intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Chia sẻ: Mhvghbn Mhvghbn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

220
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ nêu tổng quát thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua cùng với thành tựu và hạn chế còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại hai nước. Đưa ra giải pháp cụ thể đối với nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ Họ và tên sinh viên : Thái Cẩm Linh Lớp : Trung 3 Khóa : 44H Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Hà Nội, tháng 05/2009
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC ẤN ĐỘ ..................................................... 4 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ....................... 4 1.1.1. KHÁI NIỆM................................................................................. 4 1.1.2. NỘI DUNG CỦA THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................... 5 1.1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ................................................................... 6 1.1.4. VAI TRÒ CỦA THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN .......................................................................... 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC ẤN ĐỘ ......................................... 10 1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ẤN ĐỘ... 10 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ 12 1.2.3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ .......................................... 14 1.2.4. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ .............................. 15 1.2.5. VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ ẤN ĐỘ ...................................... 17 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY ..................................... 29 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ..................... 29 2.1.1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO .................................. 29 2.1.2. QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ, THƢƠNG MẠI .................. 30 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY ........................................ 34 2.2.1. QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG XUẤT NHẬP KHẨU ................................................................................................... 34
  3. 2.2.2. CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU GIƢÃ VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ .................................................................................................. 37 1
  4. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ ..................................................................................................... 62 2.3.1. THÀNH TỰU CHỦ YẾU .......................................................... 62 2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN ................................................... 63 2.3.3. NGUYÊN NHÂN ....................................................................... 64 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ......................................................................... 68 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................................... 68 3.1.1. CƠ HỘI ...................................................................................... 68 3.1.2. NHỮNG THÁCH THỨC, TRỞ NGẠI..................................... 69 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ .............................................................................. 72 3.2.1. GIẢI PHÁP VĨ MÔ ................................................................... 72 3.2.2. GIẢI PHÁP VI MÔ ................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 92 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG B¶ng 1.1. Tû träng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña Ên §é sang mét sè thÞ tr-êng chñ yÕu ......................................................................................................... 26 B¶ng 1.2. Tû träng kim ng¹ch nhËp khÈu cña Ên §é tõ mét sè thÞ tr-êng chñ yÕu................................................................................................................ 28 B¶ng 2.1. TrÞ gi¸ xuÊt nhËp khÈu gi÷a ViÖt Nam vµ Ên §é giai ®o¹n 2001- 2005 ............................................................................................................. 34 B¶ng 2.2. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Ên §é n¨m 2008 .......................................................................... 40 B¶ng 2.3. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng h¹t tiªu cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ................................................................. 43 B¶ng 2.4. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng chÌ cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ......................................................................... 45 B¶ng 2.5. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng than cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ......................................................................... 47 B¶ng 2.6. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ nhËp khÈu mét sè mÆt hµng chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Ên §é n¨m 2008 .............................................................................. 53 B¶ng 2.7. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ nhËp khÈu chÊt dÎo nguyªn liÖu cña ViÖt Nam tõ Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ..................................................................... 56 B¶ng 2.8. Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ nhËp khÈu s¾t thÐp cña ViÖt Nam tõ Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 .................................................................................... 59 B¶ng 2.9. TrÞ gi¸ nhËp khÈu nguyªn phô liÖu ngµnh dÖt may, da giµy cña ViÖt Nam tõ Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ............................................................. 61
