intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho Phân xưởng Chế biến Thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm/ngày

Chia sẻ: Huỳnh Thị Thùy Dương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:137

245
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 5 chương, đề tài "Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho Phân xưởng Chế biến Thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm/ngày" giới thiệu đến các bạn tổng quan Phân xưởng Chế biến Thuỷ sản, tính toán nhiệt và chọn thiết bị, trang bị tự động hóa, vận hành hệ thống lạnh,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho Phân xưởng Chế biến Thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm/ngày

  1. i MỤC LỤC
  2. ii DANH MỤC BẢNG
  3. iii DANH MỤC HÌNH
  4. 1 CHƯƠNG I.  TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Trước đây công ty Nam Việt trực thuộc của tỉnh đội An Giang. Hoạt động   sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như: xây dựng dân   dụng, công nghiệp giao thông, cầu đường thủy lợi, sản xuất và kinh doanh vật  liệu xây dựng, trang trí nội thất, khai thác chăn nuôi thủy sản, chế biến thức ăn  gia súc, kinh doanh nông sản và kinh doanh lương thực. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề như thế đã có sự  phát triển không ngừng và không bao lâu Công Ty TNHH Nam Việt ra đời, căn cứ  vào giấy phép số 363 GPUB ngày 2 tháng 1 năm 1993 của UBND Tỉnh An Giang  quyết định chính thức thành lập. Tên được viết tắt là: NAVICO Địa   chỉ   trụ   sở   chính:   Đường   Lê   Văn   Nhung,   Phường   Mỹ   Bình.  Thành Phố Long Xuyên. Sau khi thành lập thì công ty vẫn dựa trên nền tảng sản xuất kinh doanh   trước đây. Doanh số  hàng năm của công ty thu được khoảng 5 triệu USD, chủ  yếu bán cho các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh. Với sự phát triển của ngành nghề chế biến xuất khẩu thủy sản ngày càng  tăng thì nhu cầu về  nguồn nguyên liệu ngày càng nhiều. Chính do lợi thế  của  nguồn nguyên liệu này mà bà con ngư  dân, các đại lý nguyên liệu, các công ty   khác bắt đầu đầu tư  vào việc nuôi cá Tra, cá Basa, đã làm cho giá cá bắt đầu   giảm đáng kể gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty.  Tổng số vốn điều lệ là: 54 tỷ ĐVN Để  phát huy thế  lực nguồn cá Tra, cá Basa, công ty không bỏ  lỡ  cơ  hội   tiếp theo. Ngày 1 tháng 11 năm 2000, được sự  đồng ý của sở  kế  hoạch đầu tư 
  5. 2 Tỉnh An Giang của UBND Tỉnh An Giang. Chi nhánh của công ty TNHH Nam  Việt được ra đời.  Tên địa chỉ: Nhà Máy Đông Lạnh Chế Biến Thủy Hải Sản Nam Việt. Địa chỉ chi nhánh: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên  Tỉnh An Giang. Ngành nghề  kinh doanh chủ  yếu của chi nhánh là: chế  biến, kinh doanh  thủy hải sản xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động, công ty không ngừng phát triển đi lên, doanh  thu của công ty ngày càng lớn: Nhà Máy Đông Lạnh Chế  Biến Thủy Sản là  nguồn doanh thu chủ lực của công ty hiện nay. Năm 2001 doanh số 11,7 triệu USD Năm 2002 doanh số 25,2 triệu USD  Năm 2003 doanh số 36 triệu USD  Năm 2004 doanh số 63 triệu USD Sản phẩm xuất khẩu chính của công ty vẫn là cá Tra, Basa đông lạnh. Thị trường chính của công ty là Châu Mỹ, Âu, Á, Úc. Hiện nay công ty đang hoạt động theo dây truyền khép kín: Trại giống  Nuôi cá tra  Nhà Máy Chế  cá bố mẹ bằng bè, ao Biến Cá Tra, Basa Xuất  Khẩu Phụ  phẩ m Nhà Máy Chế  Nhà Máy Chế Biến  Biến Phụ Phẩm Thức ăn cho cá        
  6. 3 1.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUAN LÝ CỦA CÔNG TY 1.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nam Việt  TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC    PHÒNG        GIÁM ĐỐC  GIÁM ĐỐC  GIÁM ĐỐC  GIÁM ĐỐC  GIÁM ĐỐC CƠ  QUẢN LÝ  ĐIỀU  QUẢN LÝ  XUẤT  TCKT KHÍ, CƠ ĐIỆN NHÂN SỰ HÀNH SẢN  CHẤT  NHẬP  XUẤT LƯỢNG KHẨU GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY  GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY  BAO BÌ PHỤ PHẨM   + SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CỦA PHÂN XƯỞNG ẤN ĐỘ DƯƠNG
  7. 4
  8. 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẠNH ĐÔNG 1.2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY  SẢN 1.2.1.1. Định nghĩa Làm lạnh đông thủy sản là quá trình làm lạnh thủy sản do sự thu nhiệt của   hơi môi chất lạnh hay chất tải lạnh  để  đưa nhiệt độ  ban đầu của thủy sản   xuống dưới điểm đóng băng t 
  9. 6 được những phẩm chất gần giống như ban đầu của thủy sản trong một khoảng   thời gian khá dài.  Nếu như đánh bắt xa cảng cá và việc vận chuyển kéo dài ngày và khoảng   cách từ  cảng cá đến nơi tiêu thụ, chế  biến là quá xa thì người ta sử  dụng kỹ  thuật lạnh đông ngay trên tàu để bảo quản nguyên liệu được tươi.  Vì sản phẩm đánh bắt không đồng đều, quan hệ cung cầu luôn biến động   cho nên phải làm lạnh đông và trữ đông thủy sản lúc rộ mùa để kịp thời điều hòa  và phân phối mọi lúc mọi nơi các loại thủy sản chất lượng cao và giá cả ổn định. Nếu để  xuất khẩu thủy sản thường  được bảo quản lạnh đông và trữ  đông. Việc xuất khẩu thủy sản đông lạnh ngày càng được chú trọng vì nó đem  lại lợi nhuận cao hơn tiêu thụ  nội địa nên việc làm lạnh đông thủy sản rất có ý  nghĩa vì không gian và thời gian vận chuyển thủy sản ngày càng xa rộng hơn.  1.2.2. CƠ  SỞ  KHOA HỌC CỦA KỸ  THUẬT LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY  SẢN 1.2.2.1. Nước trong thuỷ sản Nước chiếm đa phần trong cơ thể thủy sản đến khoảng 80%. Tùy mức độ  liên kết của nước trong thủy sản, người ta phân chia làm hai loại: + Nước tự do  + Nước liên kết  Nước tự do: là các phân tử nước có ở trong cấu trúc của các mô thủy sản  và có các tính chất cấu trúc giống như  nước thường. Loại nước này rất linh   động, dễ dịch chuyển đến các vùng khác nhau, điểm đóng băng của nó từ t = (–1 ­1,5)0C. Nước liên kết: là nước được duy trì trong tổ  chức các mô và các tế  bào   bằng lực liên kết vững chắc với các chất tan vô cơ  và hữu cơ. Năng lượng để  hình thành liên kết rất lớn nó khó tách ra khỏi các mô và tế bào, nó bền vững cho  nên điểm đóng băng rất thấp.  1.2.2.2. Cơ chế đóng băng trong việc làm lạnh đông
  10. 7 Ta biết rằng nước nguyên chất đóng băng ở 00C. Nước tự do trong tế bào  thủy sản không giống như  nước nguyên chất cho nên điểm đóng băng của nó   phải dưới 00C. Tùy theo nồng độ chất tan trong nước mà có các điểm đóng băng   khác nhau.  a. Điểm quá lạnh  Ở  nhiệt độ  dưới 00C mà nước chưa kết tinh thành đá gọi là hiện tượng  quá lạnh. Hiện tượng quá lạnh phụ thuộc vào nộng độ chất tan, cấu tạo mạng tế  bào và độ hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh.  Môi   trường   lỏng   luôn  luôn  chuyển   động  nhiệt   (chuyển   động  Brao)  và  chuyển động tương hỗ. Ở nhiệt độ thấp chuyển động nhiệt giảm mà tăng cường  chuyển động tương hỗ nhằm tăng cường khả năng kết hợp các phân tử với nhau  để  kết tinh thành đá. Nước nguyên chất  ở  0 0C chuyển động nhiệt đã bé và lực  tương tác đủ  để  tạo thành cơ  cấu tinh thể. Đối với nước trong tế  bào khi hạ  nhiệt độ xuống 00C vẫn chưa đóng băng vì các chất tan ở nhiệt độ >00C, cho nên  phải hạ nhiệt độ xuống đến độ quá lạnh để dung chất đạt 0 0C hay thấp hơn thì  mới sinh mầm tinh thể.  Điểm quá lạnh là nhiệt độ  quá lạnh thấp nhất để  có kết tinh đá. Ở  thủy   sản điểm quá lạnh bình quân là –50C. Các tinh thể đá xuất hiện  ở điểm quá lạnh tỏa ra nhiệt ẩn đóng băng làm  tăng nhiệt độ sản phẩm (do tốc độ thải nhiệt không kịp với tốc độ sinh nhiệt do   tạo mầm tinh thể đá). Ở điểm này chủ yếu nước tự do cấu trúc bị tách ra và kết  tinh, nhiệt độ sản phẩm tăng nên đến một mức cao nhất và dừng ở đó một lúc để  hoàn thành quá trình đóng băng (đây là điểm đóng băng) sau đó tiếp tục giảm   t ( 0C) nhiệt độ. Quá trình này được biểu diễn bởi hình vẽ sau. T ( phút) 0 Điểm đóng băng ­1,45 ­5,2 Điểm quá lạnh
  11. 8                              Hình 1.2.1. Quá trình hình thành điểm đóng băng b. Cơ chế đóng băng của thủy sản  Khi hạ  nhiệt độ  dưới 00C các dạng nước trong thủy sản đóng băng dần  dần tùy mức độ  liên kết của chúng trong tế  bào, liên kết yếu thì nhiệt độ  lạnh  đông càng cao, liên kết mạnh thì nhiệt độ lạnh đông thấp hơn. Tổng quát:            Nước tự do _cấu trúc: tql = (­1 ÷ ­1,5)0C           Nước bất động:           tql = (­1,5 ÷ ­20)0C           Nước liên kết:             tql = (­20 ÷ ­65)0C Trước   tiên   điểm   quá   lạnh   làm   xuất   hiện   mầm   tinh   thể   đá   gian   bào  (khoảng trống giữa các tế bào) mà không xuất hiện trong tế bào vì nồng độ chất   tan trong nước tự do ở gian bào rất thấp so với trong tế bào. Khi đến điểm đóng  băng, đa phần nước tự  do  ở gian bào kết tinh và làm tăng nồng độ  chất tan lên,   cao hơn nồng độ  chất tan trong tế  bào. Do áp suất thẩm thấu tăng lên làm cho   nước trong tế bào ra ngoài gian bào qua màng bán thấm của tế  bào. Nếu tốc độ  thoát nhiệt kết tinh thấp hơn mức độ  vận chuyển của nước ra (tức độ  hạ  nhiệt   chậm) thì có sự sinh dưỡng, nghĩa là không có sự tạo thành tinh thể mới mà nước  từ trong tế bào ra gian bào làm các tinh thể hiện diện lớn lên. Ứng với từng mức   hạ  nhiệt ngày càng thấp, hiện tượng đóng băng nước tự  do trong gian bào vẫn   tiếp tục và các tinh thể đá ngày càng lớn thêm, vì nồng độ chất tan trong gian bào  vẫn thấp hơn trong tế bào và điểm đóng băng ở  gian bào hầu như  luôn luôn cao   hơn trong tế bào vì nhiệt độ lạnh khó xâm nhập vào trong tế bào. 
  12. 9 Nếu tốc độ thoát nhiệt lớn (độ hạ nhiệt nhanh) tinh thể đá tạo thành cả ở  trong tế bào và gian bào thì tinh thể đá sẽ nhuyễn và đều khắp. Vì vậy hạ nhiệt  độ sản phẩm với tốc độ chậm sẽ làm tế bào mất nước, tinh thể đá to ở gian bào  chèn ép làm rách màng tế bào, cấu tạo mô cơ bị  biến dạng, giảm sút phẩm chất  sản phẩm.  Khi nước tự do đã đóng băng hết thì tới nước liên kết đóng băng, bắt dầu  từ nước có mối liên kết yếu nhất dần dần tới nước liên kết mạnh. 
  13. 10 1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết tinh của nước trong thủy sản  a. Nồng độ chất tan  Trong thủy sản, nước hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ và các hợp chất đạm,   đường, chất béo... tạo thành một dung dịch dạng keo. Khi nước muối kết tinh nó  phải thoát ra khỏi sự liên kết với các thành phần chất tan. Vì vậy nhiệt độ  kết   tinh phụ thuộc vào nồng độ các chất tan. Độ giảm nhiệt độ của nước được tính   theo công thức:                                    Δt = ­1,84n                  (1.1) n: nồng độ phân tử gam các chất tan.  Khi nhiệt độ kết tinh càng giảm thì tốc độ kết tinh tăng sẽ làm tăng số các   tinh thể. Nhờ đó giảm tác động xấu đến cấu trúc tế bào thực phẩm.  Người ta phân chia kích thước tinh thể đá ra làm các mức sau:  + Tinh thể lớn: d = (0,2   0,6)mm + Tinh thể trung bình: d = (0,1   0,2)mm + Tinh thể nhỏ: d ­2)0C  các tinh thể  nước   đá tạo thành có kích  thước lớn.  +  Ở  khoảng nhiệt độ  t = (­10 ÷­20)0C các tinh thể  nước đá tạo  thành có kích thước nhỏ đều, số lượng lớn.  b. Tốc độ làm đông Tốc độ làm đông được xác định dựa vào kết tinh của nước v(cm/giờ). Nó   tỷ lệ với tốc độ trao đổi nhiệt của thủy sản với môi trường lạnh. Nước bắt đầu  kết tinh  ở  bề  mặt sản phẩm sau  đó sẽ  được chuyển dần vào trung tâm sản   phẩm. Nếu v  3 cm/h gọi là quá trình làm đông nhanh, tinh thể đá đều.
  14. 11   Nếu v >100 cm/h gọi là quá trình làm đông cực nhanh, tinh thể đá rất nhỏ  và chất lượng sản phẩm thủy sản hầu như không thay đổi. Mặt khác tốc độ làm đông còn phụ thuộc các yếu tố sau: Loại máy và thiết bị làm đông. Nhiệt độ vận hành máy. Tốc độ gió ở máy đông dùng không khí lạnh. Diện tích tiếp xúc giữa sản phẩm với môi trường lạnh.  Bao gói sản phẩm. Loại sản phẩm. Nhiệt độ ban đầu của sản phẩm và nhiệt độ yêu cầu của sản phẩm  ở  cuối quá trình làm đông. 1.2.2.4. Thời gian làm đông Xác định thời gian làm đông là cơ sở cho việc tính toán nhiệt, tổ chức quá  trình sản xuất đồng thời cho biết những yếu tố có thể tác động để làm giảm thời   gian làm đông một cách hợp lý nhất. Trong quá trình làm đông luôn luôn có hiện tượng kết tinh của nước vì vậy  có thể xác định thời gian làm đông dựa vào việc xác định thời gian kết tinh của   nước trong thực phẩm. Giả  sử thực phẩm thủy sản có dạng hình hộp. Sau một khoảng thời gian  ở lớp gần bề mặt đã có sự kết tinh của nước, lớp tiếp theo nước đang kết tinh.      F Q t ñb dX X
  15. 12 Hình 1.2.2. Mô phỏng sự kết tinh của nước trong sản phẩm thuỷ sản Lượng nhiệt sinh ra từ sự kết tinh của nước trong lớp bề dày dX được xác   định: dQ = L × ρn × F × dX × φ × W     (1.2) Trong đó: L: nhiệt đông đặc của nước                         ( kcal/kg) F: diện tích bề mặt truyền nhiệt                   ( m2) ρn khối lượng riêng của nước                       ( kg/m3) W: tỷ lệ nước đóng băng trong thực phẩm   ( %) φ:   hàm   lượng   nước   trong   thực   phẩm   trước   khi   có   sự   đóng   băng   của   nước(%)  dX: bề dày lớp thực phẩm đang đóng băng, (m) Nhiệt sinh ra từ sự đóng băng của nước được truyền ra ngoài theo phương  trình: (t db t o ).F .d dQ = 1 X   (1.3) Trong đó: τ: thời gian truyền nhiệt                      ( phút) α: hệ số cấp nhiệt của thực phẩm        ( W/m2.K) λ: hệ số dẫn nhiệt của thực phẩm        ( W/m.K) tdb: nhiệt độ đóng băng của nước trong thực phẩm ( 0C)
  16. 13 t0: nhiệt độ của môi trường lạnh( 0C ) Từ (1.2) và (1.3) suy ra: L. n .dX . .W 1 X d ( ) t db t o L. n . .W . X L. n.dX . .W . X d (t db t o ) (t db t o ) L. n . .W . X L. n . .W . X 2 => C                   (1.4) (t db t o ) 2(t db t o ) Trong đó C: là hằng số tích phân được xác định với điều kiện ở thời điểm  ban đầu nước đắt đầu kết tinh ở bề mặt thực phẩm. 0, x 0 C 0 L. n . .W . X 1 X Vậy  .( )                               (1.5) (t db t o ) 2 Trong quá trình làm đông sự  kết tinh của nước diễn ra liên tục.  Ngoài sự đóng băng của nước sản phẩm còn giảm nhiệt độ. Vì vậy ta có thể tìm   công thức tính thời gian làm đông từ công thức tính thời gian kết tinh của nước.   Ngoài lượng nhiệt lấy ra để nước đóng băng còn có lượng nhiệt lấy ra để  giảm  nhiệt độ của nước đá và các thành phần khác của thực phẩm. Vì vậy có thể thay  L i  là độ biến đổi hàm nhiệt của thực phẩm. Khi đó: t db : được thay bằng  t  là nhiệt độ trung bình của thực phẩm.  n : được thay bằng   là khối lượng riêng trung bình của thực phẩm.  X: được thay bằng R là kích thước tương đương của thực phẩm. , : được tính với những giá trị trung bình của chúng khi đó  .W 1 i. .R 1 R => ( )            (1.6) t to 2 Đối với thực phẩm ở dạng hình trụ hoặc hình cầu với cách làm tương tự  sẽ thu được công thức tính thời gian làm đông tương tự như với hình hộp. Nhưng 
  17. 14 thời gian làm đông của thực phẩm hình trụ và hình cầu nhỏ hơn của hình hộp và   công thức chung cho các thực phẩm có hình dạng khác nhau được viết như sau: A. i. .R 1 R ( )       (1.8) t to 2 A = 1:  hình hộp 1 A : hình trụ  2 1 A : hình cầu 3 Trong thực tế thực phẩm được đưa vào thiết bị  làm đông khi nước trong   nó chưa bắt đầu đóng băng. Vì vậy phải cộng thêm thời gian khi nước đóng   băng. Khoảng thời gian này được xác định như sau: 1 t1 t o                          ln                                    (1.9) m t to Trong đó: t1 : nhiệt độ ban đầu của sản phẩm ( 0C) t0 : nhiệt độ của môi trường lạnh  ( 0C) t: nhiệt độ của sản phẩm sau khi làm lạnh ( 0C) m: nhịp độ làm lạnh được tính bởi công thức sau: 1 m = 1 l                (1.10) C. . .( ) Trong đó: C: nhiệt dung riêng của thực phẩm , kcal/kg.K : khối lượng riêng của thực phẩm , kg/m3 : bề dày theo phương truyền nhiệt của thực phẩm , m : hệ số cấp nhiệt của thực phẩm , W/m2K l: khoảng cách truyền nhiệt , m : hệ số dẫn nhiệt của thực phẩm , W/m.K Vậy tổng thời gian của quá trình làm đông thực tế là:
  18. 15 1 t1 t o A. i. .R 1 R ln ( )            (1.11) m t to t to 2 1.2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY SẢN 1.2.3.1. Làm lạnh đông bằng hỗn hợp nước đá và muối  Dựa vào sự  hòa tan của muối NaCl và nước đá tạo ra hỗn hợp sinh hàn.   Tùy theo tỷ lệ pha trộn giữa nước đá và muối ăn mà ta có các nhiệt độ  hạ  thấp   khác nhau. Quan hệ giữa sự hạ nhiệt độ với tỷ lệ muối ăn và nước đá được thể  hiện dưới bảng sau: Bảng 1.2.3 Quan hệ  nhiệt độ theo  tỷ lệ muối ăn và nước đá Độ ẩm W % NaCl % Nhiệt độ t0C 100 0 0 95 5 ­2,8 90 10 ­6,6 85 15 ­11,6 80 20 ­16,6 75 25 ­21,1 1.2.3.2. Làm lạnh đông thủy sản bằng nước muối lạnh  Thủy sản được bao gói PE chống ẩm, nhúng vào bể chứa dung dịch nước   muối lạnh có nhiệt độ từ t = (­18 ­25)0C nhờ dàn bay hơi NH3 kiểu xương cá. 1.2.3.3. Làm lạnh đông thủy sản bằng không khí lạnh  Môi trường không khí bảm bảo điều kiện vệ sinh cao dễ cơ giới hóa và tự  động hóa sản xuất, rẻ  tiền, thủy sản đưa vào làm lạnh đông không phụ  thuộc  vào hình dạng, kích thước, tốc độ  làm lạnh đông nhanh nhưng sản phẩm dễ bị  oxy hóa bởi oxy không khí và tăng mức độ mất nước của sản phẩm. 
  19. 16 Không khí được đối lưu cưỡng bức nhờ  quạt gió qua dàn lạnh, nhiệt độ  không khí sau khi trao đổi nhiệt với môi chất ở dàn lạnh có nhiệt độ từ t = (­35 ­ 40)0C do vậy sản phẩm được làm đông rất đều trong một thời gian ngắn.  + Đối với những loại thủy sản có kích thước và khối lượng nhỏ hơn 200   gam người ta dùng thiết bị làm đông kiểu tầng sôi. Thủy sản được đặt trên băng  chuyền lưới, dàn lạnh quạt gió thổi không khí từ  dưới lên làm cho sản phẩm   chuyển động lên khỏi bề  mặt của băng chuyền lưới rồi lại rớt xuống (hiện   tượng giả sôi) do đó nhiệt độ phân phối rất đều và nhanh.  + Đối với những sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn thì được làm   đông theo kiểu hầm Tunnel. Các sản phẩm thủy sản được treo trên móc hoặc đặt  trên các giá đỡ, dàn lạnh được bố  trí thích hợp sao cho không khí lạnh đối lưu   phân bố  đều khắp buồng đông, năng suất làm đông khá lớn, thời gian làm đông   tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm, kích thước sản phẩm và mật độ sản phẩm.  1.2.3.4. Làm lạnh đông thủy sản bằng tủ đông tiếp xúc Ở phương pháp làm đông này thủy sản được đặt trong các khay và được   đặt ở giữa các tấm truyền nhiệt. Bên trong tấm truyền nhiệt có môi chất lạnh do  đó sự trao đổi nhiệt chủ yếu nhờ dẫn nhiệt của kim loại.Vì vậy tốc độ  trao đổi  nhiệt lớn, hạn chế được ảnh hưởng của oxy không khí và sự mất nước của thủy  sản. Chính vì vậy mà thời gian kết đông rất nhanh, năng suất cấp đông lớn.  Nhược điểm chủ  yếu của phương pháp này là chỉ  sử  dụng kết đông những sản  phẩm được đặt trong khuôn. 1 2   Hình 1.2.4.  Làm lạnh đông thuỷ sản bằng tủ đông tiếp xúc 1. Khuôn đựng sản phẩm 2. Tấm truyền nhiệt 
  20. 17 1.2.3.5. Làm đông thủy sản bằng tủ đông băng chuyền  Phương pháp làm đông này kết hợp giữa trao đổi nhiệt tiếp xúc với kim  loại và không khí lạnh đối lưu cưỡng bức nên có khả năng trao đổi nhiệt rất lớn,  tốc độ làm đông nhanh, hoạt động liên tục, có thể tự động hóa quá trình sản xuất.  Tuy nhiên sử  dụng chất mang lạnh lỏng nên chi phí lạnh tăng lên rất nhiều khi  hoạt động sản xuất không ổn định. Thiết bị  này thường được ứng dụng để  làm   lạnh đông các sản phẩm dạng rời (IQF), có khối lượng và kích thước nhỏ  và  đều, quá trình sản xuất có tính ổn định cao.  Thủy sản được đặt trên băng chuyền được làm bằng thép không rỉ  có bề  dày rất nhỏ, bên trên có các dàn lạnh không khí thổi không khí lạnh xuống sản  phẩm. Bên dưới băng chuyền được làm lạnh bằng chất tải lạnh là CaCl2, CaCl2  tuần hoàn qua thiết bị bay hơi kiểu  ống chùm vỏ bọc nằm ngang được làm lạnh  sau đó phun lên bề mặt dưới của băng chuyền tấm phẳng, làm lạnh băng chuyền   và sản phẩm đặt trên băng chuyền, không khí lạnh trong thiết bị có nhiệt độ t = (­ 35 ­45)0C, vận tốc chuyển động của không khí trong khoảng v = (4 6)m/s, thời  gian làm đông tùy thuộc vào sản phẩm. Tốc độ  băng chuyền được điều chỉnh  theo thời gian làm đông.  1.2.3.6. Làm đông bằng khí hóa lỏng  Dùng khí hóa lỏng phun trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm. Chúng sẽ bay  hơi trực tiếp trên bề  mặt của sản phẩm do đó độ  chênh lệch nhiệt độ  giữa sản  phẩm và nhiệt độ  sôi là rất lớn nên sản phẩm được kết đông cực nhanh. Chất  lượng của sản phẩm được giữ gần như nguyên vẹn.  1.2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐÔNG CHIA THEO DẠNG SẢN PHẨM  1.2.4.1. Làm đông dạng khối (Block) Trong phương pháp làm đông khối, sản phẩm được đặt vào các khuôn,  khay làm bằng tôn và được châm thêm nước do đó sản phẩm liên kết với nhau   nhờ sự đóng băng của lượng nước bao bọc bên ngoài. Nước đá bao bọc bên ngoài  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1