intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010

Chia sẻ: Mhvghbn Mhvghbn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

105
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010 nhằm hệ thống một số cơ sở lý luận về cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững các cơ sở doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM 2001 – 2010 Sinh viên thực hiện : Lê Hồng Tâm Lớp : Anh 6 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Lan Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI ............................................ 4 1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của CSƢTDNCN: ...................... 4 1.2. Các khái niệm về cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: ......................... 7 1.3. Các dịch vụ của CSƢTDNCN: ................................................................... 9 1.3.1. Các dịch vụ về cơ sở vật chất: .............................................................. 9 1.3.2. Dịch vụ phát triển kinh doanh: ........................................................... 10 1.4. Các đặc trƣng của Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: .................... 10 1.4.1. Các đặc trƣng so với các CSƢTDN khác: .......................................... 10 1.4.2. Phân biệt CSƢTDNCN với một số tổ chức khác:............................... 12 1.5. Phân loại các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: ............................. 13 1.5.1. CSƢTDNCN phân theo nguồn vốn (hoặc theo chủ sở hữu) ............... 14 1.5.2. CSƢTDNCN hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.................... 16 1.5.3. CSƢTDNCN có hàng rào và không có hàng rào ................................ 16 1.6. Vai trò của các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ:........................... 18 1.6.1. Vai trò đối với Các Doanh nhân, Doanh nghiệp công nghệ: ............... 18 1.6.2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng: .............................. 21 1.6.3. Đối với Chính Phủ: ............................................................................ 22 1.6.4. Đối với Các nhà tài trợ khác (Ngoài Chính Phủ): ............................... 23 1.7. Các giai đoạn phát triển của một CSƢTDNCN:........................................ 23 1.8. Các yếu tố tác động tới sự hình thành & phát triển của các TBI: ............... 26 1.8.1. Một số nghiên cứu về CSFs của CSƢTDNCN: .................................. 27 1.8.2. Đề xuất các yêu tố thành công then chốt của các CSƢTDNCN tại Việt Nam: .......................................................................................................... 31 1.9. Hƣớng phát triển mới trên thế giới: .......................................................... 32 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM: ....................................................................................... 33 2.1. Phân tích các nhân tố từ môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng tới sự phát triển của CSƢTDNCN tại Việt Nam: ................................................................................... 33 2.1.1 Kinh Tế: ............................................................................................ 33 2.1.2 Chính sách, pháp luật: ........................................................................ 35 2.1.3 Văn hóa, xã hội: ................................................................................. 38
  3. 2.1.4 Công nghệ: ........................................................................................ 39 2.1.5 Nhu cầu đối với CSƢTDNCN: .......................................................... 40 2.1.6 Cơ hội và thách thức từ các nhân tố môi trƣờng bên ngoài tới các CSƢTDNCN tại Việt Nam ............................................................................. 42 2.2. Tổng quan về phát triển CSƢTDNCN tại Việt Nam từ 2000 cho tới nay: . 44 2.2.1. Một số hoạt động chính của Chính Phủ và các Bộ, ban ngành: .......... 44 2.2.2. Tổng quan về các CSƢTDNCN tại Việt Nam cho tới nay:................. 48 2.2.3. Phân tích mô hình hoạt động của CSƢTDNCN tại Việt Nam: ........... 51 2.2.4. Một số thành tựu của các CSƢTDNCN: ............................................ 61 2.2.5. Các khó khăn trong hoạt động ƣơm tạo của các CSƢTDNCN: .......... 65 III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI VIẸT NAM ............................................................. 70 3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng: ............. 70 3.1.1. Một số quan điểm và định hƣớng phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ........................................................................................... 70 3.1.2. Kiến nghị chính sách.......................................................................... 73 3.2. Kiến nghị đối với các CSƢTDNCN ........................................................ 79 3.2.1. Nghĩa vụ pháp lý của CSƢTDNCN ................................................... 80 3.2.2. Cơ cấu tổ chức của CSƢTDNCN ....................................................... 80 3.2.3. Các dịch vụ của CSƢTDNCN ........................................................... 