Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết của V.S. Naipaul từ lý thuyết đa văn hóa
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tiểu thuyết của V.S. Naipaul từ lý thuyết đa văn hóa" nhằm giới thuyết Lí thuyết Đa văn hoá và tính đúng đắn của lí thuyết trong nghiên cứu văn chương; tóm tắt tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của V.S. Naipaul. Trên cơ sở đó, nêu lên tính đặc thù Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul, nhằm làm rõ nét riêng trong chiều sâu tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra những ứng dụng của ba cơ sở lí thuyết Đa văn hoá trong nghiên cứu liên ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết của V.S. Naipaul từ lý thuyết đa văn hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐINH THỊ LÊ TIỂU THUYẾT V.S. NAIPAUL TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HOÁ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9.22.02.42 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Huy Bắc Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Thu Hà Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân Phản biện 3: PGS.TS. Đặng Hoài Thu Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng …. năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong dòng chảy không ngừng của văn hoá, luôn tồn tại sự vận động, giao lưu giữa các nền văn hoá, tạo nên thuộc tính tất yếu là Đa văn hoá. Do đó, nghiên cứu tác giả, tác phẩm, hay hiện tượng văn chương qua lí thuyết liên ngành Đa văn hoá, một hướng đi đầy triển vọng trong nghiên cứu phê bình. Lí thuyết Đa văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc tri nhận một đặc tính đa dạng, giao thoa giữa các nền văn hoá, các mã văn hoá, góp phần làm sáng tỏ cội nguồn sáng tạo văn chương. 1.2. V.S. Naipaul (1934-2018) là nhà văn Anh gốc Trinidad, tiêu biểu cho dòng văn học đa văn hoá, đoạt Nobel văn học năm 2001. Tìm hiểu tính đa văn hoá trong các tiểu thuyết của ông chính là tìm hiểu những giá trị văn hoá phong phú, kết tinh trong nghệ thuật của nhà văn. Do vậy, tìm hiểu tiểu thuyết của V.S.Naipaul hứa hẹn mang lại một hành trình khám phá đầy thú vị. 1.3. Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về V.S. Naipaul đều liên quan đến dòng văn học hậu thuộc địa và văn hoá học. Luận án này lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách tập trung về tiểu thuyết của V.S.Naipaul dưới sự soi sáng của lí thuyết Đa văn hoá. Đây là một hướng tiếp cận mới ở Việt Nam, không chỉ giúp người nghiên cứu vận dụng lí thuyết mới mẻ vào nghiên cứu văn chương, mà quan trọng hơn là giúp tìm ra chiếc chìa khóa để lí giải cái độc đáo trong phong cách của V.S.Naipaul. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giá trị kết tinh tính Đa văn hoá cao nhất: không gian, thời gian, thế giới nhân vật và hệ thống biểu tượng. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát chính của luận án là các tiểu thuyết tiêu biểu cho ba mốc sáng tác trong văn nghiệp của V.S.Naipaul. Đó là Khúc quanh của dòng sông, Ngôi nhà dành cho ông Biswas và Bí ẩn khi tới. 3. Mục đích nghiên cứu Giới thuyết Lí thuyết Đa văn hoá và tính đúng đắn của lí thuyết trong nghiên cứu văn chương; tóm tắt tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của V.S. Naipaul. Trên cơ sở đó, nêu lên tính đặc thù Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul, nhằm làm rõ nét riêng trong chiều sâu tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra những ứng dụng của ba cơ sở lí thuyết Đa văn hoá trong
- 2 nghiên cứu liên ngành. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: phương pháp tiểu sử, phương pháp khảo sát, thống kê; phương pháp liên ngành; phương pháp văn hoá học; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp so sánh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác lập một cách hiểu thống nhất về khái niệm Đa văn hoá. Trên cơ sở của ba mô hình Đa văn hoá, luận án chứng minh tính khả thi của lí thuyết trong nghiên cứu văn chương. Đối với các tài liệu nghiên cứu V.S. Naipaul, luận án khảo sát, thống kê để tìm ra những khuynh hướng nghiên cứu chính. Vận dụng linh hoạt lí thuyết Đa văn hoá, luận án chỉ ra đặc tính Đa văn hoá trong không – thời gian, thế giới nhân vật và biểu tượng. 6. Đóng góp của luận án Luận án là công trình tiếng Việt đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu những đặc trưng đa văn hóa trong tiểu thuyết V.S. Naipaul, dựa trên nguyên tác tiếng Anh. Từ đó, tác giả luận án khẳng định những giá trị Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul. Giải mã một hiện tượng văn học độc đáo của thế kỷ XX, XXI, cũng như khẳng định những cống hiến của nhà văn từng giành giải thưởng Nobel văn học. Thông qua đó, luận án góp phần khẳng định tính hữu dụng của lí thuyết Đa văn hoá trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Không gian và thời gian nhìn từ lí thuyết đa văn hoá Chương 3: Thế giới nhân vật nhìn từ lí thuyết đa văn hoá Chương 4: Biểu tượng gắn với ba mô hình Đa văn hoá
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Nghiên cứu văn học từ lí thuyết Đa văn hoá 1.1.1. Văn hoá và hướng phê bình văn học từ văn hoá Hướng nghiên cứu văn học từ văn hoá đã được công nhận rộng rãi, nhờ tính khoa học và chân xác trong việc nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học. Thêm nữa, Đa văn hóa là thuộc tính bản chất, quy luật trong sự phát triển của loài người, đã xuất hiện trong từ các nền văn minh cổ đại. Sự ra đời của chủ nghĩa Đa văn hoá (Multiculturalism) dựa trên ba tiền đề chính: phong trào dân chủ, làn sóng di cư và xu hướng toàn cầu hoá. Đa văn hóa có thể định nghĩa dựa trên ý tưởng về đa nguyên văn hóa, bình đẳng giữa tất cả các nhóm và tôn trọng sự đa dạng văn hóa, nhưng cũng có thể giới thuyết khái niệm dựa vào lợi ích của nhóm thiểu số. Trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng định nghĩa Đa văn hoá là sự chung sống hoà bình và bình đẳng của các giá trị văn hoá trong bối cảnh xã hội đa chủng tộc, tôn giáo, văn hoá, ở đó con người có thể duy trì bản sắc, tự hào về tổ tiên, truyền thống và có cảm giác gắn bó máu thịt với nơi mình thuộc về. Khác với Liên văn hoá nhấn mạnh quá trình tương liên và giao thoa văn hoá, ngầm chỉ sự pha trộn, tiếp biến các hệ giá trị văn hoá khác nhau, Đa văn hoá hướng tới giải trung tâm. Đa văn hoá là một thuật ngữ liên ngành, mang tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong khoa học nhân văn. 1.1.2. Đa văn hoá, từ các nhà dân tộc học đầu thế kỉ XX đến nay Đặc trưng Đa văn hoá ngày càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết trong văn học thế kỷ XX, đánh dấu một kỉ nguyên toàn cầu hoá và sự ra đời của trường phái hậu hiện đại - giải cấu trúc, phân tích những đổ vỡ cũng như tính đan xen của nhiều lớp diễn ngôn trong văn bản. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu văn hoá, và lí thuyết nghiên cứu đa văn hóa, lí thuyết hậu thuộc địa chính là tiền đề mở đường cho lí thuyết văn học thông qua đa văn hóa. Tình hình nghiên cứu văn chương từ lí thuyết Đa văn hoá trên thế giới đang diễn ra khá sôi động, với các phương pháp phân tích văn bản Đa văn hoá dựa trên các quan điểm của các nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong thuyết đa văn hoá như Stuart Hall, Charles Taylor và Will Kymlicka, Avtar Brah, Benedict Anderson, Stephen Greenblatt, C.W.Watson, Peter McLaren, David Theo Goldberg, Edward Said, Tariq Modood, và một số nhà nghiên cứu khác. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt một số lí thuyết gia có nhiều ảnh hưởng nhất đến chủ nghĩa Đa văn hoá: Edward Said
- 4 – Đông phương luận và Jasbir Jain – sự lạc lõng và đa văn hoá. 1.1.3. Đa văn hoá trong văn học Đặc trưng này ngày càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết trong văn học thế kỉ XX, đánh dấu một kỉ nguyên toàn cầu hoá. Thứ hai, ngày càng có nhiều các trường phái hiện đại và hậu hiện đại, giải cấu trúc, phân tích những đổ vỡ cũng như tính đan xen của nhiều lớp diễn ngôn trong văn bản. Người đọc tiếp nhận văn bản từ những điểm mù văn hoá, từ chủ nghĩa tự kỉ trung tâm sẽ không đào sâu được các lớp nghĩa tiềm tàng của ngôn từ, rất dễ bỏ qua những cái độc đáo trong sự sáng tạo của nhà văn. Cách tiếp cận văn chương từ các “ngữ cảnh bao quanh văn chương, những tác nhân đã làm văn chương trở nên đa diện” đã mở ra một hướng đi thiết thực và “một trong những nhu cầu nghiên cứu văn học chính là được trình bày một đối thoại văn hóa”. 1.1.4. Đa văn hoá từ Edward Said đến Stuart Hall, Doreen Massey và Ander Hanberger Thuyết căn tính và nơi chốn của Doreen Massey tập trung vào tính độc đáo và tầm quan trọng của địa điểm trong việc hình thành bản sắc cá nhân. Nếu soi chiếu lí thuyết này của Massey vào các nhà văn xê dịch, hoặc hậu thuộc địa như V.S. Naipaul, Salman Rushdie hay Chinua Achebe, có thể thấy nhiều điểm liên quan đến bản sắc và cảm quan không gian, thời gian của các tác giả này. Thuyết về bản thể bất định của Stuart Hall, “bố già của Chủ nghĩa Đa văn hóa”, gắn liền với khái niệm về các lí thuyết về chủng tộc, giai cấp và bản sắc văn hoá (cultural identity). Lí thuyết này sẽ mở ra những hướng đi triển vọng trong nghiên cứu bản sắc của thế giới nhân vật, đặc biệt là các tác phẩm hậu thuộc địa. Ba mô hình Đa văn hoá của Anders Hanberger liên quan đến việc đánh giá Đa văn hóa, cách hiểu về Đa văn hóa và cách xác định năng lực Đa văn hóa (Multicultural competence). Từ công trình nghiên cứu của Anders Hanberger, chúng tôi nhận thấy có một hướng ứng dụng có triển vọng trong việc nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul từ mô hình mà Hanberger đề xuất. 1.2. Nghiên cứu về V.S. Naipaul từ lí thuyết Đa văn hoá 1.2.1. Tài liệu tiếng Việt Theo khảo sát của chúng tôi, nguồn tư liệu tiếng Việt về nhà văn này chủ yếu vẫn rải rác một vài bài viết giới thiệu trên các báo, tạp chí về tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của V.S. Naipaul khi nhận giải thưởng Nobel
- 5 văn học 2001 và lúc ông qua đời. Tính đến thời điểm thực hiện luận án, nguồn tài liệu tiếng Việt mà chúng tôi thu thập được về V.S. Naipaul và tiểu thuyết của ông nhìn từ lí thuyết Đa văn hoá khá hạn chế. 1.2.2. Tài liệu tiếng Anh Nếu sắp xếp theo trục thời gian lịch đại, các nghiên cứu về văn nghiệp của V.S. Naipaul có thể tạm chia thành ba giai đoạn chính: 1950-1970, 1970- 2000, và 2000-2018; tương ứng với các công trình nghiên cứu về ông. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích chính của luận án, là tìm hiểu tiểu thuyết của ông từ lí thuyết Đa văn hoá, chúng tôi chỉ tập trung quan tâm đến các bài viết có liên quan hoặc có tính gợi mở hướng nghiên cứu của luận án. Trong đó, nếu sắp xếp theo hướng nghiên cứu về V.S. Naipaul, có thể tạm chia thành bốn hướng nghiên cứu nổi bật: dòng văn học hậu thuộc địa, văn học so sánh; hướng nghiên cứu tiểu sử; những cách tân nghệ thuật; vấn đề căn tính, đa văn hoá (multicultural literature). Có thể nhận ra điểm chung giữa các cuốn sách, luận án trên là sự điểm xuyết một vài ý tưởng về chủ đề văn hoá, Đa văn hoá trong các tiểu thuyết của V.S. Naipaul. Ngoại trừ một cuốn tập trung vào Đa văn hoá qua các cuốn hồi ký của ông trên các chặng đường rong ruổi khắp thế giới Hồi giáo, Ấn Độ...., đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình tiếng Việt khảo cứu đầy đủ và chuyên sâu về các tiểu thuyết của V.S. Naipaul theo lí thuyết Đa văn hoá. Vì vậy, theo cảm quan của chúng tôi, hướng tiếp cận này có thể giúp giải quyết tốt những nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài luận án. Chương 2. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT V.S. NAIPAUL NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HOÁ 2.1. Không gian nhìn từ lí thuyết Đa văn hoá Xác định không gian như một “diễn ngôn”, dựa trên quan niệm về diễn ngôn của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là quan niệm của M. Foucault, M. Bakhtin và V.I. Chiupa, chúng tôi xác định nội hàm của khái niệm như sau: Diễn ngôn là phát ngôn, một hành động lời nói tạo sinh văn bản giữa người nói và người nghe, là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hóa xã hội” (Van Dijk) giữa chủ thể (tác giả, người sáng tạo), khách thể (người nghe, người tiếp nhận) và đối tượng được nói tới (nhân vật, các sự vật, hiện tượng). Ở đây, sự tương tác giữa các yếu tố này có thể theo lối trực tiếp, đồng thời dưới dạng khẩu ngữ hoặc cũng có thể là gián tiếp, không đồng
- 6 thời dưới dạng văn viết. Diễn ngôn không phải là hệ thống kí hiệu mà là hệ thống các thẩm quyền giao tiếp diễn ngôn, bao gồm: thẩm quyền sáng tạo, thẩm quyền của cái được tham chiếu và thẩm quyền tiếp nhận. Mỗi loại hình diễn ngôn đều nhằm thực hiện một chiến lược, một mục đích giao tiếp nhất định. Diễn ngôn không chỉ chịu sự ràng buộc của các quy tắc ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ý thức hệ, tri thức và quyền lực. Do vậy, diễn ngôn được xem là một hiện tượng văn hóa, xã hội thấm đẫm tư tưởng hệ. 2.2.1. Không gian sinh hoạt đậm chất truyền thống đa dạng của Trinidad và Tobbago Với một lịch sử thực dân – thuộc địa như đảo quốc Trinidad và Tobbago, không khó nhận thấy bối cảnh sáng tác của cuốn tiểu thuyết là một không gian văn hoá đậm đà bản sắc, đa dạng sắc màu và là tổng hoà của đa giá trị văn hoá. Không gian trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas là kiểu không gian sinh hoạt gắn liền với cộng đồng người Trinidad gốc Ấn trải dài từ những ngôi nhà bằng đất đến những vũng trâu lầy của những ngôi làng người nhập cư gốc Ấn, và vùng trồng cây ca cao ở phía Bắc, đến những ống máng nước rỉ sét, những con hẻm giữa các khu nhà ở khu ổ chuột của thủ đô Port of Spain. Từ bối cảnh mở đầu cuốn tiểu thuyết, ta có thể thấy hầu hết các gia đình Ấn Độ ở đây rất có tinh thần gìn giữ, nâng niu, trân trọng tín ngưỡng của tổ tiên xa xưa. Không gian văn hoá cũng được tái hiện rõ nét qua những hủ tục trọng nam khinh nữ và niềm tin về thế giới ma quỷ đem đến điều chẳng lành. Nếu xét theo lí thuyết của Doreen Massey thì không gian văn hoá cộng đồng trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas đã thực sự là một diễn ngôn không có rào chắn ngăn giữa cái “bên trong” và “bên ngoài” bởi ở đó, các nhân vật luôn trong quá trình đấu tranh để tìm điểm dung hoà giữa những tín ngưỡng và truyền thống ông cha với những đổi thay của lịch sử trong một xã hội đa dạng chủng tộc và tôn giáo. 2.1.2. Không gian văn hoá lịch sử đầy biến động của châu Phi Doreen Massey cho rằng khái niệm địa điểm bao hàm các mối tương giao xã hội (social interaction) “không đóng băng trong một thời điểm mà là cả một quá trình”. Bằng việc xây dựng một không gian văn hoá đan xen cả quá khứ lẫn hiện tại, V.S. Naipaul đã tái hiện được một châu Phi xưa và nay, “một quá trình” được đan cài khéo léo qua cách nhìn và quan điểm sống của người dân. Đó là một diễn ngôn lịch sử đầy biến động đã được tác giả xây dựng hết sức công phu trong bối cảnh hậu thực dân với hai
- 7 không gian văn hoá tồn tại song song: không gian Miền mới và không gian của thị trấn. Đó là một châu Phi hậu thực dân, một mảnh đất giàu truyền thống bộ tộc, với những nét đẹp của lối sống tập thể từ bao đời, với những phong tục tập quán đa dạng, Với việc kiến tạo hai không gian văn hoá gần như đối lập nhau, V.S. Naipaul đang ngầm tạo nên đất sống cho những nhân vật của cả hai thế giới như Salim, hay ông đang đặt người đọc vào những ẩn số của cuộc sống hiện tại. Liệu con người có thực sự thoát khỏi cái bóng của quá khứ, rũ bỏ thế giới cũ để đến với cái mới? Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận, quy mô và cách thức tổ chức không gian đa chiều của V.S. Naipaul đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh hiện thực lịch sử đầy biến động của châu Phi, đồng thời cũng thể hiện tài năng bậc thầy trong việc kiến tạo không gian tiểu thuyết. Không gian đặc biệt đó đã góp phần tạo nên một diễn ngôn đáng lo ngại về thế giới hậu thuộc địa. 2.1.3. Không gian lữ thứ tại vương quốc Anh Trong Bí ẩn khi tới, nổi bật nhất là không gian lữ thứ có sự kết hợp tài tình, đan cài khéo léo giữa không gian thiên nhiên và không gian tâm trạng. Thứ nhất, không gian thiên nhiên trong tác phẩm được V.S. Naipaul bố cục như một bức tranh phong cảnh rộng, có điểm nhấn, thu hút tâm trí của người đọc, có sự cân đối của đường nét nhằm phác hoạ cảnh vật một cách hiệu quả nhất. Cái Đẹp trong bố cục của hội hoạ và văn chương đã nhập làm một, tạo nên một điểm giao thoa độc đáo của cuốn tiểu thuyết nói riêng và lối viết đặc sắc của V.S. Naipaul. Nhưng ẩn sau bức tranh điền viên lãng mạn tuyệt đẹp của làng quê nước Anh là chiều sâu của không gian tâm tưởng của người khách du sống tha hương được tạo nên từ sự lắp ghép những mảnh vỡ hiện thực, và mảnh vụn của ký ức, của suy tư đa chiều. Cấu trúc truyện kể của Bí ẩn khi tới được chia thành 5 phần, sắp xếp theo chiều không gian từ ngoại biên, tiến dần vào trung tâm là khu dinh thự, rồi lại di chuyển ra ngoài. Xuyên suốt không gian tâm tưởng của Bí ẩn khi tới là những suy tư trải dài theo mỗi bước chân của người khách tha hương, là những khám phá và thay đổi nhận thức của tác giả trong thời gian mười năm sống ở vùng nông thôn Wiltshire nước Anh. Không gian lữ thứ cũng được đặt trong mối tương quan với không gian quê nhà, bởi hình ảnh, phong tục của quê hương vẫn luôn hiện hữu trong tâm tưởng của người con xa quê. Nếu soi chiếu dưới lí thuyết Đa văn hoá của Doreen Massey, địa điểm luôn là duy nhất và độc đáo thì không gian
- 8 tiểu thuyết của rất nhiều nhà văn đã hội tụ điều kiện này. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh căn tính đa văn hoá tạo nên cái độc, cái lạ trong không gian lữ thứ của tác phẩm Bí ẩn khi tới. Không gian trong Bí ẩn khi tới là không gian nước Anh, từ Luân Đôn đến thị trấn Salisbury gần với khu bãi đá cổ Stonehenge dưới góc nhìn của một người vừa “ở trong”, vừa “ở ngoài” như V.S. Naipaul nên diễn ngôn thường có khả năng dung chứa những dị biệt đa dạng, nhất là trong mảng văn học thời hậu thuộc địa. Cái độc đáo thứ nhất là không gian lữ thứ của xứ sở sương mù trong Bí ẩn khi tới là một không gian đa sắc, đa chiều, dung hợp nhiều giá trị văn hoá từ khắp nơi trên thế giới, bên cạnh văn hoá Anh truyền thống, được tái hiện dưới góc nhìn của một người nhập cư. Một điểm đặc sắc nữa trong bức tranh tâm tưởng của nhân vật Tôi của Bí ẩn khi tới chính là nghệ thuật đồng hiện. Từ không gian khu vườn của Jack và những ngọn đồi trọc, nhà văn đã gợi lên một không gian lịch sử thời đế chế La Mã, khi người ta dắt những con ngỗng cổ cao đi bộ suốt từ Gaul đến chợ ở Rome để bán. Rồi theo mạch liên tưởng, ông liên hệ với vở kịch Vua Lear với đoạn bá tước Kent nói về những con ngỗng quàng quạc. Nhà văn bắt đầu hiểu một lớp nghĩa mới của từ ngữ vì đồng bằng Sarum, Đồng bằng Salisbury; Camelot, Winchester - chỉ cách hai mươi dặm, là những thứ hiện hữu, chứ không phải chỉ trên trang giấy. Ông nhận ra “một điều gì đó mơ hồ ở vở Vua Lear, mà theo như lời người biên tập, là một điều khó hiểu với các nhà phê bình”. Có thể thấy ranh giới giữa thực và ảo, quá khứ và hiện tại đã bị lu mờ, mở rộng ra những chiều kích không gian gối chồng lên nhau, thâm nhập lẫn nhau, gia tăng độ vô tận của không gian, thời gian. Nhờ vậy mà diễn ngôn tiểu thuyết vừa hiện lên chân thực, sống động, vừa góp phần biểu đạt những tâm tư, chiêm nghiệm về cuộc đời gắn liền với sự cô đơn, xa lạ của nhà văn xa xứ. Dưới góc độ đa văn hoá, việc nghiên cứu địa điểm, không gian đã phần nào giải mã được các yếu tố chi phối quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, đồng thời cũng thể hiện cái mẫn tiệp của một nhà văn tài năng, luôn trăn trở trước thời cuộc. Đây có thể là lý do chính khiến tính đa văn hóa trong diễn ngôn của ông được thể hiện rất sắc sảo, vượt lên cấp độ không gian vật thể, thể hiện được những vấn đề thời sự, mang tầm nhân loại. 2.2. Thời gian nhìn từ lí thuyết Đa văn hoá Trong lí thuyết của Massey có luận điểm số 3 về khái niệm địa điểm trong mối quan hệ nội tại với thời gian. “Địa điểm không chỉ có căn tính duy nhất và độc đáo mà ẩn chứa nhiều mâu thuẫn nội bộ” (internal
- 9 conflicts). Nằm trong mối quan hệ biện chứng với không gian – địa điểm, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul rất đa dạng, tạo nên những nhịp điệu riêng cho mỗi tác phẩm. 2.2.1. Thời gian gắn với hành trình đi tìm bản ngã Trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas, thời gian trần thuật chủ yếu là thời gian tuyến tính gắn liền với hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật ông Biswas, cũng chính là hành trình đi tìm một chốn nương thân – một ngôi nhà để khẳng định cái Tôi. Đặc biệt, câu truyện có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo nên dư âm bi ai, ám ảnh cho một kiếp người, hay lớn hơn là bi kịch của cả một cộng đồng. Đi sâu hơn vào dòng chảy thời gian của tác phẩm, không khó nhận thấy những mốc quan trọng trong cuộc đời ngắn ngủi, 46 năm của nhân vật chính đều gắn bó mật thiết với một ngôi nhà. Có lẽ chính vì thế mà V.S. Naipaul đã đặt tên cho 5/13 chương trong truyện chính là tên của các ngôi nhà. Thời gian trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas đã góp phần tái hiện các sự kiện trong cuộc đời của nhân vật, đào sâu thêm thế giới nội tâm đầy những bi kịch, và những mâu thuẫn hiện sinh trong hành trình khẳng định cái Tôi. Nhưng ẩn trong dòng chảy thời gian của câu chuyện là những lát cắt của cuộc đời ông Biswas, men theo những thay đổi trong nhận thức của nhân vật, từ cái tự ngã phát triển lên thành bản ngã theo thuyết của Freud. Và thời gian gắn với hành trình đi tìm bản ngã đã góp phần không nhỏ tạo nên giá trị tư tưởng cho tác phẩm. 2.2.2. Thời gian lịch sử và những va chạm văn hoá Nếu đối chiếu với quan điểm của Massey về những mâu thuẫn nội tại của địa điểm, có thể nhận ra trong Khúc quanh của dòng sông, đó chính là thay đổi nhức nhối về mặt lịch sử, xã hội nhức nhối của “châu lục đen”. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết là dòng thời gian lịch sử của những xung đột văn hoá Âu – Phi. Đầu tiên phải kể đến lịch sử của quốc gia Trung Phi trong cuốn tiểu thuyết là lịch sử thuộc địa, kết quả của quá trình văn minh hoá của thực dân, ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn văn hoá nội tại. Ngoài ra, những va chạm văn hoá không chỉ tồn tại trong thời kỳ thuộc địa, mà còn hiện rõ trong xã hội hậu thuộc địa. Người dân châu Phi có thể đập nát những biểu tượng hữu hình của đế quốc, nhưng không dễ dàng thoát khỏi những tàn dư hậu thuộc địa, đặc biệt là cái bóng văn hoá châu Âu. Mối tương quan giữa thời gian và quan điểm sống của con người, điển hình là nhân vật Salim trong một xã hội lịch sử với rất nhiều biến thiên, đã tạo nên một nhịp điệu rất đặc sắc cho tác phẩm, làm cho người đọc cảm
- 10 nhận được sâu sắc nỗi niềm suy tư trong diễn ngôn của nhân vật Tôi trước những va chạm văn hoá trong hoàn cảnh thuộc địa và hậu thuộc địa. 2.2.2. Thời gian ngưng đọng và những trăn trở thời cuộc Ở Bí ẩn khi tới, nhân vật Tôi luôn chìm trong những suy tư, nên thời gian có lúc như một dòng chảy liên tục nhưng có lúc lại bị đứt đoạn với những ngắt quãng. Một đặc điểm nổi bật mà chúng tôi nhận thấy qua việc đọc kỹ thời gian nghệ thuật của tác phẩm chính là tính ngưng đọng thể hiện rõ trong cả ba khía cạnh: thời gian tuần hoàn của thiên nhiên, thời gian tâm trạng và thời gian của một đời người, đời văn đầy ưu tư, trăn trở. Thứ nhất, ta phải kể đến dòng thời gian tâm tưởng của nhân vật Tôi được thể hiện qua những mâu thuẫn giằng xé nội tâm của một người di cư. Là nhân chứng sống của một giai đoạn lịch sử hậu đế quốc, người kể chuyện, khá trùng với V.S. Naipaul, đã đến Anh vào giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa thực dân. Trong chuyến phiêu lưu tâm tưởng ấy, thời gian là những khoảng mơ hồ, như “nhiều năm sau” “một ngày chủ nhật, không lâu sau khi tôi tới London” “sau một vài tuần” “rồi một năm nọ”… tạo nên một khoảng không rộng lớn cho những sự kiện, biến cố, kỷ niệm của quá khứ đồng thời khắc hoạ được những thất vọng, đổ vỡ của hiện tại. Có thể nói, dòng thời gian tâm