Đề tài: Tìm hiểu quy trình nuôi tương phẩm cá hồi vân
lượt xem 104
download
Cá hồi vân lần đầu tiên được đưa vào nuôi tại miền Bắc Việt Nam năm 2005 thông qua dự án đồng tài trợ của đại sứ quán phần Lan tại Hà Nội. Qua nhiều năm nghiên cứu sự phát triển của cá hồi, chúng ta hiểu được sự thích nghi của cá để cá phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu quy trình nuôi tương phẩm cá hồi vân
- i Đề tài: Tìm hiểu quy trình nuôi tương phẩm cá hồi vân
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị, tổ chức và các cá nhân trong suốt thời gian thực tập nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo trường đại học Nha Trang, ban chủ nhiệm khoa nuôi trồng thủy sản, bộ môn nuôi cá nước ngọt cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Viết Thùy, trạm trưởng trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên cùng các anh em kỹ sư và công nhân trong trạm đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành đợt thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Anh Tuấn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tận đáy lòng với tất cả tình cảm, sự biết ơn sâu sắc của tôi đối với gia đình tôi đã luôn quan tâm động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của bạn bè cho đề tài của tôi được hoàn thiện. Nha Trang, tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Liên
- iii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT A: ký hiệu vây hậu môn. C: ký hiệu vây đuôi. D: ký hiệu vây lưng. hbờ: chiều cao bờ ao. hnước: chiều cao nước ao. NTTS: nuôi trồng thủy sản. NCNT: nghiên cứu nuôi trồng. P: ký hiệu vây ngực. PVC: poly vinyl clorua V: ký hiệu vây bụng. Ф: đường kính.
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 PHẦN I: TỔNG QUAN........................................................................................ 3 A. Tình hình nuôi cá hồi vân ở Việt Nam............................................................. 3 B. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi ............................................................. 4 I. Hệ thống phân loại ........................................................................................ 4 II. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 5 III. Đặc điểm phân bố và môi trường sống........................................................ 5 3.1. Đặc điểm phân bố .................................................................................. 5 3.2. Môi trường sống .................................................................................... 6 3.2.1. Nhiệt độ nước ..................................................................................... 6 3.2.2 Ôxy hoà tan.......................................................................................... 6 3.2.3 Độ mặn ................................................................................................ 7 3.2.4 Độ pH .................................................................................................. 7 3.2.5. Độ cứng .............................................................................................. 8 3.2.6. Ammonia ............................................................................................ 8 IV. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 9 4.1. Tính ăn................................................................................................... 9 4.2. Dinh dưỡng protein .............................................................................. 10 4.3. Dinh dưỡng lipid .................................................................................. 10 4.4. Dinh dưỡng gluxit ................................................................................ 11 4.5. Nhu cầu Vitamine ................................................................................ 11 4.6. Dinh dưỡng chất khoáng ...................................................................... 11
- v V.Tốc độ sinh trưởng ..................................................................................... 11 VI. Đặc điểm sinh sản .................................................................................... 12 PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 13 I. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 13 1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13 2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 13 3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 13 II. Sơ đồ khối nghiên cứu: (xem hình 2.1) .......................................................... 13 III. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13 3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 13 3.2 Xác định một số yếu tố môi trường ........................................................... 13 3.3 Theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi 3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu .................................................... 15 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 17 I. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NUÔI ................................................................ 17 1.1 Hệ thống ao nuôi ...................................................................................... 17 1.1.1 Vị trí ao nuôi ...................................................................................... 17 2.1.2.Tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi ............................................................... 17 2.2. Hệ thống cấp thoát nước .......................................................................... 17 III. Kỹ thuật nuôi thương phẩm .......................................................................... 19 3.1. Chuẩn bị ao nuôi...................................................................................... 19 3.2. Nguồn giống và mật độ cá nuôi trong ao.................................................. 19 3.2.1 Nguồn giống ...................................................................................... 19 3.2.2 Mật độ thả nuôi .................................................................................. 19 3.3 Quản lý và chăm sóc ................................................................................ 20 3.3.1 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn ................................................................ 20 3.3.2 Các yếu tố môi trường trong ao .......................................................... 22 3.4 Phòng và trị bệnh cho cá nuôi ................................................................... 24 3.5 Thu hoạch................................................................................................. 24
- vi 3.5 Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống ............................................................... 25 3.5.1 Tốc độ sinh trưởng ............................................................................. 25 3.5.2 Tỉ lệ sống ........................................................................................... 27 4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế ..................................................................... 28 4.1 Chi phí đầu tư, sản xuất ............................................................................ 28 4.2 Doanh thu và lợi nhuận............................................................................. 29 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................ 30 A. KẾT LUẬN .................................................................................................. 30 B. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ....................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Lượng nước cần thiết (L) để nuôi cá từ 3g đến 40 g .................................. 7 Bảng 1.2: Khả năng chịu độ mặn của cá hồi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá . ............................................................................................................ 7 Bảng 1.3 : Tỷ lệ (%) NH3 tự do trong nước phụ thuộc vào độ pH, Nhiệt độ và độ mặn. .......................................................................................................... 8 Bảng 1.4: Tính ăn của cá hồi vân trong tự nhiên ở Papua New Guinea .................... 9 Bảng 2.1 Khẩu phần thức ăn viên (% biomass) cho cá hồi vân theo trọng lượng thân và nhiệt độ nước (theo Duel) ........................................................... 16 Bảng 3.1: Các loại thức ăn sử dụng nuôi thương phẩm cá hồi ................................ 20 Bảng 3.2: Thức ăn và chế độ cho ăn ...................................................................... 21 Bảng 3.3: Số lần cho ăn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá . .............. 22 Bảng 3.4 : Sự biến động oxy hòa tan trong ao nuôi ................................................ 23 Bảng 3.5: Sự biến động nhiệt độ nước trung bình trong các ao nuôi ...................... 23 Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày về khối lượng của cá hồi vân tại ao A1 và A2 ( từ ngày 13/03/09 đến 15/05/09) ....................................................... 25 Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày về khối lượng của cá hồi vân tại ao A5 và A6 ( từ ngày 13/03/09 đến 15/05/09) ....................................................... 26 Bảng 3.8: Tỉ lệ sống(%) của cá hồi vân tại ao A1 Và A2 (từ ngày 13/03/09 đến ngày 15/05/09) ................................................................................................. 28
