intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài

Chia sẻ: Nhu Quynh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

559
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa thế giới một di sản vô cùng to lớn về hệ thống tư tưởng thiên tài, về nhân cách và phong cách của một con người toàn vẹn. Nghiên cứu về di sản Hồ Chí Minh, về con người Hồ Chí Minh không phải là đề tài xa lạ. Không chỉ các khoa học, các vị lãnh đạo Đảng và nhân dân trong nước mà các học giả nước ngoài cũng có nhiều công trình ngiên cứu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài

  1. MỞ ĐẦU ----------------------------- 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa th ế giới một di s ản vô cùng to lớn về hệ thống tư tưởng thiên tài, về nhân cách và phong cách c ủa m ột con người toàn vẹn. Nghiên cứu về di sản Hồ Chí Minh, về con người Hồ Chí Minh không phải là đề tài xa lạ. Không chỉ các khoa học, các vị lãnh đạo Đảng và nhân dân trong nước mà các học giả nước ngoài cũng có nhiều công trình ngiên cứu về Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện. Hồ Chí Minh là chiến sỹ cách mạng vĩ đại, là nhà chính trị xuất sắc, là nhà văn – nhà thơ tài hoa…Ai cũng biết điều đó nhưng ít ai để ý rằng, bên c ạnh con người tài ba đó, Hồ Chí Minh cũng là con người bình thường như bao con ng ười khác, cũng sinh hoạt, cũng có những cách ứng xử đối với công việc, với các mối quan hệ hàng ngày. C.Mác đã nói: “Con người ta trước hết phải ăn, mặc, ở rồi mới làm chính trị, nghệ thuật.” Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, tìm hiểu phong cách đó của Người qua cách nhìn c ủa ng ười nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu về thời gian Bác sống và hoạt động ở nước ngoài; cho ta có cách nhìn khách quan, cụ thể về phong cách sống, cách làm việc của Người; cho ta thấy được tình cảm mà nhân dân thế giới dành cho vị lãnh tụ kính yêu và th ấy đ ược giá tr ị cũng nh ư s ự cần thiết phải học tập Bác trong mọi lĩnh vực. Thấy được sự cần thiết đó tôi chọn vấn đề: “Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài” làm đề tài tiểu luận để nghiên cứu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đánh giá tiêu biểu của người nước ngoài về phong cách sinh hoạt và phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1
  2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không đi sâu nghiên cứu toàn b ộ phong cách c ủa Hồ Chí Minh, cũng không nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa h ọc, h ọc gi ả trong nước về Hồ Chí Minh mà chỉ tập trung nghiên cứu những đánh giá tiêu biểu nh ất của người nước ngoài về phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Làm rõ phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của người nước ngoài từ đó thấy được thái độ của họ đối với Người. - Làm nổi bật chân dung vĩ đại của Hồ Chí Minh qua phong cách ứng x ử và phong cách sinh hoạt. - Góp phần làm sáng tỏ những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng dạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. - Cho thấy sự cần thiết phải học tập cách sống, cách làm vi ệc khoa h ọc, giản dị của Hồ Chí Minh. 4. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và phương pháp lịch sử - logic để nghiên cứu, làm rõ mục tiêu của đề tài. 2
  3. NỘI DUNG ----------------------------- I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH ỨNG X Ử, PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Nhận thức chung về phong cách 1.1.Khái niệm phong cách Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông và ph ương Tây. Phong cách được hiểu theo nhiều nghĩa: Thứ nhất, phong cách là cách thức riêng thể hiện ở các tác phẩm (công trình) văn hóa, nghệ thuật của một tác giả, một nghệ sỹ, một thời đại, một xứ sở. Thứ hai, phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người. Phong đ ộ là dáng vẻ, sắc thái bề ngoài. Phẩm cách là cách ứng xử, giao ti ếp, cung cách hoat động, thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm, nội tâm bên trong của con người. Thứ ba, phong cách còn được hiểu là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm chất đã trở thành nền nếp ổn định của một người và một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt như: lao động, sinh hoạt, học tập, ứng xử, diễn đạt…tạo nên những giá trị riêng biệt của chủ thể đó. Với cách hiểu thứ hai và thứ ba, chúng ta có th ể nói đ ến phong cách c ủa b ất c ứ một người nào, từ người bình thường đến một vị lãnh tụ, một vĩ nhân. Trong bài tiểu luận này, khi đề cập đến phong cách ứng xử và phong cách sinh ho ạt c ủa Hồ Chí Minh, chúng ta hiểu theo hai cách này. Phong cách chính là con người, con người ở đây hiểu theo cách nói c ủa C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các m ối quan h ệ xã hội”. Nghĩa là khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn toàn diện và biện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời s ống xã h ội đa d ạng và phong phú mà người đó tham gia. Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánh giá một con người không phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thế nào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, không phải làm một việc, quan hệ với một 3
  4. người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việc khác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ. 1.2. Đặc điểm phong cách Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều ki ện t ự nhiên, môi tr ường, văn hóa, xã hội và kinh tế…qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, phong cách người Việt Nam không giống phong cách người Trung Hoa và khác với phong cách người Pháp, người Mỹ. Ngay trong một quốc gia cũng có thể có phong cách khác nhau. Đối với một người thì phong cách có đặc điểm gắn với truy ền th ống, t ập quán, thói quen do hoàn cảnh sống của người đó quy định, đồng th ời nó mang d ấu ấn cá nhân rất rõ. Con người có thể tiếp thu những tập quán tốt, thói quen đẹp và khắc phục những tật xấu như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và khí ch ất c ủa người đó. Cùng một hoàn cảnh sống như nhau nhưng ở từng người phong cách không hoàn toàn giống nhau. Ngoài ra, phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, vì vậy trước kia thường nhầm lẫn và đồng nhất phong cách, tác phong với đạo đức. Phong cách không ph ải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được th ể hiện ra trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giản dị chính là phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính được con người nh ận th ức và th ể hi ện trong cuộc sống đời thường. Song mức độ giản dị khiêm tốn cũng khác nhau ở những con người khác nhau. 2. Phong cách Hồ Chí Minh 2.1. Phong cách Hồ Chí Minh Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có nh ững đ ặc đi ểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam. Mỗi con ng ười là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chung của cả loài người. Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểm riêng biệt, độc đáo. Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh s ống ở nhi ều nơi, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, lại đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nên đặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng với những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Đó là phong cách c ủa m ột người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài c ủa Đảng và dân 4
  5. tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng s ản và công nhân qu ốc t ế. Phong cách của Người còn là phong cách của một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nông dân trên đồng ruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trật, như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình. Đây là nét đăc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách của Người là sự kết hợp Đông – Tây, nó không chỉ bao hàm cả truyền thống mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện t ại mà còn có c ả t ương lai. Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay người phương Tây đều cảm thấy gần gũi. Phong cách Hồ Chí Minh, dù mang tính cách của người phương Đông, ph ương Tây, mang tính nhân loại nhưng lại rất Việt Nam – phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lê-nin, Găng-đi, Oa-Sinh-Tơn; một Lê-nin ph ương Đông, m ột Găng-đi Mác-xít, một Oa-Sinh-Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh. Có thể nói rằng, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người Việt Nam. Nhưng đây là phong cách của một con người có cái tâm trong sáng, cái đ ức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực thước, phong cách của một vị lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, công dân số một của Việt Nam. Đó là phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Phong cách của Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng, sùng bái mà là tấm gương cho mọi người noi theo, h ọc tập. Không ph ải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao đông trí óc, từ già đ ến tr ẻ, t ừ miền xuôi đến miền ngược, từ nhà tu hành, chính khách, thương gia đều tìm th ấy phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây đều cảm thấy không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. 2.2. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo lôgic đi t ừ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt), và biểu hiện ra qua hoạt động của cuộc sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt). 5
  6. Trong phạm vi của bài tiểu luận này, tôi ch ỉ đi sâu phân tích phong cách ứng x ử và phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tính độc l ập, t ự ch ủ, sáng tạo. Nguyên tắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là dựa trên những cứ liệu thực tế Việt Nam; rộng mở tư duy trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt những t ư tưởng, h ọc thuyết đã có; hướng tới cái mới, cái tiến bộ, rộng mở tầm nhìn ra th ế gi ới đ ể tư duy. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh: Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe và người đọc, đó là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển, giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Nguyên tắc nhất quán trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là xác định rõ chủ thể, rõ đối tượng, rõ mục đích cần truyền đạt, từ đó tìm cách nói, cách vi ết cho đúng đối tượng, phù hợp với chủ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đặc điểm trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thực; diễn đạt ngắn gọn; diễn đạt giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh Phong cách làm việc Hồ Chí Minh mang tính quần chúng, tập th ể và dân chủ; đó cũng là phong cách làm việc khoa học. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh Phong cách ứng xử của mỗi người được biểu hiện qua ngôn từ, cử chỉ, phong thái và phong độ của con người. Nó bắt nguồn từ nhân cách, trình đ ộ hi ểu bi ết, khí chất, vốn sống và bản lĩnh chính trị của họ. Mỗi người có phong cách ứng x ử riêng tùy thuộc môi trường, hòa cảnh sống và địa vị xã hội. Hồ Chí Minh giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, ở nhi ều đ ịa bàn khác nhau. Tùy theo đối tượng và địa bàn mà Người có cách ứng xử phù hợp. Trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, nổi trội vẫn là phong cách ứng xử của một nhà chính trị chuyên nghiệp, một nhà văn hóa kiệt xuất. Ở Hồ Chí Minh, chính trị 6
  7. và văn hóa hòa quyện với nhau, văn hóa mang tính chính trị và chính trị có tính văn hóa. Đặc trưng cơ bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh, thể hiện trước h ết ở ngôn từ, c ử ch ỉ Ng ười dùng thích hợp và đúng với đối tượng giao tiếp. Qua phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh ta thấy đó là con ng ười ân c ần, ni ềm nở, tự nhiên, luôn có sự hòa đồng giữa lãnh tụ với thường dân, gi ữa ch ủ v ới khách. Với nhân dân anh em, bạn bè, đồng chí, đồng bào, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh bình dị, khiêm nhường không tự đặt mình cao h ơn người khác, m ặc dù ng ười uyên bác về trình độ, vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân, gi ải phóng con người, có quyền cao chức trọng trong xã hội. Người sẵn sàng xưng cháu với c ụ Phụng Lục, giả làm ngựa cho trẻ em cưỡi chơi…Càng khiêm nhường, Hồ Chí Minh càng được nhân dân quý trọng và tin cậy. Với kẻ thù của cách mạng hay những người ở bên kia, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là tự chủ và lịch lãm, bình tĩnh và đĩnh đạc, ch ủ đ ộng và sáng t ạo đ ể vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tiến công hiểm độc của kẻ thù và m ọi hành động gian giảo của kẻ thù. Phong cách đó đòi hỏi sự tinh tế cao trong từng lời, từng chữ, từ cái nhìn, bước đi đến thế đứng, từ cái bắt tay đến cái bắt tay đúng kiểu, đúng lúc… Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị nhân bản c ủa con người. Yêu thương, quý mến, trân trọng con người, hướng tới chân, thiện, m ỹ. Khi cần nhắc nhở, Người không quên chỉ vẽ tận tình, khi phê bình thì Ng ười rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung mà không bao che, nhằm nâng con người lên không phải hạ thấp con người xuống. Phong cách sinh hoạt Đã có bao nhiêu lời ca ngợi phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Đó là s ự giản dị, trong sạch, thanh cao, cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Đó còn là tình yêu th ương con ng ười hòa quy ện v ới tình yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan c ủa ng ười chi ến s ỹ, k ết h ợp v ới nh ững rung động, say mê của tâm hồn nghệ sỹ. 7
  8. Hồ Chí Minh có cuộc sống đời thường phong phú và đa dạng. Người đã sống cuộc sống của người thợ, của nhà văn, nhà báo, nhà giáo, người giáo viên, người chiến sỹ cách mạng hoạt động bí mật, người tù, nhà chính khách, nhà ngoại giao và nhiều năm là nguyên thủ quốc gia. Dù sống cuộc đời nào và giữ cương vị nào thì phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh cũng giữ nguyên tắc: l ấy khiêm tốn gi ản d ị làm nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy trong s ạch, thanh cao làm vui, l ấy gắn bó giữa con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành người toàn vẹn, với cuộc sống trọn vẹn từ lúc bước vào đời đến khi đi vào chốn vĩnh h ằng. Để trở thành một người toàn vẹn đã khó (vĩ đại trong nh ững việc lớn, cao th ượng trong cuộc sống hàng ngày), thì việc trở thành người trọn vẹn lại càng khó h ơn. H ồ Chí Minh đã có lời khuyến cáo: “Một dân tộc, một đảng và một con người ngày hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.1 Phong cách Hồ Chí Minh là mẫu mực về phong cách, về đạo đức cao đẹp của một con người. Phong cách đó rất đáng được tìm hiểu, trân trọng và h ọc t ập. Cũng chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã trở thành vị Thánh bất tử trong lòng dân tộc, mãi là tấm gương cho mọi người học tập, noi theo. Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong thế kỷ XX và mãi mãi về sau. II. PHONG CÁCH ỨNG XỬ VÀ PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1. Phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của H ồ Chí Minh qua cách nhìn của bạn bè quốc tế Từ trước đến nay đã có nhiều người viết về Bác Hồ, cả người trong nước và nước ngoài. Hồ Chí Minh qua cách nhìn của bạn bè quốc tế đặc biệt h ơn, vĩ đ ại hơn vì nó mang tính chân thực và khách quan h ơn, nói nh ư v ậy không ph ải chúng ta phủ nhận tình cảm của nhân dân, của dân tộc Việt Nam đối với vĩ lãnh t ụ muôn vàn kính yêu. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2000, t.12, tr.557-558. 8
  9. Tìm hiểu phong cách của Người qua đánh giá của bạn bè qu ốc t ế giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin về những năm tháng hoạt động c ủa Bác, cho chúng ta th ấy được tình cảm của bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Vi ệt Nam, cho chúng ta thêm tin tưởng, sáng tỏ về phong cách, đạo đức của Người. Cách mạng Việt Nam trước những năm 30 đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Lòng yêu nước của nhân dân có thừa, các phong trào đấu tranh không lúc nào là không có, nhưng tất c ả đ ều th ất b ại, đ ều bị dìm trong biển máu. Trước tình cảnh Tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân b ị đ ọa đày; chứng kiến sự thất bại và bất lực của các bậc tiền bối trong việc tìm con đường giải phóng dân tộc, ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đ ường cứu nước với tư tưởng dành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc, h ạnh phúc cho nhân dân. Trong suốt 30 năm bôn ba hải ngoại với nhiều hoạt động h ết s ức phong phú và đa dạng, Người đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc với tất cả mọi người dù ch ỉ là một lần gặp, nhất là những người bạn cùng chung chí hướng. Những lời nhận xét của bạn bè quốc tế về phong cách sinh hoạt và phong cách ứng x ử của H ồ Chí Minh rất phong phú, nhưng trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đ ến nh ững đánh giá tiêu biểu. Trong thời gian Bác sống và hoạt động ở Pháp, Người đã quen thân v ới Pôn Vayăng Cutughie. Ông là nhà văn, nhà th ơ, nhà hoạt động n ổi ti ếng c ủa Pháp, là một trong những nhà tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Tình b ạn và tình đồng chí giữa ông và Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã viết nên trang s ử tuy ệt đ ẹp trong lịch sử về tình bạn, tình đồng chí của những người cộng sản. Ban đ ầu khi mới gặp, Nguyễn Ái Quốc qua cách ứng xử đã để lại ấn tượng tốt đẹp với Pôn Vay-ăng. Vay-ăng nhận xét về Người: “Đó là một con người với đức tính khiêm tốn, đôn hậu, tấm lòng cởi mở, chân thành…”1 Trong thời gian này, Giắc Duyclo cũng là người bạn thân thiết của Bác, ông cũng là một trong những người hoạt động hăng hái và nổi ti ếng c ủa phong trào công nhân, phong trào cộng sản Pháp. Ông kể lại: “Tôi nhớ rất rõ hồi đó thân hình anh Nguyễn mảnh khảnh, tóc đen, dáng người trẻ hơn tuổi, anh hơn tôi 6 tuổi 1 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.20. 9
  10. nhưng trông chỉ bằng tuổi tôi. Con người lịch sự, dễ mến ấy đã thu hút tôi ngay t ừ buổi đầu…”2. Phrăng xoa bê-u cũng là người bạn thân thiết của Bác Hồ trong th ời gian Bác sống và hoạt động ở Pháp. Ông sinh năm 1903 tại vùng Rô-an-nơ, bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình từ rất sớm, khi còn ở tuổi thiếu niên đã tham gia ho ạt đ ộng trong phong trào công đoàn và thanh niên, 19 tuổi đã trở thành Bí th ư T ỉnh đoàn thanh niên Cộng sản vùng Laloa. Chính trong những ngày hoạt động sôi nổi ấy anh đã gặp Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó anh Nguy ễn công tác trong ban Thu ộc đ ịa c ủa Trung ương Đảng cộng sản Pháp. Sau này Phrăng xoa bê-u đã trở thành Ủy viên B ộ chính trị của Đảng Cộng sản Pháp, Đại biểu Quốc hội. Tình bạn, tình đồng chí của hai người bền chặt gần nửa thế kỷ, từ buổi đầu gặp gỡ cho đến khi Bác mất. Có điều, so với những người bạn khác của Bác thì Phrăng xoa bê-u có nhiều lần gặp gỡ và tiếp xúc với Bác. Tháng 9/1969, để chia sẻ những mất mát vô hạn c ủa nhân dân ta và của Đảng ta khi Hồ Chủ tịch qua đời, Đảng C ộng s ản Pháp đã c ử Phrăng xoa bê-u sang dự lễ tang Người. Trong giây phút thiêng liêng bên linh c ữu Bác H ồ, Bê-u đã nói những lời vĩnh biệt đối với người bạn thân yêu của mình: “Thưa Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến…Người mãi là người bạn thân yêu c ủa chúng tôi, chúng tôi quen biết đồng chí từ khi đồng chí còn là anh thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi luôn nghĩ đến đồng chí trong những năm gian khổ khó khăn, chúng tôi gặp đồng chí ở vị trí nguyên thủ một quốc gia do đồng chí cùng đảng và nhân đồng chí sáng lập ra. Chúng tôi có thể khẳng định rằng s ự dũng c ảm và ý chí chiến đấu gang thép của đồng chí bao giờ cũng gắn liền với đức tính giản dị và hết sức nhã nhặn của đồng chí”.1 Bạn của Bác không chỉ có những người đàn ông với nhau, Bác còn quen thân với giới phụ nữ và được họ đánh giá cao. Một trong những người bạn nữ của Bác là bà Gian-nét Véc-mét, nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào công nhân Pháp, c ủa phong trào phụ nữ thế giới. Bác Hồ gặp bà lần đầu tiên vào tháng 11-1929 t ại Mát-xcơva, lúc đó Bác là người cách mạng quốc tế nổi tiếng còn Gianet mới ch ỉ là chi ến sỹ cộng sản 19 tuổi, chị sống mấy tháng ở Liên Xô để nghiên cứu phong trào cách mạng công đoàn thế giới theo lời mời của Công đoàn Đỏ Quốc tế. Trong lần đầu 2 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Sđd, tr.42. 1 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.57. 10
  11. tiên gặp Bác, bà Vécmet đã có tình cảm tốt đẹp với Bác: “Tôi nhớ rất rõ hồi đó anh Nguyễn trông người mảnh khảnh nhưng rất tốt, dễ mến và lịch sự. Điều làm tôi chú ý nhất là sự khiêm tốn, giản dị và sự nhẹ nhàng của anh…” 2. Sau hàng chục năm xa cách, mùa hè năm 1946, theo lời mời của Chính ph ủ Pháp, Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh sang thăm Pháp với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Sau m ột thời gian đi thăm, Bác dừng chân tại bãi biển Bia-rít để chờ Chính phủ Pháp thành lập Chính phủ mới ngày 22/6/1946. Chiếc máy bay đưa Bác đ ến Buốc-giê. B ước ra khỏi cầu thang máy bay, Bác đã nhận ra ngay Gian-nét, Người đi ngay v ề phía ch ị, ôm chầm lấy người đồng chí, người bạn thân thiết bất chấp nghi lễ ngoại giao. Gian-nét đã nhận xét về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh: “Đấy cũng là nét đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người không thích những nghi lễ khách sáo và chào đón kiểu cách. Một nhà báo hỏi tôi là ai dám có “hành đ ộng thi ếu nghiêm chỉnh như thế?”. Ông ta làm sao hiểu nổi!”.(1) Hôm Bác ghé thăm nhà đồng chí Gian-nét, Bác đòi xem ngay nhà bếp, Bác quan tâm đến mẹ đồng chí đó làm cụ hết sức cảm động và thường nhắc đến Hồ Chí Minh, cụ nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua cuộc đời nghèo khổ nên Người biết quý trọng từng mẩu bánh. Đến ăn cơm, thấy những mẫu bánh vụn rơi v ương vãi trên bàn, Chủ tịch đều nhặt lên cẩn thận”.(2) Những năm tháng sống và hoạt động ở Pháp, với những hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã được nhiều người bi ết đ ến. Cũng chính trong những năm tháng hoạt động sôi nổi đó, năm 1922 Bác của chúng ta đã gặp và thân thiết với đồng chí Chu Ân Lai – ng ười chi ến s ỹ cách m ạng xu ất sắc lúc đó của Trung Quốc. Ông Chu Ân Lai sinh năm 1898, kém Bác 8 tu ổi, là m ột thanh niên giàu nghị lực và cực kỳ thông minh, ngay từ khi còn trẻ đ ồng chí đã quyết định dành cuộc đời mình hoạt động cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Hoa. Sau này đồng chí Chu Ân Lai đã trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đồng chí vẫn th ường nhắc đến nh ững k ỷ ni ệm khi hoạt động với Bác trong những năm 20, ông nói: “Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt tôi trong những bước đầu tiên tham gia công tác cách mạng. Người đã gi ới 2 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Sđd, tr.59. ; Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Sđd, tr.63; tr.170 (1) (2) (3) ( 11
  12. thiệu một số đồng chí chúng tôi tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp. Khi đó chúng tôi thường gặp Ngời ở hẻm Công Poanh thuộc khu Latinh. Ng ười sống thanh đ ạm, giản dị, những sự hiểu biết của Người hết sức rộng lớn, sự hoạt động c ủa Ng ười không còn nữa…”(3) Cái tên của Luật sư Phr ăng-xít Lô-dơ-bai hẳn không xa lạ đối với ng ười Việt Nam – một luật sư nổi tiếng ở Anh. Ông là ân nhân c ủa Bác H ồ trong v ụ án T ống Văn Sơ (tên của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Hồng Kông). Năm 1931, Nguyễn Ái quốc là Đảng viên của Quốc tế Cộng sản, phụ trách vấn đề Đông Dương. Vì vậy, Người được liệt vào hàng đầu danh sách những người mà “cảnh sát quốc tế” thuộc địa lùng bắt cho kỳ được. Người đã bị chính quyền thực dân Anh bắt giam ngày 6/6/1931 tại Tam Long – Hồng Kông. Khi biết tin về vụ b ắt Nguy ễn Ái Quốc, đại diện của Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản đã đề nghị Luật sư Lô-dơ-bai bào chữa và bảo vệ nhà cách mạng này. Luật sư nhớ lại: “trong phòng gặp, trước mắt Luật sư là một người gầy gò, luôn luôn ho rũ r ượi, trên khuôn mặt gầy hốc hác nổi bật đôi mắt to ngời sáng. Lúc đ ầu T ống Văn S ơ làm tôi thương hại sâu sắc nhưng qua nhiều giờ trò chuyện thì tôi c ảm th ấy tôn tr ọng, khâm phục sâu sắc và tự nhủ rằng bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu cho được con người đáng mến này”1. Và sau này, tình bạn giữa hai người rất thắm thiết. Qua hơn 30 năm sinh sống và hoạt động cách m ạng ở n ước ngoài, bên c ạnh phong cách tư duy sáng tạo, trí tuệ thiên tài thì chính đạo đức, tác phong gi ản dị, khiêm tốn, linh hoạt trong ứng xử, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Từ hình ảnh của Người, nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế đã biết đến văn hóa và đ ạo đ ức Vi ệt Nam đ ể t ừ đó ủng hộ cho cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình của nhân dân ta. Khi Hồ Chí Minh còn sống, cũng như khi đã mất, hình ảnh của Người, phong cách sinh hoạt, ứng xử cũng như cuộc đời của Người luôn là hình ảnh cao đ ẹp đ ể mọi người học tập. Khi Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân t ộc ra đi, cũng nh ư nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới tiếc thương Người. Trong hàng trăm b ức đi ện, bài điếu văn viếng Người, họ đã dành những tình yêu thương cao đ ẹp và thiêng ( 1 Ép-Giê-Nhi Cô-Bô-Lép: Đồng chí Hồ Chí Minh, Tập 1, Nxb Thanh niên Hà Nội, 1985, tr.247. 12
  13. liêng đối với Hồ Chủ tịch về mọi mặt, trong đó luôn có sự ca ngợi về phong cách ứng xử linh hoạt, phong cách sinh hoạt gần gũi, giản dị và thanh cao của Người. Trong bài phát biểu của đồng chí Mi-y-a Mô tô Kên-gi, Tổng bí thư của Đ ảng Cộng sản Nhật Bản, đăng trên báo A-ca-la-ta cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp số ra ngày 10/9/1969, có đoạn: “có thể nói thái độ khiêm tốn của đồng chí Hồ Chí Minh đã trở thành tác phong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tưởng nhớ Hồ Chí Minh, chúng ta học tập tính cách đấu tranh bất khuất kiên cường và lòng khiêm tốn của đồng chí…”2. Áp-đen Malech Kha-in là tác giả của bài báo đăng trên tuần tin tức Ai C ập, ông đã ca ngợi Hồ Chủ tịch: “Thiên thần thoại của Cụ là ở một cuộc sống giản dị và khiêm tốn…Cụ bằng lòng với những sự giản dị đó và không bao giờ lóa mắt bởi những chuyến đi khắp thế giới, nhất là ở các nước Châu Âu là nh ững n ước đã được hưởng sự xa hoa và tiến bộ của khoa học kỹ thuật…Khi sống trong r ừng hoang núi rậm mấy chục năm cũng như khi đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, người đứng đầu Đảng Việt Nam, Cụ đều luôn giản dị và thanh bạch…”1. Trong bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong sự vĩ đại của mình”, của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đi-mi-ni-ca gửi Đảng ta tháng 9/1969 có đoạn: “Cũng như Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong sự vĩ đại của mình. Ngay cả kẻ thù tàn bạo cũng phải thừa nhận đạo đức đó của đồng chí. Th ế h ệ chúng ta đ ược bi ết nhà cách mạng Việt Nam vĩ đại đó, Người đã chiến đấu chống bọn xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ, Người vẫn luôn vui tươi, lạc quan và không bao gi ờ t ỏ ra kiêu ngạo…”2. Cố Tổng thống nước Cộng hòa Chi-Lê A-giên-đê, trong bài phát biểu với thanh niên và học sinh Việt Nam tham dự Đại hội lần thứ 5 tổ ch ức t ại Châu M ỹ La tinh, họp tại thủ đô Xan-ti-a-nô ngày 19/5/1973 có đoạn nh ận xét v ề phong cách c ủa Người: “…Rất hiếm có những người tập trung nhiều phong cách đến thế. Nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho cuộc đời hoạt động của Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh thì đó chính là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường…”. “Chủ tịch 2 Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, Nxb Sự thật Hà Nội, 1979, tr.86. 1 Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, Nxb Sự thật Hà Nội, 1979, tr.139. 2 3 4 ; ; Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, Sđd, tr.66; tr.70; tr.123. 13
  14. Hồ Chí Minh là lịch sử, là người cha của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời g ương mẫu và nếp sống giản dị của Chủ tịch đã khắc sâu vào tâm trí chúng tôi…không có vẻ kiêu kỳ, không có sự ngạo mạn trong lời nói, mà chỉ thấy ni ềm tin mãnh li ệt vào nhân dân…chưa bao giờ chúng tôi thấy sự giản dị và vĩ đại đi liền với nhau nh ư vậy…”3. Đồng chí Giôn-Gô-Lan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh nói về Hồ Chí Minh: “Được gặp và nói chuyện với Hồ Chí Minh là một ấn tượng không thể nào quên được. Đây là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ Người tỏ ra mình là con người vĩ đại”4. Pét Ghi-đap-phơ thể hiện cách nìn của mình về Hồ Chí Minh trên báo diễn đàn Anh: “Cụ Hồ xem khinh sự xa hoa và quyền cao chức trọng. Cụ sống không phải ở trong Phủ Chủ tịch mà trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ, Cụ mặc bộ quần áo Kaki bạc màu, đi dép lốp ô tô cũ. Đây không phải là một hình ảnh nhằm tuyên truy ền mục đích chính trị - Cụ không phải con người như vậy.”2 Đồng chí Giốc-mác-se Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp đã viết bài về Hồ Chí Minh đăng trên Báo nhân đạo – Cơ quan ngôn luận c ủa Đ ảng C ộng s ản Pháp ngày 12/9/1969, có đoạn: “…chúng ta tưởng nhớ về chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vì Người đã có những cống hiến vĩ đại, mà vì đạo đức tuyệt v ời của Ng ười và vì ánh sáng mà Người đã tỏa ra khắp nơi. Vị Nguyên thủ ấy, nhà lãnh đạo được mọi người tôn kính ấy, người đã làm cho bọn đế quốc phải kinh hồn bạt vía ấy chính là người có đức tính dịu dàng khiêm tốn, chỉ nghĩ đến người khác. Những đức tính t ốt đẹp đó của Người đã biến thành sức mạnh mà ngày nay được triển khai trên toàn thế giới…”3 Giáo sư người Pa-kix-tan Kha-oa-xa Maxut viết: “ Việt Nam và Hồ Chí Minh, hai cái tên không thể tách rời nhau, tên của đất nước anh hùng và con ng ười vĩ đ ại nhất nước đó. Người tượng trưng cho tinh thần của thời đại, tinh thần sục sôi cách mạng, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hơn nữa, Người là hiện thân 3 4 2 Nguyễn Trình: chủ tịch Hồ Chí Minh, Sđd, tr.60 3 4 Một giờ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1982, tr34; tr.55; tr.72. 14
  15. của nhân dân lao động bị áp bức. Người thật giản dị. Đó cũng là đức tính điển hình của Việt Nam”.4 “Người không có cuộc sống cá nhân nào khác ngoài tình thương yêu dành cho nhân dân cả nước…Người là chủ nhà, là chủ đất nước mà chỉ mặc b ộ quần áo bà ba giản dị, chân đi đôi dép cao su, không tất…con người có phong cách r ất t ự nhiên, giản dị ấy chính vì thế mà lúc nào tôi cũng cảm thấy gắn bó với hình ảnh Người”5. – Đó là lời nhận xét của Bla-ga Đi-Mi-Trô-Va, nhà văn ng ười Bungari v ề phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo bằng chứng của Thiên chúa giáo có đoạn viết: “Cụ Hồ Chí Minh là một con người kỳ diệu. Cụ đã để lại cho chúng ta những hình ảnh phi thường… hình ảnh của một người đã cổ vũ và hình thành nên một đội ngũ chọn lọc, hình ảnh của một con người vĩ đại nhưng vẫn giữ được tác phong giản dị, hình ảnh của một nhà lãnh đạo mà trong mọi tình huống, dù ở chiến khu hay trong dinh thự Nhà n ước, trong các cuộc đàm phán hay trong chiến tranh đều giữ được thái độ đàng hoàng nghiêm túc. Cụ có hình ảnh là một vị lãnh tụ với tinh th ần tr ước h ết là đày t ớ c ủa nhân dân”.1 Trong bài đăng trên báo Lào yêu nước, cơ quan trung ương mặt trận Trung ương Lào, tháng 5/1970 với nhan đề “Hồ Chí Minh là người dẫn dắt và một người bạn thân thiết của nhân dân Lào”, có đoạn: “Tinh thần cách mạng triệt để và cuộc sống của Người là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ý chí chiến đấu, đạo đức tác phong giản dị khiêm tốn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tất cả vì quần chúng bị áp bức…”. “Ca Ngợi cụ Hồ Chí Minh là một việc hết sức mạo muội. Là nhân vật n ổi b ật nhất trong lịch sử Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cụ nổi bật lên như một ngọn núi cao chót vót giữa những đồi núi thấp và thung lũng xung quanh. Cụ đã kết hợp sự tao nhã cao quý với một tác phong dễ gần gũi, rất dân chủ, một sự kết hợp nhịp nhàng giữa sự tự do không nghi thức, thoải mái và tự nhiên với thái độ đường hoàng và thận trọng. Cá nhân Cụ có một sự hấp d ẫn đ ặc bi ệt không có 4 5 1 Nguyễn Trình: chủ tịch Hồ Chí Minh, Sđd, tr.61. 15
  16. gì so sánh được, không chỉ đối với nhân dân cũ mà còn đối v ới tất c ả nh ững ai không có đầu óc thành kiến và thái độ thù hằn...”.2 Một cảm nhận nữa về phong cách của Hồ Chí Minh được trích trong bài đăng trên báo A-Sa-hi buổi chiều của Nhật Bản ngày 5/9/1969 có đo ạn: “có lẽ chưa từng có một người nào kỳ diệu như Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam, kỳ diệu không chỉ về mặt con người mà còn với tư cách là lãnh tụ của một dân tộc, một quốc gia. Chữ “kỳ diệu” ở đây là để nói về một con người có một thể xác và một tâm hồn giản dị như thế…Hầu hết các lãnh tụ đều hòa vào qu ần chúng, nhưng c ụ Hồ Chí Minh lại sinh ra từ quần chúng, đã sống và chiến đấu cùng quần chúng. Cụ không thích khoa trương, không thích kiểu cách. Nếu chúng ta cố tìm một lãnh tụ Châu Á giống như thế thì người đó rất có thể là MaHa Găng-Đi đã quá c ố c ủa Ấn Độ” 3. Phong cách Hồ Chí Minh là vậy đó, một sự đơn giản không c ầu kỳ. N ếu ng ười nào đó chỉ căn cứ vào bề ngoài và không có một sự hiểu biết th ấu đáo cót th ể đánh giá sai một nhân vật vĩ đại. Điều này đã được nhà báo M ỹ Han-bxtam kh ẳng đ ịnh: Chỉ riêng bộ quần áo đơn giản của Người đã là một “phong cách mà người phương Tây chế giễu trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quy ền l ực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày nọ h ọ m ới tỉnh ng ộ và nhận ra rằng chính sự giản dị ấy, cái sùng bái ấy, cái khả năng hòa mình vài nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông”. Bằng những dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu trên đây, có th ể nói rằng, trong m ắt bạn bè quốc tế, Hồ Chí Minh đã trở thành m ột con người h ết s ức vĩ đ ại nh ưng vô cùng giản dị. Người đã được bạn bè thế giới đánh giá cao, kính phục và yêu thương không chỉ bởi thiên tài của Người mà còn vì nhân cách của Ng ười – gi ản d ị, khiêm tốn trong sinh hoạt; linh hoạt và sáng tạo trong ứng xử. II. PHONG CÁCH ỨNG XỬ VÀ PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH QUA ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỐI PHƯƠNG Trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập của nước nhà, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với không biết bao nhiêu đối th ủ lúc nào cũng tìm thủ đoạn để chống phá và lật đổ chính quyền cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn 2 Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, Sđd, tr.73. 3 Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, Sđd, tr.121. 16
  17. kết toàn dân tộc. Với những đối tượng này, Người ứng xử với phong cách c ủa m ột nhà hoạt động chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao thiên tài, m ột chi ến s ỹ ngoài trận tiền cực kỳ dũng cảm và thông minh để giành thắng lợi trong từng trận đánh. Đó là phong cách lịch lãm và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đ ạc, ch ủ đ ộng và t ỉnh táo đ ể vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tấn công hiểm đ ộng và các th ủ đo ạn x ảo trá của đối phương. Phong cách đó đòi hỏi sự tinh tế cao trong từng ch ữ, t ừng l ời, từ cái nhìn đến bước đi, dáng đứng…Tất cả đều được Hồ Chí Minh sử dụng một cách linh hoạt, thiên biến vạn hóa trong những cuộc giao tiếp ph ức tạp cũng nh ư trong cuộc đấu trí có ý nghĩa quyết định. Cùng với phong cách ứng x ử đó thì tác phong sinh hoạt, lối sống của Người đã làm cho tất cả đối ph ương từng tiếp xúc với Người đều khâm phục và kính trọng. Đầu tiên phải kể đến Giăng –Xanh-Tơni, một tình báo viên nhà nghề đã từng chỉ huy phái quân sự MM5 là một phái đoàn tình báo Pháp ở Hoa Nam, là người đ ại diện cho Chính phủ Pháp đảm nhiệm việc đàm phán với Ch ủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian 1945-1946, đã tìm mọi cách để đè bẹp cách mạng Việt Nam nhằm thiết lập ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Nhân v ật này đã vi ết v ề Hồ Chí Minh với thái độ rất trân trọng trong tập h ồi ký “Lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ”. Ngày 28/5/1945, sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Bác, ông đã đánh giá cao Hồ Chí Minh là nhà cách mạng lão thành, là “nhân vật kiên cường và đáng trân trọng”. Sau khi vắn tắt lại tiểu sử của Bác và khẳng định Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, Xanh-Tơni khẳng định: “Đó là nhân vật mà nước Pháp phải đối đầu và tôi sẽ phải đối thoại trong suốt 16 tháng. Do hiểu biết rộng, hoạt động tích c ực, cuộc sống gian lao khổ hạn, tuyệt đối không nghĩ đến chuyện riêng tư, ông đã được nhân dân kính yêu, tin tưởng không ai sánh kịp. Rất ti ếc là h ồi đó n ước Pháp đánh giá thấp nhân vật này và đã không hiểu được giá trị cũng nh ư uy l ực c ủa ông”.1 “Đối diện với Hồ Chí Minh”, đó là cuốn sách của Xanh-Tơni viết về Ch ủ tịch Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Seghers ở Pa-ri xuất bản năm 1970, m ột năm sau ngày Bác mất và 10 năm sau trận Điện Biên Ph ủ k ết thúc cu ộc xâm l ược c ủa th ực 1 Lê Kim: Bác Hồ tiếp xúc với tình báo đối phương, Nxb Đà Nẵng, 1990, tr.49. 17
  18. dân Pháp ở Đông Dương. Xanh-Tơni đã nhận xét về Hồ Chí Minh của chúng ta: “cái làm cho ta chú ý đó là đôi mắt sáng ngời và cái nhìn lanh l ợi, sáng ng ời, r ực sáng một ngọn lửa phi thường: Toàn bộ nghị lực của Cụ hình như đều tập trung vào cái nhìn ấy. Còn Cụ thường mặc bộ đòng phục Kaki màu sáng, loại quần áo mà người ta gọi là “đại cán” nhưng khá nhàu và ít khi cài cúc đ ến c ổ. Chân thì đi giày vải Việt Nam hay dép quai chéo với đôi bít tất ít nhiều xộc x ạch. Rõ ràng là Cụ không hề quan tâm đến hình thức bên người của Cụ tí nào”.2 Về tài chinh phục người khác, Xanh-Tơni viết: “đối với người Mỹ, Cụ Hồ Chí Minh đã khôn khéo và thành công đến mức khi Cụ lên nắm quy ền, chính quy ền c ủa Mỹ ở Hà Nội đã ủng hộ Cụ… ” 3. Ra-Un-Xa-Răng, người đã từng giữ chức trưởng phòng nhì (tức Cục tình báo) trong quân đội Pháp. Lần đầu tiên tiếp xúc với Hồ Chí Minh, ông nh ận xét: “ông hoàn toàn thể hiện là một con người khắc khổ với bộ quần áo không gài cúc c ổ, đi giày vải màu xanh, đế đệm bằng gai. Ông đứng đón tôi, bắt tay m ời ng ồi. Cu ộc tiếp xúc đầu tiên với Người chỉ đạo vận mệnh của Việt Minh và được đông đảo quần chúng tin theo, đã làm tôi khâm phục và xúc động”. Trong những ngày mà Chính phủ cách mạng Việt Nam đứng trước tình c ảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Thù trong giặc ngoài âm mưu chống phá nhằm bóp chết chính quyền cách mạng vừa thành lập; trong lực lượng này có quân đội của quốc dân Đảng Trung Quốc với chính sách “Hoa quân nhập Việt”, thực chất là muốn thôn tính nước ta, Trong những tên này, có Lư Hán, Tiêu Văn… là nh ững tên ch ống cộng khét tiếng “nhưng chỉ sau vài ba lần gặp Bác Hồ đã tỏ ra khâm ph ục và gọi Bác Hồ là Hồ Chủ tịch”. Nói về tài ứng xử của Người, nhà s ử h ọc King Cheng đã nhận xét: “trong thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam, cụ Hồ Chí Minh đã xử sự lanh lợi, khéo léo biết vận dụng các kỹ thuật linh hoạt và biết được những mâu thuẫn của kẻ thù để giành lợi thế về mình”. Ngày 12/9/1946, sau khi không đạt được kết quả trong Hội nghị Phông-ten-nơ- blô, đoàn Việt Nam rờ Pháp để trở về nước bằng đường biển trên chi ến h ạm Đuy- Môn Đuy ếc-Vin, Chỉ huy tàu này là trung tá Ô-nây, là tình báo hải quân Pháp. Trong cuốn: “Hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam”, dựa theo lời kể của trung tá Ô-nây, nhà 2 3 ; Tạp chí lịch sử quân sự, Số 29, Hà Nội, 5/1988, tr 49; tr 64. 18
  19. sử học Pháp Giooc-Giơ Sáp-Pha đã tường thuật lại toàn bộ chuy ến đi biển. Trong đó có đoạn nói về phong cách sinh hoạt và ứng xử của Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh: “Chủ tịch nước của Việt Nam đúng là một người ít đòi hỏi. Ông nhanh chóng thích nghi với cuộc sống trên tàu. Cuộc sống nay đây mai đó, kinh nghiệm đi bi ển c ủa ông và những kỷ niệm về những ngày bị giam giữ của ông đã làm cho ông trở thành người đi tàu dễ thích nghi nhất. Ông chú ý đến t ất c ả m ọi vi ệc, h ỏi lien ti ếp về cách điều khiển con tầu, cách tuyển thủy thủ. Ông không đòi h ỏi gì và không có chỉ thị gì cho các thủy binh được hạm đội trưởng Ô-nây cử tới phục vụ ông. Là một hành khách không mang theo hành lý, nhà hoạt động cách mạng phiêu bạt Châu Á này khiến người lính công vụ sửng sốt. Anh báo cáo với ng ười hạm đ ội tr ưởng: “Ngài Chủ tịch không có quần áo lót. Chỉ có duy nhất hai cái áo sơ mi, hai qu ần đùi, hai đôi tất, hai khăn tay…Chủ tich nói cứ để Chủ tịch tự gi ặt l ấy cũng đ ược”. Hạm trưởng cũng ngạc nhiên không kém gì anh thủy thủ. Ngài ra lệnh: Hãy gi ặt quần áo lót phục vụ Chủ tịch” 2. Trước khi lên cảng Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị được nói chuyện với toàn bộ nhân viên trên tàu. Hạm trưởng rất lo vì ông Hồ sẽ nói chuyện dằng dai về chính trị. Nhưng không: “Ông Hồ rất tế nhị, rất khôn ngoan, không muốn làm điều gì tổn hại đến ấn tượng tuyệt vời mà các s ỹ quan và thủy binh trên chuyến tàu Pháp đã giành cho ông trong suốt chuyến đi. Ông chỉ nói vài câu nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên. Ông thành thật chúc mừng tình h ữu nghị lâu bền giữa Pháp và Việt Nam…” 2. Vị hành khách không có hành lý ấy đã để lại cho hạm trưởng Ô-Nây những ấn tượng tốt đẹp không bao giờ quên. Năm 1946, bà Chossie thuộc Hiệp hội Ph ụ nữ Pháp vi ết th ư h ỏi thái đ ộ c ủa H ồ Chí Minh và Đảng ta đối với những người lính sang xâm lược Việt Nam. Hồ Chí Minh đã viết thư trả lời bà, Người trình bày quan điểm của mình: “Theo tinh thần bốn bể anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu m ến thanh niên Vi ệt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của người Pháp hay của người Việt Nam đều quý như nhau…Tôi nghiêng mình trước linh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hi sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi trước nh ững ng ười Pháp đã t ử vong. Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt Nam đều là máu, người 2 Lê Kim: Bác Hồ tiếp xúc với tình báo đối phương, Sđd, tr.70; tr.72. 2 19
  20. Pháp hay người Việt Nam cũng đều là người…Người Pháp hay người Việt Nam đều tin vào đạo đức: Tự do, bình đẳng, bác ái, độc lập”. Khi cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ vào giai đoạn quyết liệt, trong buổi tiếp các nhà Khoa học, các nhà báo Mỹ và Mexico, Bác đã nói: “Đối với các ông, các ông khó mà tin được rằng tôi lấy làm đau lòng không những khi nhân dân Vi ệt Nam bị giết hại mà tôi cũng buồn phiền khi lính Mỹ bị giết. Tôi thông cảm với nỗi đau buồn của cha mẹ họ. Vì vậy, chúng tôi nói với nhân dân chúng tôi r ằng ta ph ải s ẵn sàng hoan nghênh nhân dân Mỹ khi họ đến đây không phải với những người lính mang vũ khí, mà họ đến đây trong tương lai để giúp đỡ xây dựng đất nước ta”. Cách ứng xử của Bác đã được đánh giá rất cao và nhận được sự đồng tình, khâm phục của đối phương. Nhà báo rất nổi tiếng của Mỹ là Đ.Han-B ơ-xtam vi ết: “Cụ Hồ đã làm được một điều đáng chú ý: biết dùng tới văn hóa và tâm hồn kẻ thù để chiến thắng”. Còn rất nhiều, rất nhiều lời đánh giá, cảm nhận của b ạn bè Qu ốc t ế cũng nh ư của đối phương – những người sang xâm lược Việt Nam và ch ống Cách m ạng Việt Nam về Hồ Chí Minh. Trong phạm vi của đề tài này tôi không th ể trình bày toàn bộ những ý kiến đánh giá đó. Nhưng, có thể khẳng đ ịnh rằng: b ạn bè qu ốc t ế và cả đối phương đều đánh giá cao về Hồ Chí Minh của chúng ta, t ừ cách ứng x ử cho đến phong cách sinh hoạt hết sức giản dị và gần gũi của Người. III. TIẾP THU – VẬN DỤNG PHONG CÁCH ỨNG X Ử VÀ PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI HI ỆN NAY Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện : “Sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đang ra sức xây dựng con người mới, xây dựng nền đạo đức mới nhằm tạo nguồn lực thực hiện thành công s ự nghi ệp công nghi ệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội ch ủ nghĩa. Phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là m ột b ộ ph ận quan trọng của Đạo đức Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và vận d ụng phong cách đó c ủa Người vào cuộc sống hiện nay có ý ngĩa hết sức quan trọng. Nó sẽ góp ph ần giúp chúng ta hình thành nên những con người có đạo đức, có tài năng đáp ứng với yêu cầu của đất nước và thế giới. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2