Đề tài “Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
lượt xem 136
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xhcn”', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
- Luận văn Đề Tài: Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
- 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Đối với Việt Nam, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập cùng nền kinh tế thị trường thế giới là nhiệm vụ rất quan trọng. Đó không chỉ là thời cơ, điều kiện cần thiết để sản phẩm hàng hoá của Việt Nam được có mặt nhiều hơn trên thị trường quốc tế mà còn là thử thách lớn về nhiều mặt đối với các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Tại Đại hội VI ban chấp hành trung ương Đảng đã quyết định một bước ngoặt vĩ đại đối với đất nước đặc biệt là việc quyết định đưa nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Để khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã và đang khuyến khích thành lập các doanh nghiệp theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất, lưu thông, tìm kiếm đối tác và thị trường, đòi hỏi nhà nước phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, trong đó ba vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đặt ra các doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, vốn, hàng hoá hoạt động hiệu quả hay không là do quá trình sản xuất, lưu thông có tuần hoàn không. Vai trò sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất quan trọng, nó tạo ra một cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội cho nên đòi hỏi nhà nước phải có sự quản lý hợp lý tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Khó khăn rất nhiều và đòi hỏi phải có một cơ sở lý luận để dẫn đường có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” cho đề án Kinh tế chính trị. 1
- 2 Bài viết được chia làm ba phần chính: A. Phần mở đầu B. Phần nội dung C. Phần kết bài. Với kiến thức bản thân còn hạn chế, em tự thấy mình còn nhiều thiếu xót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo cho bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2
- 3 B. PHẦN NỘI DUNG PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN. 1. Quan điểm của Mác - Lênin về tuần hoàn của tư bản. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tư bản luôn luôn vận động và trong quá trình vận động, nó lớn lên không ngừng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà tư bản không được để tư bản nhàn rỗi, mà phải sử dụng triệt để dưới nhiều hình thức, chức năng khác nhau. Tư bản phải được tuần hoàn và chu chuyển liên tục, hợp lý để kết quả sản xuất kinh doanh thu được lượng tư bản lớn hơn lượng đầu tư ban đầu. Theo Mác - Lênin thì: “Tuần hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua ba giai đoạn, trải qua ba hình thức, thực hiện ba chức năng tương ứng, để trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn”(1). 2. Ba hình thức tuần hoàn của tư bản. 2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T - H...SX... H’ - T’ Giai đoạn đầu T - H tức là nhà tư bản dùng tư bản tiền tệ ứng ra ban đầu để mua hàng hoá ở trên hai thị trường đó là thị trường sức lao động và thị trường tư liệu sản xuất (đó là những nhân tố của sản xuất). Slđ (sức lao động) T-H TLSX(tư liệu sản xuất) (1) Kinh tế chính trị: NXB giáo dục - 1998, trang 102 3
- 4 Như vậy tiền của nhà tư bản phải chia làm hai phần theo tỷ lệ thích hợp: Một phần mua sức lao động, một phần mua tư liệu sản xuất. Sau khi mua được hàng hoá (Slđ - TLSX) thì tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ mà mang hình thức hiện vật. Với hình thức hiện vật đó nó không thể tiếp tục lưu thông được. Nhà tư bản phải đưa hàng hoá vào trong quá trình sản xuất, để tạo ra hàng hoá cung cấp cho thị trường thì toàn bộ công nhân phải tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Kết quả là nhà tư bản có được một số hàng hoá mới mà giá trị của chúng lớn hơn giá trị của những nhân tố đã dùng để sản xuất ra số hàng hoá đó. Hàng hoá này (H’) có thể cạnh tranh được ở trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tức là có giá trị sử dụng cao. Nhà sản xuất mang hàng hoá (H’) đó ra thị trường để bán nhằm thu về được vốn và lợi nhuận tức là T’ - T’ là hình thái chuyển hoá của H’, sự chuyển hoá này được thực hiện là do một hành vi đơn giản của lưu thông hàng hoá, do sự đổi chỗ giữa hình thức hàng hoá và tiền, hình thái lặp lại ở điểm kết thúc là hình thái bị gây nên, nhưng xét về mặt lượng phải lớn hơn hình thái ban đầu. Sau một chu kỳ sản xuất nhà tư bản thu về cả vốn lẫn lãi từ T’ một phần trả lương cho công nhân, một phần dự trữ để tiếp tục đầu tư sản xuất. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại, tuần hoàn một cách liên tục và hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận thu về ngày càng tăng nó được quy định bởi một loạt những sự biến hoá hình thái của bản thân tuần hoàn. 2.2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản sản xuất là: SX... H’ - T’ - H... SX Tuần hoàn này nói lên sự hoạt động lắp đi lắp lại một cách chu kỳ của tư bản sản xuất, hay quá trình sản xuất của tư bản, coi là quá trình sản xuất gắn liền với việc tăng thêm giá trị, nó không những nói lên việc sản xuất mà còn nói lên việc tái sản xuất một cách chu kỳ giá trị thặng dư nữa, nó nói lên hoạt động của tư bản công nghiệp đang nằm dưới hình thái sản xuất của nó, hoạt động không phải chỉ có một lần, mà là lắp đi lắp lại một cách chu kỳ, thành thử sự lắp đi lắp lại đã do chính điểm xuất phát quy định rồi có thể là một bộ phận của H’ lại trực tiếp gia nhập làm tư liệu sản xuất trong quá trình lao 4
- 5 động đã sản xuất ra nó làm hàng hoá; do đó việc chuyển hoá giá trị của bộ phận jđó thành tiền hiện thực, hay thành ký hiệu tiền tệ trở thành thừa. Bộ phận giá trị ấy không đi vào lưu thông. Vậy là có những giá trị gia nhập quá trình sản xuất mà không gia nhập quá trình lưu thông. Trong hình thái T - T’ quá trình sản xuất, tức là chức năng sản xuất, sản xuất làm gián đoạn lưu thông của tư bản tiền tệ và chỉ xuất hiện thành kẻ môi giới giữa hai giai đoạn của lưu thông là T - H và H’ - T’ và là khâu trung gian giữa tư bản sản xuất mở đầu cuộc tuần hoàn với tư cách là cực thứ nhất, và tư bản sản xuất kết thúc tuần hoàn đó với tư cách là cực cuối dưới một hình thái mà tuần hoàn đó mở đầu trở lại sự vận động. Mặt khác toàn bộ lưu thông biểu hiện ra dưới hình thái ngược lại với hình thái mà nó mang tròn tuần hoàn của tư bản tiền tệ.Nến không nói đến đại lượng giá trị thì hình thái của nó trong tuần hoàn của tư bản tiền tệ là: T - H - T (T - H . H - T); nếu nói đến đại dượng giá trị thì hình thái của nó là: H - T - H tức là hình thái lưu thông giản đơn của hàng hoá. Tái sản xuất giản đơn. Điểm xuất phát của lưu thông giữa hai cực Sx....Sx là tư bản - hàng hoá: H’ = H + h = Sx + h. Trước kia chức năng của tư bản hàng hoá H’ - T’ là giai đoạn thứ hai của lưu thông bị gián đoạn và là giai đoạn kết thúc của tổng tuần hoàn. Bây giờ nó là giai đoạn thứ hai của tuần hoàn nhưng lại là giai đoạn thứ nhất của lưu thông. Tuần hoàn thứ nhất kết thúc bằng T’ và cũng có thể trở lại mở đầu tuần hoàn thứ hai với tư cách là tư bản - tiền tệ. Tính chất của tuần hoàn thay đổi các cách giải quyết để biết được công thức mà ta đang xét đại biểu cho tái sản xuất giản đơn hay mở rộng. Nếu xét tái giản đơn của tư bản sản xuất, nếu mọi tình hình khác không thay đổi và hàng hoá được mua vào và bán ra theo đúng giá trị của chúng thì toàn bộ giá trị thặng dư sẽ đi vào tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Sau khi tư bản - hàng hoá H’ đã chuyển hoá thành tiền, thì bộ phận của tổng số tiền đại biểu cho giá trị - tư bản vẫn tiếp lưu thông trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp; còn bộ phận kia, tức giá trị thặng dư đã chuyển hoá thành tiền, thì đi vào lưu thông chung của hàng hoá. 5
- 6 Trong hành vi H’- T’ giá trị tư bản và giá trị thặng dư nằm trong H, cả hai đều có thể tồn tại tách riêng ra được, tức là tồn tại thành những số tiền riêng biệt; trong cả hai trường hợp T và t đều là hình thái chuyển hoá của cái giá trị mà lúc đầu, ở H’ với tư cách là giá cả hàng hoá, có một biểu hiện riêng của nó, một biểu hiện trên ý niệm mà thôi. Lưu thông h - t - h là một lưu thông giản đơn của hàng hoá; giai đoạn thứ nhất của lưu thông này tức là h - t thì nằm trong lưu thông của tư bản - hàng hoá H’ - T’, do đó nằm trong trong tuần hoàn của tư bản; ngược lại đoạn bổ sung của nó t - h thì lại nằm ngoài tuần hoàn ấy, được thực hiện với tư cách là một hành vi lưu thông chung của hàng hoá tách rời khỏi tuần hoàn âý. Lưu thông H và h tức là của giá tri tư bản và của giá trị thặng dư, sẽ tách đôi ra sau khi H’ chuyển hoá thành T’. Do đó: Một là: sau khi tư bản - hàng hoá được thực hiện bằng hành vi H’ - T’ = H’ (T +t) thì vận động của giá trị - tư bản và vận động giá trị thặng dư trước đó vẫn là một trong H’ - T’ và đều nằm trong cùng một lượng hàng hoá, sẽ có thể tách rời nhau ra, vì từ nay trở đi cả hai giá trị đó, với tư cách là hai món tiền, đều có hình thái độc lập. Hai là: Nếu sự tách rời ấy diễn ra, hơn nữa nếu t bị tiêu đi với tư cách là thu nhập của nhà tư bản, còn T với tư cách là hình thái chức năng của giá trị tư bản, vẫn tiếp tục đi theo con đường của nó do tuần hoàn quy định, thì hành vi thứ nhất H’ - T’ xét trong mối liên hệ của nó với các hành vi kế tiếp là T - H và t - h, có thể biểu hiện thành hai lưu thông riêng biệt: H - T - H và h - t - h, và cả hai xét về mặt hình thái chung đều phụ thuộc về lưu thông thông thường của hàng hoá. Ba là: Nếu vận động của giá trị tư bản và vận động của giá trị thặng dư, lúc đầu còn là một trong H và T, chỉ tách rời nhau có một phần thôi (thành thử có một phần giá trị thặng dư bị tiêu đi không phải với tư cách là thu nhập), hoặc hoàn toàn không bị tách rời nhau thì trong bản thân giá trị - tư bản có một sự thay đổi diễn ra trong nội bộ tuần hoàn của nó, trước khi tuần hoàn đó hoàn thành. 6
- 7 H’ - T’, giai đoạn thứ hai của lưu thông và giai đoạn cuối cùng của tuần hoàn I ( T...T’), lại là giai đoạn thứ hai của tuần hoàn của chúng ta, và là giai đoạn thứ nhất của lưu thông hàng hoá. Do đó về mặt lưu thông mà nói thì H - T’ cần được bổ sung bằng T’ - H’. Nhưng H’ - T’ không những đã xảy ra sau quá trình làm tăng thêm giá trị mà còn là kết quả của nó, nhờ hành vi ấy sản phẩm - hàng hoá H’ đã được thực hiện rồi. Như vậy là quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị, cũng như việc thực hiện sản phẩm - hàng hoá đại biểu chio giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị đều kết thúc bằng H’ - T’. Trong lưu thông của thu nhập của nhà tư bản, hàng hoá đã được sản xuất ra, tức là h trên thực tế chỉ được dùng để được chuyển hoá thu nhập ấy trước hết thành tiền, rồi lại từ tiền thành một hàng hoá khác phục vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nhưng ở đây chúng ta không nên bỏ qua một việc nhỏ này: h là một giá trị hàng hoá không tốt gì cho nhà tư bản cả, nó là hiện thân của lao động thặng dư, chính vì thế mà nó xuất hiện lúc ban đầu với tư cách là một thành phần của tư bản - hàng hoá H’. Bởi vậy chỉ có một sự tồn tại của thân nó, h này cũng đã gắn liền với tuần hoàn của giá trị - tư bản đang tiến hành quá trình của mình; nếu tuần hoàn ấy bì đình chỉ hoặc xảy ra một sự rối loạn nào đó nói chung, thì không phải chỉ việc tiêu dùng h, mà đồng thời cả việc tiêu thụ cái loạt hàng hoá đem trao đổi với h, cũng đều bị thu hẹp lại hoặc đình chỉ hẳn, h - t - h chỉ gia nhập lưu thông của tư bản chừng nào mà h còn là một phần giá trị của H’. Mối quan hệ giữa tuần hoàn của tư bản với tư cách là một bộ phận của lưu thông chung, và tuần hoàn của tư bản với tư cách là một trong những khâu của một lưu thông độc lập, cũng biểu lộ ra khi chúng ta tiếp tục xem xét lưu thông của T’ = T + t. Là tư bản tiền tệ, T tiếp tục tuần hoàn của tư bản; t bị tiêu dùng đi với tư cách là thu nhập (t - h) thì đi vào lưu thông chung, nhưng lại tách khỏi tuần hoàn của tư bản. Chỉ có bộ phận t hoạt động làm tư bản - tiền tệ phụ thêm mới gia nhập tuần hoàn này mà thôi. Trong h - t - h tiền chỉ làm chức năng tiền đúc, mục đích của lưu thông này là sự tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Khoa kinh tế chính trị tầm thường cho rằng lưu thông ấy không gia nhập tuần hoàn của tư bản - tức là lưu thông của bộ phận sản phẩm 7
- 8 - giá trị bị tiêu dùng đi với tư cách là thu nhập - là tuần hoàn đặc trưng của tư bản. Trong giai đoạn thứ hai, T - H thì giá trị tư bản T = SX lại tái hiện nhưng đã bị tước mất giá trị thặng dư chỉ, tức là có cùng một lượng giá trị như khi nó ở trong giai đoạn thứ nhất của tuần hoàn của tư bản - tiền tệ T - H. Mặc dù tư bản tiền tệ ở vào một vị trí khác trước, nhưng chức năng của số tư bản - tiền tệ mà giờ đây tư bản hàng hoá đã chuyển hoá thành thì cũng vẫn như cũ: chuyển hoá thành TLSX và SLĐ. Như vậy chức năng của tư bản - hàng hoá H’ - T’, giá trị tư bản, cùng một lúc với h - t, đã tiến hành xong giai đoạn H - T và sau đó nó đi vào giai đoạn bổ sung: Slđ T-H Do đó tổng lưu thông của nó là Tlsx; H- T - H Slđ Tlsx; Thứ nhất, trong hình thái tuần hoàn T...T’ tư bản tiền tệ T là hình thái ban đầu nó xuất hiện thành một bộ phận trong giai đoạn lưu thông thứ nhất, do đó ngay từ đầu, nó xuất hiện thành sự chuyển hoá của tư bản sản xuất sản xuất thành tiền thực hiện được nhờ việc bán sản phẩm hàng hoá. T’ biểu hiện thành hình thái chuyển hoá của H’, bản thân H’ này là sản phẩm hoạt động trước đây của Sx, vì thế toán bộ số tiền T’ thể hiện thành biểu hiện tiền tệ của một lao động đã qua. Slđ Thứ hai, trong lưu thông H - T - H Tlsx cũng những đồng tiền ấy thay đổi vị trí hai lần: Thoạt tiên nhà tư bản thu chúng với tư cách là người bán, rồi lại bỏ chúng ra với tư cách là người mua, việc chuyển hoá hàng hoá thành hình thái tiền chỉ là dùng để chuyển hoá hàng hoá đó từ hình thái tiền trở lại hình thái hàng hoá. 8
- 9 Thứ ba, vô luận là tư bản tiền tệ được dùng đơn thuần làm phương tiện lưu thông, hay làm phương tiện thanh toán thì hoạt động của nó cũng chỉ là thay thế H bằng Slđ và Tlsx. Muốn cho tuần hoàn được tiến hành bình thường, thì H’ phải bán đúng theo giá trị của nó và bán toàn bộ. Hơn nữa, H - T - H không những bao hàm việc thay thế một hàng hoá này bằng một hàng hoá khác, mà còn bao hàm việc thay thế hàng hoá ấy theo những tỷ lệ giá trị giống nhau. Chúng ta đã giả định rằng ở đây tình hình diễn ra đúng như vậy. Nhưng trên thực tế, giá trị của tư liệu sản xuất thường thay đổi; điểm cố hữu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là ở chỗ có sự biến đổi không ngừng của các tỷ lệ giá trị, do những thay đổi không ngừng trong năng xuất lao động gây nên, những thay đổi này là nét đặc trưng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển hoá của các yếu tố sản xuất thành sản phẩm hàng hoá, tức là việc chuyển hoá từ Sx thành H’, được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất, việc chuyển hoá ngược lại từ H’ thành Sx được tiến hành trong lưu thông. Việc chuyển hoá trở lại này được chuyển hoá nhờ sự biến hoá hình thái giản đơn của hàng hoá. Nhưng xét về mặt nội dung của nó thì việc chuyển hoá trở lại này là một yếu tố của quá trình tái sản xuất. Trong T...T’, T là hình thái ban đầu của giá trị tư bản; giá trị tư bản trút bỏ hình thái này đi để rồi sau đó lại mang lấy nó. Trong Sx...H’ - H...Sx, T là một hình thái chỉ hiện ra trong quá trình tuần hoàn, rồi sau đó lại trút bỏ đi ngay trong giới hạn của chính quá trình ấy. Nếu sự biến hoá hình thái thứ hai T - H gặp trở ngại thì tuần hoàn tức là tiến hành của quá trình tái sản xuất, bị đứt quãng, hoàn toàn giống như trong trường hợp tư bản bị đọng lại dưới hình thái tư bản - hàng hoá. Khi tư bản không còn làm chức năng tư bản tiền tệ thì nó vẫn luôn luôn là tiền; nhưng nếu nó bị giữ quá lâu trong chức năng tư bản - hàng hoá, thì nó sẽ không còn là hàng hoá nữa và nói chung không còn là giá trị sử dụng nữa. Slđ Trong hình thái I, hành vi T - H Tlsx chỉ chuẩn bị cho sự chuyển hoá đầu tiên của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, trong hình thái II, hành vi ấy chuẩn bị cho sự chuyển hoá trở lại của tư bản hàng hoá thành tư bản sản xuất. Bởi vậy, ở đây cũng như trong hình thái I, hành vi này xuất hiện thành 9
- 10 giai đoạn chuẩn bị cho quá trình sản xuất nhưng nó lại thể hiện như là bước quay trở về quá trình ấy, như là việc lặp lại quá trình ấy, do đó như là bước mở màn cho quá trình tái sản xuất, và vì vậy mở màn cho việc lặp lại quá trình làm tăng thêm giá trị. Một lần nữa T - Slđ là việc mua bán hàng hoá sức lao động dùng để sản xuấta ra giá trị thặng dư, còn T - Tlsx là một công việc không thể thiếu được về mặt vật chất để đạt được mục đích đó. Sau khi T - H Slđ TLSX hoàn thành,thì T được chuyển hoá thành tư bản sản xuất thành Sx và tuần hoàn lại bắt đầu trở lại. Do đó, hình thái đầy đủ của Sx... H’ - T’ - H... Sx là: Slđ H - T -H SX... TLSx...Sx + + H’ h t -h - Việc chuyển hoá tư bản - tiền tệ thành tư bản sản xuất là việc mua hàng hoá nhằm sản xuất ra hàng hoá. Chỉ khi nào sự tiêu dùng là tiêu dùng sản xuất như thế nào thì nó mới gia nhập vào tuần hoàn của bản thân tư bản; điều kiện của sự tiêu dùng đó bao hàm ở chỗ nhờ các hàng hoá được tiêu dùng một cách sản xuất mà giá trị thặng dư được tạo ra. Nhưng đó là một cái gì rất khác với việc sản xuất, và thậm chí với việc sản xuất hàng hoá mà mục đích là đảm bảo sự tồn tại của người sản xuất; như vậy, việc thay thế một hàng hoá này bằng một hàng hoá khác, do việc sản xuất ra giá trị thặng dư quyết định, là một việc hoàn toàn khác hẳn với bản thân việc trao đổi sản phẩm chỉ do tiền làm môi giới. Ngoài sự tiêu dùng T một cách sản xuất thì tuần hoàn của tư bản còn bao gồm khâu thứ nhất T - Slđ, khâu này đối với người công nhân là Slđ = H - T. Về phương diện giá trị - tư bản tiếp tục tuần hoàn của nó, và về phương diện nhà tư bản tiếp tục tiêu dùng giá trị thặng dư, thì hành vi H’ - T’ chỉ giả định có một điều. H’ được chuyển hoá thành tiền, được bán đi. Việc tiêu dùng hàng hoá không nằm trong tuần hoàn của tư bản đã sản sinh ra hàng hoá ấy. Tuần hoàn của giá trị - tư bản mà nhà sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là đại biểu vẫn không bị gián đoạn. Còn nếu quá trình ấy mở rộng - điều này bao hàm 10
- 11 việc mở rộng tiêu dùng sản xuất các tư liệu sản xuất - thì sự tái sản xuất đó của tư bản có thể kèm theo việc mở rộng tiêu dùng cá nhân của công nhân, vì quá trình đó sở dĩ bắt đầu được và có thể tiến hành được, là do tiêu dùng sản xuất. Nếu như những hàng hoá Tlsx và Slđ - mà T chuyển hoá thành để hoàn thành chức năng tư bản - tiền tệ của nó, tức là chức năng của số giá trị - tư bản phải chuyển hoá ngược trở lại tư bản sản xuất, nếu như những hàng hoá ấy cần được mua vào hoặc được trả tiền theo những kỳ hạn khác nhau. Trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp tư bản - tiền tệ không thực hiện một chức năng nào khác ngoài chức năng tiền, và những chức năng tiền này đồng thời có ý nghĩa là những chức năng của tư bản, chỉ là do mối liên hệ chung của chúng với các giai đoạn khác của tuần hoàn ấy mà thôi. Tích luỹ và tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Vì các tỷ lệ theo đó quá trình sản xuất cos thể mở rộng ra không phải được định đoạt một cách tuỳ tiện mà là do một nền kỹ thuật nhất định quy định, cho nên giá trị thặng dư đã thực hiện, tuy được dành để tư bản hoá, nhưng lắm lúc chỉ nhờ sự lắp đi lắp lại của một số tuần hoàn, mới có thể đạt tới quy mô có thể thực tế làm chức năng tư bản phụ thêm, hay gia nhập vào tuần hoàn của giá trị tư bản đang hoàn thành quá trình của mình. Nếu trong các giao dịch của nhà tư bản nói trên, tiền làm chức năng phương tiện thanh toán (thành thử người mua chỉ phải trả tiền cho hàng hoá sau một kỳ hạn hoặc dài hoặc ngắn), thì sản phẩm thặng dư dùng để biến thành tư bản không chuyển hoá thành tiền mà chuyển hoá thành trái vụ, thành chứng từ về quyền sở hữu đối với một vật ngang giá mà có thể là người mua đã có trong tay, hoặc hy vọng đã có. Cũng hệt như tiền đem gửi thành các chứng khoán có lãi... sản phẩm thặng dư đó không gia nhập vào quá trình tái sản xuất của tư bản thực hiện tuần hoàn ấy, mặc dù nó có thể gia nhập tuần hoàn của những tư bản công nghiệp cá biệt khác. Toàn bộ tính chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa được quy định bởi việc làm tăng thêm giá trị của giá trị ứng trước do đó trước hết được quyết định bởi việc sản xuất ra giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt. 11
- 12 Trước hết, khi xem xét tái sản xuất giản đơn, chúng ta đã giả định rằng toàn bộ giá trị thặng dư bị chi tiêu đi với tư cách là thu nhập. Trên thực tế, trong những điều kiện bình thường, một bộ phận giá trị thặng dư bao giờ cũng phải bị tiêu với tư cách là thu nhập, còn một bộ phận khác phải được tư bản hoá, hơn nữa số giá trị thặng dư được sản xuất ra trong từng thời kỳ nhất định, khi thì bị chi tiêu toàn bộ, khi thì được tư bản hoá toàn bộ, điều đó không hoàn toàn quan trọng. Xét trung bình và công thức chung có thể biểu hiện được sự vận động trung bình mà thôi: Sld.... Sx’ biểu thị một tư bản sản xuất được tái sản Sx.... H’ - T’- H’ Tlsx xuất trên quy mô mở rộng, với tư cách là tư bản có một giá trị lớn hơn, và sau đó nó bắt đầu tuần hoàn thứ hai của nó, hoặc - điều này cũng vậy - nó lặp lại tuần hoàn thứ nhất của nó, nhưng với tư cách là một tư bản sản xuất đã tăng thêm. Khi tuần hoàn thứ hay này bắt đầu, chúng ta lại thâys Sx xuất hiện ở điểm xuất phát, nhưng chỉ khác có một điều là Sx này là một tư bản sản xuất có quy mô lớn hơn Sx thứ nhất. Cũng giống như là khi trong công thức T...T’, tuần hoàn thứ hai bắt đầu vơis T’, thì T’ này cũng làm chức năng giống chức năng của T’, tức là làm chức năng của một tư bản - tiền tệ ứng trước có một đại lượng nhất định; đó là một tư bản - tiền tệ có quy mô lớn hơn tư bản - tiền tệ mở đầu tuần hoàn thứ nhất, nhưng một khi tư bản - tiền tệ lớn hơn đó bắt đầu làm chức năng tư bản - tiền tệ ứng trước, thì tất cả mọi sự liên tưởng đến việc nó đã tăng thêm nhờ tư bản hoá giá trị thặng dư đến biến mất. Tình hình như vậy cũng diễn ra đối với Sx khi nó làm điểm xuất phát của một tuần hoàn mới. Nếu so sánh Sx.... Sx’ với T...T’ hay với tuần hoàn thứ nhất, thì thấy rằng hai tuần hoàn đó hoàn toàn không có ý nghĩa giống nhau. Bản thân T...T’ với tư cách là một tuần hoàn cô lập, chỉ nói lên rằng T tức là tiền tệ (hay tư bản công nghiệp đang thực hiện tuần hoàn của nó dưới hình thái tư bản - tiền tệ). Trái lại trong tuần hoàn của Sx khi gian đoạn thứ nhất, tức là giai đoạn quá trình sản xuất chấm dứt, thì quá trình làm tăng giá trị đã hoàn thành rồi, còn khi giai đoạn thứ hai. H’ - T’ kết thúc, thì giá trị - tư bản + giá trị thặng 12
- 13 dư đã tồn tại thành tư bản - tiền tệ đã được thực hiện, thành T’, là các xuất hiện thành cái cực cuối cùng trong tuần hoàn thứ nhất. Điều này nói nên rằng giá trị thặng dư đã được sản xuất ra. Trong Sx... Sx’, Sx’ không nói nên được việc giá trị thặng dư đã được sản xuất ra, mà nói nên việctư bản hoá giá trị thặng dư đã sản xuất ra, do đó nói nên rằng tích luỹ tư bản đã xảy ra, khác với Sx, Sx’ gồm có giá trị - tư bản ban đầu cộng thêm giá trị của một tư bản cho sự vận động của giá trị - tư bản ban đầu tích luỹ lại. T’ và H’, dưới hình thức mà nó xuất hiện trong tất cả các tuần hoàn ấy, tự bản thân chúng không biểu thị sự vận động, mà biểu hiện kết quả của cuộc vận động: việc làm tăng giá trị - tư bản được thực hiện dưới hình thái hàng hoá hay dưới hình thái tiền; vì vậy chúng biểu hiện giá trị - tư bản thành T + t, hoặc thành H +h. Một khi T’ hoặc H’ cố định thành T +t hoặc H + h, tức là cố định lại dưới dạng quan hệ giữa giá trị - tư bản với giá trị thặng dư, con đẻ của giá trị - tư bản, thì mối quan hệ ấy biểu thị một lần dưới hình thái tiền, lần kia dưới hình thái hàng hoá. Trong cả hai trường hợp ấy, thuộc tính đặc trưng của tư bản, tức là thuộc tính làm một giá trị đẻ ra giá trị. H’ bao giờ cũng chỉ là sản vật của chức năng sản xuất, và T’ bao giờ cũng chỉ là sản vật của chức năng sản xuất, và T’ bao giờ cũng chỉ là hình thái của H’ đã trải qua một sự chuyển hoá trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Vì thế, khi tư bản - tiền tệ đã thực hiện làm trở lại chức năng đặc thù của nó là tư bản - tiền tệ, thì nó không còn biểu hiện mối quan hệ tư bản chứa đựng trong T’ = T+t nữa. Một khi T...T’ đã tiến hành xong rồi, và một khi bắt đầu trở lại tuần hoàn, thì T’ không còn biểu hiện ra thành T’ nữa, mà biểu hiện ra thành T, ngay cả trong trường hợp người ta tư bản hoá toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong T’ cũng vậy. Đối với tuần hoàn của tư bản sản xuất, số Sx’ đã lớn lên, khi bắt đầu trở lại tuần hoàn của nó, cũng chỉ xuất hiện với tư cách là Sx, giống như Sx trong tái sản xuất giản đơn Sx... Sx như vậy. Slđ Trong giai đoạn T’ - H’ Tlsx , sự tăng thêm đại lượng giá trị chỉ là do H’ biểu hiện ra, chứ không phải do Slđ’ và Tlsx’ biểu thị ra. Vì H là 13
- 14 tổng số của Slđ cộng với Tlsx, cho nên H’ cũng đã nói lên rằng tổng số của Slđ cộng với Tlsx bao gồm ở trong nó lớn hơn Sx ban đầu. Việc tích luỹ tiền Việc t tức giá trị thặng dư đã biến thành tiền, có thể lập tức được bỏ thêm vào giá trị - tư bản đang ở trong quá trình vận động của nó hay không, và do đó có thể gia nhập quá trình tuần hoàn bằng cách nhập làm một với tư bản T thành đại lượng T’ hay không - việc đó phụ thuộc vào những tình hình không có quan hệ gì với sự tồn tại đơnthuần của t. Chức năng riêng của t là nằm dưới hình thái tiền, cho đến khi nó nhận thức của những tuần hoàn lắp đi lắp lại, - tuần hoàn làm tăng thêm giá trị - tức là nhận thức được từ bên ngoài, những khoản tăng thêm đủ để đạt tới đại lượng tối thiểu cần thiết cho sự hoạt động tích cực của nó, chỉ với đại lượng ấy thì nó mới có thể tham gia vào việc hoạt động của tư bản - tiền tệ T’, tham gia với tư cách là tư bản tiền tệ. Vậy ở đây việc tích luỹ tiền, tích luỹ tiền là một quá trình tạm thời kèm theo việc tích luỹ hiện thực, tức là việc mở rộng quy mô hoạt động của tư bản công nghiệp. Hình thái tiền tích trữ chỉ là hình thái tiền không nằm trong lưu thông, là hình thái của số tiền mà lưu thông của nó bị gián đoạn và vì lẽ đó mà được giữ lại dưới hình thái tiền. Còn như bản thân quá trình hình thành tiền tích trữ, thì nó là chung cho bất cứ nền sản xuất hàng hoá nào, và chỉ trong các hình thái chưa phát triển của sản xuất hàng hoá trước chủ nghĩa tư bản thì quá trình tích luỹ tiền ấy mới đóng một vai trò nào đó với tư cách là mục đích tự thân. Quỹ dự trữ. Bản thân tiền tích trữ là điều kiện tích luỹ. Nhưng quỹ tích luỹ cũng có thể đảm nhiệm những công việc đặc thù, có tính chất phụ, tức là có thể gia nhập quá trình tuần hoàn của tư bản mà không cần phải mang hình thái Sx... Sx’ và do đó không cần mở rộng quy mô tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quỹ tích luỹ được dùng làm quỹ dự trữ khác với quỹ dùng làm phương tiện mua và phương tiện thanh toán đã được nghiên cứu trong tuần hoàn Sx... Sx’. Quỹ dự trữ là một bộ phận cấu thành của tư bản nằm trong giai đoạn chuẩn bị của 14
- 15 sự tích luỹ của nó, tức là một bộ phận cấu thành của giá trị thặng dư chưa chuyển hoá thành tư bản tích cực. Quỹ tích luỹ bằng tiền vốn đã là sự tồn tại của tư bản - tiền tệ tiềm năng, do đó nó đã là sự chuyển hoá của tiền thành tư bản - tiền tệ. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản sản xuất. Slđ Sx...H’ - T’. T - H ... Sx (Sx’) Tlsx 2.3. Tuần hoàn của tư bản - hàng hoá. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hoá là: H’ - T’ - H...Sx... H’ H’ không những là sản phẩm mà còn là tiền đề của hai tuần hoàn đã nói ở trên, bởi vì cái là T - H của một tư bản thì đã bao hàm H’ - T’ của một tư bản khác, ít ra là trong chừng mực bản thân một bộ phận tư liệu sản xuất là sản phẩm hàng hoá của những tư bản cá biệt khác đang thực hiện tuần hoàn của chúng. Tuần hoàn của tư bản - hàng hoá không phải bắt đầu đơn thuần bằng một giá trị - tư bản, mà bằng một giá trị - tư bản đã được tăng lên và nằm dưới hình thái hàng hoá, do đó ngay từ đầu nó đã bao hàm tuần hoàn không những của giá trị - tư bản dưới hình thái hàng hoá mà còn bao hàm cả tuần hoàn của cả giá trị thặng dư nữa. Trong mọi trường hợp H’ thường xuyên mở đầu tuần hoàn với tư cách là một tư bản hàng hoá ngang với giá trị - tư bản cộng với giá trị thặng dư. H’ với tư cách là H xuất hiện trong tuần hoàn của một tư bản công nghiệp cá biệt, dưới hình thái một tư bản công nghiệp khác, chừng nào tư liệu sản xuất là sản phẩm của tư bản công nghiệp này. H’ không bao giờ có thể mở đầu tuần hoàn với tư cách là H đơn thuần, với tư cách là hình thái hàng hoá đơn thuần của giá trị - tư bản. Là tư bản - hàng hoá, nó bao giờ cũng có hai mặt. Đứng trên quan điểm giá trị sử dụng mà nói nó là sản phẩm hoạt động của Sx, mà những yếu tố Slđ và Tlsx xuất hiện với tư cách là hàng hoá từ lĩnh vực lưu thông, chỉ hoạt động với tư cách 15
- 16 là nhân tố hình thành sản phẩm đó. Hai là, đứng trên quan điểm giá trị mà nói; H’ là giá trị - tư bản Sx + giá trị thặng dư m, sản sinh ra trong thời gian hoạt động của sản xuất. Chỉ có ở trong tuần hoàn của bản thân H’ thì bộ phận H của nó = Sx = giá trị - tư bản, mới có thể và phải phân tách ra khỏi bộ phận của H’ chứa đựng giá trị thặng dư, khỏi sản phẩm thặng dư chứa đựng giá trị thặng dư, không kể là hai bộ phận này có thực sự tách rời nhau hay không tách rời nhau. Một khi H’ đã chuyển hoá thành T’, thì hai bộ phận đó trở thành có thể tách rời nhau. Trong hình thái I: T... T’ tiền được ứng ra làm tư bản trước hết cho những yếu tố sản xuất, nhưng yếu tố này trở thành sản phẩm - hàng hoá và sản phẩm - hàng hoá này lại chuyển hoá thành tiền. Đó là một tuần hoàn kinh doanh hoàn chỉnh mà kết quả là tiền có thể dùng vào tất cả mọi việc và cho tất cả mọi người. Trong hình thái II tức là Sx... H’ - T’ - H...Sx (Sx’) toàn bộ quá trình lưu thông nằm sau Sx thứ nhất và trước Sx thứ hai, Sx là tư bản sản xuất, Sx cuối không phải là quá trình sản xuất, nó chỉ là sự trở lại của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản sản xuất. Trong hình thái III, tức là H’ - T’ - H ... Sx... H’ tuần hoàn bắt đầu bằng hai giai đoạn của quá trình lưu thông, tuần hoàn kết thúc với H’, kết quả của quá trình sản xuất. Chỉ trong tuần hoàn này thì điểm xuất phát của quá trình làm tăng thêm giá trị là giá trị - tư bản đã tăng thêm giá trị. Điểm xuất phát ở đây là H’, biểu hiện mối quan hệ tư bản chủ nghĩa, nó có tác dụng quyết định đối với toàn bộ tuần hoàn. Sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cũng như phân phối đặc thù về sản phẩm của một tư bản - hàng hoá cá biệt, sự phân phối, một mặt thành quỹ tiêu dùng cá nhân, và mặt khác thành quỹ tái sản xuất - đều nằm trong tuần hoàn của tư bản. Trong T...T’ có khả năng mở rộng tuần hoàn theo đại lượng của các phần t sẽ gia nhập tuần hoàn mới. Trong Sx...Sx, Sx có thể mở đầu tuần hoàn mới với một giá trị như cũ. Trong H’...H’, tư bản dưới hình thái hàng hoá là tiền đề của sản xuất, và với tư cách là tiền đề, hình thái đó lại quay trở lại cũng trong tuần hoàn ấy. Cả ba tuần hoàn đều có điểm chung: tư bản kết thúc quá 16
- 17 trình tuần hoàn của nó dưới đúng cái hình thái mà nó mở đầu quá trình tuần hoàn đó, nhờ thế nó lại mang hình thái ban đầu trong đó nó lại mở đầu một tuần hoàn giống như vậy. Hình thái của điểm xuất phát T, Sx, H’ đều được cho trước đối với mỗi tuần hoàn; hình thái lặp lại ở điểm kết thúc là hình thái bị gây nên, và do đó bị quy định bởi một loạt những sự biến hoá hình thái cảu bản thân tuần hoàn. H’ với tư cách là điểm kết thúc một tuần hoàn của tư bản công nghiệp cá biệt, chỉ giả định là có hình thái Sx ở bên ngoài lưu thông của tư bản công nghiệp đã sản sinh ra nó, T’ là điểm kết thúc của hình thái I, là hình thái chuyển hoá của H’ (H’ - T’) giả định là T nằm trong tay người mua, tồn tại ở ngoài tuần hoàn T...T’ và chỉ do việc bán H’ mới bị cuốn vào trong tuần hoàn đó, trở thành hình thái kết thúc của bản thân tuần hoàn ấy. 3. Quan điểm của Mác - Lênin về vấn đề chu chuyển của tư bản. Nếu như nghiên cứu tuần hoàn của tư bản, chúng ta nghiên cứu các hình thức mà tư bản trút ra và khoác vào qua ba giai đoạn vận động của nó, thì khi nghiên cứu chu chuyển của tư bản, chúng ta nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm. Theo Mác - Lênin thì: “Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại chứ không phải là quá trình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản”(2). Trong quá trình chu chuyển của tư bản tức là để sản xuất ra hàng hoá nhà sản xuất phải mất một khoảng thời gian mà theo Mác - Lênin nêu lên là: “Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư(3).Như vậy tổng thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định bằng thời gian lưu thông và thời gian sản xuất của nó cộng lại. Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bao giờ cũng là làm tăng giá trị ứng trước. Trong hai hình thái T...T’ và hình thái Sx...Sx nói lên rằng: 1. Giá trị ứng trước đã làm chức năng giá trị - tư (2) Kinh tế chính trị - NXB giáo dục - 1998 - trang 103 (3) Kinh tế chính - NXB giáo dục - 1998, trang 104 17
- 18 bản và đã tự tăng thêm; 2. Khi kết thúc tuần hoàn của nó, giá trị ứng trước lại quay về dưới hình thái mà nó mang khi mở đầu tuần hoàn. Nếu sản xuất mang hình thái tư bản chủ nghĩa, thì tái sản xuất cũng mang hình thái đó. Quá trình lao động trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là chỉ là một phương tiện cho quá trình làm tăng thêm giá trị, thì tái sản xuất cũng vậy, nó cũng chỉ là một phương tiên để tái sản xuất ra giá trị ứng trước với tư cách là tư bản, tức là với tư cách là giá trị tự tăng thêm giá trị. Trong hình thái là sự lắp lại của quá trình biểu hiện ra là có tính chất khả năng thôi còn sự lắp lại của quá trình trong hình thái II tức là quá trình tái sản xuất, biểu hiện thành sự lắp lại hiện thực. Trong hình thái III giá tự - tư bản mở đầu quá trình với tư cách là giá trị đã tăng thêm, là tất cả những của cải nằm dưới hình thái hàng hoá. Hình thái này là hình thái trọng yếu đối với sự vận động của các tư bản cá biệt nếu xem xét trong mối quan hệ với sự vận động của tư bản xã hội. Nhưng hình thái này không thích hợp cho việc nghiên cứu sự chu chuyển của một tư bản bao giờ cũng được bắt đầu bằng việc ứng trước giá trị tư bản dưới hình thái tiền tệ hay dưới hình thái hàng hoá, và bao giờ cũng đòi hỏi giá trị - tư bản đang lưu thông phải quay trở lại hình thái mà nó đã được ứng ra. Những nhà kinh tế học không phân biệt các hình thái tuần hoàn khác nhau, đã không xét chúng riêng ra trong mối quan hệ của chúng đối với chu chuyển của tư bản. Có những nhà kinh tế học khác lại xuất phát từ những chi phí dưới hình thái yếu tố sản xuất, và xem xét sự vận động cho đến lúc quay trở về, nhưng họ tuyệt nhiên không hề nói đến hình thái quay trở về đó, không hề tự hỏi xem chúng sẽ quay trở về dưới hình thái hàng hoá hay hình thái tiền. Sau khi toàn bộ giá trị tư bản mà một nhà tư bản cá biệt bỏ vào một ngành sản xuấta nào đó hoàn thành tuần hoàn trong sự vận động của nó, thì nó lại trở lại hình thái ban đầu của nó và lại có thể diễn lại cùng một quá trình như thế. Muốn cho giá trị được bảo tồn mãi mãi và tiếp tục tăng thêm giá trị với tư cách là giá trị tư bản, thì nó phải lắp lại tuần hoàn ấy. Trong đời sống của tư bản, mỗi tuần hoàn cá biệt chỉ là một giai đoạn không ngừng được lắp đi lắp lại, nghĩa là một giai đoạn cấu thành một định kỳ. Hình thái T...T’ tư bản tiền tệ sẽ đi qua cái chuỗi những chuyển hoá bao gồm quá trình tái sản xuất ra nó, 18
- 19 hay quá trình tăng thêm giá trị. Khi định kỳ Sx...Sx kết thúc, tư bản mang hình thái những yếu tố sản xuất nó là tiền đề của việc lặp lại tuần hoàn. “Tuần hoàn của tư bản khi được coi là một quá trình định kỳ, chứ không phải một hành vi cá biệt thì được gọi là vòng chu chuyển của tư bản”. Thời gian của vòng chu chuyển ấy được quyết định bởi tổng số thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cộng lại. Tổng số thời gian ấy là thời gian chu chuyển của tư bản. Do đó, thời gian chu chuyển của tư bản bao quát khoảng thời gian từ một định kỳ tuần hoàn tiếp theo; nó nói lên tính chu kỳ trong quá trình sinh sống của tư bản, hay có thể nói, nó là thước đo thời hạn đổi mới, thời hạn lặp lại của quá trình làm tăng thêm giá trị hay quá trình sản xuất ra cùng một giá trị tư bản. Nếu không nói đến những sự ngẫu nhiên riêng rẽ có thể đẩy nhanh hay rút ngắn thời hạn chu chuyển đối với cùng một tư bản cá biệt, thì thời gian chu chuyển ấy nói chung sẽ khác nhau tùy theo những sự khác nhau của các lĩnh vực đầu tư cá biệt của tư bản. Cũng giống như ngày lao động là đơn vị đo lường tự nhiên để đo hoạt động của sức lao động, thì năm cũng là đơn vị đo lường tự nhiên để đo những vòng chu chuyển của tư bản hoạt động. Cơ sở tự nhiên của đơn vị đo lường ấy là tình hình: ở vùng ôn đới, quê hương của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nông sản quan trọng nhất đều được sản xuất ra mỗi năm một lần. Nếu ta lấy CH để chỉ năm là đơn vị đo lường của thời gian chu chuyển, lấy ch để chỉ thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định, lấy n để chỉ số CH lần chu chuyển của tư bản, thì chúng ta sẽ có: n = ch . Do đó nếu thời gian chu chuyển của tư bản là vài năm, thì nó sẽ được tính bằng cách nhân với số năm đó. Đối với nhà tư bản, thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian trong đó nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để nó tăng thêm giá trị, và quay trở về dưới hình thái ban đầu của nó. Giá trị các bộ phận tư bản sản xuất chuyển vào sản phẩm theo phương thức khác nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị của tư bản thì chia tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Trong đó “tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất mà bản thân nó tham gia hoàn toàn vào quá 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Trình bày tổng quan về nông thôn Việt Nam và các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới-phân tích
42 p | 1069 | 174
-
Luận văn thạc sĩ đề tài:" Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam"
156 p | 382 | 122
-
Đề tài: Tư tưởng lý thuyết Kaizen của Masaaki Imai bài học áp dụng vào quản lý hiện đại
28 p | 409 | 86
-
Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và sự tăng trưởng kinh tế
22 p | 317 | 81
-
Đề tài: Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn ở Việt Nam
23 p | 305 | 54
-
Chuyên đề:Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
34 p | 296 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng lý thuyết thị trường ngách trong kinh doanh: Kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
95 p | 179 | 39
-
Đề tài khoa học cấp trường: Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy
29 p | 180 | 24
-
Đề tài: Cơ sở lý thuyết về định giá doanh nghiệp liên hệ với thực tế hoạt động định giá của công ty cổ phần chứng khoán FPT
30 p | 106 | 23
-
Đề tài: Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
21 p | 84 | 17
-
Tiểu luận: Thảo luận về triết lý của hệ thống đãi ngộ được sử dụng trong công ty của bạn. Kết quả của triết lý này là gì?
32 p | 168 | 17
-
ĐỀ TÀI: “TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN. Ý NGHĨA THỰC TIỄN RÚT RA KHI NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT NÀY ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NƯỚC TA KHI CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN”
37 p | 98 | 14
-
Đề tài: Nghiên cứu một số vấn đề kĩ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm: Thử nghiệm thương mại điện tử trong kinh doanh một số sản phẩm văn hóa
46 p | 53 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính toán lý thuyết hệ thống lạnh ghép tầng dùng môi chất CO2 và R32
52 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nhìn từ lý thuyết phân tâm học
111 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn tính khung một nhịp có xét đến biến dạng trượt ngang chịu tác dụng của tải trọng phân bố đều
95 p | 39 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn