Khóa luận tốt nghiệp: Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
lượt xem 63
download
Đề tài Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nêu ra những lý luận cơ bản về tâm lý và đạo đức trong kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng cũng như vai trò của tâm lý và đạo đức trong kinh doanh. Khái quát về những đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của người lao động cũng như người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó đưa ra một số xu hướng về tâm lý và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian tới, cũng như đề xuất một số ý kiến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----- ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp : Anh 12 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Lan Hà Nội, 05 - 2009
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH ........4 I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ TRONG KINH DOANH ..................................................... 4 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ .......................................................... 4 1.1. KHÁI NIỆM TÂM LÝ ............................................................................... 4 1.2. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC ...................................................................... 4 1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC................................... 5 1.4. THUỘC TÍNH TÂM LÝ CÁ NHÂN .......................................................... 7 1.4.1. TÍNH KHÍ (KHÍ CHẤT)........................................................................ 7 1.4.2. TÍNH CÁCH ......................................................................................... 8 1.4.3. NĂNG LỰC .......................................................................................... 9 2. TÂM LÝ TRONG KINH DOANH ........................................................................ 10 2.1. TÂM LÝ NHÀ LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH .............. 11 2.2. TÂM LÝ NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP ............ 13 II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................................ 16 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .............................. 16 1.1. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC ....................................................................... 16 1.2. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................................. 17 2. CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH....................... 17 2.1. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƢỜI LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 18 2.1.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ........................................................... 18 2.1.2. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ................................................................... 20 2.1.3. ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG VÀ CHÍNH PHỦ ............................................... 20 2.1.4. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ................................................................... 22 2.2. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG .................................................... 23
- 2.2.1. ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP, CẤP TRÊN VÀ ĐỐI VỚI CẢ DOANH NGHIỆP ...................................................................................................... 23 2.2.2. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ................................................................... 24 III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KD VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN ............................................... 24 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH........ 24 2. VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP....................................................................................................... 26 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 27 3.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN ........................................................................... 27 3.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN...................................................................... 28 3.2.1. VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ..................... 28 3.2.2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA .................................. 29 CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN HIỆN NAY .................................................................. 31 I. TÂM LÝ TRONG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VN ......................... 31 1. TÂM LÝ NGƢỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................................. 31 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ NHÀ DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN CỦA VIỆT NAM ................................................................................ 31 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƢỜI QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................. 33 1.2.1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ VIỆT NAM............................................................................................................. 33 1.2.2. NĂNG LỰC CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM................................. 37 1.2.3. UY TÍN VÀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ....... 43 2. TÂM LÝ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.. 44
- 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÂN DUNG NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ............................................................................................................... 44 2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................................................... 47 2.2.1. NHU CẦU, MONG MUỐN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .. 47 2.2.2. KĨ NĂNG, NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ......512.2.3. TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ, HÀNH VI, Ý CHÍ .................................................................................. 54 II. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................. 57 1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGƢỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................................................. 57 1.1. ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG ................................................................ 57 1.1.1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI............................. 57 1.1.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................ 58 1.2. TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI ................................................................ 60 1.3. Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT .................................................... 61 2. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................................................................ 62 2.1. NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH ........................................................................................................................ 62 2.2. NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CAM KẾT LAO ĐỘNG ..... 63 2.3. NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC TỐ CÁO CẢNH GIÁC .......................... 66 2.4. NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC ............... 67 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG TÂM LÝ VÀ ĐĐKD Ở CÁC DNVN.......................................................... 69 I. XU HƢỚNG TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................................... 69 1. CÁC XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................................................................. 69 1
- 1.1. XU HƢỚNG TÂM LÝ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG .................................. 69 1.2. XU HƢỚNG TÂM LÝ CỦA NGƢỜI LÃNH ĐẠO .................................. 71 2. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH...................................... 72 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................... 74 1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC ...................................................................... 74 1.1. XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ MINH BẠCH VÀ CÓ CÁC CHẾ TÀI CHẶT CHẼ ĐỂ QUẢN LÝ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HỢP PHÁP VÀ HIỆU QUẢ ................................. 74 1.2. CẢI TIẾN CƠ CẤU QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ... 761.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ................................ 78 1.4. CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VÀ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO ............................................................................. 80 1.5. XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM TƢ VẤN VÀ HỖ TRỢ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 81 2. CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................................... 82 2.1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG .................................... 82 2.2. ĐỐI VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP ..................................... 88 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................94 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý ...................................................... 10 Hình 2: Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo ........................................................... 15 Hình 3 : Các khía cạnh tâm lý của người lao động .................................................... 17 Hình 4 : Các đối tượng có liên quan đến tổ chức ....................................................... 21 Bảng 5 : Bảng chỉ số PDI của một số quốc gia .......................................................... 43 Bảng 6: Tổng kết nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Việt Nam .......................................................................... 47 Hình 7 : Mức thang nhu cầu của nhà nghiên cứu tâm lý Abraham Maslow ............... 51 Bảng 8 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh nghiệp Việt Nam ...... 55 Hình 9 : Số lượng các cuộc đình công của người lao động Việt Nam ........................ 61
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPH Cổ phần hóa CSR Corporate society responsibility CEO Chief excutive official DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐĐKD Đạo đức kinh doanh IDR International development research GDP Gross Domestic Products TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ƣơng VHDN Văn hóa doanh nghiệp XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO World trade organisation
- LỜI MỞ ĐẦU A. Tính cấp thiết - Đối tƣợng- Mục đích nghiên cứu của đề tài Con ngƣời vừa là nhân vừa là quả của các quá trình hoạt động, hoạt động xuất phát từ lòng ngƣời, hợp lòng ngƣời thì thành công, ngƣợc lại thì dễ thất bại. Bởi vậy, nguồn lực con ngƣời đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đối của một quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chính sách quản lý có cấu trúc 50% tâm lý và 50% kinh tế thì hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động đạt đƣợc sẽ cao hơn nhiều lần so với chính sách thiếu quan tâm tới tâm lý con ngƣời. Chính vì thế, hơn bao giờ hết ngƣời ta càng thấy đƣợc mức độ cần thiết của việc nghiên cứu thế giới nội tâm của con ngƣời (tâm lý) để có cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tâm lý vào quản lý và điều khiển hành vi, hoạt động của con ngƣời. Khoa học về tâm lý ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói tới kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con ngƣời, quản lý là quản lý con ngƣời nên yếu tố kinh doanh và tâm lý có mối quan hệ tác động qua lại hữu cơ với nhau. Yếu tố tâm lý bao trùm đạo đức luôn là sức mạnh, lực lƣợng tác động đến tính tích cực hoạt động sáng tạo của con ngƣời, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trƣờng, đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn bộ đất nƣớc. Các nhà quản trị Việt Nam đứng trƣớc sự biến đổi mạnh mẽ của môi trƣờng kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trƣờng, đã nhận thức đƣợc rằng nếu không có hiểu biết về con ngƣời nói chung và tâm lý con ngƣời nói riêng thì không thể điều khiển công việc trôi chảy và không thể đạt đƣợc hiệu quả cao và bền lâu. 1
- Vài năm trở lại đây, khoa học tâm lý ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang trở thành trào lƣu khá nở rộ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam xu hƣớng nghiên cứu tâm lý trong quản trị doanh nghiệp chƣa thực sự khởi sắc. Nhận thức đƣợc mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý - đạo đức trong kinh doanh hiện nay, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài khóa luận của mình là: “Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”. B. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh là hai lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn liên quan đến nhiều đối tƣợng hữu quan trong kinh doanh nhƣ ngƣời lao động, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp … Bên cạnh đó, dƣới tác động của những biến đổi trong nền kinh tế, đặc biệt là làn sóng toàn cầu hóa, tâm lý và đạo đức trong kinh doanh có rất nhiều thay đổi, có những biến đổi rõ nét trên bình diện rộng, lại có những biến đổi mang tính manh nha, nhỏ lẻ. Bởi vậy, trong phạm vi một bài khóa luận, ngƣời nghiên cứu xin đƣợc tập trung phân tích một số những nét nổi bật nhất, những nét đặc trƣng nhất trong xu hƣớng tâm lý cũng nhƣ đạo đức kinh doanh của hai đối tƣợng chính, đó là ngƣời lao động và nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chứ không đi sâu vào mọi ngóc ngách của phạm trù tâm lý và đạo đức rộng lớn. C. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nhƣ trên, khóa luận đƣợc viết trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin với các phƣơng pháp cụ thể là: phƣơng pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, đối chiếu-so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau để rút ra kết luận phục vụ cho đề tài. Hiện nay các công trình nghiên cứu về tâm lý trong kinh doanh của Việt Nam thực sự còn hiếm hoi. Tất cả các kiến thức đƣợc trình bày trong khóa luận tiếp đây sẽ là tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn thông tin thứ cấp. D. Kết cấu khóa luận 2
- Bố cục của khóa luận đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về tâm lý và đạo đức trong kinh doanh Chƣơng 2: Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy tính tích cực trong tâm lý và đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam Ngƣời viết xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên hỗ trợ tác giả về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngƣời viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia cũng nhƣ những nhà nghiên cứu với những công trình và bài viết có giá trị tham khảo lớn. Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo - Ths. Đặng Thị Lan, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng đại học Ngoại Thƣơng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và động viên để em có thể hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng và nội dung bài khóa luận. Do còn những hạn chế nhất định về mặt kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy ngƣời nghiên cứu rất mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè để có thể hoàn thiện hơn nhận thức về vấn đề này. Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Mai 3
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ TRONG KINH DOANH 1. Các khái niệm cơ bản về tâm lý 1.1. Khái niệm tâm lý Tâm lý là hiện tƣợng tinh thần, là đời sống nội tâm con ngƣời, vô cùng phong phú đa dạng và đầy tính tiềm tàng bởi tâm lý mỗi ngƣời mỗi khác và tâm lý lại biến đổi theo thời gian. Tâm lý còn đƣợc gọi là thế giới nội tâm hay “lòng ngƣời”. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực của bản thân, của tự nhiên, của xã hội. Theo PGS.TS. Phạm Cao Thƣờng, “Tâm lý là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, não con người làm chức năng phản ánh đó. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội – lịch sử”1. Hoạt động tâm lý khác với hoạt động vật lý. Hoạt động vật lý trả lời câu hỏi: làm gì ? Hoạt động tâm lý trả lời câu hỏi : làm thế nào ? Ví dụ : một cục nam châm có sức hút vật lý, nó hút mọi kim loại ở gần nó, nhƣng không có mục tiêu rõ ràng. Trái lại, hoạt động của con ngƣời là hoạt động có ý thức, có mục tiêu rõ rệt, nên con ngƣời nhìn nhận vấn đề hoặc tìm cách giải quyết vấn đề tùy theo mục tiêu đặt ra. Điều này liên quan rất lớn đến tính cảm con ngƣời. Tình cảm có quy luật của nó, nên muốn nhận thức đƣợc quy luật đó, tất yếu phải nghiên cứu tâm lý học. 1.2. Khái niệm tâm lý học Có khá nhiều định nghĩa về tâm lý học đã đƣợc các nhà tâm lý nghiên cứu và tìm hiểu, theo GS. Mai Hữu Khuê và PTS. Đinh Văn Tiền: “Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về đời sống tâm lý và tâm hồn con người”2. Trong lịch sử phát triển của mình, tâm lý học luôn luôn là vũ đài của cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm duy tâm và duy vật. Tâm lý học kinh nghiệm tiêu biểu cho quan điểm duy tâm. Tâm lý học duy tâm là thứ tâm lý tách rời các quá trình của ý thức khỏi não, nó không có khả năng trở 1 GS. TS. Phạm Cao Thƣờng “ Tâm lý học và xã hội học đại cƣơng”. Nxb Đại học KTQD. 1997 2 GS. Mai Hữu Khuê , PTS. Đinh Văn Tiền “ Tâm lý học trong ứng dụng và quản lý KD“. Nxb Chính trị QG1997 4
- thành môn tâm lý học có tính khoa học. Tâm lý học theo nghĩa duy vật hiện đại là môn khoa học nghiên cứu về con ngƣời. Xuất phát từ học thuyết Mác-Lênin, tâm lý đƣợc coi là thuộc tính phản ánh hiện thực khách quan của bộ óc con ngƣời. Tâm lý học không phải dựa vào “những quy luật chủ quan” nào đó, mà dựa vào sự nhận thức các quy luật hoạt động của thần kinh cao cấp. Tâm lý học nghiên cứu những hiện tƣợng tâm lý và những quá trình phát sinh và phát triển cũng nhƣ nguyên nhân hình thành của những hiện tƣợng đó, nhƣ vậy tâm lý học nghiên cứu những nét tâm lý cá nhân con ngƣời. Cụ thể, tâm lý học bao gồm ba đối tƣợng nghiên cứu chính: Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học Phần này chúng ta sẽ đi nghiên cứu kĩ hơn về 3 đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học là quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, và thuộc tính tâm lý. Quá trình tâm lý là « sự phản ánh thực tại khách quan ở trong não con người, giúp con người định hướng được thực tại, từ đó con người có thể thông qua các hành động của mình để thay đổi, cải tạo thực tại cho phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trước con người. » [16, tr.13] . Các quá trình tâm lý là những hiện tƣợng tâm lý diễn ra trong thời gian tƣơng đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc. Ví dụ : Các quá trình nhận thức nhƣ cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng, các quá trình giao tiếp … Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần. Nó xuất hiện nhƣ là yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với hành vi của con ngƣời. Quá trình tâm lý thƣờng diễn ra trong thời gian ngắn và nếu kéo dài thì sẽ chuyển sang một quá trình kế tiếp khác. Sự phản ánh hiện thực khách quan rất phức tạp và nhiều vẻ nên quá trình tâm lý đƣợc chia thành: Quá trình nhận thức : là các quá trình tâm lý nhằm nhận thức thế giới khách quan. Quá trình nhận thức bao gồm : Cảm giác, tri giác, biểu tƣợng, và tƣ duy. Quá trình cảm xúc: là quá trình qua đó con ngƣời biểu thị thái độ của mình đối với thế giới khách quan 5
- Quá trình ý chí : Là các quá trình tâm lý biểu thị ý chí của con ngƣời trong hành động cải tạo thế giới khách quan Trạng thái tâm lý : Con ngƣời bao giờ cũng ở vào một trạng thái tâm lý nhất định, nói một cách khác, bao giờ đời sống tâm lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào đó nhƣ chú ý, tập trung hay phân tán, tích cực hay mệt mỏi, thắc mắc băn khoăn hay hồ hởi thoải mái, do dự hay quyết tâm vƣơn tới. Các trạng thái tâm lý là „những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định‟[16, tr.14]. Với các trạng thái tâm lý, chúng ta thƣờng chỉ biết đến khi nó đã bắt đầu xuất hiện ở bản thân, tuy nhiên thƣờng không biết đƣợc thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng. Ví dụ : Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui buồn, phấn khởi, chán nản … Thuộc tính tâm lý là „Những quá trình và trạng thái tâm lý thường xuyên lặp lại trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lý cá nhân’. [16, tr.17] Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài rất lâu, có khi gắn bó với cả cuộc đời con ngƣời. Ví dụ : tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm tin, lý tƣởng, thế giới quan … Các thuộc tính tâm lý các nhân gồm : xu hƣớng, khí chất, tính cách và năng lực tạo thành hai mặt đạo đức và tài năng của mỗi con ngƣời cụ thể. Những thuộc tính tâm lý cá nhân không trực tiếp phản ánh các tác động bên ngoài nhƣ kiểu các quá trình và các trạng thái tâm lý, mà là kết quả của sự thống nhất và khái quát các quá trình và trạng thái tâm lý. Xuất hiện trên cơ sở các quá trình và trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân đến lƣợt nó lại ảnh hƣởng sâu sắc đến các quá trình và trạng thái tâm lý. Thuộc tính tâm lý cá nhân tuy cũng biến đổi nhƣng bền vững hơn quá trình và trạng thái tâm lý. Khi hoàn cảnh sống, điều kiện xã hội, môi trƣờng rèn luyện của con ngƣời biến đổi, cả khi thể chất biến đổi từ trẻ đến già thì thuộc tính tâm lý cũng biến đổi theo. Nhƣ vậy, ba đối tƣợng tâm lý học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thuộc tính tam lý là yếu tó quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tâm lý mỗi cá nhân. 6
- Có thể thể hiện mối quan hệ giữa các đối tƣợng tâm lý nhƣ sau (xem hình 1) : Hình 1 : Mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý Các hiện tƣợng tâm lý Quá trình tâm lý Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý 1.4. Thuộc tính tâm lý cá nhân Thuộc tính tâm lý cá nhân bao gồm ba phạm trù cơ bản, đó là tính khí (hay còn gọi là khí chất), tính cách và năng lực 1.4.1. Tính khí (khí chất) Tính khí là « toàn bộ những đặc tính tâm lý riêng thể hiện ở tốc độ xuất hiện, cường độ của tình cảm và cử chỉ, động tác chung của con người » [4, tr.36] Tính khí đƣợc hình thành dựa vào cơ sở của hai quá trình hoạt động khác nhau của hệ thần kinh trung ƣơng : Quá trình hƣng phấn và quá trình ức chế. Hƣng phấn là quá trình nâng cao tính tích cực của các tế bào thần kinh để đáp lại các kích thích, khiến cho khả năng làm việc của con ngƣời tăng lên ghê gớm. Trái lại, quá trình ức chế đẩy mạnh tiêu cực, thụ động, mệt mỏi của con ngƣời để thu lại các năng lƣợng đã tiêu tốn trong quá trình hƣng phấn. Có 4 loại tính khí cơ bản : Kiểu nóng, kiểu lạnh, kiểu hoạt, và kiểu ƣu tƣ. Tính khí biểu hiện một số đặc điểm bề ngoài của hành vi, không biểu thị chính kiến, quan điểm, năng lực hay sự tiến bộ của con ngƣời trong hoạt động này hay hoạt động khác. Vì thế, không có loại tính khí nào xấu hoặc tốt hoàn toàn. Tính khí của một ngƣời thƣờng pha trộn cả bốn loại. Hoàn cảnh sống, giáo dục và rèn luyện có thể làm thay đổi tính khí. Giao công việc phù hợp với tâm lý của con ngƣời, họ sẽ hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Vì vậy, cần cƣ xử với mỗi ngƣời theo đặc điểm tính khí của họ. 7
- Dƣới đây là đặc trƣng cơ bản của từng loại tính khí : Tính nóng là trƣờng hợp hƣng phấn và ức chế đều mạnh nhƣng hƣng phấn mạnh hơn ức chế. Ngƣời tính nóng có độ nhanh nhậy (nhanh trí và nhạy cảm ) cao, phát hiện vấn đề, phát khởi ý kiến, hành động nhanh… Anh ta tích cực và phản ứng mạnh, tính phản ứng mạnh đột ngột thƣờng lấn át tính kiên nhẫn. Ngƣời tính nóng thì thƣờng nhanh chóng say mê công việc và cũng nhanh chóng chán nản, có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi cuốn ngƣời khác, nhƣng nếu gặp khó khăn rắc rối thì dễ trở nên khó tính, cáu gắt. Tính hoạt là trƣờng hợp hƣng phấn và ức chế đều mạnh và cân bằng. Ngƣời tính hoạt là ngƣời không chỉ có có độ nhanh nhậy cao, có khả năng phát hiện, phát khởi nhanh mà còn có khả năn tự kiềm chế mạnh khi cần thiết. Đây là kiểu ngƣời tập trung, tu chí vào việc gì là việc đó thành công, nếu đƣợc đào tạo tốt hoàn toàn thích hợp với các công việc phức tạp bậc cao, công việc có quan hệ với nhiều ngƣời, có nhiều tình huống gay cấn. Tính lạnh là trƣờng hợp hƣng phấn và ức chế đều mạnh nhƣng ức chế mạnh hơn. Ngƣời tính lạnh luôn trầm tĩnh, điềm đạm, kiên nhẫn và bền bỉ, không bao giờ hấp tấp, ít bị kích động cảm xúc, trạng thái tình cảm ít biểu lộ ra bên ngoài. Ngƣời tính lạnh có độ nhanh nhậy thua kém ngƣời tính nóng và tính linh hoạt. Nhƣng những khi cần bình tĩnh, tự kìm chế để có hành động và ứng xử sáng suốt, chính xác thì ngƣời tính lạnh lại phát huy tác dụng tốt hơn hai loại ngƣời trên. Tính ƣu tƣ là trƣờng hợp hƣng phấn và ức chế tƣơng đối cân bằng và ở mức thấp. Ngƣời có tính khí ƣu tƣ thì hay nhút nhát, thƣờng bị mất bình tĩnh trong hoàn cảnh mới, và trong khi gặp gỡ với ngƣời lạ thì không thích giao tiếp, thiên về những cảm xúc nội tâm kéo dài. Đó là ngƣời lao động cực kỳ cần mẫn và cẩn thận. Hiểu biết đặc điểm tính khí là cần thiết đối với ngƣời lãnh đạo khi bố trí và sử dụng cán bộ, phân công họ sao cho hợp với yêu cầu khách quan của sản xuất. Tuy nhiên, tính khí không phải là dấu hiệu duy nhất và chủ yếu nhất để lựa chọn cán bộ. 1.4.2. Tính cách 8
- Tính cách là « tổng thể những đặc tính tâm lý tương đối ổn định và vững chắc thuộc bản chất của con người được thể hiện thông qua thái độ của cá nhân với thực tại » [4,tr. 39]. Tính cách là sự kết hợp cá thuộc tính cơ bản và bền vững của con ngƣời, mà những thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con ngƣời đối với hiện thực và biểu hiện trong hành vi của con ngƣời. Những thuộc tính tâm lý hình thành nên tính cách đƣợc gọi là những nét tính cách. Khác với những tính chất bẩm sinh của khí chất, các nét tính cách đƣợc phát triển dƣới ảnh hƣởng kinh nghiệm sống và sự giáo dục trong quá trình hoạt động của con ngƣời. Tính cách đƣợc hình thành và biểu hiện trong hoạt động. Tính cách gắn bó mật thiết với tính khí, trong nhiều trƣờng hợp rất khó phân biệt giữa hai cái đó, đồng thời tính cách của con ngƣời cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự biểu hiện tính khí. Sự khác nhau giữa hai đặc tính tâm lý đó ở chỗ tính khí chủ yếu đƣợc quy định bởi những thuộc tính sinh học bẩm sinh của hệ thống thần kinh trong khi đó môi trƣờng và sự giáo dục có vai trò quyết định trong sự hình thành tính cách. Tính cách tạo ra mặt đạo đức cho nhà doanh nghiệp, trong đó thể hiện những thái độ khác nhau của cá nhân đối với con ngƣời (tình đồng loại, lòng vị tha), tính thực thà, sự tự cao, tự đại, tính kiêu căng...) các đồ vật (tính cẩn thận, tính tham lam, lãng phí, xa hoa...) đối với lao động (tính cần cù , yêu lao động, tinh thần tập thể, trây lƣời, biếng nhác...) đối với bản thân mình (khiêm tốn, giản dị, tự á, dịu dàng..). Nhƣ vậy, tính cách và đạo đức có mối liên hệ mật thiết và gắn bó. Tính cách tốt đƣợc tạo ra bởi những tính nết tốt. Tính cách xấu đƣợc tạo ra bởi những thói hƣ tật xấu. Những phẩm chất ý chí của nhân cách nhƣ tính cƣơng quyết tự kiềm chế, tính kiên cƣờng, độc lập, dũng cảm ... chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống những tính chất của tính cách. Những nét tính cách này xác định lòng trung thành, kiên định, sự cƣơng quyết trong khi vƣơng tới những mục tiêu đã đề ra. 1.4.3. Năng lực Năng lực là « tính chất mà nhờ đó con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kĩ năng và kỹ xảo, cũng như khả năng đạt hiệu quả khi thực hiện một hoạt động nhất định. Năng lực được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn, không phải có sẵn như một yếu tố bẩm sinh ». [4, tr.49] 9
- Ngay cả những năng lực rất yếu cũng có thể đƣợc phát triển, nâng cao bằng con đƣờng kiên trì luyện tập một cách có hệ thống. Khi xem xét bản chất năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản sau : Thứ nhất, năng lực là sự khác biệt về tâm lý cá nhân, làm cho ngƣời này khác ngƣời kia. Thứ hai, năng lực là sự khác biệt có liên quan đến hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định của ngƣời đó. Thứ ba, năng lực làm cho việc tiếp thu các kĩ năng, kĩ xảo trở nên dễ dàng hơn. Ngƣời lãnh đạo cần biết năng lực của ngƣời dƣới quyền để đánh giá đúng họ và giúp họ phát huy năng lực theo hƣớng cần thiết và giao nhiệm vụ tƣơng xứng với năng lực của họ. Việc phát hiện ra năng lực của ngƣời lao động thƣờng căn cứ vào những dấu hiệu sau đây : Đó là, sự hứng thú với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp, và hiệu suất lao động trong lĩnh vực nào đó. 2. Tâm lý trong kinh doanh Tâm lý trong kinh doanh hay chính là tâm lý học quản trị doanh nghiệp có “ đối tượng trực tiếp là đời sống tâm hồn của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp „[11, tr.7]. Đó là đời sống tâm hồn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên dƣới quyền, bao gồm tâm tƣ, tình cảm, ƣớc mơ, nguyện vọng, niềm tin ... đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động tâm lý của họ nhƣ nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, ý chí và hành động. Tâm lý trong kinh doanh bao gồm tâm lý của các đối tƣợng sau : - Tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh - Tâm lý của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp - Tâm lý khách hàng và ngƣời tiêu dùng - Tâm lý của nhóm ngƣời : các nhà quản lý, nhóm khách hàng, nhóm ngƣời lao động Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do hạn chế về mặt thời gian nên ngƣời nghiên cứu chỉ xin đi sâu nghiên cứu về hai mảng tâm lý trong kinh doanh, đó là tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh và tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. 10
- 2.1. Tâm lý nhà lãnh đạo, nhà quản trị kinh doanh Nhà kinh doanh với tƣ cách là chủ thể của hoạt động kinh doanh là nhân tố quyết định hàng đầu đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một số yếu tố tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) có ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó là: Nhu cầu, động cơ của nhà kinh doanh; Quan điểm kinh doanh; niềm tin của nhà kinh doanh; tính cách, khí chất của nhà kinh doanh; uy tín, phong cách lãnh đạo, quản lý của nhà kinh doanh và quản trị kinh doanh Tuy nhiên , bốn nhân tố cơ bản của tâm lý nhà lãnh đạo mà ngƣời nghiên cứu muốn chú trọng ở đây chính là : Nhân cách, phong cách, uy tín, và năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. (xem hình 2) Hình 2: Các khía cạnh tâm lý ngƣời lãnh đạo3 Nhân cách Phong cách quản trị kinh doanh Tâm lý nhà lãnh đạo, quản trị kinh doanh Uy tín ngƣời lãnh đạo Năng lực 3 TS. Lê Văn Thái, Ths. Đặng Thị Lan : Tâm lý và đạo đức kinh doanh. Đại học ngoại thƣơng Hà Nội. 2004 11
- Nhân cách là “toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định của cá nhân tạo nên giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá nhân „[5, tr.39]. Khi đƣợc sinh ra cá nhân chƣa phải là một nhân cách. Nhân cách hình thành trong quá trình cá nhân sống và lớn lên trong xã hội. Tùy theo điều kiện sống mà nhân cách mới phát triển theo chiều hƣớng nào. Thông thƣờng khi ý thức phát triển đến một trình độ nào đó thì nhân cách mới bắt đầu phát triển. Sự hình thành và phát triển của nhân cách phụ thuộc vào các nhân tố sau: Đặc điểm bẩm sinh di truyền, giáo dục của gia đình và nhà trƣờng (đóng vai trò chủ đạo), hoạt động cá nhân và qua hoạt động giao lƣu. Nhân cách (đạo đức và tài năng) của nhà kinh doanh (nhà quản tri kinh doanh) là yếu tố tâm lý cơ bản tham gia qui định chất lƣợng và hiệu qủa của hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị kinh doanh. Phong cách quản trị kinh doanh hay phong cách lãnh đạo là “cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý „ [12, tr.39]. Phong cách quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh. Phong cách quản lý kinh doanh đƣợc quy định bởi các yếu tố tâm lý chủ thể nhƣ : Quan điểm quản lý; động cơ, mục đích quản lý; kiến thức, kinh nghiệm quản lý; tính cách, khí chất của nhà quản lý; năng lực quản lý... Phong cách quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tuợng trong quá trình quản lý. Theo K. Lewin có ba phong cách quản lý cơ bản đó là : Phong cách độc tài, phong cách dân chủ và phong cách tự do. Để quản lý và lãnh đạo trong kinh doanh có hiệu quả, chủ thể phải lựa chọn những phong cách quản lý thích hợp tùy theo đặc điểm của đối tƣợng và tình huống quản lý. 12
- Uy tín là “ khả năng tác động của nhà quản trị đến những người khác (cá nhân hay tập thể lao động) nhằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng, tuân theo mình một cách tự giác „[11, tr.70]. Uy tín của nhà kinh doanh bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm. Quyền uy của nhà kinh doanh đƣợc thể hiện trong tổ chức, trong doanh nghiệp và trong quan hệ xã hội. Sự tín nhiệm ở đây chính là sự tín nhiệm của ngƣời lao động, của bạn hàng và của khách hàng đối với nhà lãnh đạo kinh doanh. Để có đƣợc niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đòi hỏi nhà kinh doanh phải có tài có đức, có phong cách kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Uy tín của nhà kinh doanh cũng nhƣ của doanh nghiệp có đƣợc chủ yếu còn nhờ ở chất lƣợng và giá cả sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ, sự quan tâm đúng đắn đến lợi ích của khách hàng và ngƣời lao động. Năng lực của ngƣời lãnh đạo bao gồm “ năng lực tổ chức quản lý - năng lực ra quyết định, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn „[11, tr.83]. Năng lực tổ chức quản lý của ngƣời lãnh đạo đƣợc thể hiện qua năng lực nhận thức, quan sát và thu thập các thông tin một cách nhanh chóng, đúng đắn. Năng lực này rất cần thiết đối với nhà quản trị, vì cơ sở tâm lý của nó là sự phản ánh nhanh chóng đầy đủ chính xác các đặc tính tâm lý của mọi ngƣời, xác định đúng đắn những diễn biến tâm lý ở con ngƣời trong những tình huống thực tế. Năng lực chuyên môn của ngƣời lãnh đậo đƣợc thể hiện ở sự hiểu biết một cách sâu sắc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nhà quản trị còn phải biết tổ chức chỉ đạo để thực hiện các quyết định, kiểm soát các hoạt động để có thể điều chỉnh chúng sao cho có kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra. Năng lực sƣ phạm là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho nhà quản trị có những ảnh hƣởng tích cực trên phƣơng diện giáo dục đối với nhân viên dƣới quyền và cả những ngƣời khác trong doanh nghiệp. 2.2. Tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp Ngƣời lao động trong doanh nghiêp là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là tâm lý ngƣời lao động. Một số yếu tố 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn
68 p | 509 | 98
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách cho khách sạn ParkRoyal Saigon
77 p | 464 | 91
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Viễn thông quốc tế VTI
100 p | 256 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank
124 p | 286 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
92 p | 569 | 74
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
103 p | 276 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
120 p | 277 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam
88 p | 368 | 55
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
103 p | 315 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11
99 p | 198 | 48
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
24 p | 295 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam
105 p | 181 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
109 p | 267 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty TNHH Zenco
51 p | 44 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động Việt Nam VMS
106 p | 150 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thuốc lá Sài Gòn
90 p | 56 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực biểu diễn toán học cho học sinh trong dạy học tam giác đồng dạng
54 p | 21 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn