Đề tài: Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai
lượt xem 121
download
Đề tài là công trình nghiên cứu tham dự "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học' năm 2010. Nội dung đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là loại hình du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển của loại hình này ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2010 TÊN CÔNG TRÌNH: “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở VÙNG MIỀN NÚI LÀO CAI” Thuộc nhóm ngành: XH2b HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2010
- 82 M ỤC L ỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG............................................................................... 3 1.1. Du lịch văn hóa ..................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa ............................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa ........................................................................ 5 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa ..... 7 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. ......................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm văn hóa ........................................................................................ 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI . 15 2.1. Tình hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ................................................................ 15 2.1.1 Mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai ........................................................... 16 2.1.2. Mô hình du lịch “Homestay” (Du lịch cộng đồng) tại Lào Cai ................... 23 2.2. Những khó khăn, tồn tại và tiềm năng của du lịch văn tại Lào Cai .................... 27 2.2.1. Tiềm năng phát triển các mô hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ................... 27 2.2.2 Những khó khăn, tồn tại của du lịch văn hóa tại Lào Cai ............................ 31 2.3 Ảnh hưởng của du lịch văn hóa đối với tỉnh Lào Cai .......................................... 39 2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai ............................ 39 2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai ............................ 43 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI............................................................................................. 49 3.1. Chính sách của UBND tỉnh Lào Cai về dịch vụ du lịch tại địa phương ............. 49 3.1.1. Định hướng phát tại Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại Lào Cai............................................................................................. 49 3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tại Lào Cai. .............. 50 Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- 83 3.2. Hướng phát triển cho loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai. .............................. 51 3.2.1. Du lịch làng nghề truyền thống ................................................................... 51 3.2.2. Du lịch lễ hội ............................................................................................... 53 3.2.3. Du lịch cộng đồng ........................................................................................ 54 3.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ......................................................................... 56 3.3.1. Các giải pháp khắc phục những khó khăn ................................................... 56 3.3.2. Các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực ....................................... 62 KẾT LUẬN....................................................................................................................69 PHỤ LỤC 1: PHONG TỤC - LỄ HỘI Ở TỈNH LÀO CAI...............................................i PHỤ LỤC 2: CÁC CHỢ VĂN HÓA Ở TỈNH LÀO CAI..............................................vii TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................xii Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung hoàn chỉnh Chương Trình du lịch về cội nguồn CTDLVCN Chương trình “Khám phá Fansipan” FEI Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội MICE nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) Sinh viên nghiên cứu khoa học SVNCKH Thông tin và Truyền thông TT&TT Ủy Ban Nhân Dân UBND Văn hóa – Thể thao – Du lịch VHTTDL Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- Lời mở đầu Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa và nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em. Đến với Lào Cai, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, các du khách còn có mong muốn được hòa nhập và sống trong không khí cộng đồng của các dân tộc vùng cao, được ăn những món ăn của người vùng cao, được mặc những trang phục truyền thống của các dân tộc, được nhảy trong những giai điệu của núi rừng hay được tham gia vào các phong tục, lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số. Họ muốn cảm nhận sự thay đổi về văn hóa khi du lịch qua từng thị trấn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu các loại hình du lịch có thể đáp ứng được mong muốn tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc vùng cao. Thực tế này đòi hỏi cần có một nghiên cứu toàn diện về thực trạng của loại hình du lịch văn hóa và những tiềm năng hiện có ở Lào Cai để tìm ra hướng phát triển toàn diện hơn cho loại hình du lịch này tại địa phương. Chính vì những lý do và yêu cầu kể trên, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai”
- Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là loại hình du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển của loại hình này ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai phương pháp nghiên cứu: một là, phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin, số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nguồn báo in và Internet; hai là, phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương (huyện Sa Pa, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai) về các loại hình du lịch hiện có và những tiềm năng đã được khai thác. Đề tài được triển khai theo kết cấu gồm ba phần chính: Chương I nêu lên những cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa và những đặc điểm của Lào Cai phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này; Chương II tập trung đánh giá thực trạng phát triển đồng thời nêu lên những những khó khăn tồn tại và tiềm năng chưa được khai thác của du lịch văn hóa tại Lào Cai; Chương III trình bày những chính sách của UBND Tỉnh Lào vào, định hướng phát triển, các giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những tiềm năng phát triển du lịch của Lào Cai.
- -3- CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Du lịch văn hóa 1.1.1. Khái niệm Du lịch văn hóa 1.1.1.1.Du lịch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Hoặc “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam) Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -4- 1.1.1.2. Văn hóa Văn hóa được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau như để chỉ học thức (trình độ văn hóa); lối sống (nếp sống văn hóa) trình độ phát triển của một giai đoạn. Văn hóa còn được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả những phong tục, tín ngưỡng, hiện vật, lối sống… ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khu vực dân cư đó. Theo các định nghĩa trên thế giới, E.B.Taylor – một nhà nhân loại phương Tây cho rằng “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, những khả năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Ở Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mội trường tự nhiên xã hội”. 1.1.1.3. Du lịch văn hóa Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm))… và du lịch văn hóa. Đối với các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chủ đạo. Vậy, du lịch văn hóa là gì ? Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -5- quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra. Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới và theo báo cáo gần đây của OECD đã nhấn mạng tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong khu vực phát triển trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng ở các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị phai mờ do sự du nhập của các loại hình văn hóa ở các nước đã phát triển và hiện đại hơn vào nước ta. Phần lớn các nơi thu hút khách du lịch văn hóa ở nước ta đều là những nơi còn khó khăn, đói kém. Bởi thế, thu hút khách du lịch văn hóa đồng nghĩa với việc phát triển được kinh tế, giảm thiểu đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa: Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ. Các điểm đến bao gồm các di tích lịch sử, thành phố hiện đại, công viên, các câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thế giới để khám phá nên văn hóa nơi đó. Hàng nghìn du khách trên thế giới thường xuyên tham gia vào các chuyến du lịch mỗi năm để đi tham quan các địa điểm như thế này. Một trong những điểm đến thu hút khá nhiều khách du lịch là khu vực sinh sống văn hóa của người dân nơi khách du lịch có thể trải nghiệm được cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân địa phương, so sánh với với cuộc sống của chính vùng dân cư nơi khách du lịch sinh sống. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -6- Di sản văn hóa bao gồm hai loại chính là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Theo điều 4 của Luật di sản văn hoá sửa đổi bổ sung, “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”(2). “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”(1), Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa: du lịch văn hóa gắn liền với các họat động du lịch và hoạt động văn hóa - Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo. - Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao. - Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -7- - Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách. - Tính mùa vụ: đối với bầt kỳ loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này, đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ. Du lịch văn hóa còn thể hiện riêng ở những thời gian có những lễ hội, những sự kiện đặc biệt xảy ra như Hà Nội với sự kiện 1000 năm Thăng Long; đền Hùng vào những ngày giỗ Tổ. 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh mới thành lập từ năm 1991 vùng cao biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với 203km đường biên giới, nằm chính giữa khu vực Đông Bắc và Tây bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km đường sắt và 345 km đường bộ. Do đó, Lào Cai hiện nay thuận lợi về mặt giao thông – một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch. Riêng đối với đường thủy, do Sông Hồng – một tuyến giao thông huyết mạch nối từ Vân Nam, Trung Quốc chạy qua Lào Cao tới vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ nên thuận lợi rất lớn của địa hình Lào Cai khi con sông Hồng chảy qua có ý nghĩa lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Hơn thế nữa, con sông này còn góp phần quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa cho Lào Cai. Sông Hồng là con đường chuyên chở văn hóa Đông Sơn qua trạm trung chuyển Lào Cai lên Vân Nam, là cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục. Tuyến giao thông huyết mạch này cũng khiến Lào Cai sớm trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa. Một khối lượng lớn các hiện vật Đông Sơn thời kỳ trước Công Nguyên được tìm thấy ở Lào Cai như các loại trống đồng (gồ m 31 chiếc với các loại như trồng đồng truyền thống, trống đồng lưng choãi), rìu lưỡi Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -8- xén, mũi lao Đông Sơn, các loại bát bằng bạc, đĩa thủy tinh, những dụng cụ mà được coi là sản phẩm của cư dân du mục vùng Trung Á đã chứng minh Lào Cai là một trung tâm chính trị - xã hội lớn, cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục với văn hóa Điền ở Vân Nam, Trung Quốc và một số nền văn hóa vùng thảo nguyên Trung Á đã du mục vào Lào Cai. Địa hình Lào Cai khá phức tạp với hai dãy núi chính là Hoàng Liên Sơn và Con vui cùng có hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo nên các vùng đất thấp và trung bình cùng với nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng tạo ra các vùng khí hậu khác nhau. Vùng núi cao Lào Cai với các dân tộc miền núi có những văn hóa dân tộc khá đặc biệt như tục thờ mía của người Giáy, lẽ vượt biển của người Tày... càng đa dạng hơn hơn cho văn hóa ở vùng miền này. Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Nổi bật nhất ở Lào Cai là đỉnh Phăng – Xi – Păng cao 3143m so với mặt nước biển, Rả Giàng Phìng cao 3090m với cánh đồng Mường Thanh một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do đặc điểm địa hình nằ m sâu trong lục địa, chi phối bởi nhiều dãy núi cao nên diễn biết thời tiết khá đa dạng và khác biệt theo không gian, thời gian, phân theo đai cao, có vùng nhiệt đới, có vùng mang tính chất Á Nhiệt đới. Nhiệt độ đặc biệt vùng Sapa rất đa dạng, trong cùng một ngày nhiệt độ có thể lên cao sau đó xuống thấp. Có những lúc, vùng sapa có nhiệt độ dưới 00C và có tuyết rơi. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- -9- mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong khi đó mùa khô lại kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa ở mức độ trung bình từ 1.400mm đến 1.700mm, dẫn đến hệ thống động, thực vật cũng phong phú gồ m nhiều loại khác nhau. Dân tộc: Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Cùng với sự đa dạng dân tộc là sự đa dạng trong các yếu tố văn hóa ở Lào Cai, có tới ba trông bốn hệ ngôn ngữ lớn nhất của Việt Nam có mặt ở Lào Cai: Ngữ hệ Nam Á có các tộc người Kinh, Mường, Kháng, H’Mông, Dao, La Chí, La ha; ngữ hệ Hán – Tạng có các tộc người: Hoa (Xạ Phang), Hà nhì, Phù Há; ngữ hệ Thái có nhiều tộc người như Tày (cả nhóm Pa Dí), Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Lào Cai đã trờ thành điểm hội lưu văn hoá tộc người vùng văn hoá Việt Bắc mà cả dân tộc Tày Nùng được coi là cư dân đa số thì ở Lào Cai người Tày cũng chiếm một tỷ lệ lớn (13,36%) dân số Lào Cai. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 10 - Tất cả các đặc điểm tự nhiên kể trên đã cùng nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và độc đáo cho văn hoá Lào Cai. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa tại khu vực này. 1.2.2. Đặc điểm văn hóa Tỉnh Lào Cai có 86.290 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 1.017 làng, bản, tổ dân phố văn hoá; 1.163 cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá; 19% dân số toàn tỉnh thường xuyên luyện tập thể thao; 100% số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất. Khách du lịch đến Lào Cai đạt 700.451 lượt người, vượt 8% kế hoạch, doanh thu đạt: 513,422 tỷ đồng (tăng 18,3% so cùng kỳ). Với sự đa dạng trong dân tộc đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Lào Cai. Lào Cai là một tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa. Văn hóa của Lào Cai bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. 1.2.2.1.Văn hóa vật thể của Lào Cai Với các hiện vật được tìm thấy như trống đồng, bát đĩa, sản phẩm của dân du mục (đã được đề cập ở trên) đã cho thấy yếu tố văn hóa vùng Lào Cai khá đa dạng và phong phú. Lào Cai còn phát hiện ra nhiều đồ gốm cổ bên cạnh đồ của Lý, Trần, gốm Chu Đậu còn tìm thấy gốm thời nhà Minh, nhà Thanh bên Trung Quốc và rõ ràng nhất là các dấu tích kiến trúc đan xen giữa Việt Nam và Trung Quốc ở một số di tích đình chùa còn lại đến ngày nay. Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), di tích chiến thắng Phố Ràng... đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 11 - tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)... Người dân tộc chủ yếu sống trên nhà sàn nhưng vì sự đa dạng cũng như hội nhập ở Lào Cai nên nhà cửa ở đây được chia làm ba loại hình nhà chính: nhà nền đất của các dân tộc Kinh, H’Mông, Hoa, người Hà Nhì..; nhà nửa sàn nửa đất của các dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ...); nhà sàn (người Tày, Thái...) với các kiểu nhà sàn mái tròn của người Thái đen hoặc nhà sàn tường trình (tên một loại nhà sàn) của người Tày, Bắc Hà. Về mùa đông, cho dù trời rét xuống độ âm, trong nhà đồng bào vẫn ấm. Còn về mùa hè, nếu nắng nóng đến 37-38oC, ngồi trong nhà đồng bào vẫn mát mẻ. Bên trong nhà của người Hà Nhì, đồng bào còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song với tường chính ở cách cửa ra vào khoảng 1,5 m. Sau bức tường phụ này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình. Nhà của người Hà Nhì đa số là hình vuông, khác với nhà hình chữ nhật của người Mông. Trước khi làm nhà trình tường, các gia đình người Mông phải xem ngày giờ tốt, chọn miếng đất lành bằng phẳng, rộng cỡ 40 - 50 m2, rồi mổ gà nấu xôi cúng tế, cầu mong cho ngôi nhà mình sắp làm sẽ bền vững, thọ tới trăm năm. Nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Lào Cai Họa tiết trang trí trên trang phục Trang phục của người dân tộc ở Lào Cai luôn sặc sỡ sắc màu, phong phú về chủng loại. Mỗi dân tộc lại có một kiểu trang phục đặc trưng riêng cho dân tộc mình. Trang phục người Hmông hoa, Hmông xanh, Hmông đen, Hmông trắng cũng có kiểu cách, màu sắc khác hẳn nhau. Phụ nữ Hmông ở các huyện khác mặc váy Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 12 - nhưng phụ nữ Hmông ở Sa Pa lại mặc quần cộc. Đặc biệt là người Tày, người Tày ở Văn Bàn, Bảo Yên mặc áo ngắn, váy ngắn, còn người Tày ở Bắc Hà lại mặc áo dài và quần dài. Dụng cụ chủ yếu hình thành nên bộ trang phục là chiếc khung dệt, vật cần thiết trong mỗi gia đình người Dao. Chỉ với hai thoi dệt chính, phụ; người phụ nữ Dao có biệt tài dệt được vải trắng lẫn vải màu.Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu. Các loại trang phục khác nhau được thể hiện rõ nhất trong các phiên chợ vùng Lào Cai. Đặc biệt, do vị trí Lào Cai rất quan trọng nên nhân dân đã rước đức thánh Trần, người anh hùng dân tộc thờ ở đền Thượng, xây dựng đền thờ Mẫu ngay ở vùng ven sông Hồng, giáp biên giới. Đền thờ Trần Hưng Đạo và thờ Mẫu Liễu Hạnh trấn ải ở biên cương thực sự trở thành những cột mốc văn hoá bên cạnh cột mốc địa giới, nhằm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của người dân Việt Nam về mặt văn hoá. 1.2.2.2.Văn hóa phi vật thể của Lào Cai Lễ hội của các dân tộc ở đây rất đặc sắc, in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ. Tuy nhiên không còn mang nặng sự lạc hậu như ngày xưa. Lễ hội diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng. Tuy nhiên ở Mường Hoa, một số lễ hội có phạm vi mở rộng cả một vùng, một mường xưa. Người Mông có lễ ''Nào Sồng'' (ăn thề đầu năm) được tổ chức vào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của cả làng. Sau khi cúng thần, mọi người trong làng đều bàn bạc xây dựng hương ước. Một năm người Mông có tới l1 lễ, trong đó có lễ ''Tu su'' cúng rồng xanh rất hấp dẫn. Lễ ''Nhặn Sồng'' của người Dao tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian, đó là: nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc (các bài thiên binh, hành quân, trừ tà...), nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ Bàn, Triệu, Đặng..., kể về công lao tổ tiên, về sự tích một số thần thánh trong miếu vạn thần của người Dao. Trong số lễ hội của của các dân tộc ở Sa Pa, lễ hội ''Gioóng boọc'' của người Giáy có quy mô lớn, thu hút hàng nghìn người Giáy, Mông, Dao ở thung lũng Mường Hoa tham gia. Người Xá Phó ở Nậm Sang lại tổ chức lễ hội ''quét làng'' vào Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 13 - ngày 2/2 âm lịch với nhiều nghi thức nhằm trừ tà, cầu an. Hiện nay, quy mô lễ hội truyền thống của các dân tộc càng được mở rộng để thu hút được nhiều khách du lịch. Tiết mục văn nghệ của bà con dân tộc Xa Phó (xã Nậm Sài) biểu diễn trên khu du lịch Hàm Rồng. Người H’mông ăn tết trước một tháng theo lịch cổ truyền của đồng bào. Trong tôn giáo, bên cạnh tôn giáo tín ngưỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên, thần bản mệnh…) chiếm địa vị quan trọng, còn xuất hiện một số tôn giáo mới du nhập. Các tín ngưỡng dân gian đã chịu sự ảnh hưởng của tam giáo, ảnh hưởng này diễn ra khá mạnh ở vùng người Dao, Tày, Nùng, Giáy… nhưng nổi bật nhất là người Dao. Trong miếu Vạn Thần của người Dao, bên cạnh Ngọc Hoàng còn có Phật là quân sư. Dưới trướng của Ngọc Hoàng và Phật còn có Thuỷ Nguyên, Linh Bảo, Đạo Đức. Dưới các vị này còn có Tam Thanh, Tam Bảo, Tam Nguyên. Sự đan xen giữa Tam giáo với tín ngưỡng dân gian đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc Lào Cai. Trong văn học dân gian, mỗi dân tộc có đầy đủ cả hệ thống các loại hình văn học từ truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn đến dân ca, truyện thơ. Mỗi một loại hình văn học dân gian lại có các tiểu loại hình phong phú. Các truyền thuyết chống Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 14 - ngoại xâm, bảo vệ biên giới xuất hiện khá phong phú, nhất là truyền thuyết, truyện cổ kể về sự tích các địa danh như Đản Khao, Pha Long, Trung Đô, Nghĩa Đô, núi Đại Thần… Trong tín ngưỡng dân gian, các danh tướng chống giặc ngoại xâm, chống giặc cướp trở thành những thần linh được nhân dân tôn thờ như Cầm Ngọc Hánh, Hoàng Dìn Thùng, Giàng Chỉn Hùng..v.v.. Ông Hoàng Bảy - một viên tướng bảo vệ biên cương đã đi vào điện thần Đạo Mẫu, được thờ trang trọng ở đền Bảo Hà. Có thể nhắc đến các nghệ thuật dân gian đặc biệt là nghệ thuật âm nhạc. Chỉ tính riêng nhạc khí Lào Cai đã có đủ 10 họ với 10 chi khác nhau. Chi nhạc cụ dây động có hưn mạy (Thái), đao (Kháng)…Nhạc cụ hơi có chi nhạc hơi hình vòm như cặm rưng (Khơ Mú, Kháng), ống khảo của người Mường, pí thiu, phí khui của người Thái… Chi nhạc cụ hơi lưỡi gà có khá nhiều, gồm cả loại đơn giản nhất như pí phương (Thái) bằng ống dạ đến loại có cấu tạo phức tạp như khèn H’Mông, Khèn của người H’Mông khèn Thái, chi nhạc cụ hơi chỉ dùng hơi thổi như tù và, kèn đồng H’ Mông… Nhạc cụ họ màng rung có nhiều loại trống bịt da của các dân tộc… Nhạc cụ các dân tộc ở Lào Cai còn bao gồm cả loại chuyên dùng hoà tấu với chuyên dùng độc tấu..v.v.. Lào Cai có hơn ba mươi điệu múa khác nhau. Có những điệu múa dùng trong sinh hoạt (như xoè vòng, xoè chiêng) nhưng cũng có điệu múa chỉ dùng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc lễ hội. Chỉ riêng nhóm Dao họ (Dao quần trắng) ở Bảo Thắng, Bảo Yên đã có 7 điệu múa khác nhau (như múa kiếm, múa sạp, múa chuông, múa khăn, múa mặt nạ, múa trống, múa gà). Nghệ thuật âm nhạc cũng rất đa dạng. Như vậy, tính đa dạng văn hóa tộc người đã tạo thành nguồn lực cho Lào Cai phát triển, tạo thành sắc thái riêng của Lào Cai. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 15 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI 2.1. Tình hình du lịch văn hóa tại Lào Cai Thời gian qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai triển khai đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 - 2010” đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp, phân vùng các tuyến, điểm du lịch và hình thành mô hình nhà du lịch, các quầy thông tin thu hút khách du lịch. Qua 3 năm thực hiện đề án, các sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm qua các tour du lịch trên sông Chảy, chinh phục Phan Xi Păng, khám phá những hang động, thác nước… Du lịch văn hoá cộng đồng chủ yếu tại Sa Pa, Bắc Hà là mô hình làng văn hoá du lịch, chợ văn hoá vùng cao, du lịch tâm linh (thăm đền, chùa, lễ hội...), du lịch mua sắm hàng hoá thông qua hệ thống các siêu thị, chợ và các làng nghề, câu lạc bộ thổ cẩm, các quầy hàng lưu niệm… Các tour, tuyến du lịch được phân vùng khai thác đã phát huy tác dụng, thúc đẩy sự hợp tác tạo nguồn lực để du lịch Lào Cai phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo bền vững. Cùng với du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa cũng đang phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Lào Cai, hiện toàn tỉnh có 2.500 người lao động trực tiếp và 5.000 người lao động gián tiếp trong ngành du lịch, riêng Sa Pa có 240 hướng dẫn viên, trong đó 95 hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2006 -2009, các hoạt động đã thu hút 28 doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện lớn gắn với du lịch hàng tỷ đồng. Đặc biệt là việc hình thành Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai và kiện toàn hệ thống các nhà du lịch, quầy Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
- - 16 - thông tin ga Lào Cai phát huy hiệu quả, hướng công tác xúc tiến du lịch vào chuyên nghiệp và đẩy mạnh kêu gọi các dự án đầu tư. Thực hiện đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 - 2010” đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong thực hiện thu hút khách du lịch, tăng doanh thu, tạo việc làm cho người lao động. Từ kết quả đó, Lào Cai phấn đấu đến năm 2010 đón 730.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 470 tỷ đồng là điều có thể trở thành hiện thực. 2.1.1 Mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai: Mô hình “Du lịch lễ hội” đang phát triển ở Lào Cai trong những năm gần đây được phát triển dựa trên những lễ hội rất độc đáo và phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Bên cạnh rất nhiều những nét văn hóa độc đáo khác thì những lễ hội truyền thống của các dân tộc chính là điểm nhấn quan trọng đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch yêu thích tìm hiểu văn hóa đến với Lào Cai. Với mục đích gắn việc bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước năm 2005, ngành Văn hóa - Thông tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lào Cai đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học cho 51 làng và toàn bộ 25 dân tộc, thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hóa đặc biệt có giá trị cần bảo tồn và khai thác. Đến nay, theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, Lào Cai đã sưu tầm 8.128 hiện vật thể khối và hình ảnh; trong đó có nhiều cổ vật giá trị như: trống đồng, vò gốm, gương đồng. Sưu tầm 200 mẫu hoa văn cổ của người Mông, 1.264 hiện vật dân tộc học của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai cùng 92 phong tục tập quán của các nhóm, ngành dân tộc, 50 lễ-tết-hội; 1800 bài dân ca, 40 bản nhạc khí, 85 điệu múa, 2000 địa danh và 838 cuốn sách cổ của các dân tộc Dao, Giáy, Bố Y. Kho tàng văn hóa dân gian của 7 nhóm, ngành dân tộc có số dân ít, nguy cơ mai một di sản văn hóa cao như: Bố Y, Kháng, La Ha, ngành Mông Xanh, Xá Phó, La Chí, Pa Dí, được sưu tầm có hệ thống. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG "
47 p | 939 | 370
-
Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
68 p | 666 | 73
-
Nghiên cứu khoa học: Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng núi Lào Cai
84 p | 285 | 56
-
Báo cáo: Năng lượng hạt nhân
41 p | 240 | 55
-
Báo cáo: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái, từ đó đề ra hướng phát triển du lịch sinh thái cho khu vực Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
13 p | 241 | 43
-
Đề tài: Tìm hiểu loại hình du lịch tâm linh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
19 p | 256 | 35
-
Đề tài: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp
12 p | 308 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam
94 p | 143 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 64 | 24
-
Đề tài: Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ
46 p | 170 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam học: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm – Quảng Ngãi
96 p | 68 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
107 p | 37 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum
150 p | 30 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình phát triển làng nghề hoa trồng hoa kiểng tại TP.HCM kết hợp du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường
140 p | 44 | 6
-
Thanh tóan ngoài doanh nghiệp và mối liên hệ với tiềm năng phát triển doanh nghiệp
55 p | 41 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tiềm năng phát triển trong hệ thống quản lý, vận hành và bảo trì các hệ thống mặt đất làng cung cấp nước trong lưu vực sông Huai sam mor, tỉnh Khon Kaen"
13 p | 72 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn