intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực

Chia sẻ: Nguyễn Đỗ Quyên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

203
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày các nội dung sau: các khái niệm cơ bản, thực trạng phát triển kinh tế và nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng của phát triển kinh tế tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực, ví dụ thực tiễn chứng minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÀI THẢO LUẬN<br /> Đề tài: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT <br /> ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Môn: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC<br /> Lớp 02 ­ Nhóm 01<br /> DANH SÁCH NHÓM<br /> <br /> <br /> 1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN<br /> <br /> 2. LÂM THU HUYỀN<br /> <br /> 3. PHẠM THỊ TẬP<br /> <br /> 4. HÀ HOÀNG THÁI SƠN<br /> <br /> 5. NÔNG VĂN TUẤN<br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> <br /> Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt''. <br /> Bởi vậy việc quản lý con người,  quản lý nguồn nhân lực trở  thành mối quan <br /> tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Đó là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự <br /> phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.<br /> <br /> Trong xu thế  toàn cầu hoá kinh tế, sự  cạnh tranh giữa các quốc gia trong <br /> mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. <br /> Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao <br /> hơn. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ  thuật có chất lượng cao nói riêng <br /> đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội  <br /> của mỗi quốc gia.<br /> <br /> Việt Nam đang bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại  <br /> hóa, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế  quốc tế  khi gia nhập WTO, đòi hỏi <br /> việc quản lý nguồn nhân lực phải phù hợp với tình hình phát triển của đất  <br /> nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về  số  lượng  <br /> nhưng lại yếu và thiếu về  chất lượng, mà đây mới là điều có ý nghĩa quan  <br /> trọng. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa có trình độ  học vấn cũng như <br /> trình độ chuyên môn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình <br /> hội nhập. Vì vậy vấn đề  quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất là một  <br /> vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay.<br /> PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br /> I. Phát triển kinh tế<br /> <br /> Phát triển kinh tế  là sự  tăng trưởng kinh tế  gắn liền với sự hoàn thiện cơ <br /> cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã  <br /> hội. Là sự  biến đổi kinh tế  theo chiều hướng tích cực dựa trên sự  biến đổi cả <br /> về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.<br /> <br /> Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự  tăng trưởng kinh tế. Nhưng <br /> không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển <br /> kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:<br /> <br /> ­ Sự  tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc  <br /> dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản <br /> ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.<br /> <br /> ­ Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện  ở tỷ trọng của  <br /> các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ <br /> trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng <br /> tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng <br /> trưởng kinh tế bền vững.<br /> ­ Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng  <br /> lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế, ... mà mỗi người dân được <br /> hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự  tăng trưởng kinh <br /> tế.<br /> <br /> Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là:<br /> <br /> ­ Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự <br /> tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn <br /> hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp  <br /> lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững.<br /> <br /> ­ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho <br /> mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng  <br /> trưởng kinh tế.<br /> <br /> ­ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự  biến đổi nhu cầu <br /> của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.<br /> <br /> Tăng   trưởng   kinh   tế   và   phát   triển   kinh   tế   gắn   liền   với   quá   trình   công <br /> nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự <br /> biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.<br /> <br /> II. Nguồn nhân lực<br /> <br /> Nguồn nhân lực là nguồn lực về  con người, được nghiên cứu dưới nhiều <br /> khía cạnh khác nhau:<br /> <br /> ­ Với tư  cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân <br /> lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động.<br /> ­ Với tư  cách là yếu tố  của sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội thì nguồn nhân <br /> lực là khả năng lao động của xã hội.<br /> <br /> ­ Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá  <br /> trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả  yếu tố  thể  lực và trí lực của <br /> những người từ 15 tuổi trở lên.<br /> <br /> Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, <br /> song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực và cung nói đến khả  năng lao  <br /> động của xã hội.<br /> <br /> Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng:<br /> <br /> ­ Số  lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ  tiêu quy mô <br /> và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu <br /> quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng <br /> cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ  tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại.  <br /> Tuy nhiên có mối quan hệ  dân số  và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một  <br /> thời gian nhất định.<br /> <br /> ­ Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe,  <br /> trình độ  học vấn, kiến thức, trình độ  kỹ  thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý  <br /> thức tác phong của người lao động.<br /> <br /> Từ  những quan niệm trên có thể tổng quát lại: Nguồn nhân lực hay nguồn <br /> lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự  trữ. Trong đó lực <br /> lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong <br /> độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao <br /> động dự  trữ  bao gồm học sinh trong độ  tuổi lao động, người trong độ  tuổi lao <br /> động nhưng không có nhu cầu lao động.<br /> <br /> III. Quản lý nguồn nhân lực<br /> <br /> Quản lý nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động của chủ  thể  quản lý <br /> tác động lên nguồn nhân lựcthông qua một hệ  thống các nguyên tắc, quy tắc,  <br /> phương pháp, công cụ, … nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực <br /> để đạt được những mục tiêu nhất định.<br /> <br /> Nói cách khác, quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động có tính hệ thống <br /> nhằm định hướng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm <br /> đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội.<br /> <br /> Vậy, thực chất quản lý nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm kế  hoạch, <br /> tổ chức, phối hợp chỉ huy và giám sát việc sử dụng nguồn nhân lực sao cho đạt  <br /> được hiệu quả cao nhất.<br /> <br /> PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NGUỒN NHÂN <br /> LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> <br /> I.  Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay<br /> <br /> (1)  Tạo lập được sự   ổn định kinh tế  vĩ mô; công tác xoá đói giảm nghèo, <br /> tăng việc làm đã đạt được những thành tựu quan trọng : nước ta đã giữ vững ổn <br /> định chính trị và đời sống xã hội, thiết lập các cơ chế chính sách và ổn định kinh  <br /> tế vĩ mô, huy động được nhiều nguồn lực phát triển. Các cân đối lớn trong nền <br /> kinh tế đều được cải thiện.<br /> (2)  Cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực, phát huy tiềm năng <br /> của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế.<br /> <br /> Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, đóng góp <br /> tích cực vào việc tăng trưởng, chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  theo hướng công <br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br /> <br /> Các vùng kinh tế đã phát huy được các lợi thế so sánh trong từng vùng, liên <br /> kết nhau cùng phát triển bền vững. Ba vùng kinh tế trọng điểm được hình thành  <br /> và phát triển và đã đóng góp trên 60% GDP cả nước. Các vùng khó khăn được sự <br /> hỗ  trợ  của cả  nước, đang từng bước vươn lên, tiếp tục có những bước phát <br /> triển khá; đời sống nhân dân có nhiều cải thiện.<br /> <br /> Cơ  cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ  lệ  lao động  <br /> trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ  lệ  lao động trong các ngành công nghiệp và  <br /> dịch vụ.<br /> <br /> (3)   Thực hiện có kết quả  chủ  trương phát triển nền kinh tế  nhiều thành <br /> phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế.<br /> <br /> Kinh tế  nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu  <br /> quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của <br /> nền kinh tế. Cơ  chế  quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, thực hiện <br /> mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong  <br /> kinh doanh.<br /> <br /> Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực <br /> và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng <br /> trưởng và phát  triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế  tư  nhân  đóng góp  <br /> khoảng 38% GDP của cả nước.<br /> <br /> Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở <br /> thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối  <br /> quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp  <br /> vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.<br /> <br /> (4)  Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được  <br /> hình thành; kinh tế đối ngoại phát triển khá, vị thế của nước ta trên trường quốc  <br /> tế đã được nâng cao.<br /> <br /> Hệ  thống pháp luật, chính sách và cơ  chế  vận hành của nền kinh tế  thị <br /> trường định hướng xã hội chủ  nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Với <br /> chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của  <br /> Việt Nam với các nước, các tổ  chức quốc tế  ngày càng được mở  rộng. Việt <br /> Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện các <br /> cam kết về  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại <br /> Việt Nam ­ Hoa Kỳ, gia nhập Tổ  chức Thương mại thế  giới (WTO), ...  Đến <br /> nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký <br /> hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát <br /> triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.<br /> <br /> Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây <br /> dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể <br /> chế  hóa thành luật pháp, cơ  chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ  hơn; <br /> môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại <br /> thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước <br /> phát triển mạnh.<br /> <br /> II. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay<br /> <br /> Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu  <br /> người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi <br /> dào.<br /> <br /> Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, <br /> trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn  <br /> nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân  <br /> lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt  <br /> nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15%  <br /> dân số; nguồn nhân lực từ  các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, <br /> khối doanh nghiệp trung  ương gần 1 triệu người…. Sự  xuất hiện của giới  <br /> doanh nghiệp trẻ  được xem như  một nhân tố  mới trong nguồn nhân lực, nếu <br /> biết khai thác, bồi dưỡng, sử  dụng tốt sẽ  giải quyết được nhiều vấn đề  quan <br /> trọng trong phát triển kinh tế ­ xã hội.<br /> <br /> Hiện nay  ở  Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ <br /> thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ  thông hiện tại vẫn chiếm số <br /> đông, trong khi đó, nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu  <br /> của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ  thông, mà là nhân lực chất <br /> lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua <br /> đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người  <br /> có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ  sở  đào tạo trong và ngoài nước. Số  người từ <br /> 15 tuổi trở  lên được đào tạo nghề  và chuyên môn kỹ  thuật rất thấp, chiếm  <br /> khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể  hiện qua các  tỷ lệ: <br /> Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ <br /> thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 ­ 4 ­ 10.<br /> <br /> Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao <br /> động có trình độ  tay nghề, công nhân kỹ  thuật bậc cao và chất lượng nguồn  <br /> nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm  <br /> là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ  đạt 3,79 điểm (xếp thứ  11/12  <br /> nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là  <br /> 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94; ...<br /> <br /> Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ <br /> thuật ­ công nghệ, nông ­ lâm ­ ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó <br /> các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ, ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh  <br /> vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực.<br /> <br /> PHẦN III:  ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ  TỚI HOẠT  <br /> ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC<br /> <br /> I. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới hoạt động quản lý <br /> nguồn nhân lực<br /> <br /> Chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  và quản lý nguồn nhân lực có mối quan hệ <br /> chặt chẽ  với nhau. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, thực hiện <br /> quy hoạch phát triển trên các vùng lãnh thổ sẽ tạo ra nhu cầu lớn, thu hút nhiều  <br /> lao động, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động và tổ  chức điều chỉnh phân <br /> bố lao động.<br /> Việc xây dựng những công trình kinh tế lớn của quốc gia, mở mang và nâng  <br /> cấp hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các khu kinh tế với  <br /> những mô hình thích hợp ở các vùng chậm phát triển, tăng cường các hoạt động <br /> đầu tư nước ngoài và liên doanh liên kết rộng với các cơ sở kinh tế địa phương,  <br /> … đều tạo khả năng thu hút nguồn lao động lớn và đặt ra yêu cầu lớn về quản  <br /> lý nguồn nhân lực.<br /> <br /> Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp ­  công nghiệp ­ dịch vụ <br /> sang công nghiệp ­ nông nghiệp ­ dịch vụ  kéo theo sự  chuyển dịch cơ  cấu lao <br /> động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 70% năm 2000 xuống  <br /> 50% vào năm 2010 và nâng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch  <br /> vụ. Nhưng trong đó đòi hỏi phải có sự  thay đổi về  cơ  cấu lao động được đào  <br /> tạo theo ngành và trình độ  phù hợp với định hướng phát triển kinh tế. Rõ ràng <br /> chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  như  phân tích đã đặt ra những thách thức đối với <br /> nguồn nhân lực và do đó trực tiếp tác động tới quản lý nguồn nhân lực cả  về <br /> quy mô, cơ  cấu và trình độ  cũng như  việc phân bổ, khai thác sử  dụng hợp lý  <br /> nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br /> <br /> II. Ảnh hưởng của trình độ  trang thiết bị  kỹ  thuật trong sản xuất <br /> kinh doanh tới hoạt động phát quản lý nguồn nhân lực<br /> <br /> Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, các trang thiết bị <br /> kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh cũng ngày càng thay đổi theo hướng hiện <br /> đại, do đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phù hợp để có thể sử dụng hiệu quả <br /> các trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả đầu tư; sau đó tiếp tục nghiên cứu  <br /> và ứng dụng một cách sáng tạo các thiết bị công nghệ mới.<br /> Thực tế  cho thấy, đầu tư  xây dựng cơ  bản dù tăng nhưng thiếu người lao  <br /> động và thiếu sự  đồng bộ  giữa trình độ  công cụ  lao động với trình độ  chuyên  <br /> môn của người lao động thì hiệu quả lao động không cao, gây lãng phí vốn đầu <br /> tư trong xã hội. Tính đồng bộ giữa trình độ công nghệ cao với trình độ kỹ thuật <br /> và công nhân lành nghề  đòi hỏi hoạt động quản lý phải đáp  ứng đủ  và đúng  <br /> chuyên môn, ngành nghề để có thể làm chủ các công nghệ mới.<br /> <br /> Trong xu thế hội nhập hiện nay, muốn nhập khẩu công nghệ cao hơn phải <br /> tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn; đã có rất nhiều bài học về  sự thất bại  <br /> khi một nước sử  dụng công nghệ  ngoại nhập trong khi trình độ  chuyên môn <br /> người lao động trong nước còn non yếu. Nếu thiếu các chuyên gia giỏi về khoa <br /> học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ  thuật viên và công nhân lành nghề <br /> thì không thể   ứng dụng được công nghệ  mới, do đó phải đào tạo nguồn nhân <br /> lực.<br /> <br /> Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ  đáp  ứng yêu cầu nâng cao chất <br /> lượng mà còn phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng sao cho việc sắp xếp, phân công đó <br /> phải đảm bảo sự hợp lý, đúng người đúng việc.<br /> <br /> III. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tới hoạt <br /> động quản lý nguồn nhân lực<br /> <br /> Quá trình hội nhập kinh tế  quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay gắn kiền với  <br /> nền kinh tế tri thức, yếu tố con người được phát huy hơn bao giờ hết. Tính chất <br /> hội nhập kinh tế  quốc tế, toàn cầu hóa trong sản xuất và cạnh tranh của các  <br /> quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu, nền kinh tế tri thức với động lực là sự tiến  <br /> triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển.<br /> Lao động đơn giản ngày càng giảm ý nghĩa trong sản xuất và cạnh tranh <br /> mang tính toàn cầu. Năng lực và tư  chất mới là điều quyết định vị  trí mỗi con  <br /> người. Hội nhập kinh tế  quốc tế  ngày càng sâu rộng, toàn cầu hóa ngày càng  <br /> phát triển, thì các thị  trường ngày càng mở  rộng, thương mại ngày càng tự  do. <br /> Sức ép cạnh tranh của mỗi nền kinh tế, mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng cao.<br /> <br /> Trước đây, giá công nhân rẻ là lợi thế của các nền kinh tế đang phát triển,  <br /> trong đó có Việt Nam, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động.  <br /> Nhưng ngày nay, lợi thế   ấy đang ngày càng mất đi. Trong bối cảnh khả  năng  <br /> tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của mỗi nền kinh tế là như nhau, yếu <br /> tố cạnh tranh chủ yếu nằm  ở khả năng quản lý nguồn nhân lực. Bởi vậy, việc <br /> không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của nguồn nhân lực đang trở  thành cuộc <br /> chạy đua giữa các nền kinh tế. Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu <br /> hóa đang tạo ra yêu cầu, động lực và điều kiện phát triển nguồn nhân lực, đào <br /> tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn kỹ thuật.<br /> <br /> Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa kích thích sự phát triển <br /> nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải không ngừng <br /> nâng cao trình độ  để  thao kịp yêu cầu của công việc, của cuộc sống. Toàn cầu <br /> hóa tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp cận được thông tin, tri <br /> thức mới, nâng cao dân trí.<br /> <br /> PHẦN IV: VÍ DỤ THỰC TIỄN CHỨNG MINH<br /> <br /> I. Thành tựu đã đạt được<br /> <br /> Kinh tế tăng trưởng và phát triển liên tục. Năm 2007 – năm đầu tiên là thành <br /> viên của WTO, chỉ  số  tăng trưởng GDP là 8,5%, của xuất khẩu 20,5%, thu hút <br /> FDI tăng 17%. Năm 2007, Việt Nam được UNDP đánh giá là nước thứ  6 trong  <br /> “top ten” của thế giới về thu hút FDI cho các năm 2008 ­ 2009 (sau Trung Quốc,  <br /> Mỹ,  Ấn độ, Nga, Brazil), xếp hạng môi trường kinh doanh  được nâng cấp lên <br /> 13 bậc, … Nhờ GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với trước đổi mới, <br /> nên đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Việc Việt Nam <br /> ngày 16/10/2007 được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an  <br /> Liên hợp quốc khóa 2008 ­ 2009 cho thấy vị thế Việt Nam trên trường quốc tế <br /> ngày càng được nâng cao.<br /> <br /> Theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ năm 2000 đến nay, đầu tư toàn xã  <br /> hội ước chừng chiếm khoảng 30 – 40% GDP/năm, so với chỉ số tăng trưởng của <br /> những năm này ta có chỉ  số  ICOR hàng năm là xấp xỉ  5 hoặc 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1