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BiÓu ®å 2.1. TrÞ gi¸ xuÊt nhËp khÈu gi÷a ViÖt Nam vµ Ên §é c¸c n¨m 2006, 2007, 2008 ................................................................................................... 36 BiÓu ®å 2.2. Tû träng mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2005 .................................................................................... 38 BiÓu ®å 2.3. TrÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng giµy dÐp cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 .................................................................................... 49 BiÓu ®å 2.4. TrÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng m¸y vi tÝnh, s¶n phÈm ®iÖn tö vµ linh kiÖn cña ViÖt Nam sang Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 ................................... 50 BiÓu ®å 2.5. Tû träng mÆt hµng nhËp khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 .................................................................................... 52 BiÓu ®å 2.6. TrÞ gi¸ nhËp khÈu d-îc phÈm cña ViÖt Nam tõ Ên §é giai ®o¹n 2001-2008 .................................................................................................... 57
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế, phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Ấn Độ đang nổi lên ở khu vực và trên thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, Ấn Độ đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Mở rộng quan hệ với Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trở thành một quốc gia quan trọng trong khu vực. Với phạm vi địa lý rộng lớn, dân số đông thứ 2 thế giới, tầng lớp thu nhập cao ngày càng đông, Ấn Độ được coi là thị trường khổng lồ với sức mua ngày càng gia tăng và nhu cầu sẽ ngày càng đa dạng. Hơn nữa, thị trường Ấn Độ được dự đoán sẽ mở cửa hơn trong thời gian tới với mặt bằng thuế quan nhìn chung giảm dần. So với thị trường Mỹ và EU, thị trường Ấn Độ được đánh giá là tương đối dễ tính, có yêu cầu về chủng loại và chất lượng hàng hóa nhập khẩu tương đối phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. Việt Nam - Ấn Độ đã có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa, tôn giáo. Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo 1
  8. tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Ấn Độ là một trong 10 bên đối thoại quan trọng của ASEAN. Là thành viên của ASEAN, đồng thời là nước có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện tốt đẹp với Ấn Độ, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng lên rõ rệt từ mức khởi điểm khoảng 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên 1,5 tỷ USD năm 2007. Triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn hết sức phong phú và to lớn, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chung và với sự nỗ lực của cả hai bên. Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu tổng quát thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua cùng với những thành tựu và hạn chế còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, đối với nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung vào xem xét, đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2001 đến nay bao gồm: quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa hai nước. 2
  9. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Khoá luận sử dụng phương pháp lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, phụ lục, khóa luận được chia thành ba chương trong đó bao gồm: Chƣơng 1: Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế và tổng quan về đất nƣớc Ấn Độ Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2001 đến nay Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Ấn Độ Do những hạn chế về mặt thời gian, lý luận và thực tiễn, khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên cùng quan tâm tới đề tài này để khoá luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Tuyết Nhung cùng gia đình và bạn bè đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Thái Cẩm Linh 3
  10. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC ẤN ĐỘ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Quan hệ kinh tế quốc tế là bộ phận cốt lõi tạo nên tính hữu cơ của nền kinh tế thế giới, nhờ đó mà các nền kinh tế quốc gia có thể liên kết với nhau như một thể thống nhất. Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại xét trên phạm vi toàn thế giới. Quan hệ kinh tế đối ngoại là toàn bộ các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ của một quốc gia với bên ngoài ( “bên ngoài” ở đây bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ khác; các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại mang tính khu vực hoặc toàn cầu; các công ty, tập đoàn). Những hình thức chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm: quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hoá và dịch vụ, quan hệ về di chuyển quốc tế vốn đầu tư, quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động, quan hệ kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quan hệ về di chuyển quốc tế các phương tiện tiền tệ. Quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hoá và dịch vụ là một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu. Trong thực tế, các quan hệ di chuyển quốc tế hàng hoá và dịch vụ được gọi là thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế có mầm mống từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữa vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. 4
  11. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. [1, trang 59] Thương mại quốc tế giữa quốc gia này với quốc gia khác được gọi là quan hệ thương mại song phương (ví dụ như quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ). 1.1.2. Nội dung của thƣơng mại quốc tế Thương mại quốc tế được chia ra làm hai nhóm: - Thương mại hàng hoá hữu hình: là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm, hàng hoá thể hiện dưới dạng vật chất, hữu hình. Thương mại hàng hoá hữu hình ra đời sớm nhất và cho đến nay vẫn là hình thức quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. - Thương mại hàng hoá vô hình (hay thương mại dịch vụ): là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc mua bán, trao đổi các sản phẩm vô hình, phi vật chất được thực hiện thông qua các hoạt động của con người. Các hình thức thương mại dịch vụ chủ yếu: dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch... Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới ba góc độ. Góc độ thứ nhất nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra những quy luật, xu hướng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia. Góc độ thứ hai đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó với các quốc gia khác trên thế giới. Góc độ thứ ba gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi cao nhất cho công ty. Trên góc độ một quốc gia thương mại quốc tế chính là hoạt động xuất nhập khẩu (ngoại thương). Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho 5
  12. nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Xuất nhập khẩu là những hoạt động cụ thể trong mua bán hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quan hệ thương mại giữa các quốc gia, các khu vực được mở rộng hơn, do đó các quan hệ thị trường, đặc biệt là xuất nhập khẩu giữa các nước tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ và phát triển cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nội dung của khoá luận này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá hữu hình giữa Việt Nam và Ấn Độ. 1.1.3. Những đặc điểm phát triển chủ yếu của thƣơng mại quốc tế - Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới. - Tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá vô hình nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá hữu hình thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Điều này đã kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực dịch vụ. - Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với những xu hướng chính sau: + Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt. + Giảm tỷ trọng hàng thô, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là máy móc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế. + Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động giản đơn, tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động phức tạp. 6
  13. - Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao tăng nhanh. - Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, các dịch vụ sau bán hàng… và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và quyền lợi người tiêu dùng. Đi đôi với các quan hệ thương mại, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… ngày càng đa dạng và phong phú, bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau phát triển. - Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kém sức cạnh tranh. - Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hoá thương mại, song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn. - Vai trò của WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốc tế. Có thể coi WTO là một tổ chức quốc tế có uy lực nhất trong điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Các thể chế điều chỉnh của WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước, mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. - Thương mại điện tử đang trở thành cách thức giao dịch phổ biến và quan trọng trong thương mại quốc tế. 7
  14. 1.1.4. Vai trò của thƣơng mại quốc tế trong nền kinh tế quốc dân Làn sóng toàn cầu hoá kinh tế đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên thế giới, trong đó có thương mại quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, thương mại quốc tế có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là mở rộng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng, ngành hàng mà chúng ta có lợi thế góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, xác định rõ vai trò của thương mại quốc tế cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. 1.1.4.1. Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế. Do xuất khẩu và nhập khẩu là hai hành động ngược chiều nhau nên khi phân tích vai trò của xuất nhập khẩu cần xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với nhau: xuất khẩu là tạo điều kiện để nhập khẩu, mặt khác nhập khẩu trong nhiều trường hợp (nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ...) lại là yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển. Xuất khẩu vừa thể hiện năng lực cạnh tranh của một quốc gia vừa tạo nguồn lực ngoại tệ để nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu càng cao và nhập khẩu nguyên nhiên liệu, thiết bị – máy móc càng tốt thì càng tạo điều kiện để nền kinh tế trong nước có thể sản xuất với quy mô lớn hơn và đạt hiệu quả cao trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước, kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng. 8
  15. 1.1.4.2. Thương mại quốc tế phát triển tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại Đối với nền kinh tế có quy mô nhỏ, lạc hậu, đang phát triển như Việt Nam nếu không mở cửa hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới thì không thể phát triển nhanh được và sẽ tụt hậu xa hơn nữa. Vì vậy sự mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta có nhiều lợi thế là một trong những tiền đề, động lực trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Không chỉ như vậy mà mở rộng hoạt động thương mại quốc tế cũng sẽ góp phần khắc phục những tàn dư của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển nhanh nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là về các mặt như hình thức tổ chức sản xuất, cách thức kinh doanh, cán bộ, văn hóa doanh nghiệp… Cơ cấu kinh tế nước ta vẫn đang rất lạc hậu, do đó phát triển thương mại quốc tế sẽ trực tiếp góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Chính việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu có tác động lớn đến thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu tiêu dùng, thay đổi công nghệ, thay đổi phong cách làm việc và tạo ra sự cạnh tranh từ đó dẫn đến nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân. 1.1.4.3. Thương mại quốc tế phát triển góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu, tăng trưởng sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô, năng lực khai thác các nguồn lực của đất nước và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nó còn thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, hình thành và cơ cấu lại các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 9
  16. Mở rộng sự tham gia thương mại quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế trên thị trường trong và ngoài nước và điều đó sẽ tạo môi trường liên tục gây áp lực buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến công tác quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm các nguồn lực... qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.4.4. Thương mại quốc tế có tác động trực tiếp đến quan hệ đối ngoại Thương mại quốc tế góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước đưa thị trường Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới, biến Việt Nam thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Đó cũng là con đường để giúp nền kinh tế có bước phát triển nhảy vọt và nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC ẤN ĐỘ 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ 1.2.1.1. Địa lý Ấn Độ (tiếng Hindi: Bharat), tên chính thức Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia thuộc vùng Nam Á, lãnh thổ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ. Phía Bắc giáp với Afghanistan, Trung Quốc, Nepal và Bhutan; phía Đông giáp Bangladesh, Myanmar và vịnh Bengal; phía Nam giáp eo biển Palk, vịnh Mannr và Ấn Độ Dương; phía Tây giáp biển Ả Rập và Pakistan. Ấn Độ có diện tích 3.287.590 km2 (lớn thứ 7 trên thế giới), với khoảng hơn 15.200 km đường biên giới đất liền và 5.700 km bờ biển. Có thể chia địa hình Ấn Độ thành ba vùng chính: vùng núi Himalaya, vùng đồng bằng sông Gange (sông Hằng) và bán đảo Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Nằm ở phía Nam và song song với vùng núi Himalaya là đồng bằng sông Hằng, một vành đai đất thấp rộng hình thành bởi con sông Hằng và các phụ lưu của nó. Vùng này 10
  17. bao gồm một số khu vực có mức sản xuất nông nghiệp cao nhất Ấn Độ. Sa mạc Thar - một vùng đất khô cằn và rộng lớn, nằm ở tận cùng phía Tây Nam của đồng bằng sông Hằng và trải dài đến tận Pakistan. Bán đảo Ấn Độ được bao bọc bởi hầu hết là những vùng duyên hải phì nhiêu. Những con đường mậu dịch xưa đã biến các thành phố và thị trấn của vùng này thành những trung tâm thương mại về vải vóc và đồ gia vị. Thủ đô của Ấn Độ là New Delhi, có diện tích 1.483 km2 và dân số là 16 triệu người. New Delhi không những là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc Ấn Độ, mà còn là trung tâm công nghiệp lớn nhất cũng như là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế trọng yếu của đất nước. 1.2.1.2. Khí hậu Khí hậu Ấn Độ mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Nóng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, lạnh nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Do địa hình tiểu lục địa rộng lớn và khá phức tạp nên thời tiết và khí hậu Ấn Độ rất đa dạng. Trong khi các vùng phía Bắc, nhất là vùng núi Himalaya, nhiệt độ thấp thường có tuyết rơi trong thời gian dài, thì vùng Sa mạc Thar phía Tây nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa vùng sa mạc và lục địa, giữa mùa nóng và mùa mưa, giữa đêm và ngày. Nhiệt độ ôn hòa ở những vùng ven biển Ấn Độ Dương. Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. 1.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Ấn Độ là đất và nước. Khoảng 50% diện tích đất đai là những vùng có thể canh tác được, nguồn nước ngầm dưới lòng đất rất lớn. Đồng bằng sông Hằng là một trong những vùng đất phì nhiêu nhất của Ấn Độ. Ở đây nước ngầm rất dồi dào và gần mặt đất nên thuận lợi cho việc canh tác. Mỗi năm vùng này có thể trồng trọt từ hai đến ba vụ mùa, hầu hết lúa gạo và lúa mỳ của Ấn Độ đều được 11
  18. canh tác tại đây. Rừng bao phủ 22% diện tích đất đai và cung cấp một nguồn tài nguyên khác cho Ấn Độ, đó là nhiều loại cây gỗ có giá trị thương mại cao như: tếch, sến, lim, táu, hồng mộc… Ấn Độ có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng gồm: than đá (trữ lượng đứng thứ 4 thế giới), quặng sắt, mangan, bauxit, mỏ titanium, crôm, đồng, khí đốt thiên nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi… 1.2.2. Đặc điểm dân cƣ và đặc trƣng văn hóa Ấn Độ 1.2.2.1. Đặc điểm về dân cư Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với 1,134 tỷ người (2007), tỷ lệ tăng dân số là 1,4%, với 29,2% dân số sống tại các vùng thành thị. Cơ cấu dân số trẻ với khoảng 53% dân số dưới 25 tuổi, điều này hứa hẹn cung cấp cho thị trường lao động Ấn Độ một nguồn nhân lực dồi dào. Theo dự đoán của ADB (Asian Development Bank), đến năm 2020, 47% dân số Ấn Độ sẽ trong độ tuổi 15-59 (hiện nay là 35%). Trong lúc dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ, Tây Âu, kể cả Trung Quốc, theo dự báo sẽ không ngừng sụt giảm. Khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nơi có lực lượng lao động và tiêu dùng đông đảo nhất. Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, không có quốc giáo. Mặc dù 80% dân số theo đạo Hindu, Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ ba thế giới với 14% dân số theo đạo Hồi. Các nhóm tôn giáo chính khác gồm: Thiên chúa giáo, đạo Sikh, đạo Jain, đạo Phật. Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652. Đa số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính: Aryan (được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravidian (được 24% dân số sử dụng). Hiến pháp Ấn Độ công nhận 19 ngôn ngữ chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ dân tộc có gần 50% dân số sử dụng. Tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của chính phủ, công sở và trong giáo dục và được sử dụng rộng rãi trong mọi quan hệ giao dịch. 12
  19. Sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo ở Ấn Độ dần dần tạo nên thành kiến và phân biệt trong dân chúng: người ta không kết hôn với người khác tôn giáo; người miền Bắc (người Aryan) khó lấy người miền Nam (người Dravidian); người da nâu khó lấy người da trắng… Ngày nay, sự phân biệt có giảm bớt phần nào do tác động của thời đại, tuy vậy sự thành kiến giữa các vùng, giữa các tôn giáo, đẳng cấp và chủng tộc vẫn ngấm ngầm tồn tại. 1.2.2.2. Những nét văn hoá nổi bật của Ấn Độ Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt lịch sử đồng thời vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình kiến trúc là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ. Ấn Độ có 22 di sản văn hóa thế giới và 5 di sản tự nhiên thế giới, trong số đó, nổi tiếng nhất là đền Taj Mahal ở Agra. Là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và là sự tiếp nối các triều đại thống trị suốt dọc chiều dài và chiều rộng đất nước, Ấn Độ có rất nhiều ví dụ tiêu biểu về các kiến trúc cung điện. Các cung điện của Rajasthan và miền Trung Ấn Độ là những công trình nổi tiếng nhất. Tôn giáo là một phần trung tâm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ. Các thành phố thiêng - các điểm dừng trong cuộc hành hương xuyên đất nước của đạo Hindu, các tu viện phật giáo, các nhà thờ nổi tiếng, các ngôi đền Gurudwara và các nhà thờ Hồi giáo tôn nghiêm thể hiện rõ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo. Không chỉ nổi tiếng bởi âm nhạc cùng những triết lý và tôn giáo cổ đại, đất nước rộng lớn này còn có vô số các hội chợ, lễ hội với những bài thánh ca và các màn biểu diễn ghi dấu đậm nét cuộc sống hàng ngày phát triển qua nhiều thế kỷ, và giờ đây lại được pha trộn với những ảnh hưởng từ bên ngoài. Chính nền văn hóa đậm đà, lịch sử lâu dài, những phong tục độc 13
  20. đáo đã tạo nên sự đa dạng của Ấn Độ, làm cho đất nước này thực sự trở thành một trong những điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới đối với bất kỳ khách du lịch nào. 1.2.3. Đặc điểm chế độ chính trị 1.2.3.1. Tổ chức nhà nước và chính phủ Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hoà. Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị. Cộng hoà Ấn Độ có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương. Mặc dù mỗi bang đều có cơ cấu lập pháp riêng, nhưng các luật quốc gia vẫn có quyền lực cao hơn các luật pháp bang. Hiến pháp Ấn Độ đã được chính thức thông qua năm 1950, dựa theo nền tảng Comman law từ Anh được tu chỉnh nhiều lần. Chính phủ Ấn Độ có ba cơ quan đứng đầu: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Lãnh đạo hiện nay: Tổng thống Pratibha Patil (nữ Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ) nhiệm kỳ bắt đầu từ tháng 7-2007; Thủ tướng Manmohan Singh nhiệm kỳ từ tháng 5-2004; Chủ tịch Quốc hội S. Chatterjee nhiệm kỳ từ tháng 6-2004. a) Cơ quan lập pháp : Quốc hội liên bang gồm hai nghị viện: Thượng nghị viện (Hội đồng Nhà nước) và Hạ nghị viện (Hội đồng Nhân dân). b) Cơ quan hành pháp: Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Thủ tướng. Tổng thống là người bảo vệ Hiến pháp và Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống do cử tri đoàn bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Theo Điều 74(1) của Hiến pháp Ấn Độ quy định rõ Tổng thống chỉ thực hiện quyền của mình theo lời khuyên và cố vấn của Thủ tướng. Vì vậy Thủ tướng mới là người nắm thực quyền. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0