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) ............................................................. 4 Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung đề tài ..................................................................... 14 Hình 3.1: Sự biến động nhiệt độ tại ao A1 và A2 .................................................. 24 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày về khối lượng của cá hồi vân tại các thời điểm khác nhau tại ao A1 và A2 ............................................................. 25 Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày về khối lượng của cá hồi vân tại các thời điểm khác nhau tại ao A5 và A6 ............................................................. 27 Hình 3.4: Tỷ lệ sống của cá hồi vân nuôi ở ao A1 và A2 ....................................... 28
- 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến bộ nhảy vọt. Diện tích nuôi ngày càng mở rộng, với nhiều hình thức nuôi phong phú như: Nuôi trong ao, đìa, đăng chắn, lồng bè, nuôi ruộng lúa,…Tử nuôi quảng canh đến bán thâm canh và đỉnh cao là thâm canh. Để đáp ứng ngày càng cao của sản xuất, khai thác có hiệu quả các loại hình mặt nước, khả năng lao động và nguồn vốn của nhân dân, bên cạnh nâng cao sản lượng và chất lượng của các đối tượng nuôi quen thuộc, chúng ta cần phải lựa chọn và phát triển nhiều đối tượng nuôi mới, đây là việc làm hết sức cần thiết cho nghề NTTS hiện nay. Để thực hiện vấn đề trên trong thời gian gần đây nhiều đối tượng đã được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam Việc di nhập một số loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cho phép sử dụng nguồn lợi nước lạnh Việt Nam có hiệu quả hơn. Cá hồi được coi là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế phù hợp nuôi trong điều kiện nước lạnh và kỹ thuật đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay đã có nhiều cơ sở nuôi cá hồi tại Việt Nam mang lại nguồn thu nhập lớn. Cá hồi vân được nuôi tại Việt Nam thỏa mãn nhu cầu như: Thay thế một lượng cá hồi nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, sử dụng nguồn nước lạnh cho nuôi trồng thủy sản, khuyến khích phát triển du lịch của các địa phương và phát triển các ngành khác (chế biến, vận chuyển, sản xuất nước đá…), triển vọng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nơi không có điều kiện tự nhiên như một số vùng ở Việt Nam. Tuy vậy nghề nuôi cá hồi ở Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn như con giống, thị trường, công nghệ nuôi và đặc biệt là thức ăn cho cá hồi vẫn đa số là nhập ngoại. Thức ăn nhập thường là có giá cao, khó chủ động nguồn cung do vậy giá cá sẽ cao đồng nghĩa với sức tiêu thụ sản phẩm giảm và khó canh tranh. Với mục đích rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao kĩ năng thực tế và hoàn thành khóa học. Được sự phân công của khoa NTTS trường đại học Nha Trang tôi đã tiến hành làm đề tài “ Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)” với nội dung nghiên cứu là:
- 2 + Giới thiệu hệ thống công trình nuôi. + Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hồi. + Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế. Trong thời gian thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cơ quan và nhiều cá nhân, tôi đã đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện có hạn, điều kiện khó khăn, tài liệu tham khảo ít, kiến thức của bản thân hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cho nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót kính mong sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô. Xin chân thành cảm ơn.
- 3 PHẦN I: TỔNG QUAN A. Tình hình nuôi cá hồi vân ở Việt Nam Cá hồi vân lần đầu tiên được đưa vào nuôi tại miền bắc Việt Nam năm 2005 thông qua Dự án đồng tài trợ của đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội và Trung tâm khuyến ngư quốc gia Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đầu năm 2005, 50000 trứng ở giai đoạn điểm mắt được nhập từ Phần Lan để thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa-Lào cai, nơi có nhiệt độ nước 8-12oC và có trên 95% trứng được nở thành công trong vòng 10 ngày, sau hai năm cá hồi cái đã thành thục. Kể từ đó cá hồi vân đã được ấp, nở, ương và nuôi thương phẩm thành công tại nhiều nơi trong cả nước trong những năm qua (Lào Cai, Lai Châu, Lâm đồng,...) [3]. Tháng 4 năm 2006, Sở Nông Nghiệp phát triển nông thôn Lâm Đồng chủ đầu tư và Trạm NCTN nuôi cá Quảng Hiệp là đơn vị thực hiện đề án “ nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng năm 2006 – 2007” đã chuyển 20.000 con giống cá hồi vân, kích cỡ 4000 con/kg từ Sa Pa vào nuôi tại Klong Klanh – Xã Đạ Chays huyện Lạc Dương và Đà Lạt theo 2 mô hình là nuôi ao lót bạt và nuôi trong lồng. Ao lót bạt có diện tích là 400 m2 (20x20x1,2), nước chảy liên tục từ nguồn nước suối lạnh lấy từ rừng già, nhiệt độ nước từ 16-190C. Tốc độ dòng chảy là 3 L/s. Lưu lượng nước thay đổi hằng ngày trong ao là từ 60 -120% (tùy theo mùa). Mật độ là 3 con/m2. Số lượng cá thả là 15.400 con. Thức ăn cho cá là thức ăn nhập ngoại từ Phần Lan có hàm lượng protein từ 42-43%, lipid 13-15%. Hệ số thức ăn 1,0- 1,2 (tùy theo lượng nước chảy hàng ngày). Cho ăn 4 lần. Chà rửa thành và bờ ao hàng ngày và siphon đáy ao hàng tuần để loại bỏ lượng thức ăn dư thừa và phân thừa ra khỏi ao. Kết quả nuôi đến tháng 6 năm 2007, cá đạt kích cỡ trung bình 1,5 kg/con, tỉ lệ sống đạt >95% (nuôi ao ở nhiệt độ 17-200C) và 0,6 kg/con (trong lồng) và 55% (nuôi lồng ở nhiệt độ 22-240C) nuôi trong 5 tháng. Từ kết quả nuôi thử nghiệm cá hồi vân năm 2006- 2007, cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhiều doanh nghiệp và cá nhân có điều kiện về nguồn nước, vốn,… đã triển khai đầu tư nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng như Công Ty Thung Lũng Nắng
- 4 (công ty của Nga), Công ty Ngọc Mai Trang, Công ty Thiên Thai, Công ty 7/5, Công ty Hoàng Phố, Viện NCNT thủy sản III… và nhiều hộ trong đó có cả những đồng bào dân tộc. Do đó, đưa tổng diện tích nuôi cá hồi vân từ 1ha nuôi thử nghiệm ban đầu lên gần 15 ha trong năm 2008, tổng số cá giống thả nuôi năm 2008 khoảng 150.000 con và sản lượng dự kiến cho niên vụ 2008- 2009 khoảng 150 tấn [4]. B. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi I. Hệ thống phân loại Theo Wabaum (1972) cá hồi vân có hệ thống phân lọai như sau: Ngành có xương sống: Veterbrata Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ cá hồi: Salmoniformes Bộ phụ: Salmonidea Họ: Salmonidae Giống: Oncorhynchus Loài: Oncorhynchus mykiss Hình 1: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)
- 5 Trong tự nhiên đàn cá hồi vân có hai dạng đều có tên là Oncorhynchus mykiss, cấu trúc di truyền giống nhau phân biệt theo tiếng anh là steelhead và rainbow. Cá hồi rainbow suốt đời sống trong nước ngọt, màu sắc sặc sỡ do nhiều sọc đỏ ở thân tạo nên. Vì vậy có tên là sắc cầu vồng (rainbow). Cá hồi steelhead ở giai đoạn chưa trưởng thành sống ngoài biển màu sắc thoái hóa mầu đỏ có thể không còn. Khi sinh sản thì ngược vào nước ngọt để đẻ trứng. Lúc này mầu sắc của nó lại phục hồi trở lại [1]. Cá hồi vân được nuôi phổ biến hiện nay có tên tiếng anh là Rainbow trout. II. Đặc điểm hình thái Hình dạng cá cân đối, vẩy nhỏ phủ khắp cơ thể và gắn rất chắc vào da cá. Cá có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh lục, xanh vàng, nâu, đen, trắng bạc. Phần lưng cá co màu xanh ngọc kéo dài từ đầu đến điểm tiếp giáp giữa thân cá với phần vây đuôi, xen kẽ giữa màu sắc phần lưng cá là các vân xanh, phần đầu có các chấm đen tập trung. Phần bụng cá có màu trắng bạc. Đường bên hoàn toàn chạy giữa thân. Vây lưng ở giữa thân, sau vây lưng có một vây mỡ. Xương trục và sọ hóa xương không hoàn toàn. Hàm trên dài hơn hàm dưới, cả hai hàm đều có răng nhọn nhỏ, sắc và phân bố đều trên hai hàm. Lưỡi cứng phân thành nhiều nhánh có răng nhọn. Công thức vây: D: 11-13 ; V: 9-11 ; A: 11-12 ; P: 12-16 ; C: 25 III. Đặc điểm phân bố và môi trường sống 3.1. Đặc điểm phân bố Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là loài được nuôi khá phổ biến trên thế giới, phân bố tự nhiên ở các cửa sông thuộc Thái Bình Dương chủ yếu là Bắc Mỹ và một phần châu Á. Do khả năng thích nghi rộng, giá trị dinh dưỡng cao lại dễ nuôi nên nhiều nước đã di nhập loài này với mục đích khác nhau. Ngày nay cá hồi vân được nuôi làm thương phẩm ít nhất là ở 64 nước trên các châu lục (trừ châu Nam cực).
