Đề tài nghiên cứu khoa học: Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân" nhằm nghiên cứu lý luận về tiềm năng, du lịch và du lịch văn hoá, đề tài khảo sát, phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hoá và thực trạng khai thác các tiềm năng này tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH Mã số: ĐTSV.2022.57 Chủ nhiệm đề tài : Phạm Thị Vân Nam Lớp : 2005VDLA Cán bộ hướng dẫn : TS. Trần Thị Diệu Thúy Hà Nội, 2023
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH Mã số: ĐTSV.2022.57 Chủ nhiệm đề tài : Phạm Thị Vân Nam Lớp : 2005VDLA Hà Nội, 2023
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả đề tài xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Học viện, Lãnh đạo Khoa Quản lý xã hội đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia vào hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, đặc biệt đến giảng viên TS. Trần Thị Diệu Thuý đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo về kiến thức cũng như tài liệu, hỗ trợ tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Bác Trần Vũ Quang - Phó Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Nghi Xuân, cô chú BQL Khu di tích Nguyễn Du, Ông Trần Quốc Thành, Bà Phạm Thị Thuỷ, Bác Trần Thế Long - cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã quan tâm, cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã có nhiều sự cố gắng, song đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô có những ý kiến đánh giá, nhận xét, đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là công trình nghiên cứu của chính tác giả và nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn TS. Trần Thị Diệu Thuý. Những số liệu, nội dung được trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực và được tác giả thu thập từ những tài liệu khác nhau trong danh mục tài liệu tham khảo, không sao chép của bất kì ai. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng nếu như phát hiện dấu hiệu không trung thực, gian lận.
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 ANTT An ninh trật tự 2 BQL Ban quản lý 3 CLB Câu lạc bộ 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 DLCĐ Du lịch cộng đồng 6 HTX Hợp tác 7 ICOMOS Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích 8 MTQG Mục tiêu quốc gia 9 NTM Nông thôn mới 10 OCOP One Commune One Product được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm” 11 PTTH Đài Phát thanh và truyền hình 12 TDP Tổ dân phố 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 16 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) 17 XKLĐ Xuất khẩu lao động
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang 1 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu kinh tế huyện Nghi Xuân năm 2015- 37 2020 2 Bảng 2.2: Bảng thống kê làng nghề truyền thống ở huyện 49 Nghi Xuân 3 Bảng 2.3. Địa chỉ một số nhà hàng ở huyện Nghi Xuân 50 4 Bảng 2.4. Thống kê các cơ sở lưu trú trên địa bàn 61 huyện Nghi Xuân 5 Biểu đồ 2.6: Tổng doanh thu và lượt khách đến huyện 68 Nghi Xuân giai đoạn 2017-2020
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 6. Bố cục đề tài ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ ................................................................................................................................. 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................6 1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa .....................................................6 1.1.2. Khái niệm tiềm năng và tiềm năng du lịch ............................................ 9 1.1.3. Khái niệm phát triển và phát triển du lịch .............................................9 1.1.4. Khái niệm tài nguyên và sản phẩm du lịch ..........................................10 1.2. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ..................................................... 12 1.2.1. Đường lối, chính sách phát triển du lịch ở địa phương ..................... 12 1.2.2. Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng ...................................................... 13 1.2.3. Điều kiện về nhân lực ........................................................................... 14 1.2.4. Điều kiện về an sinh, an toàn xã hội ....................................................15 1.2.5. Điều kiện về nguồn tài nguyên du lịch ................................................ 16 1.3. Khái quát về huyện nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh .............................................18 1.3.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................18 1.3.2. Đặc điểm về tự nhiên .............................................................................19 1.3.3. Đặc điểm về lịch sử văn hóa, xã hội .....................................................20 1.3.4. Đặc điểm về kinh tế ............................................................................... 24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH .................................................................. 27 2.1. Tài nguyên thiên nhiên huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh ........................... 27 2.1.1. Hồng Sơn liệt chướng ........................................................................... 27 2.1.2. Đan Nhai quy phàm .............................................................................. 27
- 2.1.3. Song Ngư hý thuỷ .................................................................................. 28 2.1.4. Giang Đình Cổ Độ .................................................................................28 2.1.5. Cô Độc lâm lưu ...................................................................................... 28 2.1.6. Quần Mộc bình sa ................................................................................. 28 2.1.7. Uyên Trừng danh tự ..............................................................................29 2.1.8. Hoa Phẩm thắng triền ...........................................................................29 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở huyện Nghi Xuân-tỉnh Hà Tĩnh .............. 30 2.2.1. Các di tích lịch sử-văn hóa ................................................................... 30 2.2.2. Lễ hội ......................................................................................................34 2.2.3 Làng nghề ............................................................................................... 35 2.2.4. Ẩm thực .................................................................................................. 36 2.2.5. Phong tục, tập quán ...............................................................................37 2.2.6. Nghệ thuật ..............................................................................................38 2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh .... 40 2.3.1. Quan điểm, chính sách phát triển du lịch văn hóa ............................. 40 2.3.2. Kinh tế, cơ sở hạ tầng ............................................................................44 2.3.3. Nguồn nhân lực quản lý và trình độ nguồn nhân lực ........................ 46 2.3.4. An sinh, an toàn xã hội ......................................................................... 47 2.3.5. Các sản phẩm du lịch ............................................................................ 49 2.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch .....................................................50 2.3.6. Khách du lịch .........................................................................................51 2.3.7. Các tuyến, điểm du lịch ......................................................................... 53 2.3.8. Các dịch vụ hỗ trợ ..................................................................................53 2.4. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh ......................................................................................................................... 54 2.4.1. Những ưu điểm ......................................................................................54 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ..........................................................................55 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................57 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH ............................................................................................................59
- 3.1. Một số kiến nghị khai thác phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân ........................................................................................................................ 59 3.1.1. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh ..................... 59 3.1.2. Đối với UBND huyện Nghi Xuân .........................................................59 3.1.3. Đối với cộng đồng dân cư ..................................................................... 60 3.2. Một số giải pháp khai thác phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................................60 3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ ...................60 3.2.2. Đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành du lịch .............. 62 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý ................. 63 3.2.4. Đẩy mạnh công tác quảng bá văn hoá và du lịch ............................... 63 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch .............................64 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 65 KẾT LUẬN ............................................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................67 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 70
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang trên đà ngày một phát triển, du lịch dần trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người. Không thể phủ định tầm quan trọng, vai trò to lớn mà ngành Du lịch đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế. Là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch đã và đang được Nhà nước chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển. Du lịch văn hóa là một trong hai hình thức quan trọng nhất trong ngành Du lịch là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái. Du lịch văn hóa một mặt vừa góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, một mặt lại góp phần trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Việt Nam được biết đến là một quốc gia có bề dày về truyền thống văn hóa với lịch sử hơn 4000 năm cha ông dựng nước và giữ nước, nước ta có nền văn hóa dân tộc đa dạng, thống nhất. Bên cạnh đó, là quốc gia của di sản văn hoá, Việt Nam có hệ thống đồ sộ về di tích lịch sử, di sản văn hóa bao gồm vật thể và phi vật thể trải dài, xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Nước ta có 107 Di tích Quốc gia đặc biệt, 395 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đặc biệt có 8 Di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới,... Sự phong phú, đa dạng trong bản sắc văn hóa của Việt Nam cùng với hệ thống di sản văn hóa khổng lồ đó đã trở thành một nguồn tài nguyên văn hóa giàu có, là một lợi thế để nước ta phát triển du lịch văn hóa. Là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nhắc đến Nghi Xuân là nhắc đến làng văn hóa Tiên Điền, là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, là mảnh đất của ca trù, dân ca ví giặm,... Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, có tổng 240 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 1 Di tích quốc gia đặc biệt, 9 di tích quốc gia, 77 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích được chú trọng bảo tồn khác. Không chỉ giàu có về tài 1
- nguyên văn hoá, ở huyện Nghi Xuân hội tụ đầy đủ dạng địa hình sông - núi - biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện Nghi Xuân khai thác và phát triển du lịch. Với mong muốn ngành du lịch văn hóa phát triển hơn trên quê hương Nghi, tác giả chọn đề tài “ Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu để làm rõ hơn về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Nghi Xuân, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa tại đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Nhóm đề tài nghiên cứu về Du lịch văn hóa: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Du lịch văn hóa. Nổi bật có Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ) của nhóm tác giả Trần Thuý Anh - Triệu Thế Việt - Nguyễn Thu Thuỷ - Phạm Thị Bích Thuỷ - Phan Quang Anh. Công trình này đã đưa ra những khái niệm cơ bản, các thuật ngữ liên quan đến du lịch văn hóa, đồng thời xác định rõ những đối tượng, mục tiêu cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, công trình tập trung nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hóa theo hướng phát triển bền vững. Giáo trình “Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch” năm 2010 của tác giả Lê Hồng Lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đề cập đến các cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa, tập trung phát triển du lịch. Ngoài ra, đã có rất nhiều luận văn cũng như các đề tài khác nhau nghiên cứu liên quan đến văn hóa du lịch. Luận văn “Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam” năm 2008 của tác giả Lương Thị Tố Uyên, từ việc đưa ra cơ sở lý luận về phát triển loại hình du lịch văn hóa đã đi sâu nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Luận văn “Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc với việc phát triển du lịch văn hóa” năm 2014 của Trần Thị Huyền Trang thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về địa chỉ đỏ ở Ngã ba Đồng Lộc, đã quảng bá, giới thiệu văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa tại di tích này. Ngoài ra còn có một số công trình khác như luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình” năm 2015 tác giả Võ Thị Bích Phương, 2
- “Phát triển du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” năm 2013 của Phạm Minh Thắng đã nghiên cứu sâu về những tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở huyện Đông Triều. - Nhóm đề tài nghiên cứu về du lịch huyện Nghi Xuân Bên cạnh đó, còn có “Non nước Việt Nam” năm 2009 của Tổng Cục Du lịch đã giới thiệu về tỉnh Hà Tĩnh và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. Khoá luận “Hoạt động du lịch biển và sinh kế của người dân xã Xuân Thành - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008 của Lê Thị Dung đã có những đánh giá khá chi tiết về hoạt động du lịch ở biển Xuân Thành. Khoá luận “Bước đầu đánh giá tiềm năng tự nhiên và nhân văn tỉnh Hà Tĩnh” năm 2008 của Nguyễn Văn Tuấn. Khoá luận “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh” năm 2013 của tác giả Ngô Thị Huế đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Nghi Xuân, đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện. Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều bài báo, bài viết lên quan đến văn hoá du lịch của huyện được đăng tải trên các diễn đàn, trang điện tử của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân. Nhìn chung, đã có các đề tài nghiên cứu tổng quan về du lịch văn hoá, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch của huyện Nghi Xuân. Nhưng các công trình này chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu tổng quan về tiềm năng du lịch, mà chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch văn hoá cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Nghi Xuân cả. Như vậy, đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá của huyện Nghi Xuân” là một đề tài mang tính mới, và cần được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tiềm năng, du lịch và du lịch văn hoá, đề tài khảo sát, phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hoá và thực trạng khai thác các tiềm năng này tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề 3
- xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Cơ sở lý luận về tiềm năng phát triển du lịch văn hoá - Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hoá và thực trạng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: phạm vi không gian mà đề tài nghiên cứu là toàn bộ tiềm năng, hoạt động phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Nghi Xuân. - Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở huyện Nghi Xuân trong phạm vi thời gian từ năm 2017-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có được kết quả nghiên cứu chính xác, đánh giá khách quan nhất, tác giả đã tiến hành một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp thu thập những thông tin lý luận về du lịch văn hoá, các thông tin về huyện Nghi Xuân cũng như tài nguyên du lịch văn hoá ở huyện Nghi Xuân,... từ đó tiến hành xây dựng tổng quan nghiên cứu vấn đề, các lý luận về văn hoá, du lịch, du lịch văn hoá, tài nguyên du lịch, điều kiện phát triển du lịch,... - Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: Để đánh giá khách quan, chính xác nhất về tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tác giả đã 4
- thực hiện đợt khảo sát vào tháng 1 năm 2023. Thông qua đợt khảo sát này, tác giả có những đánh giá khách quan, chân thực nhất về tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại địa phương này, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc khai thác, phát triển du lịch văn hoá cho huyện nhà. - Phương pháp phỏng vấn sâu: trong quá trình đi điền dã và khảo sát thực tế, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban quản lý Phòng Văn hoá - Thông tin huyện và ban quản lý tại các điểm du lịch, khu di tích và một số người dân địa phương về nhận thức, hoạt động tham gia vào du lịch tại huyện, từ đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan, xác thực hơn về thực trạng phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn huyện Nghi Xuân. 6. Bố cục đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hoá Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác phát triển du lịch văn hóa ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 5
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Có rất nhiều khái niệm về du lịch, mỗi một học giả, mỗi một nhà nghiên cứu đều đưa ra một khái niệm khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch đầu tiên được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Tornos nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hóa thành Tornur và sau đó thành "Tour" (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” có nghĩa là người đi dạo chơi. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Trong đó, “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.[2] Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO ( Word Tourist Organization) cho rằng, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union Of Offical Travel Oragnization) IUOTO định nghĩa: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...” Liên hiệp quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ". 6
- Theo Khoản 1, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh như sau: - Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. - Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Như vậy, có thể hiểu, ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình tiếp đón khách du lịch. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố đặc điểm, vị trí, phương tiện, mục đích,... hoạt động du lịch đa dạng và phong phú về loại hình. Mỗi loại hình du lịch biểu hiện nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, du lịch có thể chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Căn cứ vào tài nguyên du lịch, có loại hình du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá. Căn cứ vào vị trí địa lý của cơ sở du lịch, có du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thành thị, du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, còn có thể căn cứ theo mục đích chuyến đi, có nhiều loại hình du lịch khác nhau như du 7
- lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao, lễ hội, công vụ, thương gia, nghiên cứu học tập, chữa lành,... Ngoài ra các loại hình du lịch còn có thể căn cứ dựa trên các loại hình cơ sở lưu trú, căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông, vào thời gian của chuyến đi, vào phương thức hợp đồng,...Nhìn chung, giữa các loại hình du lịch có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Như vậy, có thể hiểu, du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm, giải trí, hoặc kết hợp mục đích khác... trong thời gian không quá 01 năm. 1.1.1.2. Khái niệm du lịch văn hóa Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hoá của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hoá, những phong tục tập quán còn hiện diện. Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa: “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác giá trị văn hoá, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh giá trị văn hoá mới của nhân loại.” Một khái niệm khác về du lịch văn hoá của WTO cho rằng: “Du lịch văn hoá là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hoá, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hoá của một cộng đồng.” Theo tác giả Dương Văn Sáu: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác giá trị của các thành tố trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của du khách mà vẫn bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc”. GS. Trần Quốc Vượng lại cho rằng “Du lịch văn hoá là loại hình chủ yếu hướng việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hoá cổ kim.” Theo các nhà quản lý di sản, du lịch văn hoá là loại hình du lịch được tổ 8
- chức tốt, có giáo dục, góp phần cho công tác duy tu và bảo tồn. Theo Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này thực tế đã minh chứng cho nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì lợi ích văn hoá - kinh tế - xã hội.” [8] Như vậy du lịch văn hoá là một loại hình du lịch khai thác chủ yếu dựa trên các yếu tố văn hoá như phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, di tích lịch sử, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật,.... nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hoá của du khách. Du lịch văn hoá truyền tải các giá trị văn hoá của địa phương tới du khách, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. 1.1.2. Khái niệm tiềm năng và tiềm năng du lịch 1.1.2.1. Khái niệm tiềm năng Theo Từ điển Tiếng Việt, tiềm năng là khả năng, năng lực tiềm tàng, là những thế mạnh chưa được khai thác, chưa được biết đến. Theo nghĩa rộng, tiềm năng là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị khi thác, sử dụng và phát triển. [5] Tiềm năng du lịch là một trong những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch. Tiềm năng du lịch là những gì có khả năng, năng lực tiềm tàng để khai thác, phục vụ và phát triển du lịch. Tiềm năng du lịch bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế-xã hội,... 1.1.3. Khái niệm phát triển và phát triển du lịch Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [5]. Phát triển còn được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. Sự phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi. Sự phát triển là kết quả của quá trình 9
- thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy ốc, và hết mỗi chu kỳ, sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Như vậy, có thể hiểu phát triển du lịch là quá trình nâng cao và tăng cường các hoạt động liên quan đến ngành du lịch, hướng tới mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc tăng cường các dịch vụ du lịch, hạ tầng du lịch, quản lý tài nguyên du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tăng cường chất lượng trải nghiệm của khách hàng và tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường cho cộng đồng địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. 1.1.4. Khái niệm tài nguyên và sản phẩm du lịch 1.1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch theo khoản 4 Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch 2017 quy định là cảnh quan thiên nghiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tại Điều 15, Chương 1 của Luật Du lịch 2017 đã phân loại các loại tài nguyên du lịch như sau: - Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. [6] 1.1.4.2. Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong ngành du lịch. Theo Luật Du lịch 2017 quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu du lịch.” Sản phẩm văn hoá là kết quả do con người có được trong quá trình sáng 10
- tạo, thích nghi với môi trường. Sản phẩm văn hoá có trước sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch văn hoá là một sản phẩm văn hoá được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách khi tham gia loại hình du lịch văn hoá. Mọi sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hoá, tuy nhiên không phải sản phẩm văn hoá nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch, vì một số sản phẩm văn hoá không thể khai thác trong hoạt động kinh doanh du lịch được. Một sản phẩm du lịch văn hoá có 5 đặc trưng cơ bản: - Tính đa dạng: bên cạnh cơ sở vật chất, các dịch vụ kèm theo, du lịch văn hoá được khai thác dựa trên hệ thống di sản văn hoá đa dạng và phong phú của 54 anh em dân tộc Việt Nam, từ những cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thiên nhiên thế giới, các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, các loại hình nghệ thuật,... rất đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc. - Tính đa thành phần: hoạt động khai thác du lịch văn hoá tại địa phương có sự tham gia của đông đảo thành phần và không có một giới hạn nào. Không chỉ có du khách tham gia du lịch văn hoá, còn có các tổ chức nhà nước và tư nhân, có doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, công, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng dân cư địa phương gồm nhiều thành phần khác nhau,.. đều tham gia vào du lịch văn hoá trên cả 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy tính đa thành phần trong du lịch văn hoá cũng có thể hiểu là tính xã hội hoá cao. - Tính đa mục tiêu: Hoạt động du lịch văn hoá không chỉ mang mang lại nguồn lợi kinh tế, mà còn mang lại giá trị bảo tồn và phát huy các tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, duy trì và phát triển văn hoá phi vật thể,... bên cạnh đó còn nâng cao chất lượng du lịch của nước nhà, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền, giữa các quốc gia; nâng cao đời sống xã hội, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng. - Tính liên vùng: Du lịch văn hoá nâng cao nhận thức của du khách về bản sắc văn hoá của từng vùng, miền. Vì vậy hoạt động văn hoá còn là sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hoá khác nhau trong việc hoạch định các 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5307 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 327 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn