nhưng lại đòi tăng giá m ới chịu xuất hoặc tự -7-
- ý huỷ bỏ hợp đồng hoặc lại xuất sang các nước khác để thu được nhiều lợi hơn. Có thể nói rằng, không ít doanh nghiệp Việt Nam ta khô ng biết giữ chữ tín trong kinh doanh, không biết giữ bạn hàng. Do vậy, số lượng hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng bị giảm sút đáng kể. Phần nữa, do áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản từ đ ầu những năm 1990, việc mất giá của đồng tiền Y en và các đồng tiền khác, đã khiến cho hàng hoá của Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh, mất đi một phần thị phần trê n thị trường Nhật Bản. Giá trị x uất khẩu này, bị giảm sút đã làm thiệt hại đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. X ét về cơ cấu xuất khẩu, những sản phẩm chế tác b ị ảnh hưởng mạnh nhất trong đó có hàng dệt may, tôm đông lạnh… mặt hàng dầu thô và các mặt hàng nguyên liệu khác hầu như không b ị ảnh hưởng lắm về số lượng nhưng do giá giảm nên tổng giá trị cũng bị giảm. Thêm vào đó, sự thay đổi chính sách thuế tiêu dùng, thuế xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản trong năm 1997, đã tác động đến chi tiêu của người dân Nhật Bản làm giảm đi sức mua của người d ân cũng như, làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, do đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 đ ến nay cho thấy: mộ t mặt, quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu khô ng ngừng được mở rộng; đồng thời Việt Nam khô ng chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa như (Tây Bắc, Bắc Mỹ, Châu Đ ại Dương…). Việt Nam đã chuyển dần cơ cấu thị trường, từ việc chỉ xuất khẩu sang các nước Châu Á - Thái Bình D ương là chủ yếu, đ ến xuất khẩu sang cả các khu vực thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương ho á, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại của Đ ảng và Nhà nước ta. Nếu năm 1991, thị trường Châu Á chiếm tới 80 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994, giảm xuống còn 75,8% và năm 1997, chỉ còn chiếm 67,7 %. -8-
- Riêng thị trường Đông Bắc Á năm 1995, chiếm tới 50 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 1997, chỉ còn chiếm 44,0 %. Thị trường xuất khẩu của Việt N am, phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt Tây Bắc Âu. Ngo ài ra, các thị trường Liên Bang Nga và thị trường các nước Châu Âu có dấu hiệu phục hồi. N ăm 1995, thị trường các nước G7 (7 nước công nghiệp phát triển) chiếm tỷ trọng 39,7 % kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng Nhật Bản chiếm tỷ trọng 31,49 % các nước còn lại chiếm 18,81 %. N ăm 2003, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 13,97 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy tất cả những nhân trên đã khiến cho tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giảm xuố ng. 4. Hoạt độ ng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhậ t Bản. Nếu như tỷ trọ ng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là khá cao (so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) thì ho ạt động nhập khẩu từ N hật Bản lại diễn ra với nhịp độ khác. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản còn khá nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, cho đến cuối năm 2003. mới ở mức tương đương (kim ngạch xuất đạt 2.901.51 nghìn USD; kim ngạch nhập khẩu là 2.993.959 nghìn USD – nguồ n: tổng cục H ải Quan) Trong số những thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, Nhật Bản đã và đang là thị trường tiêu thụ lớn nhất mà Việt Nam có được. (mười bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2003 vẫn là N hật Bản; Trung Quốc; Australia; Singapore; Hoa K ỳ; Đ ài Loan; Đức; Anh; Pháp; Hàn Quốc.) Mặc dù N hật Bản luô n chiếm vị trí dẫn đầu trong số những nước nhập khẩu hàng Việt Nam, nhưng nhìn chung tỷ trọ ng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của V iệt Nam lại cũng tăng giảm thất thường. -9-
- Thực tế cho thấy, chỉ có thời kỳ trước năm 1989, Việt Nam mới nhập siêu từ N hật Bản. Cụ thể năm 1986 số lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu là 109 triệu USD, còn các năm sau kể từ năm 1989 đ ến nay, Việt Nam đ ều suất siêu sang N hật và m ức xuất siêu này ngày càng tăng. Tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật trong những năm 1997 – 2000 có sự giảm sú t. Nhật Bản đứng đ ầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới, thăng dư thương mại của Nhật với Châu Á lên tới 70.7 tỷ USD. N ăm 1993, thặng d ư thương m ại của Nhật với Thái Lan lên tới 7.66 tỷ USD, với Singapore 13.2 tỷ U SD. Các nước Châu Á khác gồm H àn Quốc; Indonesia… đ ều nhập siêu từ N hật Bản. Tuy nhiên năm 2002 lần đầu tiên cán cân thương mại bị thâm hụt kể từ nă m 1999. Đối với nền kinh tế V iệt Nam, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là hiện tượng lành mạnh, vì nó tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể có thể chuyển thành vốn giúp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, nó là cơ sở cho sự thay đổ i cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Tóm lại, trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản, sự hỗ trợ và quan tâm tích cực của Chính phủ, các công ty thương mại, các ngân hàng và q ũy phát triển của Nhật Bản đã đẩy hiệu quả buôn bán kinh doanh với Việt Nam, khiến mối quan hệ này mở ra những triển vọng lớn trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn một số khúc mắc và hạn chế sau: Trước hết, về kim ngạch buôn bán giữa hai nước mặc dù đã tăng lên một cách ổ n định và tích cực nhưng quy mô buôn bán còn nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của hai nước. Tỷ trọng th ương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là khô ng đáng kể, khoảng gần 1% và chiếm trung bình các năm khoảng sấp xỉ 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. V ới tình hình này, nếu không có thiện chí hợp tác, tương trợ lẫn nhau thì bất cứ một sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thương của -10-
- Nhật Bản cũng như sự trừng phạt buôn b án, sự tăng giảm giá của đồ ng Yen đều gây tác hại đ ối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn những gì V iệt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản. Việt Nam thường xuất sang thị trường Nhật Bản những hàng hoá sử dụng nhiều lao độ ng và tài nguyên thiên nhiên như giầy dép; hàng may mặc; dầu thô; than đá; hàng thủ công và các loại nông sản khác… hàng thủ công cũng là một thế mạnh độc quyền của ta m à không phải lo sợ cạnh tranh trực tiếp. Hàng thủ công nhập khẩu vào Nhật được gia tăng. N ăm 2003, tổng giá trị được xuất là 43.671.000 USD tăng 1,1 lần so với năm 2002 là 39.460.000 USD. Cơ cấu mặt hàng xuất còn tương đố i đơn giản, chủng loại ít, chủ yếu là mặt hàng thô, chưa qua chế b iến. Trong khi đó , Việt Nam lại nhập khẩu vào chủ yếu là máy móc, thiết bị, công nghệ kỹ thuật của ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo những mặt hàng sử dụng ít nguyên liệu, chứa hàm lượng chất x ám cao. Cơ cấu buôn bán giữa hai nước cũng có sự biến động nhưng rất chậm chạp… 5. Đ ánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Nhậ t Bản Có thể nói, buô n bán song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển và không ngừng tăng lên cả vể khối lượng và qui mô. Sự gia tăng này đ ã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của cả hai phía. Tuy nhiên, trao đ ổi thương mại giữa hai nước vẫn còn mộ t số hạn chế sau đây: Quy mô b uôn bán còn quá nhỏ so với tiềm năng kinh tế của hai nước; kim ngạch buô n bán giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tổ ng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, kho ảng chừng 0,7 – 0,9 % và chiếm khoảng trung bình 15 % tổng kim ngạch ngo ại thương của Việt Nam trong các năm như đã nói ở trên. Đ iều này cho thấy, trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam. Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác ở Châu Á như -11-
- Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia… Vì vậy, nếu như có bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản hoặc thị trường Nhật Bản thì sẽ gâ y cho nền kinh tế của Việt Nam một cú xốc tương ứng; Ví dụ như: sự trừng phạt buôn bán, sự tăng giảm giá của đồng Yên hoặc sự thay đổi chính sách… đ ều gây tác hại đ ối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn những gì mà thị trường Việt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản. Cơ cấu hàng ho á trao đổi còn nhiều bất cập: Việt Nam xuất sang Nhật Bản nguyên liệu khoáng sản, thủy hải sản chủ yếu dưới dạng thô hoặc mới qua sơ chế và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công, nhưng lại nhập từ N hật những hàng công nghiệp nặng. Như vậy, Việt Nam đã x uất sang thị trường này những hàng ho á sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nhập từ đó những loại hàng hoá sử dụng ít nguyên liệu nhưng chứa đựng một hàm lượng chất xám cao. Cơ cấu buôn bán giữa hai nước phản ánh giai đo ạn phát triển hiện tại của nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao động. Về m ặt thực tiễn, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một hiện tượng lành mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam vì doanh thu ngoại tệ. Khả dĩ có thể chuyển thành hàng hoá giú p cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo – cơ sở cho sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, cơ cấu này chỉ có ưu đ iểm trong thời gian ngắn từ 3 – 5 năm hoặc tối đa là 7 năm, nếu kéo dài sẽ hoàn toàn bất lợi đối với Việt Nam trong trao đổi mậu d ịch. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong thời gian qua chủ yếu là do dầu thô mang lại. Mức thặng dư của Việt Nam trong buô n bán vớ Nhật Bản là khá lớn nhưng những thiệt hại khác thì chưa ai tính đ ược. Rất có thể, trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự thâm hụt trở lại trong cán cân thương mại với Nhật Bản vì với yêu cầu của Cô ng nghiệp hoá, đòi hỏi Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn máy -12-
- móc; thiết bị, d ây chuyền cô ng nghệ hiện đại… Người ta dự b áo rằng, với tiến trình Công nghiệp hoá đang diễn ra ở V iệt Nam thì trong thời gian một vài năm tới (từ năm 2006 – 2010) Việt Nam sẽ nhập siêu từ N hật. Mức nhập siêu sẽ không phải là nhỏ nếu; Việt Nam không nhanh chó ng thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của mình sang thị trường này. Quan hệ buô n bán giản đơn chưa gắn liền với hình thức hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là với hình thức đầu tư (liên doanh, liên kết) và tài trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, quan hệ b uôn b án của phía Nhật Bản đ ã bước đ ầu được đặt trong mối quan hệ với ODA và hình thức đầu tư trực tiếp FDI cũng như phân bố m ạng lưới sản xuất trong khu vực, do đó các doanh nghiệp Nhật Bản tạo được chỗ đ ứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. Với thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản như hiện nay, vấn đề đặt ra là V iệt Nam phải giải quyết những tồ n tại, và khắc phục các mặt hạn chế để thú c đẩy quan hệ thương mại song phương phát triển tương x ứng vơí tiềm năng của hai nước. Nói cách khác, Việt nam cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt độ ng thương mại song phương với Nhật Bản. TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI V IỆT NAM – NHẬT BẢN. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ tháng 9/1973, nhưng quan hệ V iệt - N hật thực sự phát triển vững chắc kể từ sau năm 1991, bắt đầu bằng việc nố i lại viện trợ p hát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. K ết quả sau nhiều vò ng đàm phán là vào tháng 11/1992, hai bên đã ký kết hiệp định về việc Nhật Bản viện trợ có hạn đ ịnh cho Việt Nam 45 tỷ 500 triệu Y ên – mở ra mộ t trang sử mới trong quan hệ V iệt Nam – Nhật Bản tháng 3/1993. Tháng 11/1993, tại hội nghị các nước viện trợ cho Việt Nam, Nhật Bản đã quyết định viện trợ 60 tỷ Yên (khoảng 560 triệu USD) và trở thành nước viện trợ trực tiếp cao nhất cho Việt Nam. Tháng 8/1994, thủ tướng Murayama là vị Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sang thăm Việt -13-
- Nam, trong cuộc hộ đàm với Thủ tướng Võ V ăn Kiệt, hai bên đã nhất trí thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai nước, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giao lưu con người, hướng tới thời kỷ mới trong quan hệ V iệt – Nhật. Tháng 4/1995, nhận lời mời của thủ tướng Murayama, Tổng bí thư Đỗ Mười đã sang thăm chính thức Nhật Bản. Đ ây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư Đ ảng Cộng sản Việt Nam đến Nhật Bản, đ ánh d ấu mộ t b ước phát triển quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Năm 1999 là năm kỷ niệm lần thứ 26 quan hệ ngoại giao Việt – Nhật, để khẳng định sự gắn bó đoàn kết giữa hai nước, các nhà lãnh đ ạo cấp cao của hai nước đã liên tục có những chuyến viếng thăm và làm việc với nhau. Tiếp theo là chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi nhân dịp dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 12/1998 tại Việt Nam. Chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 3/1999, chuyến thăm của phó thủ tướng Nguyễn Tấn D ũng sang Nhật Bản vào tháng 6/1999, chuyến thăm của Bộ trưởng tài chính Miyazawa vào tháng 5/1999; chuyến thăm của Hoàng tử và Công chúa Nhật Bản Akishino tới Việt Nam vào tháng 6/1999. Từ ngày mùng 4 đến mùng 6/6/2001 Thủ tướng PhanV ăn Khải đã tham dự hội thảo “Tương lai Châu á” và đã thăm Nhật Bản. ngày 27/03/2002, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi cùng các thành viên trong đo àn đại biểu Chính phủ N hật Bản đã đến Hà Nội, tại cuộc hộ đàm, Thủ tướng Phan V ăn Khải và thủ tướng Koizumi đã dành nhiều thời gian trao đổ i ý kiến về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – N hật Bản trên nhiều lĩnh vực để hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản vào năm 2003. Qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết với nhau nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, giải quyết những vấn đề tồn đọng và xục tiến quan hệ mậu dịch, đ ầu tư giữa hai nước. Tính đến ngày 29/2/2004, tổng vố n đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản lên tới 4,585 triệu -14-
- USD và tổng vốn thực hiện là 3,947 triệu USD chiếm 86 %. Có thể nói Chính phủ ta đã có cố gắng nỗ lực trong việc tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, liên doanh liên kết vào thị trường Việt Nam. Mấy năm gần đây Việt Nam dần dần hiểu rõ hơn thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp thành thạo hơn trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và đã có sự chủ độ ng hợp tác với nước bạn. Bên cạnh đó N hật Bản cũng hiểu rõ khả năng hợp tác vớc các d oanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở đôi b ên cùng có lợi. Cho đến nay, rất nhiều sản phẩm của các hãng nổi tiếng ở N hật Bản như Toshiba, Mitshubisi, Toyota, HonDa, SamSung… đ ã trở nên khá quen thuộ c và đã đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà các sản phẩm trên đ ạt được điều này. Đ ể có được điều đó, các cô ng ty của Nhật đã phải nỗ lực trong việc tiếp thị, quảng cáo và hoạt động quan trọ ng hơn cả là tìm hiểu được thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Phần nữa là nhờ vào những thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại của mình mà N hật Bản có thể sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mẫu m ã đẹp được người tiêu dù ng tin tưởng. Như vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đ ã dựa vào thế mạnh, uy tín của mình để phát huy. Còn Việt Nam thì sao? Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nỗ lực phát huy những lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực hàng nông sản, dầu thô , dệt may… như lao động rẻ, nguyên liệu đ ầu vào rẻ… vì vậy, các doanh nghiệp của ta cũng đã từng bước thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AESAN), Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương ( APEC) sẽ tạo ra những cơ hội mới cho hoạt độ ng thương mại. Khi chưa tham gia vào WTO (tổ chức thương mại thế giới) thì việc gia nhập vào (APEC) sẽ giúp Việt Nam m ở rộng thị trường với nhiều ưu đãi giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đ ẩy mạnh. Nếu muốn tham gia vào WTO, Việt Nam buộ c phải mở rộng thị -15-
- trường của mình và phải chấp nhận một môi trường cạnh tranh ác liệt và hoàn toàn bình đẳng với các nước trong khu vực và thậm chí là với các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Đây vừa là thách đố vừa là đ ộng lực kích thích các doanh nghiệp Việt Nam phải khẩn trương nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của m ình cả trên thị trường trong nước cũng như thì trường ở nước ngoài. Để làm được điều này, Việt Nam phải thực hiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lí, tiếp thị, cải tiến mẫu mã, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Việc Việt Nam tham gia các tổ chức q uốc tế và khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một khu vực vẫn còn chứa nhiều yếu tố của sự p hát triển năng động và đầy hứa hẹn trong thập kỷ tới. Với tư cách là một thành viên lâu đời của APEC và WTO, là bên đối tho ại tích cực của ASEAN, Nhật Bản sẽ cho Việt Nam được hưởng các ưu đãi theo qui đ ịnh của các tổ chức này trên các lĩnh vực khác nhau và cũng có điều kiện hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ V iệt Nam học hỏi những kinh nghiệm xúc tiến nhanh hơn quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tóm lại, triển vọng hợp tác kinh tế V iệt Nam – N hật Bản trong thời gian tới rất khả quan, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức Thương m ại thế giới WTO. Nó p hù hợp với chiến lược m ở của thị trường tăng cường quan hệ kinh tế đố i ngoại trên nguyên tắc đ ôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên đ ể triển vọng hợp tác đó trở thành hiện thực, chính phủ hai nước cần có những nỗ lực, cố gắn hơn nữa trong việc tạo d ựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi, cùng phát triển. Chúng ta cũng hy vọng rằng, với dấu hiệ u tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế N hật Bản và khu vực, cùng với quá trình đổi mới của Việt Nam, những kết quả trên sẽ là b ước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thiên niên kỷ mới này, góp phần vào sự -16-
- phát triển kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo ra bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực. -17-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam và một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
14 p | 1392 | 406
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Sài Gòn Morin–Huế
102 p | 1705 | 323
-
Đề tài: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần Xích líp Đông Anh
44 p | 1024 | 240
-
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Unigen Việt Nam
71 p | 633 | 229
-
Đề tài: Hoạt động quan hệ công chúng – PR (Public relation) của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) – Thực trạng và giải pháp
91 p | 769 | 162
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rác thải và quản lý rác thải tại địa bàn xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
108 p | 357 | 109
-
Đề án tốt nghiệp: Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối trong thời gian tới ở nước ta
31 p | 238 | 81
-
Đề tài: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
16 p | 269 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
130 p | 361 | 65
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay
36 p | 667 | 64
-
Đề án: Thực trạng quản lý quan hệ khách hàng tại Việt Nam
28 p | 180 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học An ninh Nhân dân
117 p | 128 | 29
-
Đề tài " Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi thời kỳ 1991-2004 "
0 p | 201 | 27
-
Đề tài: THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TA HIỆN NAY
22 p | 130 | 17
-
Đề tài: Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối trong thời gian tới ở nước ta.
30 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II
90 p | 78 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
26 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn