ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QUẢN LÝ KINH TẾ<br />
Lớp 01 – Nhóm 07<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đề tài thảo luận:<br />
TƯ TƯỞNG LÝ THUYẾT KAIZEN CỦA MASAAKI IMAI.<br />
BÀI HỌC ÁP DỤNG VÀO QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI.<br />
Danh sách nhóm<br />
<br />
<br />
1. Nguyễn Đỗ Quyên 7. Hà Hoàng Thái Sơn<br />
2. Lâm Thu Huyền 8. Đinh Thị Trà<br />
3. Lê Thị Hương Giang 9. Lê Thành Nam<br />
4. Phạm Thị Tập 10. Hồ <br />
5. Ninh Mai Thảo Chí Nhiệm<br />
6. Trần Thị Ngân<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chất lượng được định nghĩa là mức độ thỏa mãn đối với các yêu cầu. <br />
Nhưng chất lượng thế nào là đáp ứng yêu cầu? Để đánh giá chất lượng chúng <br />
ta cần phải triển khai các phương pháp, các hệ thống quản lý chất lượng vào <br />
mọi công việc.<br />
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp, hệ thống quản lý chất lượng <br />
như: Kaizen, LEAN, ISO, HACCP, … trong đó Kaizen là phương pháp được <br />
áp dụng sớm nhất tại Nhật Bản. Đây là phương pháp quản lý chất lượng và <br />
là một công cụ trong quản lý được áp dụng để thúc đẩy hoạt động cải tiến <br />
liên tục, với sự tham gia của mọi người, nhằm cải thiện không ngừng môi <br />
trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội.<br />
Phương pháp Kaizen được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp Nhật Bản <br />
và đạt được những thành công nhất định trong các doanh nghiệp này.<br />
I. VÀI NÉT VỀ MASAAKI IMAI<br />
Masaaki Imai sinh năm 1930, tại Tokyo Nhật Bản. Ông là một nhà tư <br />
vấn trong lĩnh vực quản lý chất lượng, được biết đến với thuyết quản lý chất <br />
lượng, hay còn được gọi là Kaizen.<br />
Imai nhận được bằng cử nhân Đại học Tokyo vào năm 1955. Cuối những <br />
năm 1950, Imai làm việc ở Washington DC tại Trung tâm Năng suất Nhật <br />
Bản, nơi ông chịu trách nhiệm đi cùng với nhóm các doanh nhân Nhật Bản <br />
đến thăm các nhà máy của Mỹ.<br />
Năm 1986, ông thành lập Viện Kaizen Consulting Group (KICG) giới <br />
thiệu các khái niệm, các hệ thống và các công cụ của Kaizen cho các công ty <br />
phương Tây. Cùng năm đó ông xuất bản cuốn sách về quản lý kinh doanh <br />
"Kaizen: cải thiện tinh thần Nhật Bản", giúp phổ biến khái niệm Kaizen ở <br />
nhiều nơi.<br />
<br />
II. TỔNG QUAN VỀ KAIZEN<br />
<br />
1. Lịch sử hình thành<br />
<br />
Một vài năm sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, chất lượng sản <br />
phẩm của Nhật kém đến nỗi diễn viên nổi tiếng của Mỹ Bob Hope khai thác <br />
đề tài này trong nhiều lần biểu diễn: ông chạy ra sân khấu áp nòng súng lục <br />
vào thái dương mình và bóp cò nhưng khẩu súng bị hóc. “ Made in Japan”, Bob <br />
Hope nói một cách châm chọc và la lớn: “Đồ bỏ” rồi ném khẩu súng vào <br />
thùng rác. Cả hội trường có dịp cười khoái trá.<br />
Trong những năm 1938 1945, ở Mỹ hai nhà khoa học là Walter A. <br />
Shewhart và W. Edwards Deming đã nghiên cứu, công bố và thử nhiệm TQM <br />
(Total Quality Manegement – quản lý chất lượng toàn diện). Trong khi các <br />
doanh nghiệp Mỹ chưa mấy hào hứng với quản lý chất lượng toàn diện thì <br />
giáo sư Deming vào những năm 1947, 1950 1952, 1955 và 1956 đã được mời <br />
sang Nhật dạy quản lý chất lượng cùng nhiều chuyên gia Mỹ khác.<br />
<br />
Năm 1948 “Liên hiệp các nhà bác học và kỹ sư Nhật” tổ chức hàng loạt <br />
các Seminar và hội thảo về vấn đề quản lý chất lượng. Năm 1949 chính phủ <br />
đưa ra chương trình nâng cao chất lượng hàng hóa và kêu gọi các tổ chức <br />
doanh nghiệp tham gia tích cực để đưa nó vào cuộc sống.<br />
Năm 1951, người Nhật thành lập giải thưởng Deming, giải thưởng cao <br />
nhất cho các thành tựu trong lĩnh vực chất lượng. Cuối những năm 50 đầu <br />
những năm 60, phong trào vì chất lượng cao ở Nhật chuyển sang giai đoạn <br />
phát triển mới. Lý do ngoài việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài, nhất <br />
là với các công ty Mỹ, yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản cũng tăng lên.<br />
Tại các doanh nghiệp Nhật, bên cạnh việc xây dựng hệ thống đề xuất ý <br />
tưởng (Kaizen Teian) nhằm khuyến khích việc đóng góp sáng kiến, nhắm tới <br />
từng nhân viên riêng lẻ, việc thành lập các tổ, nhóm chất lượng cũng được <br />
chú trọng. Tháng 6 năm 1962 có 3 nhóm được thành lập, tháng 12 có 20 nhóm. <br />
Đến năm 1968 đã có 16.000 nhóm. Kết quả, chỉ trong vòng 10 năm, chất <br />
lượng hàng hóa ở Nhật Bản vươn lên top đầu thế giới, thậm chí một số mặt <br />
hàng Nhật định ra tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới. Các nhà nghiên cứu <br />
Mỹ cho rằng, các nhóm chất lượng Nhật Bản chính là “chìa khóa thành công” <br />
của các doanh nghiệp Nhật Bản.<br />
Nhóm chất lượng sinh hoạt hàng tuần và hoạt động dưới hình thức “đội <br />
đặc nhiệm” nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến của một khu vực, bộ phận nào đó <br />
trong doanh nghiệp. Hoạt động trên gọi là Kaizen Event. Kaizen Event áp <br />
dụng để đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của khách hàng hay để vượt qua đối thủ <br />
cạnh tranh, tạo ấn tượng về doanh số hay lợi nhuận.<br />
2. Khái niệm Kaizen<br />
Kaizen là cách tiếp cận mang tính triết lý và có hệ thống, được Nhật Bản <br />
phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép <br />
từ “Kai” “thay đổi” hay “làm cho đúng” và “zen” – “tốt”, nghĩa là “cải tiến <br />
liên tục”. Kaizen là triết lý kinh tế Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt <br />
thành công trong cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực ở <br />
phương Tây. Kaizen cung cấp một phương pháp mới đối với tất cả mọi <br />
người trong một tổ chức.<br />
Kaizen là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác <br />
định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được <br />
giải quyết tận gốc. Do đó, Kaizen còn hơn một quá trình cải tiến liên tục, với <br />
niềm tin rằng sức sáng tạo của con người là vô hạn. Qua đó, tất cả mọi thành <br />
viên trong tổ chức từ lãnh đạo đến công nhân đều được khuyến khích đưa ra <br />
đề xuất cải tiến dù là nhỏ nhất từ những công việc thường ngày. Xuất phát <br />
từ suy nghĩ rằng "trục trặc" có thể nảy sinh liên tục ở bất kỳ thời điểm nào, <br />
bộ phận nào của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, người Nhật đề ra <br />
triết lý quản lý Kaizen với nội dung 5S (năm nguyên tắc bắt đầu bằng chữ S <br />
trong tiếng Nhật) để khắc phục các "trục trặc" này.<br />
<br />
3. Đặc điểm của Kaizen<br />
<br />
Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.<br />
<br />
Tập trung nâng cao năng suất và thỏa mãn yêu cầu khách hàng thông <br />
qua giảm lãng phí.<br />
<br />
Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự <br />
cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.<br />
Đặc biệt nhấn mạnh hoạt động nhóm.<br />
<br />
Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.<br />
<br />
4. 10 Nguyên tắc của Kaizen<br />
<br />
a. Tập trung vào khách hàng <br />
Nguyên tắc bất biến: sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định <br />
hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br />
Mục tiêu: chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản <br />
phẩm, nhằm phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự <br />
hài lòng của khách hàng.<br />
Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào <br />
không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự <br />
thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ.<br />
b. Luôn luôn cải tiến <br />
Nguyên tắc: hoàn thành không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là <br />
hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp. <br />
Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng <br />
được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. <br />
Tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, ở cả <br />
góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới. Vì <br />
vậy quá trình cải tiến sản phẩm, dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực <br />
hiện một cách liên tục rõ ràng. <br />
c. Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi” <br />
Phương châm “lỗi do tôi, thành công do tập thể”, quy trách nhiệm <br />
đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân, cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn <br />
thành nhiệm vụ được giao. <br />
Không báo cáo, xin lỗi vì những lý do không chính đáng như: trời nắng, <br />
trời mưa, điều kiện nghèo nàn, ... <br />
Phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi, hoàn thiện <br />
sản phẩm tốt nhất có thể. Từ đó, uy tín của doanh nghiệp tăng, sản phẩm và <br />
dịch vụ sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường.<br />
d. Thúc đẩy môi trường văn hoá mở <br />
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí “doanh nghiệp duy nhất cho <br />
sản phẩm” trên thị trường. Xây dựng một môi trường văn hoá mở, văn hoá <br />
không đổ lỗi, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, chỉ ra các điểm yếu và yêu <br />
cầu đồng nghiệp, lãnh đạo giúp đỡ.<br />
Xây dựng tốt hệ thống thông tin nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần <br />
hỗ trợ đắc lực để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ <br />
phận, giữa đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công <br />
ty.<br />
e. Khuyến khích làm việc theo nhóm <br />
Tạo dựng các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu <br />
trúc của công ty. Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định:<br />
Trưởng nhóm: bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập <br />
hợp, biết đánh giá và sắp xếp phù hợp năng lực các thành viên để triển khai <br />
dự án hiệu quả.<br />
Thành viên: từng cá nhân cần nỗ lực phối hợp để nhóm đạt kết quả tốt, <br />
hiệu quả và liên tục cải tiến.<br />
Tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên.<br />
f. Quản lý các dự án kết hợp các bộ phận chức năng <br />
Các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực <br />
kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực <br />
ngoài công ty.<br />
g. Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn <br />
Không tạo dựng quan hệ đối đầu hay kẻ thù. <br />
Đầu tư nhiều vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân <br />
viên, đặc biệt là các khoá đào tạo cho người quản lý và lãnh đạo là những <br />
người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp, trao đổi thông <br />
tin tốt đẹp nhất . <br />
Tăng cường các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp là một khoản đầu <br />
tư để tạo dựng niềm tin cho nhân viên luôn có lòng trung thành và cam kết <br />
làm việc lâu dài trong công ty.<br />
h. Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác <br />
Tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội. <br />
Hy sinh quyền lợi bản thân để có sự đồng nhất với đồng nghiệp và <br />
cương lĩnh của công ty. <br />
Luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính của riêng mình, đặt lợi ích công việc <br />
lên trên hết. <br />
i. Thông tin đến mọi nhân viên <br />
Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu trong quá trình sản <br />
xuất kinh doanh hiện đại. Nhân viên không thể đạt kết quả xuất sắc ngoài <br />
mong đợi nếu không thấu hiểu nhiệm vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh <br />
doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty. <br />
Duy trì việc chia sẻ thông tin cho mọi nhân viên chính là một phương <br />
thức san sẻ khó khăn, thách thức của công ty cho mỗi thành viên.<br />
j. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả <br />
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên <br />
thông qua tổng hợp các phương pháp gồm:<br />
Đào tạo đa kỹ năng.<br />
Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc.<br />
Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc.<br />
Phân quyền cụ thể.<br />
Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định.<br />
Tạo khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân <br />
sách, trí lực, sức lực, thời gian, …).<br />
Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi.<br />
Luân chuyển công việc.<br />
Khen ngợi.<br />
5. Các chương trình Kaizen cơ bản<br />
<br />
a. Chư ơ<br />
ng trình 5S<br />
<br />
Chương trình “5S” là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu đối <br />
với mọi người, thực hiện dễ dàng và ít tốn kém. “5S” là một trong những <br />
“công cụ” cơ bản và vô cùng hữu dụng cho KAIZEN để cải tiến quản lý <br />
sản xuất, nếu được áp dụng một cách đúng đắn.<br />
Chương trình “5S” bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu bằng chữ S:<br />
Seiri – Sàng lọc (Sort): nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết, <br />
<br />
không có giá trị ra khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức, ...<br />
Seiton – Sắp xếp (Simply): phân loại hệ thống hóa để bất cứ thứ gì <br />
cũng có thể “ dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại”.<br />
Seiso – Sạch sẽ (Shine): thực chất là lau chùi, quét dọn, vệ sinh, kiểm <br />
<br />
tra xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định hay không.<br />
Seiketsu Săn sóc (Standardize): “Tiêu chuẩn hóa”, “Quy trình hóa” <br />
<br />
những gì đã đạt được với 3 nguyên tắc nêu trên để mọi người trong doanh <br />
nghiệp tuân theo một cách bài bản hệ thống.<br />
Shitsuke – Sẵn sàng (Sustain): giáo dục duy trì và cải tiến 4 nguyên tắc <br />
<br />
nêu trên trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trong suốt quá trình hoạt động của <br />
doanh nghiệp.<br />
5S tập trung vào việc giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp nơi làm việc. 5S xuất <br />
phát từ nhu cầu đảm bảo sức khỏe, tăng sự tiện lợi, nâng cao năng suất.<br />
b. Chư ơ<br />
ng trình KSS<br />
<br />
Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và <br />
sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính <br />
và kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ. Quy mô của hệ thống <br />
khuyến nghị Kaizen Nhật Bản được mô tả bởi số lượng khuyến nghị được <br />
gửi hàng năm.<br />
c . Chư ơ<br />
ng trình QCC( Quality<br />
Cont r o l Circles) <br />
Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt <br />
động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc liên tục <br />
như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty, tự <br />
phát triển, giáo dục lẫn nhau về Kaizen trong nơi làm việc.<br />
d . Chư ơ<br />
ng trình J<br />
I T( JustInT i me) <br />
Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất. Hệ <br />
thống được Taiichi Ohno thiết kế và hoàn thiện tại công ty Toyota chủ <br />
yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất.<br />
Ý tưởng cơ bản của hệ thống “ đúng thời hạn” là sản xuất những gì cần <br />
thiết đúng lúc, đúng số lượng.<br />
6. So sánh Kaizen và đổi mới<br />
a. Phân biệt<br />
<br />
Từ những năm 1950, ở Mỹ và Liên Xô đã có những lớp học dạy thử <br />
nghiệm phương pháp Đổi mới. Dưới ảnh hưởng của A.F. Osborn, phó chủ <br />
tịch công ty quảng cáo BBD & O và là tác giả của phương pháp não công <br />
(Brainstorming) nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies <br />
in Creativity) được thành lập năm 1967 tại Đại học Buffalo, bang New York. <br />
Năm 1974, Trung tâm bắt đầu đào tạo cử nhân khoa học và năm 1975 – có <br />
thạc sỹ khoa học về sáng tạo và đổi mới (BS, MS in Creativity and <br />
Innovation) đầu tiên.<br />
<br />
Ở Liên Xô, G.S. Altshuller, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học <br />
viễn tưởng và là tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt <br />
theo tiếng Nga và chuyển sang ký tự Latinh – TRIZ) cộng tác với "Hiệp hội <br />
toàn liên bang các nhà sáng chế và hợp lý hóa" (VOIR) thành lập Phòng thí <br />
nghiệm các phương pháp sáng chế năm 1968 và Học viện công cộng về sáng <br />
tạo sáng chế (Public Institute of Inventive Creativity) năm 1971.<br />
Nội dung Kaizen Đổi mới<br />
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây Ngắn hạn nhưng gây ấn <br />
ấn tượng tượng<br />
Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn<br />
<br />
Khung thời gian Liên tục và gia tăng Cách quãng<br />
<br />
Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi<br />
<br />
Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân<br />
<br />
Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa chọn<br />
<br />
Cách thức Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng<br />
<br />
Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật<br />
<br />
Yêu cầu Đầu tư chút ít Đầu tư lớn<br />
<br />
Định hướng Con người Công nghệ<br />
<br />
Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận<br />
<br />
<br />
<br />
Toàn bộ dây chuyền sản xuất cho thấy quá trình nối tiếp từ công cuộc <br />
<br />
nghiên cứu cho tới thị trường tiêu thụ.<br />
<br />
Công nghệ là sự áp dụng những lý thuyết và thực nghiệm khoa học, <br />
<br />
đưa tới các đề án sản xuất và cuối cùng là thể hiện bằng sản phẩm trên thị <br />
trường.<br />
<br />
Hai thành phần của đổi mới và Kaizen có thể được áp dụng ở mỗi giai <br />
<br />
đoạn của dây chuyền này.<br />
<br />
Nhưng thường thường tác động của Kaizen dễ nhận thấy và gần gũi <br />
với sản xuất và thị trường hơn trong khi tác động của đổi mới thường gần <br />
với khoa học và công nghệ hơn. <br />
<br />
b. Kết hợp<br />
Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết <br />
<br />
lập. Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh <br />
khỏi. Khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt <br />
động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và <br />
cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được <br />
tiếp nối với các hoạt động Kaizen để duy trì và cải tiến nó.<br />
<br />
Đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần <br />
dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là <br />
nỗ lực với các ảnh hưởng tích luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời <br />
gian, duy trì và còn nâng cấp các chuẩn mực.<br />
<br />
III. ỨNG DỤNG KAIZEN<br />
<br />
1. Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc<br />
<br />
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến <br />
bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và <br />
bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện <br />
Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các <br />
bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:<br />
Lựa chọn chủ đề.<br />
Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu.<br />
Phân tích dữ kiện đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.<br />
Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.<br />
Thực hiện biện pháp.<br />
Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp.<br />
Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.<br />
Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.<br />
2. Chi phí áp dụng Kaizen<br />
<br />
<br />
a. Chi phí đào tạo người đi đầu <br />
Việc đào tạo người lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta muốn <br />
việc tổ chức áp dụng Kaizen thực sự có hiệu quả thì vai trò của người lãnh <br />
đạo có kỹ năng và được đào tạo tốt là không thể thiếu được. Đòi hỏi phải có <br />
những người hướng dẫn chỉ đạo những hoạt động áp dụng Kaizen vào từng <br />
xưởng sản xuất.<br />
<br />
<br />
Ban đầu, việc đào tạo những lãnh đạo trong nội bộ công ty rất khó khăn <br />
vì thiếu những người hướng dẫn có đủ kiến thức và kỹ năng. Vì vậy có thể <br />
phát sinh yêu cầu thuê các công ty tư vấn bên ngoài để đào tạo những nhân sự <br />
cốt cán. Việc này có thể làm tăng chi phí vận hành áp dụng Kaizen vào tổ <br />
chức.<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, người hướng dẫn việc triển khai Kaizen phải có quan hệ tốt <br />
với quản đốc xưởng, những hoạt động áp dụng Kaizen được triển khai dưới <br />
sự đồng ý và uỷ nhiệm của quản đốc xưởng.<br />
<br />
<br />
Việc áp dụng Kaizen là trên toàn bộ tổ chức, vì vậy nhiều xưởng sản <br />
xuất có thể yêu cầu có thêm người hướng dẫn, nên cần tốn thêm chi phí để <br />
tiếp tục đào tạo những chuyên gia về tiêu chuẩn này. Sau đó mới bắt đầu <br />
khoá đào tạo chuyên đề về Kaizen trong phạm vi toàn công ty. Kết quả là <br />
trong dây chuyền sản xuất ở nhiều phân xưởng Kaizen thâm nhập và trở <br />
thành một hoạt động thường nhật trong những dây chuyền sản xuất ấy.<br />
<br />
<br />
=> Tốn chi phí lớn cho bước khởi đầu áp dụng Kaizen.<br />
<br />
<br />
b. Chi phí cải tiến sản xuất <br />
<br />
<br />
Với mong muốn thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách <br />
hàng đối với sản phẩm, tổ chức phải thực hiện cải tiến cả về công nghệ lẫn <br />
tác phong, phong cách làm việc. Điều này dẫn đến chi phí phải tăng. Tuy <br />
nhiên, sự thay đổi này diễn ra từ từ, liên tục vì thế không thực sự gây ra đột <br />
biến quá lớn đối với tổng chi phí.<br />
<br />
<br />
c. Chi phí phổ biến Kaizen cho đội ngũ lao động <br />
<br />
<br />
Kaizen đề cao tinh thần làm việc nhóm dẫn đến yêu cầu có sự đồng bộ <br />
cao trong quá trình làm việc. Để làm được điều này, toàn bộ nhân viên, công <br />
nhân của tổ chức cần phải nắm chắc về những thay đổi để có thể phối hợp <br />
sản xuất. Đây là một chi phí cơ bản hay gặp phải khi áp dụng Kaizen. Đồng <br />
thời tốn chi phí để xây dựng hệ thống thông tin đến toàn cá nhân trong tổ <br />
chức.<br />
<br />
<br />
3. Các yếu tố quyết định sự thành công của Kaizen<br />
<br />
<br />
Cam kết của lãnh đạo cao nhất.<br />
<br />
<br />
Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm.<br />
<br />
<br />
Nỗ lực tham gia của mọi người.<br />
<br />
<br />
4. Lĩnh vực và phạm vi áp dụng<br />
<br />
<br />
Kaizen là triết lý kinh tế của Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt <br />
thành công cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực. Kaizen cung <br />
cấp một phương pháp mới đối với tất cả mọi người trong một tổ chức. Đó là <br />
một triết lý và nền tảng để khuyến khích thúc đẩy các thành viên trong một <br />
công ty liên tục đạt được mục tiêu cao hơn về sự hài lòng, doanh thu và lợi <br />
nhuận.<br />
<br />
<br />
Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh, Kaizen còn được áp dụng vào đời <br />
sống xã hội đến từng hộ gia đình, từ việc phát hiện những mâu thuẫn khó <br />
khăn nhỏ, các thành viên trong xã hội và gia đình có thể ngồi lại với nhau bàn <br />
bạc cách giải quyết và từ đó dần dần xóa bỏ những điểm chưa tốt và thay thế <br />
bằng những thứ tốt hơn. Khi áp dụng Kaizen trong cuộc sống hàng ngày nó <br />
cũng mang lại lợi ích tương tự như áp dụng ở các doanh nghiệp trong nền <br />
kinh tế.<br />
<br />
<br />
5. Lợi ích của Kaizen<br />
<br />
<br />
Kaizen giúp giảm lãng phí trong các lĩnh vực như hàng tồn kho, thời <br />
gian chờ đợi, vận chuyển, thao tác nhân viên, kỹ năng nhân viên, sản xuất <br />
thừa, chất lượng không đạt và giảm lãng phí trong các quá trình.<br />
Kaizen giúp cải thiện mặt bằng sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử <br />
dụng vốn, thông tin, năng lực sản xuất, giao hàng đúng hạn.<br />
Kaizen mang lại kết quả ngay. Thay vì tập trung vào các cải tiến lớn, <br />
cần đầu tư vốn, Kaizen tập trung đầu tư sáng tạo liên tục giải quyết một số <br />
lượng lớn các vấn đề nhỏ. Sức mạnh thực sự của Kaizen là liên tục cải tiến <br />
nhỏ các quá trình và giảm thiểu lãng phí.<br />
Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến và tạo tinh thần <br />
làm việc tập thể, đoàn kết.<br />
Xây dựng nền văn hoá công ty.<br />
6. 4 lý do khiến Kaizen ngày một phổ biến<br />
<br />
<br />
Nằm trong tầm với của bất kỳ công ty nào (nhỏ, trung bình và lớn).<br />
<br />
<br />
Có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình kinh doanh nào như sản xuất, <br />
thương mại và dịch vụ.<br />
<br />
<br />
Triết lý rất dễ hiểu, không cần phải hiểu các từ ngữ chuyên môn.<br />
Con người ai cũng yêu thích sự sạch sẽ, thoải mái và chỗ làm việc ngăn <br />
nắp.<br />
<br />
<br />
IV. THỰC TẾ ÁP DỤNG KAIZEN<br />
<br />
1. Kaizen ở Toyota, Nhật Bản<br />
<br />
<br />
Chủ tịch Toyota, ông Fujio Cho, đã truyền đạt tư tưởng Kaizen lên <br />
264.000 công nhân viên trên toàn cầu, khích lệ họ cải tiến liên tục nhằm loại <br />
bỏ lãng phí, nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. <br />
Được biết, tại bất cứ ngóc ngách nào trong các nhà máy của Toyota, người ta <br />
cũng có thể thấy "Kaizen" được áp dụng triệt để. Chẳng hạn, góp ý của một <br />
công nhân về việc tự chế tạo xe chuyên chở trong nhà máy, thay vì mua xe, đã <br />
giúp tiết kiệm 3.000 USD/năm trên mỗi chiếc xe. Ðó là lý do không chỉ cấp <br />
quản lý mà ngay cả một công nhân bình thường cũng có thể cho dừng toàn bộ <br />
dây chuyền nếu phát hiện ra sai sót. Và Kaizen, chẳng bao lâu sau đã giúp <br />
Toyota vượt qua Ford, trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn thứ hai thế giới, sau <br />
General Motors.<br />
<br />
2 yếu tố quan trọng của Kaizen mà Toyota đã áp dụng thành công đó là <br />
KSS( hệ thống đề xuất ý kiến) và 5S – đây là yếu tố chủ đạo nhằm tạo ra <br />
một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.<br />
<br />
a. Thay đổi phương thức sản xuất<br />
<br />
Để tối ưu hoá hệ thống sản xuất, Tập đoàn ô tô Toyota đã kết nối các lợi <br />
ích của hình thức sản xuất thủ công và sản xuất hàng loạt. Phương thức này <br />
giúp tổ chức vừa tránh được chi phí cao của phương thức sản xuất trước đây, <br />
vừa khắc phục được sự cứng nhắc của phương thức sản xuất hiện thời. <br />
Thêm vào đó, họ tuyển dụng một đội ngũ nhân viên đa kỹ năng tại mọi cấp <br />
độ của tổ chức và sử dụng những máy móc có độ linh hoạt cao và tự động để <br />
sản xuất ra một lượng lớn các sản phẩm đa chủng loại.<br />
Hệ thống Toyota được định nghĩa là phương pháp sản xuất tiết kiệm <br />
(lean production), bởi nó sử dụng ít hơn tất cả các nguồn lực so với phương <br />
thức sản xuất hàng loạt hiện thời như chỉ sử dụng một nửa số lượng nhân <br />
lực, một nửa không gian sản xuất, một nửa vốn đầu tư vào các công cụ, một <br />
nửa thời gian kỹ thuật để phát triển một sản phẩm mới và việc sản xuất chỉ <br />
tốn một nửa thời gian so với phương pháp sản xuất hàng loạt.<br />
<br />
Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa phương thức sản xuất hàng loạt và hệ <br />
thống Toyota là mục tiêu cuối cùng của công ty. Các nhà sản xuất hàng loạt <br />
chỉ đặt ra một mục tiêu giới hạn vừa đủ, như đưa ra một số lượng hàng sai <br />
lỗi có thể chấp nhận được, một mức độ tối đa lượng hàng tồn kho, và một <br />
phạm vi hẹp các sản phẩm tiêu chuẩn hoá. Trong khi đó, các nhà sản xuất tiết <br />
kiệm lại đặt ra các mục tiêu rõ ràng hơn về sự hoàn thiện.<br />
<br />
b. Sản xuất đúng thời điểm<br />
<br />
Hệ thống sản xuất Toyota là một công nghệ quản lý sản xuất toàn diện <br />
của người Nhật. Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là duy trì một dòng chảy <br />
liên tục các sản phẩm trong nhà máy và thích ứng một cách linh hoạt với sự <br />
thay đổi của nhu cầu. Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào <br />
thời điểm cần thiết được mô tả bằng cụm từ “đúng thời điểm”.<br />
<br />
Lấy ví dụ, trong một quá trình lắp ráp xe, cần phải có những phụ kiện <br />
cần thiết của quá trình trước tại thời điểm cần thiết với số lượng cần thiết. <br />
Nếu khái niệm này được nhận thức trong toàn nhà máy, thì lượng tồn kho <br />
không cần thiết sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, do vậy nhà máy sẽ không cần đến <br />
việc tạo ra các nhà kho và giảm bớt được chi phí lưu kho.<br />
<br />
Trong hệ thống Toyota, người công nhân làm việc tại quá trình sau sẽ <br />
phải đi đến quá trình trước đó để lấy những phụ kiện cần thiết với một số <br />
lượng cần thiết tại thời điểm cần thiết. Sau đó, công việc mà quá trình trước <br />
cần làm là chỉ sản xuất đủ số lượng đơn vị sản phẩm để thay thế những cái <br />
đã bị lấy đi.<br />
<br />
c. Tự kiểm soát lỗi <br />
<br />
Để thực hiện quá trình sản xuất đúng thời điểm, 100% hàng hoá có chất <br />
lượng tốt phải chạy vào dây chuyền ưu tiên, và dây chuyền này phải hoạt <br />
động nhịp nhàng mà không bị gián đoạn.<br />
<br />
Do vậy, công tác quản lý chất lượng là rất quan trọng và đồng thời phải <br />
tồn tại với hoạt động sản xuất. Tự kiểm soát lỗi có nghĩa là xây dựng một cơ <br />
chế trong đó có phương tiện để hạn chế việc sản xuất hàng loạt các sản <br />
phẩm sai lỗi trong máy móc và dây chuyền sản phẩm. Tự kiểm soát lỗi là sự <br />
tự động kiểm tra những điểm không bình thường trong quá trình.<br />
<br />
Bộ máy kiểm soát lỗi là một bộ máy có cài đặt một thiết bị tự động <br />
dừng. Tại các nhà máy Toyota, hầu hết máy móc đều tự động, do vậy có thể <br />
ngăn cản được việc sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm sai lỗi và việc hỏng <br />
hóc máy móc sẽ được tự động kiểm tra.<br />
<br />
Ý tưởng tự kiểm soát lỗi cũng được mở rộng ra các dây chuyền thủ công. <br />
Nếu có điểm gì không bình thường xảy ra trong dây chuyền sản phẩm, người <br />
công nhân sẽ bấm vào nút dừng và toàn bộ dây chuyền đó dừng lại.<br />
<br />
Nhằm mục đích phát hiện ra lỗi tại các quá trình, tại các phân xưởng đều <br />
treo một bảng điện tử (được gọi là Andon) dùng để chỉ điểm dừng của dây <br />
chuyền để mọi người có thể trông thấy. Bảng điện tử Andon trong hệ thống <br />
Toyota đóng một vai trò quan trọng giúp kiểm soát lỗi tự động, đồng thời <br />
cũng là một ví dụ điển hình của “Hệ thống kiểm soát trực quan Toyota”.<br />
<br />
d. Đặc điểm riêng của Kaizen tại Toyota <br />
Phương pháp sản xuất TPS: TPS được thực hiện với sự sáng tạo khá đặc <br />
biệt. Chẳng hạn như kiểu cảnh báo "andon cord", cho phép bất cứ công nhân <br />
nào cũng được dừng hệ thống nếu anh ta phát hiện lỗi. Hệ thống "kanban" thì <br />
cho phép công nhân báo đèn tín hiệu khi cần thiết bị mới. Sàn nhà máy được <br />
sắp xếp để có thể tìm thiết bị và sản phẩm dễ dàng.<br />
<br />
Hệ thống KSS: Toyota đã khuyến khích tất cả nhân viên của mình đề <br />
xuất ra ý kiến, điều này đã tạo ra một số lượng khổng lồ các đề xuất cho <br />
công ty từ phía nhân viên và những nhà quản lý luôn tận tâm theo dõi, đánh giá <br />
những đề xuất này. Nếu bạn đi tham quan ở các công ty Nhật bạn sẽ thấy các <br />
bản ghi nhận đề xuất của nhân viên được treo trên tường nơi họ làm việc, <br />
chính yếu tố này là nguồn động lực khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Mỗi <br />
một đề xuất một khi được thực hiện sẽ đem lại việc chỉnh sửa tiêu chuẩn. <br />
<br />
Theo báo cáo hàng năm, mỗi nhân viên của Toyota đóng góp từ 60 70 ý <br />
tưởng cải tiến một năm. Số liệu thống kê cho biết tổng số ý tưởng cải tiến <br />
của toàn thể nhân viên Toyota trong 40 năm là 20 triệu ý tưởng và tỷ lệ ý <br />
tưởng được thực hiện là 90%. Trả lời phỏng vấn "Bí quyết thành công của <br />
hệ thống phát triển sản phẩm của Công ty Toyota", ông Yuichi Okamota, <br />
nguyên Phó Giám đốc Trung Tâm Kỹ Thuật Toyota nói: “Chúng tôi có một kỹ <br />
thuật rất tinh vi trong việc phát triển những chiếc xe mới, được gọi là 5 lần <br />
tại sao. Chúng tôi toàn thể nhân viên trong công ty, luôn đặt câu hỏi "tại sao" <br />
đến 5 lần để tìm ra nguyên nhân gốc và liên tục đưa ra các ý tưởng cải tiến”.<br />
<br />
2. Kaizen ở Công ty xi măng Nghi Sơn, Việt Nam<br />
<br />
a. Cách thức áp dụng Kaizen của công ty Nghi Sơn <br />
<br />
Xi măng Nghi Sơn là một công ty liên doanh Nhật Bản, công ty đã “tuân <br />
thủ tuyệt đối nguyên tắc này, thể hiện ở khả năng tập trung cải tiến và quản <br />
trị chất lượng, hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng <br />
lợi ích sản phẩm để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng”, đại diện liên <br />
doanh xi măng Nghi Sơn cho biết.<br />
<br />
Khuyến khích người lao động ở mọi cấp tham gia đề xuất để công ty <br />
phát triển tốt hơn là một công việc “nói dễ nhưng làm không dễ”. Để làm <br />
được điều này, công ty cần tạo ra một hệ thống quy chế hết sức rõ ràng và <br />
hệ thống này theo thời gian cần trở thành một tập quán trong công ty.<br />
<br />
Công ty xi măng Nghi Sơn đã đưa các quy định thành văn bản cụ thể. Văn <br />
bản ghi rõ: “Tất cả các nhân viên Nghi Sơn trừ cấp quản lý đều có quyền đề <br />
đạt ý kiến cải tiến. Các cấp quản lý và Hội đồng đánh giá sẽ đánh giá và <br />
tuyên thưởng cho người đề xuất”. Công ty phân loại và áp dụng mức thưởng <br />
cho từng sáng kiến, tiến hành phân tích để áp dụng sáng kiến và thưởng ngay <br />
trong tháng. Ngoài ra, còn có phần thưởng cuối năm cho các ý kiến tốt nhất. <br />
Mức thưởng được phân chia thành các loại A, B, C, D rõ rệt với các mức <br />
tương ứng: 1 triệu, 500 nghìn, 200 nghìn và 50 nghìn đồng.<br />
<br />
b. 3 đặc điểm nổi bật của Kaizen tại công ty Nghi Sơn <br />
<br />
Mô hình của Nghi Sơn làm rõ ba đặc điểm hết sức cơ bản của Kaizen mà <br />
không ít người đã hiểu lầm.<br />
<br />
Thứ nhất, Kaizen là những cải tiến nhỏ và từ từ thay vì cải cách đột phá. <br />
Lấy ví dụ, hai sáng kiến được xếp loại B của nhà máy Nghi Sơn năm 2011 là: <br />
Tiết kiệm điện cho hệ thống ánh sáng ở dây chuyền 2 và Lắp đặt hệ thống <br />
quạt ở máy biến thế số 2. Những ý tưởng đề xuất đều nhằm cải thiện các <br />
khía cạnh nhỏ trong hoạt động sản xuất/kinh doanh/hoạt động. Kaizen không <br />
yêu cầu mỗi nhân viên trở thành những nhà cách mạng “vẽ” ra những ý tưởng <br />
lớn nhằm thay đổi diện mạo công ty và thị trường.<br />
<br />
Thứ hai, Kaizen dành cho mọi thành viên trong công ty chứ không chỉ cho <br />
những nhà quản lý và chuyên gia cao cấp. Thậm chí ở Nghi Sơn, các nhà quản <br />
lý không được tham gia vào hệ thống Kaizen. Đây là đặc trưng quan trọng bởi <br />
vẫn tồn tại một lối suy nghĩ cũ rằng: cải tiến là công việc của nhà quản trị, <br />
nhân viên chỉ là những con ốc trong guồng máy thực thi.<br />
<br />
Thứ ba, phần thưởng tiền bạc không phải là yếu tố quyết định. Phần <br />
thưởng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, ghi nhận sự đóng góp thay vì coi đó như <br />
một động lực chủ yếu. Với trường hợp Nghi Sơn, tiền thưởng cho sáng kiến <br />
loại A mới chỉ ở mức 1 triệu đồng và cho loại D là 50 nghìn đồng. Đây đều là <br />
những con số không cao theo quan niệm thông thường, nhưng lại rất hợp lý <br />
với các doanh nghiệp Nhật áp dụng Kaizen.<br />
<br />
Ở các doanh nghiệp Kaizen, tổng số tiền thưởng dành cho những đề xuất <br />
ở mức độ thấp còn cao hơn nhiều so với những đề xuất ở mức độ cao. Thậm <br />
chí, những đề xuất không tạo ra một hiệu quả nào đáng kể cũng vẫn được <br />
ghi thưởng. Ví dụ, Nghi Sơn quy định rõ những đề xuất xếp loại D là “không <br />
tạo ra lợi nhuận và hiệu quả rõ rệt, tính sáng tạo và nỗ lực chỉ ở mức đáng <br />
ghi nhận.” Những đề xuất loại đó vẫn được thưởng và trân trọng. Điều này <br />
trái với mô hình quản trị phương Tây khi ngay lập tức các ý tưởng như thế bị <br />
ném vào thùng rác.<br />
<br />
3. Kaizen ở công ty Ngô Han, Việt Nam<br />
<br />
a. Giới thiệu về công ty Ngô Han<br />
<br />
Công ty Cổ Phần Ngô Han là nhà sản xuất dây điện từ hàng đầu tại Việt <br />
Nam, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai. Với phương châm “Tất cả cho chất <br />
lượng sản phẩm”, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được hoạch <br />
định dựa trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và <br />
thực hiện quản lý nghiêm ngặt theo các quy trình kiểm soát chất lượng ISO. <br />
Đặc biệt, Ngô Han là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ chất <br />
lượng UL (Underwriters Laboratory) cho sản phẩm dây điện từ.<br />
Hiện tại Ngô Han đang áp dụng các phương pháp cải tiến quy trình như <br />
Kaizen, Six Sigma cùng các nguyên lý về sản xuất tiết kiệm (Lean <br />
Manufacturing) nhằm không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm giá <br />
thành để mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.<br />
b. Cách thức áp dụng Kaizen của công ty Ngô Han <br />
Ngô Han đang triển khai cả 2 loại Kaizen: Kaizen Ðề xuất cải tiến và <br />
Kaizen Event. Những đề xuất này ưu tiên vào các lĩnh vực chất lượng sản <br />
phẩm, giảm thời gian lãng phí và bảo đảm an toàn. Những đề xuất này được <br />
đánh giá qua 3 giai đoạn: sự phù hợp với các tiêu chí Công ty đưa ra khi triển <br />
khai Kaizen, tính khả thi của ý tưởng, hiệu quả của việc triển khai ý tưởng <br />
vào thực tế. Việc báo cáo, đánh giá diễn ra hàng tháng với sự tham gia của <br />
chính ban giám đốc công ty.<br />
Ðể khích lệ tinh thần cải tiến liên tục, Ban Giám đốc Ngô Han đã xây <br />
dựng một chương trình khen thưởng dành cho chủ nhân của các ý tưởng. Ý <br />
tưởng phù hợp với các tiêu chí công ty đưa ra được thưởng 20.000 đồng, ý <br />
tưởng được thực hiện là 30.000 đồng và ý tưởng thực hiện có kết quả được <br />
thưởng 50.000 đồng. Ðối với dự án cải tiến, người đề xuất và người thực <br />
hiện còn được tặng 10% giá trị hiệu quả do ý tưởng mang lại. Công ty còn có <br />
chính sách thưởng, tăng lương cho những nhân viên có nhiều ý kiến đóng góp <br />
trong tháng, trong năm.<br />
Ngô Han sau gần 1 năm triển khai Kaizen cũng gặt hái được một số kết <br />
quả khả quan. Có những góp ý cải tiến rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả <br />
bất ngờ. Tiêu biểu như việc nối dài tấm sắt chắn vòng quanh dóng đồng (sợi <br />
đồng được nấu chảy và đúc chân không) nhằm tránh dóng bị ngã khi ra khỏi <br />
băng chuyền, làm trầy xước bán thành phẩm. Hay việc nâng cao bộ kết tinh <br />
dùng để hút đồng phế phẩm trong lò đồng, giảm lượng đồng phế phẩm từ <br />
trên 6 tấn/năm xuống chỉ còn 400 kg/năm, tiết kiệm 20.000 USD/năm.<br />
c. Kết quả đạt được <br />
Tổng kết kết quả góp ý 6 tháng đầu tiến hành Kaizen ở Ngô Han, trung <br />
bình một người đóng góp 2,3 ý kiến; 82,9% ý kiến phù hợp với tiêu chí; <br />
70,4% các ý kiến đưa vào thực hiện là có kết quả. Ngoài các góp ý cải tiến <br />
máy móc, sản xuất, Ngô Han còn nhận được rất nhiều góp ý nhằm cải thiện <br />
hình ảnh công ty, cách thức làm việc, vận hành, quản lý, ... của tất cả các <br />
phòng ban. Ðiển hình như vấn đề giao hàng. Thông thường, thời gian giao <br />
hàng mất 2 giờ/phiếu hàng. Công nhân đã tìm ra nguyên nhân giao hàng chậm <br />
là do sự phối hợp giữa các phòng ban không tốt, làm cho thủ tục, giấy tờ <br />
thường xuyên bị tắc nghẽn. Trong đó, thời gian viết phiếu xuất kho đã chiếm <br />
một nửa thời gian chờ đợi sau khi giao nhận hàng. Giải pháp đưa ra rất đơn <br />
giản: thay vì phải chờ giao xong hàng mới viết phiếu xuất kho, bây giờ hai <br />
công việc được thực hiện song song.<br />
d. Giảm thiểu h ạn chế <br />
<br />
Tuy nhiên, để nhân viên tích cực tham gia vào hoạt động cải tiến thì cách <br />
thức tiếp nhận ý kiến là rất quan trọng. Một khi nhân viên thấy được cải tiến <br />
là có lợi, công việc tốt hơn thì họ mới tự tin gửi ý kiến. Ngược lại, người làm <br />
công tác cải tiến có thể phải đối diện với việc nhân viên không muốn thay <br />
đổi, hoặc tình trạng cải tiến cục bộ gây ra tác dụng ngược. Chẳng hạn cải <br />
tiến cục bộ làm tăng năng suất của một cá nhân, nhưng năng suất của toàn <br />
quá trình thì không tăng.<br />
Ðể tránh tình trạng này, Ngô Han cho đặt những hộp thư góp ý, có biểu <br />
mẫu ghi đề xuất cải tiến theo các nội dung: việc gì, ở đâu, khi nào, ngày nào, <br />
giờ nào, cần cải tiến ra sao, cách làm thế nào, ... Nhân viên chỉ cần điền vào. <br />
Ý kiến, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ được chuyển hàng ngày đến người chịu trách <br />
nhiệm chính. Chậm nhất là 1 tuần, công ty sẽ có văn bản phản hồi về ý kiến <br />
đó. Nếu ý kiến không thể thực hiện, người chịu trách nhiệm phải đưa ra lý <br />
do. Nếu thực hiện, người chịu trách nhiệm chính sẽ đưa ra nội dung cần cải <br />
tiến và quy định rõ ai sẽ là người chịu trách nhiệm.<br />
V. TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN KAIZEN TẠI VIỆT NAM<br />
Số doanh nghiệp áp dụng Kaizen như một quy trình cải tiến liên tục rất <br />
ít, nếu có chỉ mang tính phong trào.<br />
1. Nguyên nhân<br />
<br />
Nhận thức của lãnh đạo về Kaizen chưa đúng và đầy đủ. Lãnh đạo chỉ <br />
nhấn mạnh tới mục tiêu mà chưa chú trọng vào động viên, khuyến khích nhân <br />
viên. Nhiều nhà quản lý còn có thái độ nôn nóng, vội vàng khi triển khai <br />
Kaizen, muốn thành công nhanh trong thời gian ngắn.<br />
<br />
Người lao động không có hứng thú. Lãnh đạo gặp trở ngại trong việc <br />
đào tạo cho nhân viên nhận thức nghiêm túc về Kaizen. Một mặt do họ chưa <br />
nhận thức được hết lợi ích mà Kaizen mang lại, mặt khác do tâm lý ngại thay <br />
đổi và sợ thất bại của mỗi nhân viên<br />
<br />
Chiến lược và cơ chế cải tiến của Việt Nam chưa phù hợp.<br />
<br />
Tham vọng cải tiến rộng, không chính xác, cụ thể. Bản chất của <br />
Kaizen là thực hiện từ những cái rất nhỏ nhưng liên tục với bản chất tăng <br />
dần để tạo ra hiệu quả lớn. Song thông thường, những cải tiến nhỏ ít được <br />
để ý, vì người ta cho rằng giá trị mà nó mang lại không cao.<br />
<br />
Xem xét đánh giá đề xuất cải tiến chậm trễ nên nhân viên dễ chán nản.<br />
<br />
Số lượng đề xuất cải tiến của công nhân còn ít.<br />
<br />
Không thực tiễn, còn nhiều mâu thuẫn với quy định quản lý.<br />
<br />
2. Đề xuất giải pháp<br />
<br />
a. Về phương thức lãnh đạo<br />
Kaizen đòi hỏi các lãnh đạo Việt Nam phải chuyển từ phong cách “chỉ <br />
đạo” sang lãnh đạo “nhập thế.” Trong thực tiễn quản trị, các nhà lãnh đạo <br />
Việt Nam hiện nay vẫn thường cho mình đứng ở vị trí trên cao, tách biệt với <br />
các hoạt động thường nhật. Phong cách lãnh đạo này ngày càng tỏ ra kém <br />
hiệu quả, bởi việc tách biệt khỏi các hoạt động sẽ làm cho các nhà lãnh đạo <br />
thiếu thông tin cập nhật trong quá trình ra quyết định. Hơn nữa, không phải <br />
lúc nào nhà lãnh đạo cũng sáng suốt để dự đoán đúng về những gì sẽ xảy ra <br />
trong tương lai. Bởi vậy, lãnh đạo phải chuyển từ phong cách “chỉ tay” chỉ <br />
đạo sang phong cách “bắt tay” vào công việc, sát sao hiệu quả của từng công <br />
việc cụ thể. Nói ngắn gọn, các nhà lãnh đạo chuyển từ lãnh đạo “Nghĩ” sâu <br />
sắc, sang lãnh đạo hướng dẫn cấp dưới “Làm” tốt những công việc cụ thể.<br />
<br />
b. Chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn tổ chức<br />
Tổ chức không thể phát triển nếu không hướng đến tương lai với những <br />
mục tiêu thống nhất. Một tầm nhìn dài hạn sẽ tạo ra sự hứng khởi cho các <br />
thành viên, đồng thời tạo nên sự nhất quán hành động của những con người <br />
và các bộ phận trong toàn tổ chức. Nếu không chú trọng xây dựng tầm nhìn, <br />
tổ chức sẽ hoạt động một cách vá víu trước những thay đổi của môi trường.<br />
<br />
c. Tạo sự cam kết toàn tổ chức<br />
Một mình nhà lãnh đạo không thể kéo hay ép cả tổ chức thực thi một triết <br />
lý quản lý. Áp dụng triết lý Kaizen hay bất cứ phương pháp quản trị hiện đại <br />
nào cũng đòi hỏi sự thấu hiểu về nguyên tắc, mục tiêu và phương thức thực <br />
hiện của tất cả các thành viên trong tổ chức. Vì vậy, các tổ chức cần ý thức <br />
rằng đào tạo cho nhân viên và đội ngũ cán bộ quản lý là một cách đầu tư cần <br />
thiết và khôn ngoan. Bởi vì, chỉ khi có sự am hiểu và tự tin thì con người mới <br />
hiện thực hóa được các mục tiêu quản lý. Bên cạnh đó là các chính sách đánh <br />
giá và đãi ngộ hợp lý đi kèm để tạo động lực cho các thành viên trong tổ chức.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Trong các phương pháp, hệ thống quản lý chất lượng thì Kaizen là một <br />
mô hình được đánh giá rất tốt trong việc cải tiến nhằm tăng chất lượng <br />
doanh nghiệp cũng như tăng chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp Nhật <br />
Bản là người áp dụng thành công phương pháp này nhất.<br />
Chiến lược Kaizen là khái niệm quan trọng nhất trong công tác quản lý <br />
kinh tế ở Nhật nó là chìa khóa của sự thành công về cạnh tranh của Nhật. <br />
Kaizen có nghĩa là “cải tiến, cải thiện”.<br />
Tại Việt Nam, phương pháp Kaizen chưa được áp dụng phổ biến nhưng <br />
đang được một số doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng. Dù việc áp dụng <br />
gặp phải nhiều khó khăn, triết lý khuyến khích sự tham gia của đại đa số <br />
người lao động này có một ưu điểm quan trọng: khích lệ tinh thần đóng góp <br />
của số đông bằng cách trân trọng mọi ý kiến dù nhỏ nhất nhắm tới sự cải <br />
thiện không ngừng.<br />