Đề tài: Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao
lượt xem 49
download
Thành tựu văn xuôi Nam Cao đã đóng dấu trên từng trang viết, và nhà văn này đã tạo được dấu ấn cá nhân của mình, trở thành phong cách văn học, nhằm giúp các bạn tìm hiếu về tác giả, đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao
- MỞ ĐẦU Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra đầu thế kỷ XX, nhưng đến những năm 19301945 văn xuôi hiện thực mới thực sự hình hành những phong cách nhà văn nổi bật. Đó là cây bút Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa văn học phương Tây cùng với tài năng độc đáo, các nhà văn hiện thực đã sáng tác nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết cách tân rõ nét về phương diện nghệ thuật. Trong số các tác giả hàng đầu của văn xuôi hiện thực giai đoạn văn học 1930 – 1945, Nam Cao đến với làng văn không sớm nhưng sáng tác để lại dấu ấn hiện đại rõ nét. Nhà văn Létxinh ( Đức ) từng nhận định về tác phẩm của Sếchxpia “mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu riêng, dấu ấn đó lập tức nói với toàn thế giới rằng :Tôi là Sếchpia”. Thiết nghĩ nhận định này dành cho tác giả Nam Cao quả không sai. Nhà văn đặc biệt tài năng trong việc xây dựng truyện kiểu kết cấu tâm lý. Cốt truyện ít sự kiện, ít biến cố, nhưng tiếp cận với truyện ngắn Nam Cao như “ Mua nhà”, “ Trăng sáng”, “ Đời thừa”, “ Cái mặt không chơi được”... độc giả được tiếp cận với thế giới nội tâm đầy giằng xé và từ đó ngẫm ra những triết lý có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Không chỉ mới mẻ trong kết cấu, văn Nam Cao tạo sức hấp dẫn bền lâu ở việc sử dụng ngôn ngữ. Sống nhiều ở nông thôn, lại hiểu sâu sắc không chỉ đối tượng người nhà quê mà ông còn“ đi guốc trong bụng” các nhà tư sản trí thức. Do đó ngôn ngữ của Nam Cao rất gần gũi với đời sống, biểu đạt một cách chính xác, chân thực đời sống của hai đề tài mà ông khám phá. Nói chung, thành tựu văn xuôi Nam Cao đã đóng dấu trên từng trang viết, và nhà văn này đã tạo được dấu ấn cá nhân của mình, trở thành phong cách văn học. Tìm hiếu tác giả Nam Cao với đề tài : “ Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nam Cao”, người nghiên cứu muốn khám phá và hệ thống một số đặc điểm thuộc phong cách nghệ thuật của nhà văn này trước Cách mạng tháng 8.
- PH ẦN NỘI DUNG I.Giới thuyết về phong cách nghệ thuật “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”(Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 136).Nhận định trên đã nêu ra yêu cầu rất đặc trưng của văn chương nghệ thuật. Lĩnh vực của cái độc đáo tức là có tính chất của riêng mình, mang dấu ấn cách tân, không giống những người khác đòi hỏi ở nhà văn không chỉ có khát vọng làm người nghệ sĩ mà tố chất cần có trước hết ở họ là phải có tài, còn gọi là năng khiếu vượt trội.Thêm nữa, nhà văn phải thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, của cuộc sống ấy là sự sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi”(Nam Cao). Chính cái độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật (còn gọi là phong cách văn học). Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. Riêng biệt, mới mẻ và hấp dẫn trong sáng tác, không phải tác giả nào cũng đạt được điều đó, do vậy không phải ai là nhà văn đều có phong cách nghệ thuật. Giai đoạn văn học 1930 1945 là giai đoạn phục hưng của nền văn học dân tộc, một chặng đường ngắn mà hình thành khá nhiều cây bút có phong cách. Dựa vào thành tựu trong sáng tác của các nhà văn, chúng ta có thể nêu ra các tác giả văn xuôi hiện thực có phong cách rõ rệt là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...Vậy dựa vào những biểu hiện nào để chúng ta xác định một nhà văn có phong cách nghệ thuật? Có nhiều biểu hiện khác nhau của phong cách văn học. Trước hết nhà văn có biểu hiện mới mẻ, độc đáo trong cách nhìn, cách khám phá cuộc sống. Chẳng hạn, cùng là nhà văn hiện thực trước cách mạng như
- Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan..., nhưng Nam Cao quan tâm nhiều về nỗi khổ đến mức bi kịch của người trí thức. Nam Cao cũng cắt nghĩa được nguyên nhân sâu xa của nỗi khổ của họ và lên tiếng đánh động xã hội. “Người nọ, người kia không đáng để ta khinh ghét. Cái đáng nguyền rủa là cái xã hội kia. Nó đã tạo ra những con người tham lam và ích kỷ.”(Sống mòn).Phát hiện và phát biểu như vậy là đáng quý, nhưng cái “hơn người” của Nam Cao là luôn băn khoăn về nhân phẩm của con người và ý thức báo động con người hãy giữ lấy nhân phẩm của mình trước những cái nhỏ mọn. Đó chính là chiều sâu của cái tâm nhà văn, nó định hướng cách nhìn đời và nhìn người của tác giả. Khác với khoa học, văn chương luôn luôn đề cao sự sáng tạo, đề cao cái riêng của người cầm bút, trước hết là cái riêng trong giọng điệu của tác phẩm. Vì vậy người ta hay nói giọng trào phúng của Vũ Trọng Phụng, giọng triết lý của Nam Cao. Ngay ở Nam Cao cũng có giọng trào phúng, nhưng đã có người chỉ ra rất cụ thể như sau: “So với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thì Nam Cao có nhiều điểm khác biệt.Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hướng ngoại, còn tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười hướng nội.” Dấu ấn sáng tạo của tác giả còn bộc lộ ra qua các yếu tố thuộc phương diện nội dung của tác phẩm.Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề, xác lập tứ thơ..., mỗi nhà văn sáng tạo ra “đất” riêng của mình. Cũng hiện thực tăm tối trước 1945, Ngô Tất Tố phát hiện ra “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân, trong khi Thạch Lam quan tâm đến những đứa trẻ phố huyện có cuộc sống “một ngày như mọi ngày”, đến ước mơ cũng không biết ước mơ điều gì. Biểu hiện rõ nhất của cá tính sáng tạo làm nên phong cách nghệ thuật của tác giả văn học là ở hệ thống các phương thức nghệ thuật và kỹ thuật trong tác phẩm.Nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu v.v...bộc lộ sự “cao tay” của nhà văn.Tài hoa và yên bác là phong cách của Nguyễn Tuân trong việc vận dụng ngôn ngữ, ở lĩnh vực này thì Vũ Trọng Phụng để lại ấn tượng ở ngôn ngữ nhân vật đạt mức độ cá tính hóa cao nhất. Sáng tạo để làm nên cái riêng, cái mới lạ trong các phương diện trên, song mỗi nhà văn có phong cách phải “thống nhất trong sự đa dạng
- của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, có tính chất bền vững nhất quán..”(Ngữ văn 12,tập 1,Nxb giao dục,2009). Không chỉ có thế, bất cứ sự sáng tạo ra cái độc đáo nào đòi hỏi phải nằm trong tầm đón nhận của độc giả, nghĩa là phải có hiệu quả thẩm mỹ, đem lại sức hấp dẫn bền lâu cho người đọc. Phong cách nghệ thuật định hình ở một nhà văn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ngoài yếu tố chủ quan là quan niệm nghệ thuật chi phối sáng tác, thì hơi thở của dân tộc và thời đại cũng thổi không khí vào sáng tác của tác giả.Cần lưu ý là mỗi tác giả có phong cách nghệ thuật không nhất thiết phải có đầy đủ các biểu hiện như đã chỉ ra ở trên. II.Những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. II.1.Đề tài hẹp nhưng ý tứ rộng : Trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng 8, người ta đã thống kê được rất rõ ràng, có hai đề tài chính : Người nông dân và người tri thức tiểu tư sản. Trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ ở nông thôn và thành thị ngày càng bộc lộ những ung nhọt về mặt tư tưởng văn hóa. Nhưng Nam Cao không chủ ý phản ánh những vấn đề, những hiện thực lớn lao của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945. Ngay hai đề tài người nông dân và người tri thức, nhà văn cũng chọn những hiện tượng tưởng như nhỏ nhặt đời thường của hai đối tượng để tạo dựng câu. chuyện. Nhưng triết lý về đời sống qua các “tiểu tiết” trong văn xuôi Nam Cao quả là không nhỏ. Nếu như với Ngô Tất Tố, nhà văn nổi tiếng viết về xung đột giai cấp gay gắt và phản ảnh bức tranh nông thôn toàn cảnh thì Nam Cao ít hướng đến phạm vi miêu tả rộng như thế. Nhà văn của làng Đại Hoàng này mạnh dạn đi vào “cái hàng ngày” nhưng mang tính phổ biến, cái bản chất. Các đề tài “ thu nhỏ” dễ nhận ra ngay ở nhan đề của các truyện ngắn: “ Trẻ con không được ăn thịt chó”, “ Con mèo”, “ Một đám cưới”, “ Một bữa no”, “ Từ ngày mẹ chết”… Điều nổi bật ở tài năng Nam Cao là “ Ông đã khai thác được cái chiều sâu, cái mạnh nước ngầm ẩn chứa bên trong và nâng lên một tầm khái quát cao hơn. Ở truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: Một tầng ý nghĩa
- gắn liền với những tình tiết, sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại và tầng ý nghĩa thứ hai là những đúc kết có tính chất triết lý khái quát”. (Phan Cự Đệ, văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB giáo dục, 2005).Quả vậy, tiếp xúc với truyện ngắn “ Trẻ em không được ăn thịt chó” độc giả có thể cười về cái triết lý của “hắn” – người bố : Trẻ em không được ăn thịt chó. Nhưng độc giả mục kích cảnh cuối truyện, cái đói khiến mấy đứa trẻ hí hửng đợi người lớn ăn thịt chó, rồi chờ đến lượt bọn chúng, nhưng “trong mâm, chỉ còn bát không, Thằng cu con khóc òa lên…” Chi tiết nhỏ song gợi ra biết bao suy nghĩ trong lòng người đọc . Trước miếng ăn người ta quên cả sĩ diện. Câu chuyện đâu chỉ dừng lại và trọng tâm ở chuyện trẻ em không được ăn thịt chó. Phải chăng, cái đói đã khiến con người tìm mọi cơ hội cứu đói, trước hết cho bản thân mình? Qua một bữa ăn, cách ăn, nhà văn đã phác họa một bức tranh của nông thôn Việt Nam: Cái đói .Chính cái đói có nguy cơ làm mất đi giá trị của con người. Đó là vấn đề tha hóa… Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, nhà văn cũng phản ảnh những chuyện vụn vặt, hàng ngày của họ. Nhà văn Hộ mỗi lần vui vẻ nhậu nhẹt với bạn bè lại về nhà đánh vợ, đuổi vợ đi rồi hối hận. Một điệp khúc lặp đi lặp lại trong cuộc sống của văn sĩ Hộ. Đó đâu chỉ là câu chuyện bi kịch của riêng Hộ. Tác giả chỉ ra bi kịch của tầng lớp tri thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là bi kịch vỡ mộng, đời thừa, sống mòn, của những con người có khả năng tự ý thức rất cao. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Như vậy, mỗi con người, mỗi tâm trạng trong câu chuyện cụ thể, chân thật như cuộc sống vốn có. Qua thế giới hình tượng, nhà văn khéo léo chuyển tải những tuyên ngôn của mình. Điều đáng nói là nhiều thông điệp tiềm ẩn đằng sau câu chuyện, tâm trạng. Trước Nam Cao đã có không ít nhà văn phát ngôn về văn chương, về hiện thực. Song, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng chỉ đến Nam Cao, thông qua hệ thống hình tượng, tác giả Nam Cao đã phát biểu những tuyên ngôn đầy sức thuyết phục, và ý nghĩa hiện đại, thời sự vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. II.2.Bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong rất trữ tình.
- Đọc văn Nguyên Hồng, độc giả cảm nhận sự đồng cảm sâu sắc, thấm thía của nhà văn dành cho nhân vật. Dường như ta nghe rõ tiếng kêu thống thiết, nước mắt Nguyên Hồng tuôn trào khóc cho bất hạnh của nhân vật. Trái lại, ấn tượng ban đầu của bạn đọc khi tiếp xúc với truyện của Nam Cao, là một giọng lạnh lùng, tỉnh táo, sắc lạnh. Nhưng rồi độc giả tinh ý nhận ra ẩn sau vẻ ngoài lạnh lùng là tình cảm yêu thương, chất trữ tình ngọt ngào của tác giả cho những đứa con tinh thần của mình . Trước hết, giọng văn sắc lạnh, tỉnh táo xuất phát từ ngôn ngữ người kể chuyện. Có thể nhận xét không chủ quan rằng ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn này có màu sắc khách quan lạnh lùng. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Trương Thị Nhàn trong bài viết : Nhân vật “ hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, tác giả đã thống kê có tới 20 truyện của Nam Cao ( trong số 55 truyện ) các nhân vật được nhà văn gọi là “hắn”. Khi nhà văn gọi nhân vật là “hắn”, thì sắc thái tình cảm không còn là trung tính. Bởi vì, nhà văn đã tạo ra một tư cách “hắn” trong các nhân vật “hắn”. Các nhân vật ấy có gì đó biến dạng, tha hóa….Một số nhân vật khác, chỉ riêng cách đặt tên nhân vật đã hiện ra một khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật. Các cái tên rất khó nghe như Chí Phèo, Trạch Văn Đoành, Trương Rự …Đó phải chăng là khuynh hướng hiện thực nghiệt ngã trong sáng tác của Nam Cao?. Điều đáng lưu ý là, câu chuyện của tác giả không chỉ kể chuyện, mà còn là kể tâm trạng, mà đây lại là đặc điểm nổi trội trong sáng tác của Nam Cao. Chính sự kết hợp giữa kể chuyện và tả tâm trạng, văn Nam Cao đã hình thành phong cách có vẻ đối nghịch giữa hai đặc điểm: Tỉnh táo sắc lạnh và chứa chan trữ tình. Đọc truyện ‘ Chí Phèo”, giọng lạnh lùng khách quan của câu chuyện hiện ra ngay từ đầu tác phẩm.“ Hắn vừa đi vừa chửi”. Cuộc đời của nhân vật này có lúc đặt chân vào phần “con” nhiều hơn phần “người”. “ Có lẽ hắn cũng không biết rằng, hán là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng…”. Đọc suốt câu chuyện “ Chí Phèo”, dễ thấy một giọng lạnh lùng, một thái độ sắc lạnh, thiếu thiện cảm của người kể chuyện khi kể về nhân vật. Tuy nhiên, sở trường của Nam Cao là kể tâm trạng. Một người “chưa bao giờ tỉnh táo để biết rằng có hắn ở trên đời”, nhưng chiều sâu nội tâm của nhân vật được cây bút tài hoa khám phá và kể tâm trạng thật tinh tế. Đoạn tả Chí Phèo với cảm giác lần đầu
- nếm hương vị của cháo hành, hương vị của tình yêu, thật chính xác mà đầy chất thơ. Rồi ý nghĩa của Chí, nhớ lại những ngày “ nhục hơn là thích” ở nhà bà Ba… Diễn biến tâm lý Chí Phèo trong một buổi sáng nhớ ra mình “có ở trên đời” được tác giả Nam Cao “giải phẩu” thật logic, biện chứng v..v.. Vẫn cách gọi “hắn”, “thị” , “y” nhưng ẩn đằng sau câu chữ là lời kể là một sự trân trọng tin yêu đối với nhân vật. Nếu không có niềm tin không thấu hiểu bản chất người nông dân, làm sao tác giả viết được câu: “ Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đọc những đoạn văn như vậy, người đọc tinh ý nhận ra ngọn lửa hoàn lương vẫn còn âm ỉ trong tâm hồn con người bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính ấy. Tác giả đã khéo léo gọi ra trong lòng độc giả “cả phần lí trí vẫn phần tình cảm”(Phan Diễm Phương “ Lối văn kể chuyện của Nam Cao”)… Hai đặc điểm đối nghịch, bề ngoài lạnh lùng bên trong trữ tình trong truyện của Nam Cao còn xuất phát từ lối kể chuyện bằng chất giọng : “nghiêm nghị và hài hước, trân trọng nâng niu, và nhạo, đay, mỉa”.(“Lối văn kể chuyện của Nam Cao”)Bạn đọc dễ nhận ra cái giọng mỉa mai, nhạo báng pha hài hước của văn xuôi Nam Cao, song độc giả tinh ý sẽ nhận ra thái độ nghiêm túc, tin tưởng vào phần tốt đẹp của con người hay khả năng tự ý thức rất cao của người tri thức. Những suy tư trăn trở của nhân vật đem lại hiệu quả thẩm mỹ, chiều sâu tư tưởng và làm thỏa mãn nhu cầu của độc giả thời hiện đại. II.3. Khả năng miêu tả những trạng thái lưỡng hóa giữa người và vật, giữa đau đớn và hạnh phúc wsa Đặt sáng tác của Nam Cao trong bối cảnh văn xuôi 1930 – 1945, chúng ta nhận ra Nam Cao có lối đi riêng. Nếu Thạch Lam đi tìm cái đẹp để khám phá và phát hiện; Vũ Trọng Phụng mổ xẻ đến tận cùng cái ung nhọt đến mức cực đoan; Khái Hưng, Nhất Linh nhiều phần thi vị hóa… thì Nam Cao thể hiện một ngòi bút tỉnh táo, đúng mực. Xuất phát từ nhận thức hiện đại về con người (Trong con người có cả mặt tốt và mặt xấu), hướng tới vẻ đẹp nhân văn đích thực của con người, truyện dài và truyện ngắn của Nam Cao mạnh dạn đi vào tận cùng các cực đối lập trong nhân tính,
- tâm hồn con người. Đó là cánh cửa khép mở giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa phần con và phần người. Tạo ra những tình huống, những hoàn cảnh thử thách nhân vật, truyện của Nam Cao không ít lần làm người đọc phấp phỏng bởi hoài nghi vào niềm tin của nhà văn này vào con người – Song, nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức trong bài viết: Giới thiệu “tác phẩm Nam Cao” đã khẳng định: Nam Cao đã mạnh dạn đi theo lối riêng, nghĩa là ông không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một người biết tin ở tài mình, ở thiên chức mình! Quả vậy, đọc những trang văn trong các tác phẩm như “Chí Phèo”, “Đời thừa”…ta thấy các nhân vật của Nam Cao vận động trượt dốc theo hướng từ con người dần dần đi đến giáp ranh của con vật hay hành trình ngược lại. Đương nhiên trong số các nhân vật lưỡng hóa ấy, Chí Phèo là tiêu biểu nhất. Trong Chí Phèo có sự vận động ngược và xuôi chiều như vậy. Bởi Chí Phèo đã sống trong môi trường “là một thế giới luôn chứa đựng hai khả năng giành cho con người” (Nguyễn Quang Trung, “Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo”). Xã hội thực dân nửa phong kiến mà cụ thể là Bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến một anh cai điền hiền lành thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Nam Cao đã dùng vài nét để phác họa hình hài bản chất “ con” trong người Chí Phèo: “ Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện …”.Như vậy, ở Chí Phèo có quá trình lưỡng hóa giữa lương thiện và lưu manh, giữa người và vật. Chứng kiến Chí Phèo đi cheo leo trên sợi dây mỏng manh giữa thiện và ác, giáp ranh với cái ác rất rõ, nhưng không ngờ cây bút Nam Cao phát hiện một quá trình lưỡng hóa theo chiều ngược lại: saytỉnh, lưu manhlương thiện, vô thứcý thức. Cái đoạn đời của Chí Phèo ở gần cuối và cuối cuộc đời Chí Phèo đã vận động lưỡng hóa theo chiều này. Và quá trình vận động tính cách của nhân vật như một minh chứng cho quan niệm: con người thật là kì diệu, có thể vượt lên khỏi sự chi phối của hoàn cảnh, hoặc là trong sâu thẳm tâm hồn con người có ngọn lửa lương thiện đích thực. Cái khát khao lương thiện và nhát dao tự sát đã nói lên ngọn lửa khao khát hoàn lương đã cháy lên sau bao ngày tưởng chừng là tàn tro trong lòng Chí Phèo.
- Theo tác giả Nguyễn Quang Trung trong bài viết “Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo”, thì ở đề tài người trí thức, tác giả xây dựng nhiều nhân vật trí thức lưỡng hóa hơn ở đề tài người nông dân. Ở người trí thức diễn ra “cuộc vật lộn giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa vị tha và vị kỉ…”. Điều này chúng ta thấy rõ ở các nhân vật như Thứ(Sống mòn), Hộ (Đời thừa), Hài (Quên điều độ)… Các nhân vật này luôn giằng xé, cau có, khó chịu, bởi khi rơi vào tình trạng tiêu cực, họ liền ý thức họ là con người, là trí thức có lương tâm, lập tức những biểu hiện tàn nhẫn của họ trở thành bi kịch nội tâm của chính họ. Nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” sau mỗi lần tỉnh lại, nhớ lại chuyện mình đuổi Từ đi, là lập tức xấu hổ tự mắng mình là khốn nạn. Và cũng chính khả năng tự ý thức đưa họ trở về đúng nghĩa Con Người. Do vậy, dù có lúc lưỡng hóa trong tính cách nhân vật người trí thức cùa Nam Cao cuối cùng cũng hoàn nguyên bản chất lương thiện vốn có của con người. Văn học thế giới và văn xuôi Việt Nam thực ra không ít những tác phẩm phản ánh tình trạng lưỡng hóa của con người. Điều đáng nói là Nam Cao là nhà văn vận dụng phù hợp, có bút lực sáng tạo nên những nhân vật đặc sắc hiếm có, phản ánh đúng sự vận động biện chứng trong tâm hồn, tính cách con người. Do vậy, truyện của Nam Cao cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩa đánh động con người về việc giữ gìn nhân cách, những bài học thấm thía đủ sức kéo người ta “dao động” về phía “người” nhiều hơn “con”. Cần khẳng định rằng, truyện của Nam Cao miêu tả nhân vật giữa tính người và tính vật trở thành biệt tài, thành phong cách của nhà văn này: Có thể kể hàng loạt nhân vật trong văn Nam Cao có kiểu nhân vật dao động trong tính cách như vậy. Chẳng hạn, nhân vật người bố (Trẻ con không được ăn thịt chó); Du (Nhỏ nhen),thằng Lung (Đòn chồng),vợ chồng Thai(Làm tổ) , anh cu Lộ (Tư cách mõ), Lê Văn Rự, Đức ( Nửa đêm) , Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng)...Không ít nhân vật của Nam Cao bị tha hóa, nhưng quan trong là cuối cùng nhiều nhân vật của Nam Cao đã thắng thế, chiến thắng cái phàm tục nhỏ nhen, vị kỷ. Câu nói sau đây là phát biểu của Lão Hạc hay chính là quan niệm của Nam Cao: Đối với những người ở quanh ta,nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện , xấu xa , bỉ ổi...Toàn là những cái cớ để cho người ta tàn nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương..”(Lão Hạc) Cho nên,dù nhà văn phơi ra trên từng trang viết của mình sự chao đảo giữa tính người và tính vật,
- nhưng điều quan trọng là Nam Cao đã thể hiện niềm tin lớn lao vào con người và sáng tạo được những tác phẩm mang dấu ấn rõ nét của chủ nghĩa nhân văn hiện đại. II.4. Thích ngẫm ngợi triết lý: Xưa nay văn chương luôn là tiếng nói tình cảm, là thông điệp tư tưởng của nhà văn. Bằng cách này hay cách khác, tác giả đều muốn chuyển tải một thông điệp nào đó về con người, về xã hội. Trong số các tác giả thể hiện rõ nét những suy tư, chiêm ngiệm trong sáng tác như Nam Cao, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Châu… thì cây bút làng Đại Hoàng đã thể hiện rõ nét sở thích và sở trường ngẫm ngợi, triết lý trong văn của mình. Đọc “ Chí Phèo”, độc giả không quên những câu ngắn gọn nhưng ý vị về tình yêu như “Trông thị thế mà có chuyên, tình yêu làm cho có duyên”.Truyện “Trăng sáng” nhắc nhở các nhà văn lưu ý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống :“Chao ôi !Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” Đọc mỗi truyện ngắn của Nam Cao bạn đọc thường nhớ đến một hay vài câu triết lý có khi tự nhiên trong lời phát biểu của nhân vật. Trong “Mua nhà”, đọng lại là câu nói của nhân vật tôi “…Hạnh phúc chỉ là một cái chăng quá hẹp. Nguời này co thì người kia bị hở.” Triết lý ấy đâu chỉ đúng ở thời 1930 – 1945 ? Câu nói ngắn gọn hiện ra ở cuối tác phẩm, có giá trị như là một lời luận bàn về hạnh phúc. Nỗi trăn trở của nhân vật “tôi” thức tỉnh mọi người về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hạnh phúc riêng của mỗi người không thể cách ly hoàn toàn với xã hội, với người khác. Nhiều truyện của Nam Cao cũng có cốt truyện đơn giản, “Không cốt truyện” như “Đời thừa” mà ý nghĩa vang xa. Đó là câu chuyện mang tính triết lý về lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương. Hoài bão, khát vọng và hiện thực không dễ dung hòa trong bất cứ xã hội nào. Hiện thực ấy được Nam Cao khéo léo chuyển tải qua câu chuyện xung đột trong gia đình Hộ một nhà văn. Riêng Hộ vi phạm quy tắc tình thương hay nhiều nhà văn đều có thể vi phạm như Hộ? .Đó là bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản khi gánh nặng cơm áo gia đình buộc họ phải sa một chân vào sự tàn nhẫn , nhỏ nhen ...Tuy nhiên, Ở “Đời thừa”, nhiều triết lý khác hiện ra
- rất dễ nhận thấy và có thể xem đó là những triết lý đúng đắn về bản chất của sự sáng tạo.Chẳng hạn như câu sau đây: “...không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, sách “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cự Đệ ( chủ biên)có nhận định thật xác đáng : Ở truyện ngắn của Nam Cao , chúng ta thường thấy hai tầng ý nghĩa: Một tầng ý nghĩa gắn với tình tiết sự việc và câu chuyện mà nhà văn muốn trần thuật lại; và tầng thứ hai là những đúc kết có tính chất khái quát, triết lý.”Quả vây, gần như truyện nào ta cũng thấy hiện ra những câu triết lý của nhân vật hoặc của người kể chuyện. Nhiều câu triết lý hiện ra qua lời than, các câu cảm thán, kiểu như “Chao ôi!Nếu người ta không phải ăn thì giản dị biết bao.Thức ăn không bao giờ tự chảy vào mồm...”Hay các quan niệm xuất hiện dưới dạng câu hỏi “Chao ôi, ở trên đời này có cái gì bền vững mãi đâu?.Khi nhận thấy những điều mâu thuẫn của cuộc sống, Nhà văn Nam Cao lên tiếng bằng tiếng nói phẫn uất “Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?” Có thể nói, cảm hứng triết lý đã trở thành cảm hứng nghệ thuật của tác giả làng Đại Hoàng.Từ đó, văn Nam Cao có một giọng đặc trưng: giọng triết lý với đa sắc điệu. Khi thì đắng cay chua chát lúc lại hài hước dí dỏm. Kết quả của lối triết lý trong sáng tác của Nam Cao là do sự quan sát tinh tế , cùng với ý thức chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi đau đáu thương đời. II.5. Nam Cao là một nhà văn có khả năng luôn luôn mới, càng qua thời gian thì ý nghĩa hiện đại càng thêm nổi bật. Nam cao sáng tác chủ yếu trong giai đoạn 19301945, giai đoạn mà văn học hiện đại Việt nam đã đi hết buổi giao thời, chuyển sang giai đoạn văn học hiện đại hoá với niều thành tựu rực rỡ. Đặt nhà văn Nam Cao trong giai đoạn bối cảnh văn xuôi trước 1945 và trong dòng chảy của văn học hiện đại Việt nam cho đến nay, thậm chí so sánh với văn học hiện đại thế giới, nhiều người vẫn công nhận tính hiện đại, luôn
- mới của truyện Nam Cao, chất hiện đại ở sáng tác của ông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, bố cục, xây dựng, nhân vật, giọng điệu… Ở tiểu luận này chúng tôi nói đến một Nam Cao hiện đại trong kết cấu và giọng điệu tác phẩm. II.5.1. Hiện đại trong kết cấu tác phẩm Văn học hiện đại trên thế giới đã phá vỡ kết cấu truyền thống của tiểu thuyết. Câu chuyện không đi theo trình tự cuộc đời nhân vật mà tuân theo quy luật tâm lý. Do vậy kết cấu tâm lí trở thành đặc điểm của văn xuôi hiện đại. Truyện không có cốt truyện, hoặc mờ dần vai trò của cốt truyện, thì từ đó “nghệ thuật của nội dung” càng tăng thêm giá trị, ý nghĩa của tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại. có thể kể ra hàng loạt tác phẩm nổi tiếng, mà hình thức của tác phẩm là “ truyện không có cốt truyện” như “Tội ác và trừng phạt” (Đốtxtôiepki), “Ông già và biển cả” (Hemingway),” Đỏ và đen” (xtăngđan)… Khảo sát văn Nam Cao chúng ta thấy nhà văn có kiểu kết cấu khá độc đáo. Các nhà văn Việt Nam trước Nam Cao tài năng trong việc kể,còn Nam Cao đem tâm lý nhân vật ra để xâu chuỗi thành những truyện ngắn, tiểu thyết đầy sức lôi cuốn với độc giả. Tiểu thuyết “Sống mòn” đã xoay quanh câu chuyện mấy tri thức tiểu tư sản, là các thầy cô giáo. Truyện không tìm thấy một cốt truyện rõ ràng như truyện truyền thống, song dòng tâm lý nhân vật đã tạo sức hấp dẫn bạn đọc, thậm chí có người không ngớt thán phục “ Tiên sư nhà văn Nam cao”(Mượn ý của truyện “Đôi mắt”). Văn học hiện đại trên thế giới đã có một tư duy mới về kết cấu tác phẩm.Theo A.. RobbeGrillet (sinh năm 1922 nhà văn tiểu thuyết mới của
- Pháp) “Từ lâu cốt truyện không còn là nền tảng của tiểu thuyết nữa”Proust (nhà văn Pháp) nhấn mạnh: “chúng (cốt truyện) tan ra để tái kết lại phục vụ cho một kết cấu thời gian tâm lý”.Trong sự vận động cho đến ngày nay của văn xuôi hiện đại, vai trò của cốt truyện càng giảm, nhường chỗ cho ngòi bút công phá vào chiều sâu tâm lý nhân vật. Truyện hiện đại khám phá những góc khuất tâm hồn , thậm chí yếu tố tâm linh của con người trở thành một cảm hứng nghệ thuật, và tác giả hiện đại có thể tạo ra những kết cấu truyện ngắn, tiểu thuyết đưa vào phương diện khá trừu tượng đó của con người. Nhà văn Nam Cao ngay từ những năm 19301945 ,đã chọn lối kể chuyện theo dòng tâm lý ở hầu khắp tác phẩm và ông quả là một cây bút khá nhạy cảm với quan niệm văn xuôi hiện đại. Để xây dựng nhân vật theo dòng tâm lý nhà văn sử dụng kết hợp với thủ pháp độc thoại nội tâm, hai yếu tố đó trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của nghệ thuật. Truyện ngắn “Mua nhà” dưới hình thức của một bức thư, nhưng kết cấu của truyện men theo dòng tâm lý của nhân vật tôi. Nhân vật kể lại câu chuyện về nỗi day dứt ân hận của nhân vật này trong chuyện mua nhà. Độc giả khép trang sách lại vẫn còn nghe văng vẳng lời tự trách của nhân vật: “Tôi ác quá!Tôi ác quá!”. Nói chung văn xuôi hiện đại, đến Nam Cao đã tạo ra một bước tiến dài trong kết cấu. Nhờ xây dựng cốt truyện theo dòng tâm lý nhân vật, truyện của ông thường mở đầu những trắc ẩn trong tâm hồn nhân vật hoặc phần cuối câu truyện được đưa lên trước. Truyện ngắn ‘Lão Hạc” cái ý định bán chó được đưa lên đầu câu chuyện, sau đó tác giả để cho nhân vật ông giáo kể chuyện về đứa con của lão, rồi nỗi đau của ông già phải bán đi cậu Vàng
- (con chó) gắn bó với mình. Như vậy ở truỵên của Nam Cao, kết cấu tâm lý đâu chỉ phù hợp với nhân vật người tri thức, mà tác giả vận dụng kết cấu hiện đại này để miêu tả nội tâm của người nông dân. Ở truyện ngắn “Một đám cưới”, tác giả đã “khai bút” bằng cảm giác của nhân vật Dần trong một buổi sáng. Sau đó, tác giả mới kể lại tâm lý của một cô gái khi xa nhà đi ở, cối cùng là diễn biến tâm lý ngày đầu tiên đi về nhà chồng... Tiếp cận truyện Nam Cao, độc giả hiện đại đối diện với kiểu tính chất “đang suy nghĩ ”, “đang đối thoại ”, “đang độc thoại ”, “đang nói chuyện ở trong tâm tưởng ” của nhân vật. Dòng tâm lý nhân vật được vận động không ngừng. Các yếu tố miêu tả kể chuyện được lượt bỏ đi nhiều. Hồi tưởng, liên tưởng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật thích hợp để tạo ra sự vân động của tâm lý nhân vật và phát triển câu truyện. Kết cấu hiện đại theo kiểu văn Nam Cao, đến nay vẫn còn được sự đón nhận nhiệt tình và đánh giá cao của độc giả, bởi lẽ: “cách kết cấu có tính chất đột phá đã kết hợp được giữa hành động và tâm lý,giúp cho việc soi rọi và lý giải sâu sắc tính cách nhân vật.(“Văn học Việt Nam 1900 1945”,Nxb Giáo dục,2000). II.5.2.Hiện đại trong giọng điệu: Khái niệm giọng điệu được hiểu theo cách cắt nghĩa của sách từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi): “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” Giong điệu tác phẩm liên quan đến nhận thức,thái
- độ, tính cách của nhà văn. Do vậy mà có giọng điệu riêng gắn với từng tác phẩm hay tác giả.Người ta hay nói giọng văn Tô Hoài giàu chất thơ, trong khi Nguyễn Công Hoan có giọng trào tiếu... Khảo sát giọng điệu của văn học đương đại, chẳng hạn qua sáng tác của nhà văn Tạ Duy Anh, chúng ta nhận thấy có ba giọng điệu đặc trưng như: giọng điệu triết lý chiêm nghiệm; giọng điệu hài hước; giọng điệu hoài nghi tự vấn; Trở lại với truyện của Nam Cao trước 1945, người đọc thấy rõ nét sự cách tân như vậy về giọng điệu trong tác phẩm. Nhà văn xứ Nghệ đã sớm bắt nhịp với quan niệm mới về truyện hiện đại: “Trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó.”(Antônôv)Truyện của Nam Cao có “tính chất phức điệu” theo cách nói của nhà lý luận tiểu thuyết hiện đại Bathtin. Với Nam Cao, như đã nói , triết lý đã trở thành nhu cầu thẩm mỹ, thành cảm hứng nghệ thuật. Triết lý xuất hiện hầu khắp các sáng tác của ông. Điều cần nhấn mạnh là truyện của Nam Cao có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nên theo Bùi Công Thuấn “Chính những vấn đề triết lý và những tính cách nhân vật độc đáo ấy đã làm cho truyện ngắn Nam Cao đã vượt rất xa trong thời gian...”.Triết lý là giọng chung của Nam Cao, song mỗi truyện có âm hưởng riêng.Tùy vấn đề suy nghiệm và tùy từng tác phẩm mà sáng tác của ông có giọng buồn thương chua chát hay chất hùng biện hào hứng. Bên cạnh giọng triết lý,thì giọng trữ tình cũng là một nét trong phong cách nghệ thuật của nhà văn này. Đó là những chủ âm trong giọng điệu của truyện Nam Cao.Văn của tác giả đa âm sắc, điều đó cũng do câu chuyện được kể ở nhiều điểm nhìn khác nhau với nhiều cung bậc. Nhiều tác giả hiện đại nổi tiếng trên thế giới đã có cách kể hiện đại như vậy. Và một trong những nhà văn Việt Nam sớm có cách kể hiện đại là Nam Cao.Truyện ngắn “ Chí Phèo” hay tiểu thuyết “Sống mòn” là minh chứng tiêu biểu cho cách kể nhiều điểm nhìn. “Và thật lạ lùng, ngày nay người ta phát hiện nhiều thi pháp mới của tiểu thuyết của truyện ngắn từ phương Tây, thì ở ta, trong văn Nam Cao đã có.”. Nhận định trên của nhà nghiên cứu văn học Nguyên Trường đã khẳng định mạnh mẽ hơn tính chất hiện đại của văn Nam Cao. Trong đời văn Nam Cao, sáng tác mang phong cách nhà văn Nam Cao rõ nhất là “Chí Phèo”. Cho nên, khảo sát truyện ngắn này, nhiều người đã ca ngợi câu chuyện tình yêu điển hình vượt mọi bờ cõi giới hạn. Bởi mối tình
- Thị Nở Chí Phèo có mọi biểu hiện của một tình yêu đích thực. Thêm nữa, hành động giết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo cũng đã được Nam Cao khá “cao tay” để câu chuyện Chí Phèo vượt qua ranh giới giai cấp, quốc gia. Đây là thêm một minh chứng để làm rõ khả năng luôn luôn mới của văn Nam Cao và vì vậy mà sức sống của nó theo thời gian sẽ là điều mà mọi người tin tưởng. KẾT LUẬN “ Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (Mác –xen Prut, nhà văn Pháp). Phát ngôn trên có hàm ý nhấn mạnh sức sáng tạo kỳ diệu của nhà văn có phong cách. Chính cái riêng, mới lạ, độc đáo làm cho văn chương có sức trường tồn qua năm tháng. Có sản phẩm nào của khoa học lại luôn luôn mới như văn học? Chúng ta rất may mắn có được những cây bút văn học như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Vũ Trọng Phụng .v.v...và càng vui mừng sự xuất hiện của cây bút văn xuôi Nam Cao. Đời sống và đời văn không dài, nhưng tác giả đã đóng dấu ấn phong cách nghệ thuật trên từng trang viết. Do điều kiện giới hạn của người nghiên cứu, bài viết chưa đi vào phân tích thêm một đặc điểm khá nổi bật ở phong cách nhà văn Nam Cao: Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu, ngôn ngữ rất đời nhưng cũng rất văn. Đây là cây bút tài hoa trong việc biểu đạt ngôn ngữ nhân vật gần với lời ăn tiếng nói ngoài đời của đối tượng, từ đó khắc họa tính cách nhân vật. Ở bài viết này người làm bài cũng không khảo sát được nhiều tác phẩm của Nam Cao sau Cách mạng tháng tám. Sau 1945, về cơ bản, phong cách Nam Cao vẫn nhất quán ở những đặc điểm đã chỉ ra ở trên. “Đôi mắt” vẫn tiếp tục bộc lộ khả năng đi vào chiêu sâu tâm lý nhân vật, một sở trường của chính tác giả này. Thành tựu trong sáng tác của Nam Cao, cho đến nay đã khẳng định vị trí của cây bút Nam Cao trên văn đàn hiện đại. Nếu như nhân vật văn xuôi của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa chủ yếu là nhân vật hành động, nhân vật tính cách, thì đến Nam Cao đã sáng tạo ra nhân vật tự ý thức. Nhà văn đã thể
- hiện nhu cầu của con người hiện đại : tìm hiểu mọi ngóc ngách bên trong tâm hồn con người. Công trình “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cự Đệ chủ biên, Nxb Giáo dục 2005) đã khẳng định Nam Cao “Vừa đi sâu vào tâm lý nhân vật, vừa nâng cao tầm khái quát” và như vậy là “tạo được phong cách tâm lý, hiện đại.”.Tác giả gởi triết lý qua một hệ thống quan niệm nhất quán, để cho thế giới nhân vật chuyển tải thông điệp một cách tự nhiên.Có thể nói, văn Nam Cao còn nhiều biểu hiện khác tạo cho sáng tác của ông đến nay hãy còn nhiều mới mẻ, hiện đại. TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Phan Cự Đệ chủ biên (2005), văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục. 2. Phan Cự Đệ chủ biên (2000), Văn học Việt Nam 1900 1945, Nxb giáo dục. 3. Hà Minh Đức chủ biên (2008), Lý luận văn học, Nxb giáo dục. 4. Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu (1993),Tuyển tập Nam Cao (2 tập),Nxb văn học, H. 5. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb văn học, H. 6. Nam Cao con người và tác phẩm (2000), Nxb hội nhà văn, H. 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997),Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb đại học quốc gia Hà Nội. 8. Phạm Thị Thật (2009), truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX, Nxb giáo dục Việt Nam. 9. Nguyên Trường (2009),Văn hóa văn học một hướng nhìn, Nxb Thanh niên. 10.Ngữ văn 12 tập 1(2009), Nxb Giáo dục.
- 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk
89 p | 253 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
119 p | 267 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số đặc điểm của thị trường ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
95 p | 280 | 49
-
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhoea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị
40 p | 252 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ SINH TRÙNG Perkinsus sp. LÂY NHIỄM TRÊN NGHÊU LỤA Paphia undulata Ở KIÊN GIANG VÀ BÀ RỊA - VŨNG TÀU"
9 p | 152 | 16
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn
59 p | 133 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba - Excentrodendron tonkinense nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý, hiếm tại Xã Văn Lăng Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
73 p | 43 | 14
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus) GIAI ĐOẠN PHÔI LÊN GIỐNG"
32 p | 111 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên
164 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
79 p | 29 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của Đinh mật (Fernandoa brilletii (Dop) Steen) phân bố tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
68 p | 25 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định
28 p | 70 | 5
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ
172 p | 83 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ
27 p | 65 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte ) tại Vườn quốc gia Cúc Phương
105 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng (Podocarpus Imbricatus Blume) làm sơ sở cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại tỉnh Gia Lai
93 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn