intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng sử vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Chia sẻ: Nguyễn Khắc Hùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:52

232
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đaṭ đươc̣ muc̣ tiêu đêń năm 2020, nươć ta cơ ban̉ trở thaǹ h môṭ nươć công nghiêp̣ theo hươń g hiêṇ đaị việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như vuǹ g kinh tế troṇ g điêm̉ phía Bắc nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển này không những nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mà còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng sử vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

  1. Đề án môn học Kinh tế đầu tư ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI : Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :  Nguyễn Ngọc Hòa ( NT )  Trần Trung Hiếu  Nguyễn Khắc Hùng Page 1 KTĐT51A - NEU
  2. Đề án môn học Kinh tế đầu tư MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ ................................ .................. 8 1. Lý thuyết về khu công nghiệp ................................ ................................ ................... 8 1.1. Khái niệm khu công nghiệp ................................................................................... 8 1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp .............................................................................. 8 1.1.2. Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo luật ở Việt Nam ............................. 8 1.2. Đặc điểm khu công nghiệp .................................................................................... 9 1.3. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ............................................................ 10 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp ................................................................................ 10 2. Lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm ................................ ................................ ..... 11 2.1. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm ...................................................... 11 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế ................................................................. 11 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm................................................ 13 2.2. Vai trò, ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm ....................................................... 13 2.3. Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ................................................................ 14 2.3.1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc .................................................................. 14 2.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................................. 17 2.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................................................ 18 3. Lý thuyết về sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp ............... 18 3.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong các KCN ........................................................ 18 3.2. Nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN ...................................................... 19 Page 2 KTĐT51A - NEU
  3. Đề án môn học Kinh tế đầu tư 3.2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................... 19 3.2.2 Đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp .................. 20 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN ............ 21 3.3.1 Công tác quy hoạch, và kế hoạch phát triển. ................................................... 21 3.3.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự liên kết với vùng và với KCN lân cận. ....................................................................................... 22 3.3.3. Năng lực quản lý của các cơ quan lãnh đạo ................................................... 22 3.3.4 Môi trường chính trị, pháp lý.......................................................................... 23 3.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN .... 23 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC .......................... 26 1. Tổng quan về tình hình phát triển các KCN vùng trọng điểm phía Bắc............... 26 1.1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam ........................................................... 26 1.2. Tình hình phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ...................... 27 2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. ................................ ................................ ................................ ............. 34 2.1. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN theo lĩnh vực đầu tư .... 34 2.1.1. Lĩnh vực hóa chất, cơ khí, lắp ráp .................................................................. 34 2.1.2. Lĩnh vực công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng ................................... 35 2.1.3. Lĩnh vực công nghệ cao................................................................................. 35 2.1.4. Lĩnh vực khác................................................................................................ 36 Page 3 KTĐT51A - NEU
  4. Đề án môn học Kinh tế đầu tư 2.2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc theo hình thức đầu tư (đầu tư “cứng” – “mềm” trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp)............................................................................................................... 36 2.2.1. Đầu tư cứng................................................................................................... 36 2.2.2. Đầu tư mềm................................................................................................... 37 2.3. Đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp ............................................................... 37 2.3.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu công nghiệp .................................................... 37 2.3.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh trong KCN ................ 38 2.3.3. Đầu tư tạo ra sự liên kết giữa các khu công nghiệp với nhau ......................... 41 3. Đánh giá hoạt động sử dụng vốn đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ................................ ................................ ................................ .............. 41 3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 41 3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn tồn tại và nguyên nhân. .................................................... 45 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC ................................ ................................ ....... 47 1. Phương hướng phát triển và đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc................................ ................................ ................................ ........................ 47 2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong việc tạo dựng các khu công nghiệp ................................ ................................ ............. 48 2.1. Quy hoạch ........................................................................................................... 48 2.2. Lựa chọn loại hình công nghiệp phù hợp với ưu thế của địa phương.................... 48 2.3. Tạo ra sự liên kết, kết nối tốt cho khu công nghiệp với khu vực ngoài khu công nghiệp và giữa các khu công nghiệp với nhau............................................................. 49 Page 4 KTĐT51A - NEU
  5. Đề án môn học Kinh tế đầu tư 3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. ................................ ........................ 49 3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 49 3.2. Nâng cao trình độ công nghệ ............................................................................... 49 3.3. Lựa chọn loại hình, hình thức doanh nghiệp phù hợp........................................... 50 Page 5 KTĐT51A - NEU
  6. Đề án môn học Kinh tế đầu tư LỜI MỞ ĐẦU Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển này không những nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mà còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn để nảy sinh trong quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp phía Bắc. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính thực tế cao về những thành công và hạn chế còn tồ n tại trong suốt thời gian qua để từ đó tìm ra giải pháp tăng cường đầu tư phát triể n khu công nghiệp. Với tầm quan trọng của những vấn đề có liên quan đến sử dụng vốn và đầu tư phát triển khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhóm em xin phép được lựa chọn đề tài: “ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu đề án. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Page 6 KTĐT51A - NEU
  7. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Trần Thị Mai Hoa đã tận tình giúp đỡ nhóm em hoàn thành đề án này. Trong khuôn khổ của đề án, với hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết thực tiễn, đề án này không tránh khỏi những thiế u sót. Bởi vậy,chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo bộ môn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Page 7 KTĐT51A - NEU
  8. Đề án môn học Kinh tế đầu tư CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý thuyết về khu công nghiệp 1.1. Khái niệm khu công nghiệp 1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp Theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008, khu công nghiệp được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định. Hay nói cách khác KCN là nơi được xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. 1.1.2. Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo luật ở Việt Nam Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008. Cụ thể : Khu công nghiệp được thành lập phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt. Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%. Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung Page 8 KTĐT51A - NEU
  9. Đề án môn học Kinh tế đầu tư khác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng dẫ n của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết. Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc có vị trí cạnh các tuyến quốc lộ, gần các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 1.2. Đặc điểm khu công nghiệp Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng các KCN vẫn có các đặc điểm chung. Các đặc điểm chủ yểu của các KCN ở Việt Nam là: - Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều 6, quy chế KCN, KCX ban hành kèm Nghị định 36/NĐ-CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực: + Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; phát triền và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. Page 9 KTĐT51A - NEU
  10. Đề án môn học Kinh tế đầu tư + Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạo sản phẩm mới. + Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. + Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. - Về tổ chức quản lí: mỗi KCN đều thành lập hệ thống ban quản lí KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lí nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp KCN. Ở tầm vĩ mô, quản lí các KCN còn gồm có nhiều Bộ như Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng. - Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật: các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường, hệ thống điện nước, điện thoại…Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt Nam, những công ty này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó cho phép cho các doanh nghiệp thuê lại. 1.3. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp Theo luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Page 10 KTĐT51A - NEU
  11. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Doanh nghiệp trong các KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp tác kinh doanh. Trong đó: Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực: + Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dung trong nước; phát triền và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. + Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạo sản phẩm mới. + Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. + Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. 2. Lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm 2.1. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế 2.1.1.1. Khái niệm vùng kinh tế Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân có chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp. 2.1.1.2. Đặc điểm vùng kinh tế  Quy mô, năng lực của các vùng kinh tế là rất khác nhau. Sự tồn tại của vùng kinh tế là khách quan và có tính lịch sử, do đó quy mô diện tích, dân số, năng lực kinh tế giữa các vùng luôn có sự khác biệt. Page 11 KTĐT51A - NEU
  12. Đề án môn học Kinh tế đầu tư VD: vùng kinh tế Tây Nguyên và vùng kinh tế Đông Nam Bộ liền kề với nhau nhưng có sự khác biệt rất lớn về quy mô diện tích, quy mô dân s ố, năng lực kinh tế,…  Vùng kinh tế được coi là công cụ không thiếu trong việc hoạch định phát triển nền kinh tế của mỗi quốc quốc gia. Việc phân chia các vùng kinh tế giúp các nhà hoạch định đánh giá được lợi thế và hạn chế của từng vùng, qua đó có những chính sách phát triển phù hợp với từng vùng. VD: vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp do đó cần có những chính sách trợ giúp sự phát triển sản xuất nông nghiệp cho vùng kinh tế này để có thể khai thác hiệu quả hơn.  Các vùng kinh tế trong mỗi quốc gia có sự liên kết chặt chẽ với nhau (thông qua giao lưu kinh tế – xã hội – văn hóa và những mối liên hệ tự nhiên như sông , biển, các tuyến giao thông…) 2.1.1.3. Phân loại vùng kinh tế Phân chia theo trình độ phát triển của vùng kinh tế. - Vùng phát triển: Thường là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, đã trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển, đã tập trung dân cư và các năng lực sản xuất, chúng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước. - Vùng chậm phát triển: Thường là những lãnh thổ xa các đô thị, thiếu nhiều điều kiện phát triển (nhất là về mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện); kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đối với những vùng loại này, người ta còn sử dụng khái niệm vùng cần hỗ trợ. Page 12 KTĐT51A - NEU
  13. Đề án môn học Kinh tế đầu tư - Vùng trì trệ, suy thoái: Ở các nước công nghiệp phát triển, thường gặp vùng loại này. Đây là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài mà không có biện pháp bảo vệ môi trường khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, những ngành kinh tế và vùng lãnh thổ gắn với tài nguyên đó lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm 2.1.2.1. Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm là một vùng kinh tế đặc biệt - đối tượng trọng điểm về đầu tư nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của cả nước. 2.1.2.2. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế – xã hội, tập trung tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư. Vùng kinh tế trọng điểm ó đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của cả nước, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác phát triển. Vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung thu hút các ngành nghề công nghiệp dịch vụ để nhân rộng ra cả nước. 2.2. Vai trò, ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm là những mũi nhọn giúp nền kinh tế dễ hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa của thế giới, tránh tình trạng tụt hậu. Vùng kinh tế trọng điểm giúp nền kinh tế tận dụng triệt để nguồn nhân lực hiện có và sử dụng hợp lý nguồn vốn trong nước. Page 13 KTĐT51A - NEU
  14. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Vùng kinh tế trọng điểm tạo ra sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực không chỉ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của đất nước mà còn tạo cơ hội đi lên cho các vùng khác trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. 2.3. Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta 2.3.1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 2.3.1.1. Phạm vi lãnh thổ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố : Hà Nội, Hả i Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên. Phạm vi lãnh thổ : phía Bắc giáp và phía Tây giáp với vùng trung du miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông. Hạt nhân của vùng : Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hà Nội : 3344,7 km2 dân số 6.561.900 người (năm 2010) là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả vùng và cả nước. Một trong hai đô thị đặc biệt của cả nước. Hải Phòng : 1507,57 km2 dân số 1.907.705 người là thành phố đông dân thứ 3 của cả nước, là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc. Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 8239,243 km2, dân số năm 2010 là 1.159.453 người, là tỉnh có mức độ đô thị hóa cao thứ 3 của cả nước, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của đất nước. Diện tích : 15.227 km2 chiếm 4,64% diện tích cả nước Page 14 KTĐT51A - NEU
  15. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Dân số hơn 13,7 triệu người ( năm 2006), chiếm 16,3% dân số cả nước * Lịch sử hình thành : Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX được hình thành trên phạm vi : Hà Nội, Hả i Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau năm 2000 thêm các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Sau năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố như hiện nay. * Thực trạng phát triển : Là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2001-2005) : 11,2%/năm. Tỷ lệ GDP so với cả nước: 18,9% Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế: Nông – lâm – ngư nghiệp : 12,6% - Công nghiệp – xây dựng : 42,2% - Dịch vụ - : 45,2% Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước: 27,0% 2.3.1.2. Đặc điểm, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng kinh tế trọng điểm có diện tích nhỏ nhất trong ba vùng nhưng lại là vùng có dân số đông nhất. Do đó mức độ đô thị hóa ngày càng cao. Page 15 KTĐT51A - NEU
  16. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Đất đai trong vùng chủ yếu là đồng bằng, giao thông thuận tiện, ít thiên tai. Không có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên nhưng vùng lại có ưu thế về chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin… Lực lượng lao động có số lượng lớn đồng thời có chất lượng cao, đây là vùng tập trung nhiều trường đại học lớn và có chất lượng đầu vào các trường đại học cao nhất cả nước. 2.3.1.3. Định hướng phát triển Phấn đấu đến năm 2020, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc phải chiếm 28-29% GDP của các nước. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 1.200 USD (năm 2010) lên 9200 USD năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra các hàng hóa mũi nhọn, các hàng hóa xuất khẩu gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ cao, các sản phẩm có sức cạnh tranh để xuất khẩu như: sản xuất phần mềm, thiết bị tin học, thép chất lượng cao, cơ khí kỹ thuật cao. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt các ngành tài chính – ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ viễn thông,… Phấn đấu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thành trung tâm khoa học công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đến năm 2020 là 65%. Đồng thời phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gắn với các khu công nghiệp từ đó hình thành các chùm đô thị có quy mô lớn. Page 16 KTĐT51A - NEU
  17. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Đẩy mạ nh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời giải quyết các vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm Tập trung nguồn lực, tài nguyên để phát triển nhanh đi đôi với việc giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 2.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồ m các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồ m có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điể m còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồ m có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam Diện tích 27.884 km2 chiếm 8,5% diện tích cả nước. Dân số (năm 2006) khoảng 6,2 triệu người. Ưu thế : có đường biển kéo dài do đó có lợi thế đặc biệt về du lịch biển đảo, đồng thời là khai thác thủy hải sản, lợi thế trong việc phát triển kinh tế biển. Page 17 KTĐT51A - NEU
  18. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Đây cũng là vùng có rất nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới… 2.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng kinh tế trọng điể m phía Nam gồ m 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Toàn vùng chiế m 9,2% diện tích và 17,7% dân số của cả nước. Đây là vùng kinh tế được xem là phát triển năng động và bền vững nhất cả nước, với kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 62% so với cả nước. Theo đánh giá, để tạo được ưu thế phát triển của vùng, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương. Diện tích vùng : 28.000 km2 chiếm 8,6% diện tích cả nước. Dân số 12,9 triệu người, chiếm 15,6% tổng dân số cả nước. Hạt nhân của vùng : Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai), Vũng Tàu. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phân phối. Thế mạnh kinh tế của vùng : là trung tâm kinh tế công nghiệp, thương mạ i, dịch vụ lớn nhất của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất của cả nước. 3. Lý thuyết về sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp 3.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong các KCN Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. - Vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệ m của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệ m của Page 18 KTĐT51A - NEU
  19. Đề án môn học Kinh tế đầu tư Chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Với vai trò là định hướng phát triển cho các nguồn vốn khác, nguồn từ ngân sách có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, khuyến khích các nguồn vốn khác trong đầu tư phát triển trong các KCN. Nguồn vốn ngân sách ngoài nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thì trong giai đoạn đầu còn có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay để nâng cao hiệu quả, nhiệm vụ tạo dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp được giao cho các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Đồng thời nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân còn tham gia và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp. Có thể thấy rằng dù vai trò của nguồn vốn ngân sách vẫn quan trọng đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầngKCN nhưng nó đang giảm dần tỷ trọng, thay vào đó là nguồn vốn từ khu vực ngoài Nhà nước. - Vốn đầu tư nước ngoài bao gồ m toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển ở nước sở tại ( mà chủ yếu là vốn FDI). Đây là nguồ n vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn FDI trong các KCN chỉ có mục đích duy nhất là đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực công nghiệp. 3.2. Nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN 3.2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lý thuận lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầ u tư có ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiến hành xây Page 19 KTĐT51A - NEU
  20. Đề án môn học Kinh tế đầu tư dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm các giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, hệ thống giao thông, liên lạc,…Thông thường thời gian dành cho đầu tư xây dựng các KCN có quy mô diện tích 50-100 ha kéo dài từ 2-3 năm, quy mô diện tích trên 100 ha kéo dài 4-5 năm. Nói chung, các dự án đầu tư xây dựng KCN đạt được tiến độ như đã được phê duyệt của Chính phủ.  Đầu tư cho việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp. Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các trạm xử lý nước thải mà còn cả về việc xử lý chất thải rắn, khí, bụi và tiếng ồn. Vấn đề bảo vệ môi trường cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của chính những người lao động làm việc trong khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan và cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của những vùng lân cận. Đầu tư cho sự kết nối với vùng kinh tế xung quanh, môi trường kinh tế ngoài KCN. 3.2.2 Đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản xuất công nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.Sau khi quá trình đầu tư và cơ sở hạ tầng của các KCN hoàn thiện, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Đôi khi hai quá trình này được thực hiện song song đối với KCN lớn. Việc xây dựng các KCN sẽ được chia là nhiều giai đoạn và đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của giai đoạn sau sẽ là hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các vùng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN. Page 20 KTĐT51A - NEU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2