- 6 Ở một số nơi như miền nam châu Âu, châu Úc và Nam Mỹ cá hồi cũng đã gây ra nhiều phiền toái về môi trường như ăn thịt cá bản địa, cạnh tranh thức ăn và truyền một số bệnh, thậm chí nó còn làm tuyệt chủng một số loài bản địa. Cá hồi vân sống ở những thủy vực nước ngọt nhiệt độ nước thấp, không vượt quá 12oC vào mùa hè. Khi nuôi cá thương phẩm người ta thường cắt bỏ vây mỡ của chúng để phân biệt với cá tự nhiên khi lọt ra ngoài và đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ nguồn lợi tự nhiên [1]. 3.2. Môi trường sống 3.2.1. Nhiệt độ nước Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá hồi vân là 16 – 18oC, đối với cá giống là 14 – 16oC, đối với trứng cá là 6 – 12oC. Giới hạn tuyệt đối về nhiệt độ của loài cá này là từ 0,1oC đến 30oC. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống đến gần độ không hoặc cao trên 25oC thì cường độ bắt mồi giảm hẳn, khả năng tiêu hóa thức ăn giảm, sinh trưởng hầu như ngừng lại [5]. 3.2.2 Ôxy hoà tan Cá hồi yêu cầu chế độ ôxy hòa tan gần bão hòa tức là 7 – 11 mg/L. Có thể hạ hàm lượng ôxy xuống 7 mg/L. Nếu ôxy thấp dưới mức này mức độ phát triển tuyến sinh dục và tốc độ sinh trưởng đều chậm lại. Hàm lượng ôxy thấp nhất có thể là 5 mg/L. Nếu dưới 3 mg/L cá hoàn toàn ngừng ăn biểu hiện bồn chồn. Nồng độ gây chết là 2 mg /L [5]. Lưu lượng nước cấp vào ao có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan. Vì vậy, điều chỉnh lưu lượng nước chảy vào ao nuôi hợp lý là rất cần thiết (xem bảng 1.1). Bảng 1.1 chỉ dẫn lượng nước cần thiết (L) để nuôi cá hồi trong điều kiện nước chảy, tần suất thay nước (phút) phụ thuộc vào nhiệt độ nước (7 – 24oC), kích thước cá nuôi (3 – 40 g).
- 7 Bảng 1.1 Lượng nước cần thiết (L) để nuôi cá từ 3g đến 40 g ở nhiệt độ và số lần thay nước khác nhau [1]. Nhiệt Lượng nước cần thiết cho 1kg cá (L) độ Khoảng cách giữa các lần thay Khoảng cách giữa các lần thay nước nước (phút) nước (phút) o C 60 30 15 10 5 60 30 15 10 5 Cá lớn hơn 40 g Cá con 3 – 40 g 7 44 22 11 7 3,7 20 11 5,5 4 1,8 10 72 36 18 12 6 36 18 9 6 3 12 90 45 22,5 15 7,5 46 23 11,5 7,5 3,8 14 120 60 30 20 10 60 30 15 10 5 15 134 67 33 22 11 66 33 16,5 11 5,5 16 152 76 38 25 13 78 39 19 13 6,5 18 180 90 45 30 15 90 45 22 15 7 20 228 114 57 38 19 114 57 28 19 9 22 284 142 71 47 24 144 72 36 24 12 24 360 180 90 60 30 180 90 45 30 15 3.2.3 Độ mặn Cá hồi vân là loài cá có độ mặn rộng. Nó có thể chịu được điều kiện nước ngọt hoàn toàn (độ mặn 0‰) cho đến 35‰. Khả năng chịu đựng độ mặn của cá hồi phụ thuộc vào tuổi khi cá được đưa vào nước mặn và nhiệt độ nước. Bảng 1.2: Khả năng chịu độ mặn của cá hồi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá [5]. Các giai đoạn phát triển của cá hồi Độ mặn (‰) Ấu trùng 5-8 Cá giống(10 g) 8 - 10 Cá 20 g 20 - 25 Cá > 200 g 30 - 35 3.2.4 Độ pH pH thích hợp đối với cá hồi là 6,4 – 8,4. pH tối ưu là 7,0 – 7,5. Đối với cá trưởng thành có thể chịu đựng được pH dưới 5,0. Đối với giai đoạn trứng và cá bột thì kết quả không như vậy. Thomsen et al. (1988), khẳng định rằng pH thấp (pH =
- 8 4,5 – 5,5) làm cho trứng cá O. mykiss không nở được. Còn Daye (1980), cho biết ở độ pH 4,3 hoặc thấp hơn thì phôi hoặc cá bột O. mykiss đều tử vong [1]. Về khả năng chịu đựng của cá hồi vân đối với pH cao (nước kiềm) mới chỉ thấy có nghiên cứu của Edwards (1978) cho rằng pH > 9 có thể gây chết đối với các loài cá hồi nói chung đặc biệt là ở giai đoạn trứng và cá con [1]. 3.2.5. Độ cứng Độ cứng của nước là hàm lượng các ion Ca++ và Mg++ được biểu thị dưới dạng tổng Calcium Carbonate (CaCO3) trong nước. Độ cứng của nước rất quan trọng đối với việc nuôi cá hồi vì nó ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của một số ion khác. Độ cứng cần thiết cho nước ao nuôi cá hồi phải là 200 mg/L calcium carbonate trở lên (Wedemeyer 1996) [1]. Giữ độ cứng thích hợp cho ao nuôi cá hồi có một số lợi ích như sau: Giảm khả năng gây độc của một số ion (như đồng, kẽm) Làm trung hoà nước có nhiều axit Giảm mức nguy hại của một số bệnh 3.2.6. Ammonia Ammonia là sản phẩm bài tiết của cá và phân huỷ chất thải có nitơ trong quá trình nuôi. Độ độc của ammonia phụ thuộc vào thành phần NH3 tự do. Thành phần này thay đổi do nhiều yếu tố quyết định như độ pH, nhiệt độ và độ mặn (bảng 1.3). Bảng 1.3 : Tỷ lệ (%) NH3 tự do trong nước phụ thuộc vào độ pH, Nhiệt độ và độ mặn [1]. Nhiệt độ (0C) Độ mặn (‰) Phần trăm Ammonia tổng số pH dưới dạng NH3 (gây độc) * 7,0 0 0
- 9 IV. Đặc điểm dinh dưỡng 4.1. Tính ăn Cá hồi vân thuộc loài cá dữ. Thức ăn chủ yếu của chúng ngay từ khi mới nở có thể đã là cá cỡ nhỏ. Chúng có thể bắt các động vật có chiều dài bằng 1/3 cơ thể của chúng. Ngoài cá ra, cá hồi vân còn ăn côn trùng, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể. Một số sống ở nước tĩnh còn ăn sinh vật phù du. Do tỷ lệ thức ăn là cá trong thành phần thức ăn của cá hồi tự nhiên chỉ vào khoảng dưới 50% nên mức độ hung dữ và tác hại của nó đối với đàn cá tự nhiên không nghiêm trọng lắm. Bảng 1.4 cho thấy cá hồi vân trong tự nhiên có thể hoàn toàn không ăn cá mà chỉ ăn côn trùng và giáp xác nhỏ. Bảng 1.4: Tính ăn của cá hồi vân trong tự nhiên ở Papua New Guinea Theo Anders Faaborg Povlsen (2001)[1]. Sông Anggura Sông Kuragamba Số dạ dày kiểm tra 8 9 Chỉ số độ no 81,8 73,6 %V %N %V %N Âú trùng và côn trùng ở nước 91,9 100 75,4 100 Coleoptera 1,8 38 2,2 44 Ephemeroptera trưởng thành 3,5 75 0,6 44 Hemiptera trưởng thành 3,7 13 4,9 44 Ấu trùng Coleoptera 6,7 88 2,7 78 Ấu trùng Diptera 22,3 100 9,6 89 Ấu trùng Ephemeroptera 6,5 100 18,8 100 Ấu trùng Odonata 15,0 100 6,8 67 Ấu trùng Trichoptera 32,4 100 29,8 100 Côn trùng trên cạn: 0,6 38 2,8 44 Hymenoptera 0,2 13 0,4 33 Hemiptera 0,4 25 0 0 Arachnida 2,4 11 0 0 Thực vật: 2,1 88 16,7 100 Quả, hạt 0,5 50 0,1 11 Mảnh vụn 0,6 75 14,8 78 Mùn hữu cơ 1,0 100 1,8 100 Các loại khác 5,4 100 5,1 100 Ghi chú: V là tổng khối lượng thức ăn trong ruột cá, N là tổng số cá ăn loại thức ăn đó.
- 10 Cá hồi rainbow ăn cá nhiều, mầu sắc thịt nhạt, kém hấp dẫn. Ngày nay người ta nghiên cứu bổ sung bột tôm cua hoặc các chất tổng hợp như astaxanthin và canthaxanthin vào trong thức ăn của cá hồi rainbow để cải thiện mầu sắc thịt của cá cho kết quả rất tốt. 4.2. Dinh dưỡng protein Cá hồi thuộc động vật ăn thịt nên nhu cầu protein cao, thường lớn hơn 40%, trong thành phần protein phải có đầy đủ tất cả các axit amin không thay thế và axit amin thay thế. Nhu cầu protein ở giai đoạn cá hương từ 45- 50% khối lượng khô của thức ăn, nhưng giai đoạn cá giống nhu cầu protein giảm xuống còn 40% và giai đoạn thương phẩm còn khoảng 35%. Tuy nhiên, nhu cầu này còn thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao nhu cầu protein càng cao. Ở nhiệt độ nước bằng 80C nhu cầu protein từ 40-50%, khi nhiệt độ tăng ở mức 15oC thì nhu cầu protein là 55% [2]. Theo Porchagov và Idler: Cá hồi khi di cư sẽ tiêu hao năng lượng là 80 Kcal/kg/ngày, lượng lipid hao hụt trong suốt quá trình di cư là 94- 98% và protein là 42- 58%. Protein và lipid trong thời kỳ sinh sản không chỉ được sử dụng như nguồn năng lượng mà còn tham gia vào xây dựng cấu trúc, hình thành nên sản phẩm sinh dục [1]. 4.3. Dinh dưỡng lipid Lipid là một trong những nhu cầu năng lượng của cá hồi, hàm lượng lipid trong thức ăn nhỏ hơn 25% cá sẽ sử dụng được hết các thành phần axit béo không no. Thành phần lipid phải tương ứng với thành phần protein trong thức ăn, thí dụ đối với cá con thành phần protein là 50% thì lipid là 10%, nếu cá lớn hơn 50 g nhu cầu protein là 40% thì nhu cầu lipid từ 10- 15%. Đối với cá thịt nhu cầu protein lớn hơn 40% thì nhu cầu lipid là 8% [5]. Thức ăn có hàm lượng lipid lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn và sinh lý của cá, nhất là trong điều kiện nuôi của chúng ta nhiệt độ nước tương đối cao thức ăn rất dễ bị phân hủy, mỡ bị oxy hóa sẽ rất độc cho cá.
- 11 4.4. Dinh dưỡng gluxit Cá hồi là loài cá ăn thịt nên khả năng tiêu hóa gluxit và sản xuất Insulin tương đối kém. Nếu sử dụng thức ăn nhiều gluxit, đường sẽ không chuyển hóa thành glycogen tích lũy ở gan mà làm gan sưng lên và có thể làm trọng lượng gan tăng lên 5%. Vì vậy, trong thành phần thức ăn thành phần gluxit không được vượt quá 25- 30% [5]. 4.5. Nhu cầu Vitamine Hàm lượng Vitamine trong thức ăn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá hồi. Những triệu chứng thiếu vitamine B6 được John Halver thông báo năm 1954: cá bị rối loạn thần kinh, không có phản ứng khi có tiếng động và có thể chết, hiện tượng chết cứng diễn ra rất nhanh. Thiếu vitamin pp cá sẽ chậm lớn, nhạy cảm với ánh sáng, lở loét màng ruột, tỉ lệ sống thấp và nhu cầu vitamin pp ở cá hồi 120- 150 mg/kg thức ăn. Thiếu vitamine A cá hồi có dấu hiệu thiếu máu nắp mang xoắn lại, xuất huyết mứt và vùng gốc mang. Thiếu vitamine D cá tăng trưởng chậm, lượng mỡ trong gan tăng lên, cá bị co giật [2]. Nhu cầu vitamin C có liên quan chặt chẽ đối với tốc độ tăng trưởng và các thành phần dinh dưỡng khác tồn tại trong thức ăn và kích thước cá. Đối với cá hồi sống ở nhiệt độ 10- 150C nhu cầu vitamine C khoảng 200 mg/kg thức ăn [2]. 4.6. Dinh dưỡng chất khoáng Chất khoáng có rất nhiều chức năng đối với hoạt động sống của cá. Nếu trong thành phần thức ăn thiếu chất khoáng làm cá giảm bắt mồi và chậm lớn. V.Tốc độ sinh trưởng Tỉ lệ sống của cá hồi vân khi ương, nuôi đạt cao hơn các loài cá hồi khác. Trong điều kiện nuôi với cỡ giống thả 30 g/con, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250-300 g/con sau 8 tháng nuôi, 0,6-1,0 kg sau 1 năm nuôi và 2 kg/con sau hai năm nuôi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào chất lượng thức ăn và điều kiện sống. Theo kết quả nghiên cứu của George (1991), cho thấy thức ăn có hàm lượng đạm > 40% thì hệ số thức ăn sử dụng là 1,5-1,8 [4].
- 12 VI. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục của cá hồi vân là 1+, tùy theo nhiệt độ nước, môi trường và thức ăn sử dụng. Mùa sinh sản ở Mỹ là tháng 2 đến tháng 6 phụ thuộc vào nhiệt độ từ Bắc tới Nam. Điều kiện nước tương đối ổn định cá cái có thể thành thục 2 lần/năm. Cá hồi vân có thể sinh sản tự nhiên trong các thủy vực nước lạnh, đến mùa sinh sản chúng thường ngược dòng lên thượng nguồn các sông có nước chảy tương đối mạnh để quật đẻ (Brown, 2002; FAO, 2006). Khi đến bãi đẻ, con cái dùng đuôi đào tổ đẻ trứng, con đực đến thụ tinh xong con cái lấp tổ lại. Nhiệt độ khi đẻ 3- 6oC. Tùy theo kích thước cá cái mỗi lần có thể đẻ từ 700- 4000 trứng. Trứng có màu vàng, đường kính 3,5-6,5 mm. Trứng trôi theo dòng nước và phát triển thành cá bột ở phía hạ lưu [4].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Tìm hiều quy trình công nghệ sản xuất bia đóng chai tại công ty cổ phần bia NaDa Nam Định”
99 p | 925 | 330
-
Đề tài: Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất thịt heo hai lát
46 p | 606 | 86
-
Đề tài: Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân lực
6 p | 431 | 58
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (LCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Củ Chi
56 p | 403 | 51
-
Đồ án Điện tử viễn thông 2: Tìm hiểu quy trình thiết kế chip và ngôn ngữ Verilog
21 p | 222 | 50
-
Đề tài: Tìm hiểu thêm về quy trình làm thạch nha đam đóng hộp
31 p | 281 | 45
-
Đề tài: Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
15 p | 207 | 42
-
Đề tài: Tìm hiểu quy trình sản xuất mứt dứa
51 p | 384 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong chu trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán AFA
137 p | 154 | 34
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tìm hiểu quy trình chế biến cua tuyết luộc
50 p | 305 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long TDK - Chi nhánh Đà Nẵng thực hiện
131 p | 129 | 29
-
Báo cáo đồ án: Tìm hiểu quy trình sản xuất jam dứa năng suất 500kg sản phẩm trên ngày
61 p | 257 | 24
-
Đề tài: Tìm hiểu về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt
26 p | 141 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán AAC
85 p | 123 | 18
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị
21 p | 74 | 11
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch
11 p | 146 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Tìm hiểu quy trình Kiểm toán các khoản mục Thuế do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện
155 p | 35 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA
95 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn