intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây

Chia sẻ: Conan Edowa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

468
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tái cấp vốn ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây. Chương 3: Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây

  1. Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng  nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây Thành viên nhóm 10 1. Nguyễn Văn Trình­ NHGK11 ( Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Đức Hoàng­ NHGK11 3. Võ Hoàng Trọng Thọ­ NHGK11 4. Nguyễn Tuấn Việt­ NHGK11 5. Ngô Trà My­ NHGK11 6. Nguyễn Thị Hòa­ NHGK11 7. Nguyễn Hữu Anh­ NHGK11 8. Phạm Bảo Anh­ NHGK11 9. Phạm Văn Thuyên­ NHGK11 10. Vũ Xuân Tiệp­ NHGK11 1
  2. Mục lục Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tái cấp vốn ở  Việt Nam 1. Khái niệm 2. Hình thức tái cấp vốn 3. Vai trò của nghiệp vụ tái cấp vốn Chương 2:  Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của  NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây 1. Năm 2008 2. Năm 2009 3. Năm 2010 4. Năm 2011 Chương 3: Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện  chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt  Nam Hạn chế còn tồn tại 2
  3. Các giải pháp để hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam Tài liệu tham khảo Chương 1 : Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tái cấp vốn ở  Việt Nam 1. Khái niệm Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW nhằm cung ứng nhu  cầu vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM 2. Hình thức tái cấp vốn Theo Luật NHNN, có ba hình thức tái cấp vốn hiện nay ở Việt Nam:   2.1.   Cho vay l   ại theo hồ sơ tín dụng . Đây là hình thức tái cấp vốn của NHNN đối với các NHTM, dựa trên cơ sở các hồ  sơ tín dụng mà NHTM đã cho vay đối với khách hàng. Theo nghiệp vụ này, NHTM  phải xuất trình cho NHNN hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và chấp nhận cho  khách hàng vay mà chưa tìm được nguồn vốn cần thiết. Căn cứ vào nhu cầu điều  hòa khối cung tiền tệ, chỉ số phát hành tiền bổ sung trong năm do Chính phủ quyết  định, cũng như nhu cầu vay vốn của NHTM, NHNN thẩm định hồ sơ để chấp  nhận hoặc từ chối cho vay. Trong trường hợp chấp nhận, NHNN cấp một khoản  tín dụng cho NHTM với nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành, trên cơ sở  đảm bảo các tài sản có của NHTM. 3
  4.  2.2  . Chi   ết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ khác của   NHTM. ­ Về khái niệm và bản chất của hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu:  Theo quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN với các ngân hàng ban hành  kèm theo quyết định số 898/2003/QĐ­NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc  NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 12/2008/QĐ­NHNN thì: “Chiết  khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua  ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã  được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp”. Chiết khấu, tái  chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế  học thì nó được quan niệm là một nghiệp vụ tín dụng của NHNN nhằm thực hiện  chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng nếu xét trên góc độ pháp lý, nó lại được quan  niệm là một giao dịch hợp đồng, được xác lập giữa NHNN Việt Nam (với tư cách  là bên cho vay) với NHTM (với tư cách là bên vay) thông qua hình thức mua, bán  thương phiếu và các giấy tờ có giá khác của NHTM. Với tính chất là một quan hệ  pháp luật, hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá  khác của NHNN đối với các NHTM có thể được hình dung với ba yếu tố cơ bản:  Yếu tố chủ thể, bao gồm có người mua (NHNN) và người bán (NHTM); yếu tố  đối tượng mua, bán là thương phiếu và các giấy tờ có giá; yếu tố giá cả của “hàng  hóa” được mua, bán chính là số tiền mua thương phiếu, giấy tờ có giá mà NHNN  phải thanh toán cho khách hàng là NHTM sau khi đã trừ đi phần lợi tức chiết khấu. ­ Về đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu:  Trước đây, theo quy định của Luật NHNN năm 1997 thì các giấy tờ có giá được  NHNN chiết khấu, tái chiết khấu phải là các giấy tờ có giá ngắn hạn. Tuy nhiên,  theo Luật NHNN sửa đổi, bổ sung ngày 16/3/2003 và theo Quy chế chiết khấu, tái  4
  5. chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số  898/2003/QĐ­NHNN ngày 12/8/2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số  12/2008/QĐ­NHNN thì đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu được mở rộng, bao  gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho  bạc, tín phiếu NHNN, các loại giấy tờ có giá trị khác được Thống đốc NHNN quy  định trong từng thời kỳ. Các giấy tờ có giá nêu trên được NHNN chiết khấu khi có  đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu  giấy tờ có giá: ­ Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn  lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày ­ Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài  hơn thời hạn NHNN chiết khấu. ­ Các giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng  được. ­ Về trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu:  Theo quy định hiện hành, hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của  NHNN đối với các NHTM sẽ được thực hiện tại Sở giao dịch NHNN. Trường hợp  cần thiết, Sở giao dịch NHNN có thể trình Thống đốc NHNN ủy quyền cho chi  nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiệp vụ chiết  khấu đối với các NHTM có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố đó. Khi có nhu  cầu vay vốn bằng hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, các NHTM (trụ sở chính)  gửi giấy đề nghị chiết khấu (theo mẫu quy định) cho NHNN (Sở giao dịch NHNN  hoặc các chi nhánh NHNN được ủy quyền) vào trước 15 giờ các ngày giao dịch.  (Điều 10 Quy chế chiết khấu). 5
  6. Căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chiết khấu chưa sử dụng, NHNN  xem xét hồ sơ xin chiết khấu, tái chiết khấu để quyết định và gửi thông báo chấp  thuận (theo mẫu quy định) cho NHTM ngay sau khi nhận được giấy đề nghị chiết  khấu của NHTM. Theo quy định tại Điều 11 quy chế chiết khấu, tái chiết khấu,  NHNN sẽ không chấp nhận chiết khấu nếu:  ­ Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu. ­ Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quy chế chiết  khấu. ­ Giấy đề nghị chiết khấu gửi NHNN có nội dung không phù hợp với mẫu số 01  của quy chế, người ký không đúng thẩn quyền. Như vậy, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng ban  hành kèm theo Quyết định 898/2003/QĐ­NHNN ngày 12/8/2003 được sửa đổi, bổ  sung bởi Quyết định của NHNN số 12/2008/QĐ­NHNN đã quy định cụ thể, rõ ràng  và bổ sung nhiều quy định mới hợp lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng  trong tiến trình hội nhập.  2.3.   Cho vay có b   ảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có   giá khác. Đây là hình thức cho vay của NHNN dành cho TCTD là ngân hàng xin vay trên cơ  sở cầm cố các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của các ngân hàng này như tín phiếu  Kho bạc nhà nước, tín phiếu NHNN, công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính  phủ… Các ngân hàng được vay theo hình thức này bao gồm: NHTM; ngân hàng  phát triển; ngân hàng đầu tư; ngân hàng chính sách; ngân hàng hợp tác; ngân hàng  liên doanh; chi nhánh NHNN; các loại hình ngân hàng khác được thành lập và hoạt  động theo Luật TCTD. Việc cho vay cầm cố của NHNN đối với các ngân hàng  6
  7. trung gian phải được thực hiện trên cơ sở thẩm định hồ sơ đề nghị cho vay cầm cố  của ngân hàng xin vay để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Mọi thủ tục  cấp tín dụng bằng hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và  giấy tờ có giá khác được thực hiện theo Quyết định số 1425/2003/QĐ­NHNN ngày  03/11/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm  bằng cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng;  Quyết định 94/2004/QĐ­NHNN ngày 20/01/2004 về việc sửa đổi một số điều của  Quy chế cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam  với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1425/2003/QĐ­NHNN ngày  03/11/2003. Điểm khác biệt giữa hình thức tái cấp vốn này với hình thức tái cấp vốn bằng  chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác là bên cho vay  (NHNN) không được chuyển giao quyền sở hữu chứng từ mà chỉ nắm giữ hay  quản lý chứng từ với tư cách là vật bảo đảm. Do đó, bên cho vay cũng không có  quyền đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ khi những chứng từ này đến hạn thanh  toán. Trong khi đó, bên nhận chiết khấu (bên cho vay) trong nghiệp vụ chiết khấu,  tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá lại được chuyển giao quyền sở hữu  chứng từ và có quyền đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ khi chứng từ đến  hạn thanh toán. 3. Vai trò của nghiệp vụ tái cấp vốn ­ Tái cấp vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHNN, là một trong những công cụ  điều hành CSTT quốc gia ­ Nguồn vốn vay từ nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN là nguồn vốn không thể  thiếu được trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM, có vai trò cực kỳ  quan trọng khi các NHTM tạm thời hoặc đột xuất lâm vào trạng thái khó khăn 7
  8. Chương 2:  Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của  NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây Luật NHNN sửa đổi, bổ  sung năm 2003 quy định ba hình thức tái cấp vốn. Tuy   nhiên, trên thực tế, hiện nay NHNN Việt Nam hầu như  mới chỉ  thực hiện được   theo hai hình thức, đó là: Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có   giá khác và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá.  Trong điều hành chính sách tiền tệ, khi sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn,  NHTW có  thể tác động tới lượng tiền cung  ứng bằng hai cách : một là tác động đến giá cả  của  khoản vay (lãi suất tái cấp vốn), hai là tác động đến số lượng vay thông qua quản lý   cửa sổ chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp   vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM).  Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các   NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ  sơ  tín dụng, chiết khấu, tái chiết   khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức  cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái   chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như  tín phiếu kho bạc, chứng   chỉ tiền gửi .      Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các  tài sản dùng để  thế  chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất chiết khấu   8
  9. áp dụng đối với các giấy tờ  có độ  rủi ro thấp như  trái phiếu chính phủ, thương   phiếu, chứng chỉ  tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng  cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lí do giải thích cho   việc lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.          Lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưu thông là ngay thẳng.  NHTW điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc   vào mục tiêu của chính sách tiền tệ  thắt chặt hay tăng lượng tiền trong luu thông.  Khi NHTW thấy cần tăng tiền cho lưu thông, NHTW sẽ  hạ  thấp lãi suất tái cấp   vốn xuống. Điều này sẽ hấp dẫn các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng   giảm, thêm nữa khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại, NHTW cần   giảm khối lương tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Như vậy,  chi phí vay sẽ  tăng lên   khiến các NHTM sẽ  vay chiết khấu ít hơn. Đồng thời,  NHTW còn giảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định   vay.         Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổ  chiết khấu để  tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự  trữ  của hệ  thống  NHTM. Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM được gọi  là cửa sổ chiết khấu. NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản   vốn cho vay của mình khỏi bị  sử  dụng không đúng và hạn chế  việc vay đó. Khi   NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thể  được vay  ở  NHTW nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, từ đó  tăng khả  năng cung  ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả  năng tạo tiền của hệ  thống ngân hàng. Những tác động trên sẽ  hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm   hạn mức tái cấp vốn xuống. Hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu  bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.  Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003  và NHTMCP nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ  điển hình. Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến  rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng,  ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng  thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng,  NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho  vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá 9
  10. Tuy nhiên trong quá trình tìm tài liệu, các thông tin về số tiền NHNN tái cấp  vốn cho các ngân hàng thương mại là rất khó tìm và hầu như không có, bài  tiểu luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu sự biến động lãi suất tái cấp vốn và  lãi suất tái chiết khấu và phân tích các động thái này của NHNN qua các năm  gần đây 1. Năm 2008 Diễn biến kinh tế năm 2008 Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vô  cùng phức tạp, khó lường. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạng của  giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng  khoán, cùng các bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng  trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6  tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng  7 và xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/ thùng vào trung tuần tháng 12, giá  lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây áp lực giảm  phát. Kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát  và giảm phát cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng này sẽ tiếp tục  diễn ra trong năm 2009 Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn  biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội  tại: Lạm phát tăng mạnh ( giá xăng, giá gạo leo thang cùng với những tin đồn thất  thiệt), thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục ( hơn 14% GDP), thị  trường chứng khoán liên lục sụt giảm. Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh  tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục  tiêu tăng trưởng cao mang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng  10
  11. trưởng duy trì ở mức hợp lí. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của  khủng hoảng tài chính toàn cầu và áp lực giảm phát, diễn biến nền kinh tế và lạm  phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các  giải pháp vĩ mô cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Diễn biến chỉ số CPI trong năm 2008 5 4 3.91 3.56 3 2.99 2.38 2.2 2.14 2 % 1.56 1.13 1 0.18 0 -0.19 -0.76 -0.68 -1 CPI 1.2.  Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN Trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tình  hình kinh tế  trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ  đã thống nhất xác định   nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm   bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế  lạm phát là mục  tiêu ưu tiên hàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện. Môt trong ̣   ́ ững giai phap đo la: Đ sô nh ̉ ́ ́ ̀ ổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý  các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi  suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng   bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.  11
  12. Trong 8 tháng đầu 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa   đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã từng  bước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và các mức lãi suất tái cấp vốn và táo chiết   khấu cho phù hợp với các mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ.Đồng thời, từ ngày  19/05/08 thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với Luật NHNN và Bộ  luật Dân sự, các tổ  chức tín dụng  ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với   khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ  bản do NHNN công bố  trong từng   thời kỳ. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%; 13% và 15%/năm, lãi suất   tái chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6%;11% rồi 13%/năm Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi  suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu.  Ngay 30/01/2008, Ngân hàng Nhà n ̀ ước thông báo quyết định số  306/QĐ­NHNN  điều chỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ  tháng 12/2005). Cụ  thể, lãi  suất tái cấp vốn từ  6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết  khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.  Động thái này được nhìn nhận là cách để Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu   giảm   lạm  phát   bằng cách  thu hút  tiền về, giảm lượng  tiền  lưu  thông trên thị  trường. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm  tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan   này với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất,  phù hợp với chỉ  đạo của Chính phủ  về  điều hành chính sách tiền tệ  trong năm  2008.  Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong những   công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, NHTW công bố  và điều chỉnh một   ̣ cách linh hoat lãi su ất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm  12
  13. soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng  kinh tế hằng năm. Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị  trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một   cách chặt chẽ.  Từ 19/5/2008, NHNN ban hành Quyết định số 1099/QĐ­NHNN, nâng lãi suất  cấp   vốn   từ   7.5%/năm   lên   13,0%/năm;   lãi   suất   tái   chiết   khấu   từ   6%/năm   lên  11,0%/năm Để  đảm bảo sự  đồng bộ  trong điều hành cơ  chế  lãi suất nhằm mục đích  điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết  định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu có hiệu  lực thi hành từ ngày 19/5/2008. Theo đó, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái  chiết khấu là 11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi   suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị  trường liên ngân hàng; trong đó, lãi suất cơ  bản và lãi suất nghiệp vụ  thị  trường  mở  sẽ  dao động trong hành lang này. Khi điều kiện thị  trường tiền tệ  thay đổi,  Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh theo mức độ phù hợp. Ngày 10/6/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số  1316/QĐ­NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được áp dụng từ  ngày 11/6/2008. Theo đó, Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất   tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm Việc điều chỉnh các mức lãi suất lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ  “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và được căn cứ vào  mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, dự báo xu hướng biến động  của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷ giá…  Trong những tháng cuối 2008, lạm phát có xu hướng giảm dần đồng thời trong khi  đó thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 do ảnh hưởng  13
  14. cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tình hình này đòi hỏi NHNN phải có những  bước đi thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp  phần tăng đầu tư sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong  bối cảnh, NHNN 5 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất. Cụ thể lãi suất tái cấp  vốn từ 15%/năm xuống 14%;13%;12%;11% và 9,5%/năm. Lãi suất tái chiết khấu  từ 13%/năm xuống 12%;11%;10%;9% và 7,5%/năm Ngày 20/10/2010, Thống đốc NHNN đa ban hành Quy ̃ ết định số 2318/QĐ­NHNN  về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh  toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ  của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày  21/10/2010. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi  suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm. Sự điều chỉnh này  góp  phần hỗ trợ giảm bớt chi phí vốn cho các ngân hàng hàng. Điều này cũng cho thấy  Ngân hàng Nhà nước dường như đang dần nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, sau  một thời gian thắt chặt. Ngày 3/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2561/QĐ­NHNN về  lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ  14%/năm xuống 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống  11%/năm. Đây là động thái tiếp tục khẳng định Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay  hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ. Đây cũng là yêu cầu đặt ra từ nhiều hiệp  hội, ngành nghề và doanh nghiệp trong thời gian gian qua. Ngày 20/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số  2810/QĐ­NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.  Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu  giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm. Như vậy, lần thứ hai trong tháng, Ngân hàng  Nhà nước có loạt điều chỉnh quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ. Trước đó,  ngày 3/11, cơ quan này cũng đã lần lượt giảm lãi suất cơ bản, các lãi suất chủ chốt  14
  15. khác và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Với lần điều chỉnh này, nhà điều hành tiếp tục phát  tín hiệu nới dần chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thêm vốn cho các ngân hàng tiếp  vốn cho nền kinh tế, cũng như gián tiếp kéo lãi suất huy động và cho vay trên thị  trường xuống. Ngày 3/12/2008, 1 lần nữa Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2949 /QĐ­ NHNN, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết  khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm. Chiều 19/12/2008, Thống đốc có Quyết định số 3159/QĐ­NHNN điều chỉnh lãi  suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo quyết định trên, lãi suất tái cấp vốn  giảm từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm  xuống 7,5%/năm, quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/12/2008. Theo Ngân hàng  Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ  nói trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín  dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất  khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư  sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu và có  khả năng trả nợ đúng hạn Năm 2008 kết thúc lại với 1 năm đầy biến động. NHNN đã liên tục thay đổi các  loại lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 1 cách linh hoạt trong điều hành chính  sách tiền tệ. Diễn biến các loại lãi suất tái cấp vốn và cấp chiết khấu của năm  2008 có thể được tổng hợp lại như đồ thị và bảng dưới đây: 15
  16. 2. Năm 2009  2.1 .   ễn biến kinh tế năm 2009     Di Năm 2009, nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức do tác động  của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế bộc lộ  dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2008 và mạnh nhất là quý I/2009. Nền kinh tế Việt  Nam có mức độ mở cửa lớn với kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu  rộng, vì vậy, mặc dù các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu  tư, nắm giữ các loại tài sản độc hại nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác  động qua kênh đầu tư, thương mại (vốn FII ra, FDI vào chậm lại, khách quốc tế  giảm, xuất khẩu sụt giảm) Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II/2009 của cả nước đạt 4,5%; GDP trong 6  tháng đầu năm đạt 3,9%. Con số này mặc dù thấp hơn nhiều so với mức tăng  16
  17. trưởng 6,5% của cùng kỳ năm 2008, nhưng đã tăng đáng kể so với mức 3,1% của  quý I/2009 Những tháng cuối năm có nguy cơ tái lạm phát. Tái lạm phát cao lên vào những  tháng cuối năm khi có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Ở trong nước là sự điều  độ về liều lượng giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát không dễ  dàng.Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức cho thực  thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tục  gia tăng( theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim nghạch xuất nhập  khẩu cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó,  xuất khẩu giảm 11,5% và nhập khẩu giảm 17%) Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 31,3% xuất  khẩu, nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước  ngoài sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn  giảm, nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu… do vậy dẫn  đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ  giá.Thêm vào đo, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở  mức 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá  VND Trên thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: tốc  độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh  nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND  mỏng manh. Sự khan hiếm tiền đồng về lý thuyết làm cho VND tăng giá nhưng chính sách điều  tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu  cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền  đồng, gây áp lực cho NHNN cung ứng thêm tiền. Điều này tiếp tục gây áp lực  giảm giá VND 17
  18. Kết thúc năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32% với lạm phát được kiềm chế dưới  7%. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế võ mô ở trạng thái khá ổn  định. 2.2.  Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại  trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Xét về tần suất điều chỉnh đó, năm  2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều  chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần , 2 lần giảm trong  tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12 Tháng 2/2009 vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát năm 2008 đã được  kiểm soát , Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 173/QĐ­NHNN ra ngày  23/01/2009 , bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2009 giảm lãi suất tái cấp vốn từ  9,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống  6%/năm. Mục đích: Duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh  tế. NHNN muốn phát đi thông điệp là lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, việc giữ  nguyên LSCB có thể giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư và thị trường khi mà thông tin  18
  19. tỷ giá hối đoái điều chỉnh, nhiều mặt hàng tăng giá được công bố dồn dập trong  thời gian cuối năm Ngày 10/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết  định số 837/QĐ­NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thay thế cho  Quyết định số 173/QĐ­NHNN. Theo đó, từ ngày 10/04, các mức lãi suất của Ngân  hàng Nhà nước Việt Nam được áp dụng: lãi suất tái cấp vốn là 7,0 %/năm. Lãi suất  tái chiết khấu là 5,0 %/năm. Mục đích việc giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái  cấp vốn là tiếp tục tạo điều kiện cho các ngân hàng vay vốn từ Ngân Hàng Nhà  nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp Ngày 1/10/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết  định số   2232/QĐ­NHNN Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các loại lãi suất  như lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm; lãi  suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5,0%/năm Ngày 25/11/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết  định số  2664/QĐ­NHNN. Theo đó từ 01/12/2009, tăng thêm 1% lãi sất tái chiết  khấu và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất   chiết khấu tăng từ 5% lên 6%  Mục tiêu của việc nâng lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết  khấu tăng từ 5% lên 6% là kiếm soát những rủi ro về tăng trưởng nóng và lạm phát  đang nổi lên trong nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2010, chủ động  đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, đồng  thời quyết tâm có những phản ứng chính sách phù hợp từ đó ổn định nền kinh tế vĩ  mô 3. Năm 2010 3.1. Diễn biến kinh tế năm 2010 19
  20. Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa  mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề  ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm  trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy  sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%,  lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh  thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng,  tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày  15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so  năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt  141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.  Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt  hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch  đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải  thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.  Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010, nền kinh tế cũng bộc lộ  nhiều vấn đề. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng  trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh  hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Quốc hội đặt chỉ tiêu  lạm phát 2010 dự kiến ở mức 7­7,5%. Sau 6 tháng, trước tình hình giá thế giới biến  động, giá cả đầu vào nhiều loại nguyên liệu tăng bất thường, mức lạm phát được  điều chỉnh lên 8,5%/năm. Tuy nhiên, diễn biến 3 tháng cuối, nhất là tháng 11 đã  khiến tất cả các cơ quan điều hành phải bất ngờ, khi mới chỉ 11 tháng, chỉ số giá  tiêu dùng (CPI) đã lên tới 9,58%. Lạm phát tháng cuối năm của hai thành phố lớn là  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2