Đề tài “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”
lượt xem 127
download
Có lẽ chúng ta ai cũng ít nhiều biết đến cây vải, nó là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, ở Việt Nam cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm. Cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành các vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”
- MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 10............................................................................................... 3 PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 4 1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 5 1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 5 PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................... 6 2.1.1 Trung Quốc ............................................................................................................ 6 2.1.2 Úc........................................................................................................................... 6 2.1.3 Thái Lan ................................................................................................................. 7 2.2 Thị trường tiêu thụ vải của Việt Nam .................................................................... 8 2.3 Giới thiệu cây vải thiều Lục Ngạn........................................................................... 9 2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn ............................................... 9 Các kênh phân phối sản phẩm vải thiều Lục Ngạn ......................................................... 11 2.4.2 Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn ......................................................................... 12 2.4.3 Những hạn chế của thị trường vải thiều Lục Ngạn ................................................ 17 3. Định hướng và giải pháp ......................................................................................... 18 3.2 Giải pháp ................................................................................................................ 19 PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................................... 22
- DANH SÁCH NHÓM 10 Họ và tên Lớp MSSV Ghi chú 1. Nguyễn Thị Trang KDNN-K53 531138 Nhóm trưởng 2. Nguyễn Thị Trầm KDNN-K53 531141 3. Nguyễn Thị Vân KDNN-K53 531143 4. Nguyễn Thị Yến KDNN-K53 531145 5. Lưu Văn Quân KDNN-K53 531129 6. Lường Quốc Khánh KDNN-K53 531104 7. Nguyễn Thị Hằng KEC-K54 541714 8. Lê Thị Thu KEB-K54 541685
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Có lẽ chúng ta ai cũng ít nhiều biết đến cây vải, nó là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, ở Việt Nam cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm. Cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành các vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang). Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận…trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng, có đóng góp lớn vào nguồn thu nhập của huyện. Cây vải thiều bắt đầu được trồng ở Lục Ngạn từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng đến đầu những năm 1990 việc trồng vải mới thực sự phát triển mạnh. Năm 2004, diện tích trồng vải thiều của huyện có gần 13 ngàn ha, năm 2006 đã lên tới 19.125 ha /39 nghìn ha của cả tỉnh, sản lượng vải thiều hàng năm của Lục Ngạn đạt trên 120.000 tấn. Vải thiều đã thực sự là cây thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có quy mô phát triển thành một loại cây hàng hóa thực sự. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40% tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
- Trong thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường vải thiều đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Làm thế nào để phát triển thị trường vải thiều không những trong nước mà còn ra ngoài thế giới? Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn” 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung -Tìm hiểu thực trạng thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn - Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiêu thụ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường - Tìm hiểu về thi trường tiêu thụ vải Lục Ngạn - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn - Đề xuất các giải pháp 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tổng hợp, số liệu. - Thu thập tài liệu từ bài giảng, sách báo, mạng internet… 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1.Đối tượng nghiên cứu: hộ trồng vải, hộ thu gom, các chủ buôn, người tiêu dùng… 1.4.2.Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng thị trường tiêu thụ vải Lục Ngạn từ đó đề xuất những giải pháp phát triển thị trường. - Không gian nghiên cứu: huyện Lục Ngạn - Thời gian thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến năm 2010
- PHẦN II. NỘI DUNG 2.1 Thị trường vải thiều trên thế giới 2.1.1 Trung Quốc Năm 1999 Trung quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26 triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam…với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8. Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tùy thuộc vào từng giống và thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hạch sớm nhất có gía khoảng 2 USD/1kg, trong khi đó giá vải chính vụ có 0,5 USD/1kg năm 1999. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất. 2.1.2 Úc Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hóa chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 3.500 tấn. Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Qeensland chiếm 50%, miền Nam Qeensland chiếm 40%, phầm còn lại là miền Bắc New south Wales. Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở các
- vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại đảm bảo chất lượng sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane, Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất khẩu qua các nhóm hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông, Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5.50 USD/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg 2.1.3 Thái Lan Vải được sản xuất ở Thái Lan cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng 22.937 ha, sản lượng khoảng 81.388 tấn. Sản xuất vải ở Thái Lan có lợi thế là thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể giữa tháng 3 và đến cuối tháng 6 hàng năm. Vải được trồng từ vài cây đến vài ha ở các hộ gia đình. Ở vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghìn cây, tuy nhiên số lượng này còn ít. Hầu hết vải được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan như Chang Mai 8.322 ha và Chang Rai 5.763 ha, diện tích ở 2 tỉnh này chiếm 60% diện tích trồng vải cả nước. Về thị trường tiêu thụ vải: hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó có khoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999 giá vải ở Đức là 6,2 USD/kg, Singapore 6 USD/kg, Mỹ và Pháp 8,4 USD/kg, Canada 10,08 USD/kg. Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số lượng quả vải tham gia vào thị trường nước này ước khoảng 10.000 tấn/năm. Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông và Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnh Taiwan Trung Quốc. Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines
- 1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn và Singgpore 408 tấn Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Châu Âu và Mỹ. Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươi sang Hồng Kông. Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính sản phẩm vải đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn). 2.2 Thị trường tiêu thụ vải của Việt Nam Việt Nam có khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải là một trong những loại cây ăn quả phát triển manh nhất. Trước những năm 1990, vải được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và thị trường tiêu thụ ra nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở Châu Âu như Đức, Pháp, Nga…tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 30 – 35% tổng sản lượng. Còn lại từ 65-70% được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn như trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạt được từ 0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so cới các nước khác như Thụy Điển, Mỹ, Úc. Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh…là rất cao. Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến được cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm thì có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất lượng quả, tiêu chuẩn đóng gói…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Châu Âu.
- Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năng cao về sự phát triển của cây vải. Trong thực tế loại hoa của này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sống của những người dân địa phương. 2.3 Giới thiệu cây vải thiều Lục Ngạn Vải thiều hay còn có tên Lệ Chi, là đặc sản nổi tiếng ở Lục Ngạn. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Quả vải thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Ăn một quả vải thiều vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng và cứ muốn ăn mãi. Thật lạ, cùng giống vải nhưng vải thiều được trồng trên đất Lục Ngạn thì trái vải có màu đỏ tươi, nhiều cùi, hạt nhỏ, ngọt sắc hơn những vùng khác. Cây vải đã đem lại giá trị kinh tế rất cao, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Vì vậy nên với sản lượng lớn, người ta thường chế biến bằng cách sấy khô, sản phẩm sau đó gọi là vải khô. Vải sấy khô vừa để mọi người ưa thích vải thưởng thức quanh năm vừa làm vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. Vài năm gần đây các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác nữa như: Vải tươi đóng hộp, nước vải... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn 2.4.1 Mô phỏng kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn Qua quan sát thực tế chúng tôi mô phỏng kênh tiêu thụ vải quả theo các kênh như sau:
- Người Người Người Người Người trồng vải trồng vải trồng vải trồng vải trồng vải Thu gom Thu gom Chế biến Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng
- Người Người trồng vải trồng vải Thu gom Chế biến Người xuất khẩu THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI Các kênh phân phối sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Phần này chúng tôi đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các thành phần buôn bán trung gian chính như: người thu gom, chủ buôn. Qua đó để thấy được tính tích cực và hạn chế của nó. Trong đó nhiệm vụ của các thành phần tham gia như sau: Người thu gom: chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trong một gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, có nhóm thu mua đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng có nhóm chỉ mua đến 10-12 tấn vải quả/ngày.
- Người bán buôn: thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng them thu nhập. Khác với đối tượng thu gom, những chủ buôn có thể là người địa phương hoặc người nơi khác. Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng, không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…). Người bán lẻ: là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dung. Hoạt động của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo mùa vụ thu hoạch vải 2.4.2 Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn Năm 2006 mùa vải thiều mất mùa trầm trọng không chỉ vùng vải Thanh Hà (Hải Dương) mất mùa (NNVN số 114) mà các vườn vải thiều của tỉnh Bắc Giang cũng vậy, trong đó một số huyện như Tân Yên, Yên Thế... gần như mất trắng. Sản lượng toàn huyện khoảng 52.000 tấn. Tại địa điểm vải thiều lục ngạn thì những năm trước, vào thời điểm này, bắt đầu từ thị trấn Đồi Ngô, phố Kim, trên là trời dưới là vải, đường tắc nghẹt vì vải tràn đầy ra đường, người mua kẻ bán tấp nập. Năm nay thì khác. Xe ô tô tải, xe máy đỗ đầy, người vẫn đông nhưng vải thì ít. Vào những năm trước đó vào giờ này người dân chưa sấy vải, phải đợi đến gần hết vụ họ mới bắt tay vào, nhưng năm nay thì khác, mới đầu vụ các lò sấy đã thi nhau đỏ lửa, vì Trung Quốc cũng mất mùa vải, hàng sấy chắc chắn sẽ thắng to. Giá 1 kg vải đầu vụ ở Lục Ngạn xấp xỉ 20.000 đ/kg, nay đã hạ nhiệt xuống 7-8.000đ, nhưng theo nhận định chắc chắn sẽ không thể xuống được nữa. Cả tỉnh Bắc Giang hiện có khoảng 42.000 ha vải. Hàng năm sản lượng thường đạt trên 100.000 tấn. Đầu vụ nhìn cây vải ra đầy hoa, nhiều người đã tiên đoán năm nay lại được mùa vải lớn. Ước tính vụ vải năm nay sản lượng có thể lên tới 170.000 tấn. Đùng một cái thời tiết thay đổi đột ngột khiến cả tỉnh mất mùa vải. Các huyện như Yên Thế, Tân Yên có
- nơi gần như mất trắng. chúng ta có thể khẳng định rằng sẽ không có giá vải xuống thấp như những năm trước là điều chắc chắn không thể xảy ra. Ngay giá vải khô hiện tại tư thương Trung Quốc về tận Lục Ngạn mua đã được 25.000 đ/kg. Bởi vậy giá thấp thì sẽ chẳng ai bán, họ để sấy còn hơn. Giá vải lên cao hiện đang khiến những nhà máy chế biến rất lo lắng. Những năm trước, vào thời điểm này, giá vải đã tụt xuống mức 2500-3.000 đ/kg, thậm chí có năm chỉ còn 2.000đ. Nhưng năm nay ở mức trên 7.000 đ/kg. mà nếu cứ trên 4.000 đ/kg thì nhà máy không dám nhập vào vì lỗ to. Ta có thể nói rằng cung ít cầu thừa. cung từ các nơi rất ít có nơi còn không có vải thiều để bán cho những nơi đang rất cần khi đó cầu vải thiều ở các thị trường lại nhiều họ thèm khát có vải nhưng lại không có nhất là từ các nhà máy chế biến đã phải trả lại nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài vì không có nguyên liệu để sản xuất cầu từ thị trường trung quốc cũng nhiều họ đã đến tận nơi để đặt mua vải với giá cao hơn. Chính vì vậy giá vải thiều năm 2006 trên thị trường tăng lên khá nhiều. “cầu thừa cung thiếu”. Năm 2007, sản lượng vải thiều tươi của cả huyện Lục Ngạn năm 2007 là 130.000 tấn. Thu hoạch vải thiều ở đây hoàn toàn bằng thủ công. Trong quá khứ, có khi có tới 80% sản lượng vải thiều được sấy khô. Hiện nay, 70% được bán tươi, 25% sấy khô, 5% chế biến. Kịch bản “được mùa mất giá” được lặp lại khi giá vải thiều trong năm 2007 có lúc xuống thấp kỷ lục: 400 đồng/kg vải sớm, 1.000-1.500 đồng/kg vải thiều chính vụ! Đối với người dân trồng vải, đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua. Trước tình trạng giá rẻ như cho của vải thiều lục ngạn như vậy mà người dân bán vải ở đây vẫn bị các tư thương ép giá xuống quá thấp. Ngay tại thời điểm năm 2007, khi giá tại các điểm cân ở huyện Lục Ngạn xuống thấp tới mức kỷ lục là 400 đồng/kg vải sớm, 1.000 đồng/kg vải thiều chính vụ thì tại Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua vải thiều với giá từ 5.000 - 8.000 đồng, tại
- TPHCM giá phổ biến từ 8.000-12.000đồng/kg. Như vậy, giá người nông dân bán ra và giá người tiêu dùng mua gấp tới hàng chục lần. Phát biểu tại hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2007 ,ông Thân Văn Mưu - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng: “Chúng ta đang bị tư thương Trung Quốc ép giá vì mang vải đi bán nhưng họ cứ đồng loạt không mua, hoặc mua giá thấp!”. Để tránh tình trạng ép cấp, ép giá ở cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, ông Mưu cho rằng nông dân cần tự sáp lưng, liên kết lại thông qua việc thành lập các nhóm, HTX và lớn hơn nữa là Hiệp hội tiêu thụ vải thiều để có thể sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng chính ngạch. Mùa vải năm 2007 sản lượng vải của cả huyện đạt trên 130 nghìn tấn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên nhu cầu vải thiều của các quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Đài Loan giảm đáng kể. vì đây là hai nước nhập khẩu chính của vải thiều nước ta. Năm 2008, được mùa vải thiều nhưng người dân tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đang phải lo lắng bởi mỗi kg vải bán tại đây có giá 1.500-3.000 đồng. Với diện tích trồng vải lên tới 40.000 ha, Bắc Giang ước tính sản lượng vải tươi lên tới hơn 220.000 tấn, tương đương với vụ được mùa năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhiều người dân ở đây, được mùa cũng đồng nghĩa với rớt giá. Theo tính toán, ở vụ vải năm 2007, chi phí sản xuất một kg vải lên tới 2.500 đồng. Để nâng cao chất lượng, đồng thời tăng giá bán của vải thiều Lục Ngạn, Bộ GD&ĐT đã cấp kinh phí cho ĐH Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện đề tài nghiên cứu "Sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP (Sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn Việt). Nhờ đó, hiện vải sản xuất theo mô hình này được bán với giá 5.000-6.000 đồng một kg. Nhờ có VietGAP, vải được làm chậm quá trình chín, kéo dài thời gian thu hoạch để người dân có thể bán được giá cao hơn. Mỗi héc ta vải trồng theo mô hình này thu thấp nhất là 40 triệu đồng.
- Năm 2009, những năm trước, người trồng vải Bắc Giang luôn lo lắng khi giá liên tục giảm. Thế nhưng năm nay, khi vải thiều được giá, họ lại tiếc nuối vì không đủ hàng để bán bởi vụ này năng suất, sản lượng thấp. Quy luật mất mùa, được giá một lần nữa khiến nông dân lao đao. Năm nay, vải được giá, nhưng không có hàng bán. Những vụ trước, quả sai trĩu cành nhưng năm nay chỉ thưa thớt, nhiều cây không đậu quả”. Không còn hình ảnh vải ế ẩm như mọi năm, năm nay thương lái đã đến từng gia đình để mua. Huyện Lục Nam có khoảng 4-5 loại vải sớm, do chất lượng khác nhau nên giá bán cũng có sự chênh lệch. Trong đó, giống U hồng, U trứng, Thanh Hà có giá 7.000- 13.000 đồng /kg, U gai 3.000-4.000 đồng/kg. ông Nguyễn Văn Lý, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Toàn huyện hiện có 9.550ha cây ăn quả, trong đó có 6.650 ha vải, bao gồm 1.300ha vải sớm và 5.350 ha vải chính vụ. Năng suất vải sớm đạt khoảng 3, 2 tấn/ha. Tổng sản lượng vải thiều toàn huyện năm 2009 ước đạt 20.000 - 25.000 tấn quả tươi”. Theo thống kê ban đầu của tỉnh Bắc Giang, không chỉ Lục Nam, mà ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, sản lượng vải sớm cũng giảm 40-70% so với năm 2008. Dự kiến năm nay, sản lượng vải thiều toàn tỉnh đạt 122.900 tấn quả tươi, bằng 57,5% so với năm ngoái. Ngay cả vựa vải Lục Ngạn cũng chỉ đạt khoảng 40.000 tấn, gần bằng 60% so với năm 2008. Là loại cây ăn quả có giá trị, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng năm nay, sản lượng vải thiều dự kiến giảm khoảng 55-60% so với năm 2008. Bên cạnh đó, trữ lượng vải thiều sấy khô năm 2008 vẫn còn tồn dư khá lớn, chưa tiêu thụ được do thị trường xuất khẩu vải sấy sang Trung Quốc bị hạn chế nên năm nay vải thiều chủ yếu tiêu thụ ở dạng quả tươi. Để hướng đến xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định, yêu cầu quan trọng là phải chăm sóc vải thiều đúng kỹ thuật, để quả vải thương phẩm đạt chất lượng tốt: quả to, mẫu mã đẹp, không có dư lượng thuốc trừ sâu. Điều này một mình nông dân không
- làm được mà phải có sự vào cuộc của ngành chức năng. Tóm lại thị trường tiêu thụ vải thiều tập chung chủ yếu ở các cửa hàng siêu thị và ở khu vục phía nam, Trung Quốc và các nước khác. Năm 2010, vải thiều ở Lục Ngạn mất mùa, sản lượng vải quả ước chỉ bằng năm ngoái, dù diện tích vải thương mại đã tăng thêm cả ngàn ha. Nhưng đến thời điểm này, giá vải lại cao hơn, tiêu thụ cũng thuận lợi hơn năm ngoái. Những ngày này, ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vải thiều sớm đã thu hoạch xong và vải thiều chính vụ cho thu hoạch được khoảng một tuần. Dọc theo Quốc lộ 31 trên địa bàn huyện từ phố Kim ở xã Phượng Sơn lên huyện lỵ Chũ đến phố Kép ở xã Hồng Giang và phố Lim ở xã Giáp Sơn có rất nhiều điểm mua bán vải thiều. Ngoài ra còn nhiều điểm thu mua khác ở ngay các xã trọng điểm vải thiều của huyện. Ở các điểm thu mua này, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe vận tải cỡ lớn và hàng ngàn chiếc xe máy vận chuyển vải thiều. Giá vải bình thường dao động từ 10-12.000 đồng/kg, còn hàng đẹp thì giá cao hơn vài ngàn đồng/kg. Là vùng trọng điểm vải thiều của cả nước, hàng năm vải thiều là nguồn thu chủ yếu của đại đa số nông dân địa phương cũng như của huyện Lục Ngạn. Từ nhiều năm nay, việc tiêu thụ vải thiều luôn là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và người dân Lục Ngạn. Toàn huyện hiện có khoảng 18.000ha vải thiều, giảm 500ha so với năm ngoái. Năm nay, vải mất mùa nên sản lượng ước chỉ đạt khoảng 60.000 tấn, trong đó, có khoảng 6.000 tấn vải sớm đã thu hoạch xong. Vải chính vụ bắt đầu cho thu hoạch từ khoảng 5/6, rộ lên từ trung tuần tháng 6 và dự kiến kết thúc vào đầu tháng 7. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, có thể nói vải thiều được giá, tiêu thụ thuận lợi và năm nay do được giá nên chủ yếu là bán vải tươi sang thị trường Trung Quốc, các thành phố lớn và các tỉnh phía Nam; số
- còn lại đi thị trường một số nước ASEAN hay chế biến đóng hộp xuất khẩu sang một số nước Châu Âu. Tiêu thụ vải đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số liệu thống kê của huyện Lục Ngạn thì hằng năm có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang… Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Theo một số nhà quản lí, người kinh doanh sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn cho biết: khoảng 55% sản lượng vải tươi được tiêu thụ ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, 15% được tiêu thụ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…còn lại 30% được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Thái Lan. Tuy nhiên các thị trường trên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường rất khắt khe nên việc xuất khẩu vải quả vào thị trường này trong những năm qua còn rất ít. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm vải ở Lục Ngạn đã từng bước hình thành lên những thị trường tiêu thụ riêng. Điều này phần nào giúp người sản xuất yên tâm hơn trong quá trình đầu tư thâm canh cho cây vải. Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm không đồng đều, thời gian thu hoạch ngắn, công nghệ cho chế biến, bảo quản còn lạc hậu là nhũng trở ngại không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn. 2.4.3 Những hạn chế của thị trường vải thiều Lục Ngạn Vải thiều Lục Ngạn được mùa thì mất giá, mất mùa thị lại được giá. Dẫn đến tình trạng khi được mùa thì giá vải quá thấp, người trồng vải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng khi mất mùa, giá vải cao thì người trồng vải lại không có vải để bán.
- Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ chủ yếu bằng 3 hình thức là bán quả tươi, sấy khô và chế biến đóng hộp. Quả tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng mỗi vụ. Do khó bảo quản được lâu, nên không thể vận chuyển đi xa được và chủ yếu chỉ tiêu thụ ở quanh các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, ở thị trường các tỉnh phía Bắc cung cũng đã vượt cầu. Từ đó dẫn đến tình trạng giá vải quá thấp, thiệt thòi cho người trồng vải. Thị trường các tỉnh phía Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng lại bị hạn chế về khâu bảo quản, nên cũng chỉ tiêu thụ được 10-15% sản lượng. Trong khi đó, vải sấy khô là biện pháp bảo quản khả quan nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% sản lượng và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Đây là thị trường cũng luôn biến động, giá lúc cao, lúc thấp và ngày càng đòi hỏi hạn ngạch và kiểm dịch gắt gao hơn trước. Thời gian gần đây quả vải cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và một số nước khác như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông…Xuất khẩu quả vải sang các thị trường này mang lại lợi ích cao. Tuy nhiên, do yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn đối với sản phẩm của các thị trường này mà số lượng xuất khẩu sang các thị trường này chưa nhiều. 3. Định hướng và giải pháp 3.1 Định hướng Vải thiều là sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng vải huyện Lục Ngạn. Tuy vậy, huyện Lục Ngạn vẫn chưa phát huy được tối đa lợi ích kinh tế do cây vải mang lại. một phần nguyên do của vấn đề này chính la do thị trường tiêu thụ vải còn nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một dịnh hướng cụ thể hơn nũa đối với vấn đề thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Trước hết, cần phải mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ vải thiều trong nước, nhất là các khu vực miền Trung và miền Nam. Nhũng khu vực này có tiềm năng tiêu thụ rất lớn nhưng do xa nên rất khó khăn cho
- khâu vận chuyển. Nên chúng ta vẫn chưa khai thác được tối đa lợi ích từ thị trường này. Thị trường tiêu thụ vải thiều ở nước ngoài cũng là một thị trường có tiềm năng rất lớn với các nước Châu Âu như Pháp, Đức,… và một số nước Châu Á như Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông… và cả Mỹ. Nhưng những thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao nên số lượng vải thiều xuất khẩu sang các nước này còn hạn chế. Đây là những thị trường tiêu thụ vô cùng tiềm năng nên chúng ta cần phải tìm cách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vào những thị trường này. 3.2 Giải pháp Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: - Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung,cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước đến với người sản xuất. Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường nước ngoài. - Nâng cao chất lượng quả vải cũng như các sản phẩm từ vải để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài. - Tăng cường công tác bảo quản chế biến, tạo ra những quy tình sản xuất hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu tình trạng “mất mùa được giá, được mùa mất giá”. Năm 2006, Lục Ngạn áp dụng thí điểm quy trình sản xuất vải thiều sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam (gọi tắt là Việt GAP). Từ 15ha thí điểm ở thôn Trại 3, Cầu
- Cao, xã Quý Sơn cho kết quả tốt, đến năm 2009, diện tích vải áp dụng Việt GAP tăng lên 2.500 ha ở 12 xã. Những nơi áp dụng quy trình sản xuất vải thiều tiêu chuẩn Việt GAP giá trị mỗi kg bán tại vườn đều cao hơn hai lần giá vải ở những nơi không áp dụng quy trình Việt GAP. - Tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Thông qua công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lí bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh… - Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Giao nhãn hiệu sản phẩm cho một tổ chức cụ thể quản lí sử dụng để có hiệu quả, xây dựng, ban hành các quy định quản lí, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn. Bằng sự nỗ lực của cơ quan chủ trì, và sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan liên quan, ngày 25/6/2008, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00015 cho vải thiều Lục Ngạn. Khu vực địa lý bao gồm 20 xã và thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (thị trấn Chũ, các xã Đồng Cốc, Biên Sơn, Biển Động, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phượng Sơn, Quý Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Lựu ). Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn. nó khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn Kim Đô Royal City. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tai nhà hàng của khách sạn.
74 p | 1698 | 444
-
Tìm hiểu thị trường vàng tại Việt Nam
40 p | 685 | 322
-
Tiểu luận “Tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn”
22 p | 612 | 131
-
Chuyên đề nền móng: Tìm hiểu về tính toán thiết kế ứng dụng thi công cộc bê tông ly tâm ứng lực
82 p | 341 | 117
-
Đề tài: Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam
41 p | 247 | 63
-
Đồ án môn học 2: Tìm hiểu về DE 2 – Lập trình giao tiếp bàn phím hiển thị lên màn hình LCD
40 p | 142 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu thị trường khách du lịch Nhật Bản tại Hải Phòng
102 p | 112 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thị trường nhà ở chung cư tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018
81 p | 46 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng lý thuyết Markowitz xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 112 | 15
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 158 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
87 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
107 p | 33 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn
60 p | 27 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng mô phỏng nguyên lý hoạt động của bơm cao áp, vòi phun động cơ diesel hãng man B&W dùng nhiên liệu nặng
36 p | 47 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế và thi công hệ thống thu thập tín hiệu điện tim ECG có hiển thị tín hiệu qua smart phone
95 p | 27 | 7
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Nghiên cứu trích rút và chú thích ngữ nghĩa các thực thể có tên cho các kho ngữ liệu dùng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên
77 p | 51 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị an toàn vận chuyển hàng hạt trên tàu hàng rời cỡ Panamax
50 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
77 p | 27 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn