intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN HÌNH THỨC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chia sẻ: TRIỆU QUANG HÙNG | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

145
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức lãnh thổ kinh tế hay còn gọi là tổ chức không gian kinh tế là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực để phát triển, có thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN HÌNH THỨC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

  1. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------- TIỂU LUẬN TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN HÌNH THỨC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
  2. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Huế, tháng 12 năm 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC …………………………………………………………………...…… 2 PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………….…………3 PHẦN NỘI DUNG……………………………………..…………………………4 CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………….… 4 1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp …………………………….…… 4 2. Các đặc điểm cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp………………………5 CHƯƠNG II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÌNH THƯC TỔ CHỨC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM…………………………………………..……7 1. Khái niệm……………………………………………………………..………7 2. Đặc trưng………………………………………………………………...……7 3. Tình hình phân bố và phát triển khu công nghiệp ở nước ta………………… 10 4. Những hạn chế của khu công nghiệp ở Việt Nam…………………………… 11 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM……………………………………………………………..………13
  3. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………16 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………17 PHẦN MỞ ĐẦU Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vấn đề tổ ch ức lãnh th ổ kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức lãnh th ổ kinh tế hay còn gọi là tổ chức không gian kinh tế là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực để phát triển, có th ể khắc ph ục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ. Công nghiệp là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng và tổ chức lãnh thổ công nghiệp hợp lý là vấn đề cần được quan tâm. Ở mỗi nước khác nhau với những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì có các hình th ức tổ chức lãnh th ổ công nghiệp khác nhau. Với Việt Nam hiện nay, công nghiệp đang là đ ầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên xây dựng một tổ chức lãnh th ổ công nghi ệp hợp lý, phát huy được các thế mạnh và đạt hiệu quả kinh t ế cao có ý nghĩa đ ặc biệt quan trọng. Với mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ở nước ta cũng cơ bản hình thành một số hình th ức tổ chức lãnh th ổ công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung và các bi ến d ạng là khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  4. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Với học phần “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp”, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình th ức khu công nghi ệp ở Việt Nam” nhằm đi sâu nghiên cứu về loại hình tổ chức này. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trò to l ớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trải qua quá trình lâu dài, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, thuật ng ữ “tổ chức lãnh thổ công nghiệp” được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học và thực tiễn. A.T.Khơrutsov (1979) đã cho rằng: Tổ chức lãnh thổ là hệ thống các mối liªn kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp, trong l ịch sử v ề phân bố các nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu th ụ sản phẩm góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hầu hết các nhà khoa học thống nhất là: Tổ chức lãnh thổ là việc bố trí các cơ sở sản
  5. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các đi ểm dân cư, cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó. Thực tiễn ở nước ta, quá trình hình thành và phát triển một s ố hình th ức t ổ chức lãnh thổ công nghiệp (điểm, cụm, khu, trung tâm công nghiệp) gắn li ền với quá trình đô thị hoá. Giữa đô thị hoá và phát triển công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ. Việc phát triển và phân bố công nghiệp là cơ s ở quan tr ọng nh ất đ ể hình thành và phát triển đô thị. Mặt khác, mạng l ưới đô th ị ra đ ời và có k ết c ấu hạ tầng ở mức độ nhất định sẽ trở thành nơi hấp dẫn, làm cơ sở để phát triển và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp không phải là hiện tượng bất biến. So với nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ có thể thay đổi trong một khoảng thời gian t ương đối ngắn. Điều này hoàn toàn dễ hiều bởi vì trong thời đại ngày nay d ưới s ự tác động của sự tiến bộ khoa học - công nghệ, nhu cầu của người tiêu dùng và b ản thân thị trường cũng thường xuyên thay đổi. Vì thế muốn tồn tại và phát huy tác dụng, tổ chức lãnh thổ công nghiệp không thể sơ cứng và chậm biến đổi, mặc dù về mặt lý luận mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có các kiểu tổ chức lãnh th ổ công nghiệp tương ứng. Như vậy, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc tìm ra các mối liên k ết không gian, là việc bố trí các cơ sở kinh tế trên một lãnh th ổ nh ất đ ịnh. Đ ối v ới công nghiệp, đây là việc định vị các xí nghiệp, các khu công nghiệp để tạo nên các không gian công nghiệp thuộc các cấp khác nhau, trên cơ sở các lợi thế so sánh của từng lãnh thổ sao cho hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Một số đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau có các ki ểu t ổ ch ức lãnh th ổ t ương ứng. Nhìn chung, nó được đặc trưng bởi một số dấu hiệu sau:
  6. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” 2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có sự gắn bó chặt ch ẽ gi ữa khía c ạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ (vùng) 2.2. Dấu hiệu cấu trúc có ý nghĩa quan tr ọng trong vi ệc t ổ ch ức lãnh th ổ công nghiệp 2.3. Chiều sâu của việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp phù h ợp v ới trình đ ộ phát triển của nền sản xuất. 2.4. Tiêu chuẩn tối ưu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc giảm chi phí t ới mức thấp nhất trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
  7. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” CHƯƠNG II . ĐẶC TRƯNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm: Khu công nghiệp được hình thành là công cụ đắc lực để nước ta th ực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp là nơi trọng điểm đầu tư của trong và ngoài nước, là đầu tàu thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, đầu tàu v ề phát tri ển khoa h ọc công nghệ, tiếp thu những ngành nghề mới để đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; đồng thời, đây cũng là n ơi ch ủ yếu tạo ra các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên trường quốc tế. 2. Đặc trưng Khu công nghiệp được hình thành vào đầu thập niên 90 của th ế kỷ XX gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta. Nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ: khu công nghiệp quy định trong là khu công nghiệp tập trung (KCNTT) do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và th ực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống bên trong. Như vậy, khu công nghiệp của nước ta có đặc điểm khác với khu công nghiệp của các nước phương Tây và trường phái Liên Xô trước đây, là sự học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoàn c ảnh của Việt Nam.
  8. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Như vậy, KCNTT có một số đặc điểm chính sau: - Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.- Các xí nghi ệp nằm trong KCN được huởng quy chế ưu đãi riêng, khác với các xí nghiệp phân bố ngoài KCN. - Có Ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí. - Có sự phân cấp về quản lí và tổ chức sản xuất. + Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanh nghiệp. + Việc quản lí Nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước quy định nh ững ngành (hay loại xí nghiệp) được khuyến khích và không được đặt trong KCN . Các biến dạng của khu công nghiệp là khu công chế xuất, khu công nghệ cao. Khu công nghiệp Nhơn Trạch
  9. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Khu chế xuất Tháng 10/1991 Chính phủ đã ban hành Quy chế KCX, cho phép thành lập KCX đầu tiên tại các địa bàn thích hợp. “KCX là KCN chuyên s ản xu ất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất kh ẩu và ho ạt động xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành lập” (Điều 2, Luật bổ sung sửa đổi Luật Đầu tư tháng 12/1992). Hiện nay, cả nước có 6 KCX: Tân Thuận, Linh Trung I, Linh Trung II, Hải Phòng 96, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hình ảnh khu chế xuất Tân Thuận Khu công nghệ cao Đặc trưng là đây là nơi tập trung các tổ chức hoạt động ph ục vụ cho phát triển công nghệ cao và công nghiệp cao; gồm 3 thành ph ần chủ chốt: các tổ
  10. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” chức nghiên cứu và phát triển KCNC, các cơ s ở đào t ạo, hu ấn luy ện, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, nước ta có 2 KCNC: Hòa Lạc (Hà Nội), Linh Trung (thành ph ố Hồ Chí Minh). Hình ảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc 3. Tình hình phát triển và phân bố KCNTT ở nước ta Số lượng, năm 1991, cả nước mới chỉ có 1 KCN → năm 2003 có 76 khu → cuối năm 2005 đã có đến 131 KCN, KCX (phân bố kh ắp 47 t ỉnh, thành ph ố). Đến 2007, cả nước có 183 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 32,3 nghìn ha. Các khu công nghiệp khác nhau về quy mô, lớn nhất là khu công nghiệp Phú Mỹ I (954,4 ha), nh ỏ nhất là khu công nghiệp Bình Chiểu (27,34 ha). Phân bố các khu công nghi ệp phân b ố không đ ều theo lãnh th ổ, t ậ p trung nhi ều nh ất ở Đông Nam B ộ (ch ủ y ếu ở thành ph ố H ồ Chí Minh,
  11. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Bình D ươ ng, Đ ồng Nai, Bà R ịa - Vũng Tàu), sau đó là vùng Đ ồng b ằng sông H ồ ng (ch ủ y ếu là Hà N ội và H ải Phòng) và Duyên h ải Nam Trung B ộ . Ở các vùng khác, đ ặc bi ệt là Tây Nguyên và mi ền núi phía B ắc, vi ệc hình thành các khu công nghi ệp còn h ạn ch ế. Bảng Khu công nghiệp theo các vùng ở nước ta năm 2005 Vùng Số lượng Diện tích Bình quân diện (ha) tích/1 KCN (ha) Đồng bằng sông Hồng 26 4 515 173,65 Đông Bắc Bộ 6 867 144,50 Bắc Trung Bộ 8 791 98,87 Duyên Hải Nam Trung Bộ 12 2 596 216,33 Tây Nguyên 4 463 115,75 Đông Nam Bộ 58 14 694 253,34 Đồng bằng sông Cửu Long 17 3 060 180,00 Cả nước 131 26 986 206,00 4. Những hạn chế của các khu công nghiệp Việt Nam Khu công nghiệp của nước ta mặc dù thời gian hình thành ch ưa lâu nh ưng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, khu công nghiệp nước ta còn một số hạn chế:
  12. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” - Việc sử dụng và lấp đầy các khu công nghiệp còn khó khăn gây lãng phí tài nguyên đất và cơ sở hạ tầng. - Vấn đề quy hoạch khu công nghiệp còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp còn chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch phát triển đô thị, dân cư và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp còn nhiều nan giải. Mới chỉ có 33 khu công nghiệp đã xây dựng công trình xử lý n ước th ải t ập trung, 10 khu công nghiệp đang xây dựng, các khu công nghiệp còn lại ch ưa xây dựng (theo thống kê năm 2006). - Chất lượng lao động trong các khu công nghiệp chủ yếu là các lao động thủ công, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn hạn ch ế. V ấn đ ề tiền lương, nhà ở nói riêng và chất lượng cuộc sống của công nhân lao đ ộng trong các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn. CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
  13. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” - Thực hiện công tác đánh giá việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, gắn kết giữa quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch khu đô thị - dân cư, quy hoạch sử dụng đất. - Trong quá trình triển khai quy hoạch, chú trọng vi ệc khuy ến khích các thành phần kinh tế đầu tư, bao gồm cả ĐTNN tham gia xây d ựng c ơ s ở h ạ t ầng kinh tế-xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp. - Xây dựng các tiêu chí thành l ập khu công nghi ệp trên c ơ s ở xem xét toàn diện điều kiện thực tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các y ếu tố môi trường, dân cư, lao động, đất đai, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư... - Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất khu công nghi ệp trên đ ịa bàn c ả nước, xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi thành đất khu công nghiệp hợp lý, đ ảm b ảo cân đ ối gi ữa các ngành kinh tế trên địa bàn. - Xây dựng khu công nghiệp phải gắn với thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực. - Về khả năng thu hút đầu tư lấp đầy khu công nghiệp, trước mắt, t ập trung thu hút đầu tư để lấp đầy khu công nghiệp đã được thành lập. - Thành lập mới có chọn lọc các khu công nghiệp gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp theo vùng. - Khi xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cần ph ải xác đ ịnh chi tiết cơ cấu công nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn l ực tại ch ỗ c ủa t ừng vùng, địa phương như vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật li ệu xây dựng, điện năng... từ đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Ưu tiên phát triển khu công nghiệp ở những địa phương có thế mạnh ở một số ngành công nghiệp và phân chia một cách hợp lý mục tiêu thu hút đ ầu t ư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.
  14. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” - Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp. - Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc ti ến đ ầu tư; chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác c ụ th ể, chú tr ọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp vừa, nh ỏ. Xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp. - Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bố trí h ợp lý và đáp ứng được yêu cầu.. - Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” trong thủ tục hành chính xét duyệt thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. - Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Hoàn chỉnh, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp hiện có, giải quyết triệt để vấn đề thu gom và xử lý nước thải t ừ các khu công nghiệp. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trước và sau khi đầu tư vào khu công nghiệp v ề v ấn đ ề môi trường. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải đăng ký đảm bảo về môi trường trước khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vi ệc ch ấp hành pháp lu ật v ề b ảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp; có biện pháp thưởng, ph ạt thích đáng những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường. Phối h ợp ch ặt ch ẽ giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp và địa phương về bảo v ệ môi trường. - Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý khu công nghi ệp. Cần phải xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghi ệp nh ằm phát triển các khu công nghiệp một cách hài hoà và có hiệu quả.
  15. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” Để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển các khu công nghiệp cần phải tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước nói chung và khu công nghi ệp nói riêng, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghi ệp, tạo đi ều ki ện thu ận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu công nghiệp. PHẦN KẾT LUẬN Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là tổ chức không gian kinh tế mang tính lịch sử, khác biệt giữa các nước và khác nhau ở các giai đoạn phát triển nh ằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Kế thừa có chọn lọc các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, nước ta đã c ơ b ản hình thành một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong đó, để thực hi ện nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối c ảnh hi ện nay,
  16. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” hình thức khu công nghiệp tập trung và các biến dạng nh ư khu ch ế xuất, khu công nghệ cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
  17. Tiểu luận “ Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hình thức khu công nghiệp ở Việt Nam” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công nghiệp. Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010. 2. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam. 3. Lê Thông (chủ biên). Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Nguyễn Thị Tuyết Mai. Các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ, 2003. 5. Các trang Web của Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu Tư, VietNamnet, trang web các địa phương…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2