82 3.2.4. Tiêu chuẩn lựa chọn các đối tƣợng ƣơm tạo ....................................... 82 3.2.5. Hình thức pháp lý dự án đƣợc lựa chọn ƣơm tạo ................................ 83 3.2.6. Về thời gian ƣơm tạo ......................................................................... 83 3.2.7. Về công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của các CSƢTDNCN ......... 83 3.2.8. Các hoạt động quảng bá về tinh thần doanh nhân ............................... 84 3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo và cộng đồng địa phƣơng: ................................................................................................................. 85 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 88 PHỤ LỤC I: Các CSƢTDNCN tại Việt Nam ........................................................ 92 PHỤ LỤC 2: CSƢTDNCN tại trƣờng Đại học Quốc Gia Singapore ...................... 94 PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra đánh giá đặc trƣng cá nhân (PEC) .............................. 98
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1: Số lƣợng các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp tại một số nƣớc châu Á............. 5 Bảng 2: Các hoạt động kinh doanh nằm trong các CSƢTDN châu Âu ..................... 6 Bảng 3: So sánh các số liệu của CSƢTDNCN và CSƢTDN năm 1999 tại Mỹ ...... 11 Bảng 4: Bảng: Giai đoạn của CSƢTDN / Ma trận chức năng hoạt động ................ 25 Bảng 5: Một số nguyên nhân thành công & thất bại của các CSƢTDNCN trên thế giới ........................................................................................................................ 30 Bảng 6: Các yếu tố then chốt quyết định thành công của các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ (CSFs)....................................................................................... 31 Bảng 7: Đánh giá của doanh nghiệp về sự hữu ích của vƣờn ƣơm ......................... 42 Bảng 8: Doanh nghiệp muốn nhận đƣợc hỗ trợ của vƣờn ƣơm .............................. 42 Bảng 9: Cho điểm các yếu tố CSFs thuộc yếu tố bên ngoài của các CSƢTDNCN Việt Nam ............................................................................................................... 42 Bảng 10: Các sản phẩm, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các CSƢTDNCN Việt Nam .. 52 Bảng 11: Số lƣợng các doanh nghiệp đang và đã đƣợc ƣơm tạo tại các CSƢTDNCN Việt Nam ............................................................................................................... 62 Bảng 12: Kết quả chƣơng trình TOPIC64 cho đến ngày 15/4/2008 ........................ 63 Bảng 13: Đánh giá CSFs của CRC-TOPIC và SHBI.............................................. 66 Hình 1: Sự tăng trƣởng TBI trên thế giới ................................................................ 5 Hình 2: Sự tăng trƣởng TBI ở các nƣớc phát triển và đang phát triển..................... 6 Hình 3: Quá trình đánh giá một ý tƣởng ............................................................... 19 Hình 4: Quá trình ƣơm tạo một CSƢTDNCN ....................................................... 26 Hình 5: Qui trình ƣơm tạo cơ bản của CSƢTDNCN ............................................. 53 Hộp 1: Quy trình ƣơm tạo của Công ty TNHH ƣơm tạo phần mềm Quang Trung (SBI) ..................................................................................................................... 54 Hộp 2: Các tiêu chí xét chọn Doanh nghiệp tham gia, tiêu chí đánh giá hoạt động và tốt nghiệp CSƢTDNCN của SHBI:................................................................... 57 Hộp 3: Một số điểm lƣu ý từ CSF của CRC-TOPIC và SHBI ............................... 67
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNSH Công nghệ sinh học CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSƢTDN Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp CSƢTDNCN Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ DNVVN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐTMH Đầu tƣ mạo hiểm KHCN Khoa học công nghệ NC&PT Nghiên cứu và phát triển TÊN MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ EC Ủy bạn châu Âu InWent Tổ chức phát triển năng lực quốc tế của Đức InfoDev Dự án phát triển các CSƢTDNCN tại các nƣớc đang phát triển của Ngân hàng Thế Giới NBIA Hiệp hội vƣờm ƣơm doanh nghiệp quốc gia. NUS Trƣờng đại học Quốc Gia Singapore OECD Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc TÊN VIẾT TẮT CÁC CSƢTDNCN VIỆT NAM HTBI Trung tâm ƣơm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao (Láng Hòa Lạc) SHBI CSƢTDNCN cao thành phố Hồ Chí Minh SBI Công ty TNHH Ƣơm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung HBI Vƣờn ƣơm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội ATBI Trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao CRC-TOPIC Vƣờn Ƣơm Doanh nghiệp CRC-TOPIC NL-TBI CS ƢT DN CN của trƣờng Đại học Nông – Lâm TP HCM Vƣờn ƣơm doanh nghiệp khoa học công nghệ ,trƣờng ĐH Bách khoa HMUT-TBI TP.HCM (Tên cũ Vƣờn ƣơm Phú Thọ) Unisoft Unisoft – Trƣờng đại học quốc gia TP HCM TVI Trung tâm Vƣờn ƣơm Tinh Vân Trung tâm Vƣờn Ƣơm VCI, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt VCI Nam.
  6. LỜI MỞ ĐẦU Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và các doanh nghiệp KHCN là một khâu quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh của mỗi quốc gia. Trên thế giới, cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ (CSƢTDNCN) là một trong những mô hình có vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ; nó là sự kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn, thƣơng mại hóa sản phẩm công nghệ, chuyển giao công nghệ, đồng thời thúc đẩy tinh thần doanh nhân, sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ của địa phƣơng. Kinh nghiệm của rất nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,... cho thấy CSƢTDNCN cho phép tăng tỷ trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ từ 35% đến 75% trong vòng một vài thập niên qua1. Ở nƣớc ta, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp KHCN sẽ là phƣơng thức chuyển giao công nghệ nhanh nhất bởi sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp KHCN sẽ tạo điều kiện để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực KHCN phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc, là nguồn tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần nâng cao đời sống địa phƣơng. Tuy vậy, đa phần các doanh nghiệp KHCN tại Việt Nam luôn gặp khó khăn: thiếu vốn, trình độ và kinh nghiệm quản lý, thiếu nguồn nhân lực và thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh.2 Trên thế giới, tỷ lệ thành công (có thể sống sót sau 5 năm hoạt động) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2%3 thì đối với các doanh nghiệp KHCN con số đó thấp hơn nhiều do các doanh nghiệp KHCN có yêu cầu về vốn đầu tƣ, phát triển, nguồn nhân lực cao, và hoạt động có nhiều rủi ro hơn; tuy vậy các doanh nghiệp KHCN lại có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ cao hơn nhiều. Do đó, CSƢTDNCN sẽ là một mô hình hữu hiệu giải quyết những bất cập, yếu kém của các doanh nghiệp công nghệ khởi sự trong bối cảnh phát triển kinh tế mới tại Việt Nam. 1 ThS. Nguyễn Thị Lâm Hà, Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, tháng 11/2009, trang 3. 2 Báo cáo điều tra “Thực trạng và nhu cầu của các thành viên CLB Vƣờn Ƣơm Doanh Nghiệp” – Tháng 1/2009, VCCI 3 Theo Báo cáo Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC 2006 1
  7. Tại Việt Nam các CSƢTDNCN đến nay vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, với khoảng 12 cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp đã từng đƣợc thành lập, và cho tới hiện tại chỉ còn 8 CSƢTDNCN vẫn đang còn hoạt động với thời gian hoạt động từ 1-6 năm. Tuy đã có một số hoạt động và thành tựu về ƣơm tạo doanh nghiệp, song các chƣơng trình ƣơm tạo doanh nghiệp tại các CSƢTDNCN ở nƣớc ta vẫn đang trong giai đoạn mày mò để tìm kiếm một mô hình hoạt động và phát triển bền vững, có đủ nguồn tài chính. Các khó khăn của CSƢTDNCN ở Việt Nam phần lớn là do thiếu khung pháp lý về CSƢTDNCN; chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng chƣa có tính chiến lƣợc dài hạn; các thách thức từ môi trƣờng vĩ mô: cơ sở hạ tầng tƣơng đối yếu kém, tinh thần doanh nhân trong xã hội kém phát triển, hệ thống giáo dục và đào tạo về công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ quản lý yếu kém, trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ thấp. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam, các vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thành và phát triển CSƢTDN nói chung và CSƢTDNCN nói riêng vẫn còn manh nha, chƣa toàn diện; kinh nghiệm thành lập và phát triển của các CSƢTDNCN còn rất hạn chế. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ đối với nƣớc ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tôi đã thực hiện khóa luận với đề tài: “Thực trạng và hƣớng phát triển các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001 – 2010” Mục tiêu của khóa luận là hệ thống một số cơ sở lý luận về CSƢTDNCN, kinh nghiệm ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ (ƢTDNCN) của một số nƣớc trên thế giới; đánh giá thực trạng phát triển của các CSƢTDNCN tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong thời gian tới. Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là CSƢTDNCN, tập trung vào 2 cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ đại diện: CRC-TOPIC (thuộc trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội), SHBI (Trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh). Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống: phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu; phƣơng pháp phân tích dựa trên Các nhân tố thành công then chốt (Critical Success Factors Analysis); phỏng vấn trực tiếp các giám đốc và đội ngũ quản lý của các CSƢTDNCN CRC, đại học Bách Khoa Hà Nội; CSƢTDNCN khu công nghệ cao thành phố Hồ 2
  8. Chí Minh (SHBI); tham quan thực tế hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ tại CSƢTDNCN CRC, SHBI, Láng Hòa Lạc. Điểm mới của khóa luận: thứ nhất, khóa luận bổ sung các thôngn tin về hoạt động của các CSƢTDNCN trong vòng 1 năm trở lại đây (trong khủng hoảng và sau khủng hoảng kinh tế). Thứ hai, khóa luận đƣa ra các nhóm nhân tố thành công then chốt (phân tích Critical Success Factos) đối với các CSƢTDNCN, áp dụng phân tích hoạt động cụ thể tại CSƢTDNCN CRC-TOPIC và SHBI và đƣa ra một số kiến nghị cho các CSƢTDNCN trong trƣờng đại học và CSƢTDNCN trong khu công nghệ cao tại Việt Nam. Thứ ba, khóa luận không chỉ tập trung vào các chính sách, khung pháp lý của Nhà nƣớc nhƣ các nghiên cứu trƣớc đó về các CSƢTDNCN trong nƣớc mà sẽ phân tích tổng thể các yếu tố môi trƣờng tác động tới phát triển CSƢTDNCN: môi trƣờng kinh tế, chính sách pháp luật, văn hóa xã hội và công nghệ cũng nhƣ nhu cầu đối với CSƢTDNCN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ. - Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam. - Chƣơng 3: Một số kiến nghị để phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam. 3
  9. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI: 1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của CSƢTDNCN: Ý tƣởng về CSƢTDN đƣợc bắt nguồn từ nƣớc Mỹ vào nửa cuối thế kỷ 20. Sự ra đời chính thức của các CSƢTDN đƣợc phần lớn các tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ Hiệp hội CSƢTDN quốc gia, Mỹ (NBIA)4 ghi nhận là vào năm 1959 khi Joseph Mancuso mở Trung tâm Công nghiệp Batavia (Batavia Industrial Center) từ một khu nhà kho cũ tại Batavia, New York để tạo công ăn việc làm cho thị trấn nhỏ Batavia trong thời kỳ kinh tế suy thoái.5 Joseph đã nghĩ ra ý tƣởng là chia nhỏ nhà kho cũ ra thành những khu làm việc để các công ty mới khởi sự ở địa phƣơng thuê với giá rẻ hơn, đồng thời ông cũng cung cấp các dịch vụ tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. 6 Việc ƣơm tạo doanh nghiệp lan rộng trong nƣớc Mỹ vào những năm 1980 khi các doanh nhân, và các nhà lãnh đạo địa phƣơng đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Sự phát triển mạnh mẽ này tại Mỹ lan sang Anh, Châu Âu qua nhiều hình thức liên quan (ví dụ: các trung tâm sáng tạo – innovation centers, công viên công nghệ/khoa học – techonology/ science park). Vào tháng 10 năm 2006, đã có tới hơn 1400 CSƢTDN tại Bắc Mỹ, từ con số 12 CSƢTDN năm 1980. Her Majesty’s Treasury xác định có khoảng 25 CSƢTDN tại Anh năm 1997; cho tới 2005, Hiệp Hội CSƢTDN Anh (UK BI) công bố có 270 môi trƣờng ƢTDN tại nƣớc này. Một nghiên cứu đƣợc tài trợ bởi Hội đồng chung 4 NBIA là tổ chức phi chính phủ bởi các nhà lãnh đạo các vƣờn ƣơm hàng đầu thế giới vào năm 1985 với mục đích cung cấp đào tạo và công cụ để giúp đỡ các doanh nghiệp khởi sự, đồng thời hỗ trợ thông tin về các vấn đề trong quản lý và xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp. Số lƣợng thành viên của NBIA đã tăng từ 40 lên 1600 vào năm 2006 và hiện tại NBIA có thành viên là các VƢDN trên 66 quốc gia trên thế giới. The history of Business Incubation – NBIA 5 Theo một số tài liệu khác, ý tƣởng về cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp bắt nguồn từ năm 1942 khi công ty Student Agancies Inc. tại Ithaca, Mỹ bắt đầu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi sự của sinh viên. Vào năm 1946, CSƢTDN đầu tiên hoạt động ngoài cộng đồng sinh viên đƣợc tạo dựng bởi tổ chức Phát triển Nghiên Cứu Mỹ (American Research Development) bởi một số cựu sinh viên của Học Viện Công Nghệ Massachuset (MIT) để cung cấp vốn ban đầu cho các doanh nghiệp khởi sự. 6 Trung tâm công nghiệp Batavia (Batavia Industrial Center) hiện tại vẫn đang hoạt động với hơn 110 công ty đƣợc ƣơm tạo và 1000 vị trí cho thuê nơi làm việc. 4
  10. châu Âu (European Commission) năm 2002 cho thấy có khoảng 900 CSƢTDN tại Tây Âu. Trong riêng năm 2005, các chƣơng trình ƣơm tạo doanh nghiệp tại Bắc Mỹ đã hỗ trợ hơn 27000 công ty, cung cấp 100.000 công ăn việc làm và doanh thu hàng năm là 17 tỷ USD. Tại châu Á, cho tới năm 2003 đã ghi nhận đƣợc trên 1100 CSƢTDN với 6000 doanh nghiệp đã tốt nghiệp (theo Bảng 1). Cho đến nay, trên toàn thế giới ƣớc tính có khoảng 5000 CSƢTDN, trong đó phần lớn là CSƢTDN công nghệ (với khái niệm: trên 50% các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo hoạt động trong lĩnh vực công nghệ: công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, điện tử…). Bảng 1: Số lƣợng các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp tại một số nƣớc châu Á Trung Nhật Hàn Đài Singa Hong Ấn Tổng Quốc Bản Quốc Loan pore Kong Độ Phi lợi nhuận 460 159 322 59 42 4 25 1071 Vì lợi nhuận - 44 11 5 13 2 6 81 Tổng 460 203 333 64 55 6 31 1152 DN đã tốt 3887 800 1234 190 - 66 - 6177 nghiệp Nguồn: Hong KIM, Chủ tịch KOBIA (2003): The improvement of Asian Business Incubation. Hình 1: Sự tăng trƣởng TBI trên thế giới 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 1980 1985 1990 1995 2000 2005 5
  11. Hình 2: Sự tăng trƣởng TBI ở các nƣớc phát triển và đang phát triển Nguồn: #2009-054, Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion in Developing Countries, Semih Akçomak, trang 9. Bảng 2: Các hoạt động kinh doanh nằm trong các CSƢTDN châu Âu Phần Hoạt động kinh doanh Số lƣợng trăm 1. Bán hàng, marketing và phân phối 5 0,4 2. Các dịch vụ kinh doanh và tài chính 8 0,6 3. Sản xuất công nghệ cao/tiên tiến 263 18,6 4. Công nghệ thông tin và truyền thông 258 18,2 5. Nghiên cứu và triển khai 173 12,2 6. Công nghệ sinh học/ dƣợc phẩm 201 14,2 7. Các ngành công nghiệp tri thức/ các công ty kinh tế 162 11,5 mới 8. Các hoạt động sản xuất khác 86 6,1 9. Các hoạt động dịch khác 124 8,8 10. Kết hợp của một số/toàn bộ các hoạt động 134 9,5 TỔNG 1414 100 Nguồn: CSES analysis of DG Enterprise, Incubator database Khi nền kinh tế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, các CSƢTDN tập trung phục vụ và ƣơm tạo các doanh nghiệp công nghệ ngày càng tăng, đặc biệt ở 6
  12. các nƣớc đang phát triển đang muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bảng 1, có thể thấy số lƣợng CSWTNDNCN chiếm tới trên 60% các CSƢTDN tại châu Âu. Số lƣợng các CSƢTDNCN hoặc có liên quan tới công nghệ ƣớc tính là 3500 trong tổng số 5000 CSƢTDN trên thế giới và tập trung ở các nƣớc đang phát triển.7 Việc thúc đẩy các CSƢTDNCN tại các nƣớc đang phát triển và mới phát triển đã và đang thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức nhƣ UNIDO và Ngân Hàng Thế Giới. Tốc độ tăng CSƢTDNCN tại các nƣớc đang phát triển đƣợc ghi nhận là 20%/năm 1997 và đang tiếp tục tăng nhanh. 8 1.2. Các khái niệm về cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: Tại Việt Nam, mô hình CSƢTDNCN đƣợc nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1996-1997 trong một số bài báo dƣới tên gọi “Lồng ấp” nhƣ là một công cụ hỗ trợ phát triển DNNVV. Sau đó, trong các hội thảo, và khi các CSƢTDN đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam, khái niệm này đƣợc dịch là “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp” và cho đến nay cách gọi này vẫn rất thông dụng. Tuy nhiên hiện tại trong các văn bản pháp luật của Việt Nam đã thống nhất cách gọi các tổ chức này là các “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” và “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”9. Điều này phản ánh rõ chức năng hoạt động của CSƢTDN và CSƢTDNCN giống nhƣ một tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, trong khóa luận này, tác giả thống nhất cách gọi của các văn bản pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp khi nhắc tới tên riêng của các CSƢTDNCN đang hoạt động, khóa luận vẫn dùng cách gọi “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp” do tên đăng ký hoạt động chính thức của các CSƢTDNCN vẫn lấy tên là “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp” hoặc “trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ”. Khái niệm CSƢTDNCN cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò, chức năng của nó trong phát triển doanh nghiệp, trong từng thời kỳ 7 Incubators in Developing Countries: Status and Development Perspective, Elena Scaramuzzi , infoDev Program, The World Bank, Washington DC, May 2002, trang 6 8 Tài liệu đã dẫn 9 Hiện tại vẫn có các CSƢTDN tại Việt Nam và các báo cáo nghiên cứu vẫn dùng cách gọi cũ là Vƣờn ƣơm doanh nghiệp hoặc Trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp. 7
  13. phát triển của kinh tế thế giới và khoa học - công nghệ. Song phát biểu một cách ngắn gọn thì “CSƯTDNCN là các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các công nghệ mới.” Theo Lewis thì nếu 50% khách hàng của CSƢTDN là doanh nghiệp công nghệ thì CSƢTDN đó có thể đƣợc coi là CSƢTDCN.10 Theo Luật Chuyển Giao Công Nghệ số 80/2006/QH11 đƣợc Quốc Hội Việt Nam ban hành ngày 29/11/2006, “Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.” Theo Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 đƣợc Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 13/11/2008 thì “Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao”. Cũng theo Luật Chuyển Giao Công Nghệ (CGCN) 2006, “Ươm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.” Và “Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.” Ngoài ra, ta cũng cần làm rõ các khái niệm: Công nghệ cao là công nghệ có hàm lƣợng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Nhƣ vậy, Luật chuyển giao công nghệ và Luật công nghệ cao đã ghi nhận Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp nhƣ là một tổ chức độc lập có chức năng và nhiệm vụ trong sự phát triển của khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ. Trong Luật 10 Does TBI works – David A.Lewis, 2001, trang 2 8
  14. CGCN 2006 cũng đã đƣa ra 2 khái niệm để phân biệt về ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ và ƣơm tạo công nghệ. Tuy vậy, khái niệm về ƢTDNCN của Luật mới nêu ra những hỗ trợ của CSƢTDNCN là “để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới đƣợc tạo ra.” Trong khi đó nhiệm vụ của CSƢTDNCN là hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ không chỉ trong quá trình thành lập mà còn để doanh nghiệp vƣợt qua đƣợc những khó khăn và có thể tự sống sót trên thị trƣờng. Sau khi phân tích một số cách đƣa ra khái niệm, khóa luận nhận thấy khái niệm đƣợc Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế (OECD) đƣa ra sau đây là đầy đủ nhất: “CSƯTDNCN là các tổ chức dựa vào tài sản cố định để cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tới các doanh nhân và các doanh nghiệp khởi sự, bao gồm cơ sở hạ tầng (không gian văn phòng, phòng thí nghiệm), hỗ trợ quản lý (Hoạch định kinh doanh, đào tạo, marketing), hỗ trợ kỹ thuật (các nhà nghiên cứu, các nguồn số liệu), tiếp cận tới nguồn vốn (các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ angel), các hỗ trợ pháp lý (Cấp giấy phép hoạt động, đăng ký bảo hộ trí tuệ), và mở rộng quan hệ (với các VƯDN khác và các dịch vụ của Chính Phủ). Khi công việc kinh doanh của các doanh nghiệp được ươm tạo đã ổn định về tài chính và những chủ doanh nghiệp khởi sự phát triển được những kỹ năng để tồn tại trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp được ươm tạo sẽ tốt nghiệp và hoạt động độc lập trên thị trường.”11 1.3. Các dịch vụ của CSƢTDNCN: Từ khái niệm trên ta có thể thấy, các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ thông thƣờng sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ sau: 1.3.1. Các dịch vụ về cơ sở vật chất: Các CSƢTDNCN cung cấp trụ sở làm việc, nội thất, các trang thiết bị chuyên dùng, mạng máy tính và các kết cấu hạ tầng khác thông thƣờng với giá rẻ, linh hoạt và đủ chức năng. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, CSƢTDNCN còn hỗ trợ công tác tác nghiệp của doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ dịch vụ thƣ ký, tiếp 11 Tài liệu đã dẫn 9
  15. tân, xử lý thƣ, fax và dịch vụ sao chụp, hỗ trợ mạng máy tính và công tác quản lý chứng từ sổ sách. Trong các CSƢTDNCN, ngoài việc cho doanh nghiệp thuê mặt bằng, trang thiết bị văn phòng các CSƢTDNCN thƣờng ở gần hoặc nằm trong các trƣờng đại học, khu công nghệ cao, viện nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với các phòng thí nghiệm, trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao. 1.3.2. Dịch vụ phát triển kinh doanh: o Dịch vụ tiếp cận với các nguồn lực tài chính: Các CSƢTDNCN cũng cung cấp khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cần thiết cho các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong đó có nguồn vốn mạo hiểm, thƣờng là tổ hợp của các nguồn vốn tƣ nhân với nguồn vốn bên ngoài do các đối tƣợng khác đầu tƣ, chẳng hạn nhƣ các nhà đầu tƣ các nhân, các nhà tƣ bản mạo hiểm, hoặc các tổ chức/ công ty địa phƣơng. o Dịch vụ hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp: CS ƢTDNCN hƣớng dẫn doanh nhân về các bƣớc đi cần thiết mà một doanh nghiệp mới thành lập cần phải trải qua nhƣ cung cấp các dịch vụ chuyên môn, cố vấn về kế toán, pháp lý. o Dịch vụ pháp lý, an ninh, sở hữu trí tuệ: CS ƢTDNCN cung cấp các dịch vụ tƣ vấn tại chỗ về mọi mặt nhƣ thủ tục pháp lý, đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ,… o Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận các mạng lưới: CS ƢTDNCN có thể giúp doanh nhân liên hệ và kết nối với những đối tác quan trọng trong quá trình khởi sự nhƣ khách hàng tiềm năng, các giám đốc điều hành có năng lực, nhà đầu tƣ… 1.4. Các đặc trƣng của Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: 12 1.4.1. Các đặc trưng so với các CSƯTDN khác: 12 Nguyễn Thị Lâm Hà, “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ của năm 2009. 10
  16. Thứ nhất, các CS ƢTDNCN có mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lƣợc trong hoạt động, đặc biệt có sự cam kết bảo trợ, hợp tác mạnh của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học – công nghệ, nhờ đó giúp ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các ý tƣởng khoa học công nghệ vào thực tiễn, thành các sản phẩm thƣơng mại hóa. Thứ hai, các CS ƢTDNCN thƣờng đƣợc thành lập trong trƣờng đại học kỹ thuật, hoặc trung tâm công nghệ, khu công nghệ cao, hoặc các nơi gần nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật. Thứ ba, các CS ƢTDNCN đƣợc giám sát, điều hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm phát triển DNCN Thứ tư, các doanh nghiệp công nghệ đƣợc ƣơm tạo đƣợc cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và các thiết bị chuyên dùng, các phòng thí nghiệm hiện đại, đồng bộ. Chính vì các đặc trƣng nhƣ trên mà các CSƢTDNCN đòi hỏi vốn đầu tƣ và chi phí vận hàng lớn hơn và công sức quản lý, vận hành lớn hơn CSƢTDN trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất… Dƣới đây là bảng so sánh các số liệu trong một nghiên cứu của Wolfe năm 1999 giữa các CSƢTDNCN và CSƢTDN thông thƣờng. Bảng 3: So sánh các số liệu của CSƢTDNCN và CSƢTDN năm 1999 tại Mỹ Chỉ tiêu Trung bình trong Trung bình trong toàn ngành các CSƢTDNCN Diện tích sử dụng 24 375 38 Số lƣợng doanh nghiệp thuê 12,0 13,9 Số lƣợng nhân viên / mỗi doanh 4,5 5,1 nghiệp khách hàng Số lƣợng DN tốt nghiệp hàng năm 3,3 1,7 Số DN tốt nghiệp/ nhân viên 22,4 30, 4 Tỉ lệ DN khách hàng còn hoạt động 82,2% 86% trong cộng đồng Nguồn: 13 13 David A. Lewis, tài liệu đã dẫn 11
  17. 1.4.2. Phân biệt CSƯTDNCN với một số tổ chức khác:  CSƢTDNCN và Trung tâm công nghệ/Công viên công nghệ/Khu công nghệ cao: CSƢTDNCN khác các công viên công nghệ (Technology Park) ở chỗ các CSƢTDNCN tập trung vào các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập và trong giai đoạn đầu phát triển. Các công viên công nghệ, ngƣợc lại thƣờng là các khu đất lớn đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp cung cấp không gian cho mọi loại hình doanh nghiệp từ tập đoàn, các phòng thí nghiệm của Nhà nƣớc hay thuộc trƣờng đại học, cho tới các công ty nhỏ. Hầu hết các công viên nghiên cứu và công nghệ không cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhƣ các chƣơng trình của các CSƢTDNCN. Tuy vậy, rất nhiều CSƢTDNCN lại nằm trong các khu công nghệ cao.  CSƢTDNCN với Quỹ đầu tƣ mạo hiểm? Đầu tƣ mạo hiểm (Venture capital investment): Là hoạt động đầu tƣ (thƣờng dƣới hình thức góp vốn) do các quỹ đầu tƣ hay cá nhân giàu có đầu tƣ vào các doanh nghiệp còn non trẻ, nhƣng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. Do mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận nên các nhà đầu tƣ đòi hỏi các dự án phải có tiềm năng đem lại mức lợi nhuận cao trên 30% (đầu tƣ từ cổ phiếu phải có mức lợi nhuận là 12 - 15%, trong khi đó gửi lãi suất tiết kiệm là 4 - 8%). Bản thân nhà đầu tƣ cũng đóng vai trò tích cực trong việc quản lý các khoản đầu tƣ của họ thông qua cung cấp những lời khuyên hoặc hƣớng dẫn chiến lƣợc. Họ luôn có “kế hoạch rút lui” hoặc cách thu hoạch trên khoản đầu tƣ của mình. Phổ biến nhất là kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ mạo hiểm sẽ nhanh chóng chấm dứt một dự án đầu tƣ nếu họ cảm thấy cơ hội thành công của công ty là không còn nhiều nhƣ trƣớc. Ngoài các khác biệt trong hoạt động và dịch vụ cung cấp kể trên, điểm khác biệt cơ bản giữa CSƢTDNCN và Quỹ đầu tƣ mạo hiểm là ở giai đoạn tiếp nhận doanh nghiệp. Ƣơm tạo doanh nghiệp là giai đoạn trƣớc của đầu tƣ mạo hiểm. Để tìm đƣợc các nhà đầu tƣ mạo hiểm doanh nghiệp thƣờng phải có từ 1 - 2 năm hoạt động kinh doanh tƣơng đối thành công (nghĩa là sản phẩm đƣợc chấp nhận trên thị trƣờng, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng, và hấp dẫn). Do đó, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng là các đối tác chiến lƣợc của 12
  18. các CSƢTDNCN; các CSƢTDNCN cung cấp cho các quỹ đầu tƣ mạo hiểm những công ty sau giai đoạn “sống sót” và sẵn sàng có thể nhận đƣợc khoản đầu tƣ về vốn. Các doanh nghiệp khách hàng của CSƢTDNCN cũng có nhiều khả năng đƣợc nhận vốn đầu tƣ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm hơn. 1.5. Phân loại các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ: Có nhiều cách phân loại các CSƢTDNCN khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, mục đích nghiên cứu khác nhau. Theo Mc Kinmon và Hayhow (1998) và Scott Kemmist (2004) thì các CSƢTDNCN có thể đƣợc phân loại dựa vào mô hình tổ chức và nguồn vốn hỗ trợ chính: (1) Các tổ chức phát triển kinh tế, (2) Các viện nghiên cứu và trƣờng đại học, (3) Các tổ chức vì lợi nhuận, (4) Các tổ chức phi lợi nhuận, và (5) Cá nhân/ liên kết nguồn vốn công và cá nhân. Cách phân loại của PriceWaterHouse Cooper, của Michale Bank lại chia ra các dạng phân loại: Phân loại theo khách hàng; Phân loại theo nhà tài trợ; Phân loại theo mục đích hoạt động. Semih Akçomak (2009) lại phân chia các loại hình CSƢTDNCN theo lịch sử phát triển và hình thành của các loại hình CSƢTDNCN mới dựa trên 2 tiêu chí: mục đích hoạt động và tổ chức bảo trợ cho các CSƢTDNCN. Các loại hình CSƢTDNCN lần lƣợt đƣợc xuất hiện là: CSƢTDNCN cổ điển (phi lợi nhuận và đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ), CSƢTDNCN trong trƣờng đại học, viện nghiên cứu; CSƢTDNCN tập trung vào 1 ngành công nghiệp, CSƢTDNCN của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, CSƢTDNCN trong doanh nghiệp. 14 Trong nghiên cứu mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tƣ, các CSƢTDNCN có thể đƣợc phân loại theo: (i) nguồn vốn, (ii) hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, 14 Semih Akçomak, Incubators as Tools for Entrepreneurship Promotion in Developing Countries, #2009-054, Working Paper Series, United Nations University - Maastricht Economic and social Research and training centre on Innovation and Technology, The Netherlands, 2009, trang 10-11 13
  19. (iii) có hàng rào hoặc không có hàng rào. Đây là cách phân chia có thể coi là đầy đủ và phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của khóa luận: 1.5.1. CSƯTDNCN phân theo nguồn vốn (hoặc theo chủ sở hữu) Đây là cách phân loại thông dụng nhất của CSƢTDNCN (tƣơng đƣơng cách phân loại theo nhà tài trợ trong nghiên cứu của PriceWaterHouse Cooper…) - CSƯTDNCN của Nhà nước: do Chính phủ hay các cơ quan tự quản địa phƣơng thành lập. Mục đích chính của CSƢTDNCN của Nhà nƣớc là tạo việc làm và phục hồi, phát triển kinh tế địa phƣơng. Mục đích quan trọng khác là chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phƣơng và bảo đảm cơ sở kinh tế, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, sử dụng tối đa trang thiết bị và các nguồn lực chƣa đƣợc khai thác, khôi phục kinh tế các địa phƣơng trì trệ là những thuận lợi chủ yếu của CSƢTDNCN của Nhà nƣớc. - CSƯTDNCN Tư nhân: do các doanh nghiệp tƣ nhân thành lập nhằm hỗ trợ một cách chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có triển vọng và thu lợi nhuận qua việc đầu tƣ vào chính doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo. Các nhà đầu tƣ tƣ nhân có thể thiết lập và vận hành các CSƢTDNCN nhằm mục đích thƣơng mại và hợp tác kinh doanh với các khách thuê vƣờn ƣơm. Họ có thể thực hiện các vụ đầu tƣ với tỷ lệ rủi ro và chi phí ít hơn qua việc thu nhận một cách chọn lọc các doanh nghiệp có triển vọng vào vƣờn ƣơm trong khi vẫn nhận đƣợc các khoản thu nhập đều đặn từ việc thuê mặt bằng và dịch vụ, đủ để trang trải các chi phí vận hành. - CSƯTDNCN liên doanh giữa Nhà nước và Tư nhân: do các cơ quan Nhà nƣớc, các viện, trƣờng đại học và khu vực tƣ nhân thành lập và vận hành. Các nhà đầu tƣ hợp doanh có thể tìm thấy các mục tiêu linh hoạt và rộng lớn nhiều hơn. Họ đóng một vai trò trong phát triển kinh tế trên các phƣơng diện phúc lợi công cộng; nhƣng mặt khác họ mang lại các cơ hội đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ tƣ nhân qua việc tài trợ cho việc tham gia vào các chƣơng trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm công nghệ của Chính phủ, và đôi khi đầu tƣ tập trung vào một số ngành công nghiệp tăng trƣởng cao. 14
  20. - CSƯTDNCN của viện, trường đại học: do viện hoặc trƣờng đại học thành lập với mục tiêu góp phần vào phát triển của cộng đồng địa phƣơng; tăng cƣờng tiềm lực độc lập của viện, trƣờng đại học nhờ việc tăng các quỹ nghiên cứu và tận dụng những lợi ích của nó; thƣơng mại hoá một cách nhanh chóng các kết quả nghiên cứu và phát triển; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết giữa viện, trƣờng đại học với khu vực sản xuất, kinh doanh. Trƣờng đại học có thể đáp ứng các nhà kinh doanh bên ngoài với các kết quả nghiên cứu của họ và thƣơng mại hoá chúng thông qua việc thiết lập và vận hành các CSƢTDNCN của riêng mình. Về phần mình, các CSƢTDNCN sẽ góp phần nâng cao danh tiếng của viện, trƣờng đại học qua việc cho thuê không gian trong đại học, công nghệ, các phƣơng tiện và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó sẽ giúp bên ngoài thấy rằng nghiên cứu của các viện, trƣờng đại học có tiềm năng thƣơng mại và từ đó có thể huy động vốn từ bên ngoài. Hơn nữa, thông qua CSƢTDNCN, các viện, trƣờng đại học tạo ra cơ hội cho các giáo sƣ, sinh viên mới tốt nghiệp khởi đầu công việc kinh doanh riêng của họ. - CSƯTDNCN thuộc quỹ đầu tư mạo hiểm: Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm cũng quan tâm đến việc thành lập CSƢTDNCN cho riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu ƣơm tạo của các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của môi trƣờng kinh doanh hiện đại với những đặc điểm nhƣ tăng tốc độ thâm nhập thị trƣờng, hiệp đồng và liên kết, ƣơm tạo nhân tài và liên kết chiến lƣợc. Thông qua các hoạt động ƣơm tạo, các quĩ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng tham gia mua cổ phần từ những công ty công nghệ đang ở giai đoạn đầu phát triển. - CSƯTDNCN được thành lập trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước. Mô hình này có lẽ chỉ có ở Trung Quốc, đƣợc thành lập nhằm tái cơ cấu các ngành truyền thống thông qua việc sử dụng công nghệ cao. Ngoài ra, các congxoocxiom (hiệp đoàn), các công ty lớn, các tổ chức phi chính phủ, các hợp tác xã, các nghiệp đoàn, các hãng phân phối cũng thành lập CSƢTDNCN nhằm thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của họ. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2