intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát triển

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

282
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát triển thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Bảo Việt, từ đó phân tích những nguyên nhân và tồn đọng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở Bảo Việt cũng như trên thị trường Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát triển

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU TẠI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - BẢO HIỂM BẢO VIỆT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hà Lớp : Anh 2 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Đoan Trang Hà Nội - 2009
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU (P&I INSURANCE) ....................................... 5 I. Khái quát chung về bảo hiểm ........................................................................ 5 1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm .......................................................... 5 1.1. Khái niệm bảo hiểm ............................................................................... 5 1.2. Bản chất của bảo hiểm ........................................................................... 6 2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm .......................................................... 6 2.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (fortuity not certainty) .......................................................................... 6 2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) ............................... 6 2.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest) .................................... 7 2.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity) ........................................................ 7 2.5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) ....................................................... 7 3. Phân loại bảo hiểm...................................................................................... 7 3.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm ........................................... 7 3.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm ........................................................ 8 3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm ............................................................. 9 4. Vai trò của bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội .................................... 9 II. Khái quát chung về bảo hiểm P&I ............................................................. 11 1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm P&I ......................................... 11 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm P&I .................................... 12 2.1. Khái niệm ............................................................................................ 12 2.2. Đặc điểm.............................................................................................. 12 3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo hiểm P&I .................................. 13 3.1. Người bảo hiểm ................................................................................... 13 3.2. Người mua bảo hiểm ............................................................................ 13 3.3. Người hưởng lợi................................................................................... 13 4. Các khái niệm liên quan khác trong bảo hiểm P&I .................................. 13 4.1. Các rủi ro cơ bản được bảo hiểm trong bảo hiểm P&I......................... 13 i
  3. 4.2. Đối tượng được bảo hiểm..................................................................... 19 4.3. Hạn mức trách nhiệm........................................................................... 20 4.5. Phí bảo hiểm ........................................................................................ 20 5. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm P&I .............................................. 22 5.1. Đối với chủ tàu .................................................................................... 22 5.2. Đối với người thứ ba ............................................................................ 23 5.3. Đối với xã hội ...................................................................................... 23 6. Hội P&I ..................................................................................................... 23 6.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 23 6.2. Nguyên tắc hoạt động của hội .............................................................. 24 6.3. Sự khác nhau cơ bản giữa hội P&I và các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm P&I ............................................................................. 26 6.4. Một số hội P&I nổi tiếng trên thế giới .................................................. 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU Ở TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – BẢO HIỂM BẢO VIỆT.............................................................................................................................. 31 I. Giới thiệu chung về tập đoàn Bảo Việt ........................................................ 31 1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 31 2. Bộ máy cơ cấu tổ chức .............................................................................. 34 3. Các sản phẩm bảo hiểm của Bảo Việt ....................................................... 35 4. Vai trò của Bảo Việt .................................................................................. 35 5. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt trong giai đoạn 2004-2008 .................. 37 II. Tình hình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam ...................... 39 1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam................ 39 1.1. Nguồn luật quốc tế ............................................................................... 39 1.2. Nguồn luật Việt Nam ............................................................................ 41 2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam ..................... 42 2.1. Tình hình thị trường ............................................................................. 42 2.2. Đánh giá thị trường bảo hiểm P&I ở Việt Nam .................................... 50 III. Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt trong giai đoạn 2004 – 2008 ................................................................................................................... 53 1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt .................. 53 1.1. Quy định chung .................................................................................... 53 1.2. Mẫu hợp đồng bảo hiểm P&I ............................................................... 55 ii
  4. 1.3. Mẫu đơn bảo hiểm ............................................................................... 63 2. Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Bảo Việt ....................................... 64 2.1. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................ 64 2.2. Phí bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm.............................................. 66 2.3. Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm P&I .................................................... 68 2.4. Khách hàng tham gia bảo hiểm ............................................................ 69 2.5. Tình hình giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất .......................... 70 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU Ở BẢO VIỆT .................... 76 I. Đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt trong giai đoạn 2004 – 2008 ....................................................................................................... 76 1. Cơ hội ........................................................................................................ 76 2. Thách thức ................................................................................................ 79 3. Điểm mạnh ................................................................................................ 81 4. Điểm yếu .................................................................................................... 82 II. Phƣơng hƣớng phát triển của Bảo Việt trong thời gian tới ...................... 84 1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung .......................... 84 2. Phương hướng phát triển nghiệp vụ P&I ở Bảo Việt trong thời gian tới . 86 III. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt ......... 88 1. Từ phía Bảo Việt ....................................................................................... 88 1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo về nghiệp vụ bảo hiểm, mở rộng thị phần ....................................................................................................... 88 1.2. Về định phí bảo hiểm ........................................................................... 90 1.3 Cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác giám định, bồi thường thiệt hại ...................................................................................................... 91 1.4. Nâng cao nghiệp vụ cán bộ .................................................................. 92 1.5. Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế .............................................. 94 2. Một số đề xuất với Nhà nước.................................................................... 95 2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động bảo hiểm ....... 95 2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát ............................................................. 96 2.3. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động bảo hiểm .................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101 iii
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt tắt AIG American International Group Tập đoàn quốc tế Mỹ Bảo hiểm Bảo hiểm protection and Bảo hiểm trách nhiệm dân sự P&I indemnity của chủ tàu. BH Bảo hiểm COR Cargo outurn report Biên bản đổ vỡ hàng hóa DWT Deadweight tones Dung tích đăng ký toàn phần FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài P&I Club Protection and indemnity Hội bảo hiểm trách nhiệm dân Club sự của chủ tàu GRT Gross registered tones Dung tích đăng ký toàn phần GT Gross tonage Tổng dung tích MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc NOE North of England Hội miền Bắc nước Anh ROROC Report on receipt of cargo Biên bản kết toán nhận hàng với tàu WOE West of England Hội miền Tây nước Anh WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới iv
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Hội WOE giai đoạn 2004 – 2008 28 Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Hội NOE giai đoạn 2004 - 2008 29 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Hội London giai đoạn 2004 – 2008 30 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn 38 2004-2008 Bảng 2.2: Cơ cấu tấn trọng tải của đội tàu tham gia bảo hiểm P&I 45 Bảng 2.3: Thị phần các Hội tương hỗ tham gia thị trường bảo hiểm 47 P&I Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008 Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm và phí bình quân bảo hiểm P&I 48 giai đoạn 2002-2008 trên thị trường Việt Nam Bảng 2.5: Một số vụ bồi thường tổn thất lớn của bảo hiểm P&I ở Việt 50 Nam Bảng 2.6: Doanh thu phí và thị phần bảo hiểm P&I của Bảo Việt giai 67 đoạn 2004 – 2008 Hình 2.1: Thống kê theo năm số tàu và GT tham gia với các hội 45 Hình 2.2: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I trên thị trường 46 Việt Nam năm 2008 Hình 2.3: Tình hình tổn thất bảo hiểm P&I giai đoạn 2000 – 2007 48 Hình 2.4: Nguyên nhân của tổn thất bảo hiểm P&I giai đoạn 2000 – 49 2008 Hình 2.5: Cơ cấu đội tàu tham gia bảo hiểm P&I ở Bảo Việt 69 v
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại được coi là nền tảng của sự phát triển thế giới thì bảo hiểm là chìa khóa đảm bảo cho nền tảng đó được bền vững. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng đa dạng và được hoàn thiện. Bảo hiểm không chỉ thực hiện tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần giữ cho nền kinh tế đó ổn định, đảm bảo cho cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp luôn duy trì được quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Có thể nói kinh doanh vận tải biển là một ngành chịu nhiều rủi ro và tổn thất nhất trong nền kinh tế. Ngành kinh doanh này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, cũng như tình hình an ninh chính trị trên thế giới…Các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển thường xuyên phải đối mặt với thiệt hại về hàng hóa, hành khách, bản thân con tàu và đặc biệt là trách nhiệm của chủ tàu đối với những tổn thất do chính con tàu của mình gây ra đối với người thứ ba. Ngay từ khi lĩnh vực kinh doanh này ra đời, người ta đã rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể duy trì hoạt động khắc phục những hậu quả một cách nhanh nhất khi có sự cố xảy ra. Là một quốc gia có hơn 3260 km đường bờ biển cùng với sự ra đời của nhiều cảng biển lớn, vận tải biển Việt Nam đang đảm nhận khoảng 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Giải pháp phát triển vận tải biển bền vững cũng chính là giải pháp lâu dài để phát triển kinh tế. Vì vậy, bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam nói riêng là một thị trường đầy hứa hẹn. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2006 đã giúp nền kinh tế có nhiều chuyển biến 1
  8. mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực và thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cũng không nằm ngoài luồng chuyển biến đó. Những ngày gần đây người ta thường nhắc tới hai từ “khủng hoảng”, đó là nỗi ám ảnh của hầu hết các công ty, tập đoàn tài chính lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên, Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt với bề dày lịch sử cũng như kinh nghiệm lâu năm vẫn đang đứng vững, là một Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, duy trì họat động kinh doanh ổn định, đóng góp không nhỏ vào những thành công của nước ta. Trên đây là những lý do em quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát triển” Với hi vọng sẽ nắm được những kiến thức cần thiết về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, thực trạng của nghiệp vụ này ở Bảo Việt và trên thị trường Việt Nam hiện nay, từ đó em sẽ đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có một số nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu như: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp năm 2007 của Nguyễn Hương Anh – Anh 9 – K42C Đại học Ngoại Thương - Thực tiễn công tác khiếu nại và bồi thường trong bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp 2005 của Dương Thị Kim Oanh – Trung 2 K41 Đại học Ngoại Thương. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam. Các nghiên cứu trên đã đề cập khá đầy đủ về tình hình nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam nhưng chưa đi sâu vào phân tích nghiệp vụ này tại một đơn vị cụ thể để có thể chỉ ra những khó khăn vướng 2
  9. mắc thực sự khi kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này của em là nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Tập đoàn Bảo Việt cụ thể là đối với các nghiệp vụ bảo hiểm P&I. Trong phạm vi bài viết của mình, em chỉ nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu chứ không nghiên cứu trách nhiệm dân sự của chủ các loại tàu biển khác (tàu cá, tàu nghiên cứu khoa học...). 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Bảo Việt, em muốn phân tích những nguyên nhân và tồn đọng của nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo Việt cũng như trên thị trường Việt Nam. Từ đó, em sẽ đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ này. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Bảo Việt được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1976 là năm đầu tiên Bảo Việt đưa nghiệp vụ này vào kinh doanh cho đến hết năm 2008 nhưng sẽ chú trọng vào 5 năm gần đây (2004- tháng 12/2008). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở thu thập và tìm hiểu các nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn (Internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu hội thảo,…), sau đó em phân tích, xử lý dữ liệu để đưa ra một số nhận định. Khóa luận sẽ sử dụng một số phương pháp như: - Tổng hợp, thống kê các số dữ liệu - So sánh, đối chiếu. - Phân tích và diễn giải. 3
  10. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ thị và phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chƣơng I: Lý luận chung về bảo hiểm và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I). - Chƣơng II: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt. - Chƣơng III: Những giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Bảo Việt Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Hoàng Thị Đoan Trang, Ths. Nguyễn Quang Phi - Trưởng phòng Bảo hiểm tàu thủy, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, nhân viên phòng Bảo hiểm tàu thủy tại Tập đoàn Bảo Việt cũng một số bạn bè trường đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu không dài và khả năng còn hạn chế, khóa luận sẽ không tránh khỏi một số sai sót nhất định, em rất mong nhận được những góp ý và thông cảm của thầy cô. 4
  11. CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU (P&I INSURANCE) I. Khái quát chung về bảo hiểm 1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm 1.1. Khái niệm bảo hiểm Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm được xây dựng trên từng góc độ nghiên cứu như xã hội, pháp lý, kinh tế, kỹ thuật… Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. Theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm (2002): Bảo hiểm là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo 5
  12. đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp, hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả các khía cạnh đó. Vì vậy trong bài khóa luận này em sẽ sử dụng định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm của Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000 làm chuẩn mực. 1.2. Bản chất của bảo hiểm Bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên “quy luật số đông” (the law of large numbers). 2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 2.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (fortuity not certainty) Người bảo hiểm chỉ nhận bảo biểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái hoặc một điều gì đó chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra. 2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) Tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đề phải trung thực trong tất cả các vấn đề. Nguyên tắc này thể hiện: - Người bảo hiểm phải công khai những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết. - Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm. 6
  13. 2.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest) Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm là quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Người nào có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo nếu đối tượng bảo hiểm đó an toàn và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. 2.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity) Theo nguyên tắc bồi thường, khi tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. 2.5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm, bồi thường cho mình. 3. Phân loại bảo hiểm 3.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm 3.1.1. Bảo hiểm xã hội (social insurance) Là chế độ bảo hiểm của Nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức Nhà nước, người làm công... trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc, về hưu. 3.1.2. Bảo hiểm thương mại (commercial insurance) Là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. 7
  14. 3.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm 3.2.1. Bảo hiểm nhân thọ (life insurance) Là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Bảo hiểm nhân thọ còn được chia thành: - Bảo hiểm trọn đời; - Bảo hiểm sinh kỳ; - Bảo hiểm tử kỳ; - Bảo hiểm hỗn hợp; - Bảo hiểm trả tiền định kỳ… 3.2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance) - Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; - Bảo hiểm hàng hải; - Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường không; - Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt; - Bảo hiểm hàng không; - Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; - Bảo hiểm dầu khí; - Bảo hiểm xe cơ giới; - Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận; - Bảo hiểm trách nhiệm chung và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; - Bảo hiểm nông nghiệp; - Bảo hiểm du lịch; - Bảo hiểm bồi thường cho người lao động. 8
  15. 3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm 3.3.1. Bảo hiểm tài sản Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản và những lợi ích liên quan đến tài sản đó. 3.3.2. Bảo hiểm trách nhiệm Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp luật. 3.3.3. Bảo hiểm con người Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người. 3.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật (Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000) - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Bảo hiểm cháy, nổ.[4;11-15] 4. Vai trò của bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội Như đã đề cập ở trên, bảo hiểm giúp khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro. Một căn nhà bị hỏa hoạn, một người trụ cột trong gia đình bị tai nạn và chết, một con tàu bị mất tích, một chiếc máy bay bị rơi… đều mang đến những kết cục bất hạnh và đi đôi là khó khăn về tài chính. Sự có mặt của các tổ chức bảo hiểm đã khắc phục được những khó khăn đó. Hơn nữa, bảo hiểm còn mang lại trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt lo âu trước rủi ro, bất trắc cho những người được bảo hiểm. 9
  16. Cùng với việc mang lại sự an toàn về tài chính và tinh thần, nghiệp vụ bảo hiểm đòi hỏi và tạo điều kiện cho các tổ chức bảo hiểm thường xuyên thực hiện việc nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các dịch vụ cứu trợ, phối hợp với các khách hàng, tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết bảo vệ cho đối tượng được bảo hiểm… Những hoạt động đó đã đóng góp rất lớn vào nỗ lực chống đỡ rủi ro, thiên tai, tai họa của toàn thể cộng đồng. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản… Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp đang trở thành nỗi ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển ngành bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia và sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan. Với vai trò là một trung gian tài chính doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, chuyển hóa vốn và đầu tư vốn. Hoạt động bảo hiểm tạo ra một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế. Qua hoạt động bảo hiểm, các khoản tiền nhỏ, lẻ, ngắn hạn được tập hợp để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung, có thể đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Vai trò kinh tế xã hội của bảo hiểm còn thể hiện ở khía cạnh khác như: giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại. Sự bảo đảm của ngành bảo hiểm cho các khoản đầu tư, góp phần gián tiếp tạo nên hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đồ sộ của các quốc gia cũng rất đáng ghi nhận. 10
  17. II. Khái quát chung về bảo hiểm P&I 1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm P&I Vào đầu thế kỷ XIX, dòng người di cư từ châu Âu đến châu Mỹ rất đông. Chủ tàu phải chuyên chở một khối lượng lớn tài sản, hàng hóa và hành khách. Theo quy định của pháp luật, chủ tàu không những phải chịu trách nhiệm đối với tài sản hàng hóa đó mà còn phải chịu trách nhiệm đối với ốm đau, thương tật, chết chóc… của thuyền viên và hành khách. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của mình, các chủ tàu cùng nhau lập nên các hội để bảo hiểm lẫn nhau. Các hội như vậy gọi là Hội bảo hiểm tương hỗ hay Hội bảo vệ và bồi thường (P&I club). Mục đích của Hội này là bảo vệ (protection) lợi ích của các chủ tàu và bồi thường (Indemnity) cho các chủ tàu những thiệt hại phát sinh từ các khiếu nại của bên thứ ba, chứ không nhằm mục đích lợi nhuận. Lúc đầu có hai loại hội là: Protection Club và Idemnity Club. Sau đó các hội này sát nhập lại thành P&I Club. Đây là loại hình bảo hiểm đặc biệt bởi người bảo hiểm cũng là người được bảo hiểm và lúc đầu không nhằm mục đích kinh doanh. Nước Anh là nơi sinh ra những hội P&I Club đầu tiên như: The Shipowners Mutual Protection Society, Britana Steamship Ins.Limited ra đời năm 1874. Hiện nay, 5 nước có các P&I Club là: Anh, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ, Nhật. Hội lớn nhất là United Kingdom, bảo hiểm đến ¼ tổng trọng tải đội tàu buôn thế giới. Ngoài ra, các hội P&I đã thành lập nên các nhóm (Pool) bảo hiểm quốc gia và quốc tế để chia sẻ trách nhiệm. Chẳng hạn như nhóm London (London Pool) thành lập năm 1899, gồm 6 hội. Từ năm 1981, nhóm kết nạp thêm các hội nước ngoài của Na Uy, Thụy Điển, Nhật để hình thành nhóm quốc tế. Đến nay, nhóm quốc tế gồm rất nhiều hội viên và nhận bảo hiểm tới 90% tổng trọng tải đội tàu buôn thế giới. Nhóm này bao gồm các hội như: United Kingdom, Standard, London Steamship Britana, North of England, Sunderland…[4;81,82] 11
  18. 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm P&I 2.1. Khái niệm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển. 2.2. Đặc điểm 2.2.1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh khi người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) có hành vi trái pháp luật, phải bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại mà họ gây nên với người thứ ba. Thông thường, trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau: - Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba, thiệt hại về người, về tài sản. - Có hành vi trái pháp luật của người được bảo hiểm. Hành vi có thể được xuất phát từ lỗi sơ suất, không cố ý hoặc người được bảo hiểm hoàn toàn không có lỗi mà do xuất phát từ quyền sở hữu, trách nhiệm sở hữu tài sản. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại của bên thứ ba hay thiệt hại của bên thứ ba là hậu quả của hành vi trái pháp luật của người tham gia bảo hiểm. - Mức độ trách nhiệm dân sự phát sinh phụ thuộc vào sự phán quyết của toà án, pháp luật. Trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm dựa trên cơ sở mức độ trách nhiệm dân sự thực tế phát sinh đó. 2.2.2. Áp dụng hạn mức trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm có đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, trách nhiệm dân sự phát sinh không thể xác định tại thời điểm tham gia bảo hiểm và tổn thất đó có thể rất lớn. Do đó, để đảm bảo lợi ích của người bảo hiểm và nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, các hội, công ty 12
  19. bảo hiểm thường đưa ra các hạn mức trách nhiệm, đó là mức bồi thường tối đa của bên bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm. Nếu thiệt hại trách nhiệm dân sự rất lớn thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường toàn bộ thiệt hại đó mà chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. 3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo hiểm P&I 3.1. Người bảo hiểm Là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí và phải bồi thường khi tổn thất xảy ra. Đối với bảo hiểm P&I, người bảo hiểm có thể là hội P&I hoặc các công ty kinh doanh bảo hiểm. 3.2. Người mua bảo hiểm Là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và là người đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Trong bảo hiểm P&I, người mua bảo hiểm có thể là chủ con tàu, người điều hành, người quản lý hoặc người thuê con tàu (không phải là người thuê tàu chuyến). 3.3. Người hưởng lợi Là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người hưởng lợi của bảo hiểm P&I là người thứ ba, những người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do trách nhiệm dân sự của chủ tàu gây ra. 4. Các khái niệm liên quan khác trong bảo hiểm P&I 4.1. Các rủi ro cơ bản được bảo hiểm trong bảo hiểm P&I Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against) là những rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồng, chỉ những tổn thất do các rủi ro này gây ra thì người bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thường. Các chủ tàu tham gia bảo hiểm P & I sẽ được hội bảo hiểm bồi thường đối với các loại trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trong kinh doanh, khai thác tàu biển. Cụ thể bao gồm: 13
  20. 4.1.1. Trách nhiệm về đau ốm, thương tật, chết chóc Hội chịu trách nhiệm bồi thường cho các chủ tàu thành viên phần trách nhiệm dân sự của họ phát sinh theo luật định hoặc theo hợp đồng đối với các đối tượng: 4.1.1.1. Thuyền viên - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp về thương tích, bệnh tật, chết chóc cho bất kỳ thuyền viên nào của tàu được bảo hiểm. - Các chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng hay các chi phí khác (ngoài tiền lương, chi phí hồi hương, thay thế hoặc thay đổi tuyến đường) phát sinh từ bệnh tật, thương tích hay chết chóc ấy (chi phí mai táng bao gồm cả chi phí hồi hương xác chết). Đối với chi phí này, hội WOE đang áp dụng mức miễn thường có khấu trừ là 1.000 USD. - Chi phí khám sức khỏe cho thuyền viên trước khi tuyển dụng. - Chi phí hồi hương cho thuyền viên trong các trường hợp: thuyền viên bị bệnh tật, vợ con hoặc bố mẹ (trường hợp thuyền viên độc thân) của thuyền viên bị lâm bệnh nặng cần sự có mặt của họ, theo nghĩa vụ pháp định hoặc theo hợp đồng (đã được quản trị viên chấp nhận) chủ tàu phải hồi hương cho thuyền viên. Mức miễn thường có khấu trừ đối với chi phí này là 1.000 USD. - Chi phí cử người thay thế thuyền viên bị chết, đào nhiệm hay đã hồi hương bao gồm cả chi phí thuê và gửi. 4.1.1.2. Hành khách - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp thương tích, bệnh tật, chết chóc. - Chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng phát sinh từ thương tích, bệnh tật, chết chóc kể trên. - Phí tổn gửi hành khách tới bến đến hoặc gửi trả lại nơi lên tàu và chi phí trông coi những hành khách trên bờ. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
55=>1