Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Đất nước ta đang trên con đường phát triển, việc tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật<br />
chất và kỹ thuật là điều tất yếu. Trong quá trình tạo ra khối lượng lớn này thì đầu tư<br />
XDCB đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng hướng luôn<br />
<br />
uế<br />
<br />
là vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi với những niềm vui, hy<br />
<br />
H<br />
<br />
vọng và sự lo lắng, bởi tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế của<br />
đất nước thì phạm vi đầu tư càng trải rộng khắp trong tất cả các ngành kinh tế, văn hoá, xã<br />
<br />
tế<br />
<br />
hội, khoa học...<br />
<br />
Một trong những vấn đề chủ yếu để phát triển nền kinh tế hiện nay là thu hút<br />
<br />
in<br />
<br />
nghèo nàn, lạc hậu.<br />
<br />
h<br />
<br />
được nhiều VĐT cho công cuộc phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng<br />
<br />
K<br />
<br />
Trong những năm qua, lĩnh vực đầu tư XDCB ở các bộ, ngành, địa phương đã có<br />
bước chuyển biến rõ rệt từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
đến quản lý, tổ chức thực hiện xử lý nợ đọng vốn đầu tư. Tiếp tục thực hiện các chính<br />
sách bố trí ưu tiên, bố trí VĐT cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế,<br />
giáo dục và các chương trình, mục tiêu, nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ<br />
bản đóng vai trò rất quan trọng và có tính chủ đạo trong việc phát triển kết cấu hạ tầng<br />
<br />
ại<br />
<br />
kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,<br />
<br />
Đ<br />
<br />
góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân<br />
và nâng cao trình độ văn hóa dân trí.<br />
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ của<br />
nguồn vốn NSNN, các tổ chức quốc tế và nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế của<br />
tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua công tác đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới<br />
mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nhưng đã ưu tiên cho công tác XDCB để<br />
đẩy nhanh các hoạt động chỉnh trang đô thị. Hiện nay, bộ mặt đô thị Đồng Hới đã có<br />
<br />
Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
nhiều khởi sắc cả về giao thông, điện chiếu sáng, các công trình phúc lợi công cộng, hệ<br />
thống công viên cây xanh, tạo tiền đề cho KT - XH thành phố không ngừng tăng trưởng,<br />
hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh và cả nước.<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB,<br />
còn có những tồn tại. Nhiều vấn đề bức xúc về quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa được<br />
đồng bộ; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trãi<br />
<br />
uế<br />
<br />
diễn ra phổ biến; thất thoát, lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực trong tất cả các khâu<br />
của quá trình đầu tư,…nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xu hướng ngày<br />
<br />
H<br />
<br />
càng tăng. Cùng với các tác động không nhỏ của tình hình Thế giới, suy thoái kinh tế toàn<br />
cầu, giá cả, tiền công cũng đã ảnh hưởng đền hiệu quả sử dụng VĐT.<br />
<br />
tế<br />
<br />
Đồng Hới là một thành phố có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, việc huy động<br />
nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
trợ của ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng vốn đầu<br />
tư nói chung và đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết.<br />
<br />
K<br />
<br />
Từ những cơ sở trên, yêu cầu sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần phải đúng<br />
mục đích và hiệu quả. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể giải quyết<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
một lúc, mà cần phải có thời gian dài. Chính vì vậy, việc nâng cao hiêụ quả VĐT trên địa<br />
bàn thành phố Đồng Hới trong những năm tới là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm hàng<br />
đầu. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn<br />
<br />
ại<br />
<br />
vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, em chọn đề tài “Thực trạng và giải<br />
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ<br />
<br />
Đ<br />
<br />
bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 - 2009” làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT từ NSNN trên cơ sở đó đề xuất một số<br />
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB.<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn của ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây<br />
dựng cơ bản.<br />
<br />
Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng vốn ngân sách cho<br />
đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới những mặt đạt được, chưa được trong giai<br />
đoạn từ năm 2007 - 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng hiệu quả vốn ngân sách<br />
trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp sau:<br />
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp tổng hợp, đánh giá và tổng kết thực tiễn<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.<br />
<br />
tế<br />
<br />
H<br />
<br />
-<br />
<br />
Ngoài ra em còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ để mô tả các kết quả trong quá<br />
<br />
Kết cấu của khóa luận:<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
trình nghiên cứu của mình.<br />
<br />
K<br />
<br />
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và phụ lục. Phần nội dung nghiên cứu được chia làm 4<br />
chương<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
Chương 2: Tổng quan về thành phố Đồng Hới<br />
Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ<br />
<br />
ại<br />
<br />
bản ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2007 -2009<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà<br />
<br />
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới.<br />
Do hạn chế về mặt thời gian, trình độ và kinh nghiệm bản thân nên khóa luận<br />
<br />
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như<br />
đóng góp của thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế và các cô chú, anh chị ở Kho Bạc<br />
Nhà Nước Tỉnh Quảng Bình để khóa luận được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
<br />
1.1 Cơ sở lý luận<br />
1.1.1 Một số vấn đề về Ngân sách Nhà nước<br />
<br />
uế<br />
<br />
Khái niệm<br />
<br />
Ngân sách Nhà nước hay ngân sách Chính phủ là một phần trong hệ thống tài<br />
<br />
H<br />
<br />
chính. Thuật ngữ "Ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống khinh tế,<br />
xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người<br />
<br />
tế<br />
<br />
ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên<br />
<br />
h<br />
<br />
cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: "NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền<br />
<br />
in<br />
<br />
trong một giai đoạn nhất định của quốc gia".<br />
<br />
Ở Việt Nam, luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua<br />
<br />
K<br />
<br />
ngày 16/12/2002 định nghĩa: "Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà<br />
nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước".<br />
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.<br />
Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính<br />
<br />
ại<br />
<br />
phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của<br />
<br />
Đ<br />
<br />
đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.<br />
Về bản chất, NSNN là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể<br />
<br />
khác như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, hộ gia đình, cá nhân... trong và<br />
ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.<br />
Vai trò của ngân sách Nhà nước<br />
NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản<br />
xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.<br />
<br />
Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế<br />
NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển<br />
sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.<br />
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ<br />
đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho<br />
nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho<br />
cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở<br />
<br />
H<br />
<br />
đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp<br />
thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp<br />
<br />
tế<br />
<br />
Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị<br />
trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển<br />
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển<br />
<br />
K<br />
<br />
sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài<br />
chính thông qua thuế, NSNN đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.<br />
<br />
Giải quyết các vấn đề xã hội<br />
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc<br />
<br />
ại<br />
<br />
biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng<br />
<br />
Đ<br />
<br />
thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống<br />
mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.<br />
Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát<br />
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính<br />
chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất, thuế xuất nhập<br />
khẩu, dự trữ quốc gia. Kiềm chế lạm phát cùng với ngân hàng trung ương với chính sách<br />
tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chỉ tiêu của chính<br />
phủ.<br />
<br />
Sinh viên: Phan Thị Thúy Hằng _ K40 TKKD<br />
<br />
5<br />
<br />