tưởng đã tái hiện thành công những góc độ tâm lý phức tạp của nhân vật trong một mê cung ký ức và hiện tại đan cài, chìm đắm trong suy tư khiến thời gian như ngừng trôi. Một dạng thức thời gian nổi bật nữa trong tác phẩm là vòng tuần hoàn của tạo hoá. Xen lẫn với dòng thời gian tâm trạng, là một mạch chảy của thời gian các mùa, được cảm nhận qua những khoảnh khắc ngưng đọng của thiên nhiên, cỏ cây, của những khu vườn, dòng sông… Vòng tuần hoàn của tạo hoá diễn ra có phần thong thả, được tính bằng năm, bằng mùa và tháng, nhưng cũng có những phút giây lắng đọng, kéo dài, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, tinh tế của V.S. Naipaul. Chính kết cấu của tác phẩm cũng thể hiện diễn ngôn của tác giả ở cuốn tự truyện về vòng đời, chủ yếu là những đổi thay, suy tàn và cái chết, rồi tái sinh. Ngoài ra, một khía cạnh thời gian khác cũng tạo nên sức gợi lớn cho tiểu thuyết, chính là thời gian hữu hạn của đời người. Nội dung truyện đã bao quát gần như trọn vẹn cuộc đời của nhân vật Jack, nhân vật ông chủ dinh thự và nhân vật Tôi. Ở góc độ thời gian, có thể nhận thấy kết cấu tiểu thuyết là sự lồng ghép các vòng đời với nhau: vòng đời của khu vườn, của khu điền trang, và vòng đời của con người. Trong một cuốn tự truyện không hẳn là hư cấu, cũng không hẳn là phi hư cấu, nhưng chứa đầy những
- 11 câu văn đẫm chất thơ và những chuyển động chầm chậm của cuộc sống, V.S. Naipaul đã thành công dựng lên một không, thời gian đậm chất Thiền, chứ không còn gói gọn trong những năm 1980 ở một miền quê nước Anh. Như vậy, bản vị không gian, thời gian Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul gắn liền với thế giới quan và chiều sâu cảm quan của tác giả. V.S. Naipaul là một nhà văn có khả năng quan sát đặc biệt, nhìn thấy các sự việc ở những góc độ độc đáo, chính vì vậy mà không gian, thời gian trong tác phẩm của ông cũng rất đặc sắc, nhất là khi soi chiếu dưới lí thuyết về căn tính và nơi chốn của Doreen Massey. Chương 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HOÁ 3.1. Cội rễ Đa văn hoá trong thế giới nhân vật Bằng sự mẫn tiệp của một nhà văn, cảm giác chân thực của một người di cư và khả năng quan sát tinh tế, V.S. Naipaul đã nhận ra sự đa dạng của mỗi cá thể trong một thế giới đa văn hóa và đưa họ vào câu chuyện của mình. Chính xuất thân đa văn hoá, cộng với sở thích du lịch, khám phá qua những chuyến đi và thứ nữa là phong cách sáng tác dựa trên hiện thực khách quan và quan điểm về Đa văn hoá, là các yếu tố chính tạo nên tính đa văn hoá trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul đa dạng, phong phú như những “tế bào nhỏ bị bắn phá” trong một xã hội đa chủng tộc, đa chiều văn hoá. Hoàn cảnh chung của các nhân vật đã phần nào phản ánh hệ quả của những vỉa tầng văn hoá dày đặc trong tác phẩm. Đồng thời, sự di cư và chuyển dịch địa điểm của các nhân vật sẽ quyết định căn tính đa văn hoá của mỗi cá nhân và có thể là cả cộng đồng. 3.2. Kiểu nhân vật hoà nhập 3.2.1. Bà Tulsi - đại diện cho sự dung hợp tôn giáo Là người đứng đầu ngôi nhà Hanuman tại Atwascas, bà Tulsi, một góa phụ giàu có, sở hữu bất động sản và cửa hàng với sự giúp đỡ của người anh rể, Seth. Ở nhân vật bà Tulsi tồn tại sự kết hợp các hệ văn hoá đa dạng, là “mức độ một cá nhân đã tích hợp các bản sắc đa văn hóa của họ, chứ không phải là giữ chúng tách biệt”. Thật vậy, ở nhân vật bà Tulsi có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hoá Á Đông và văn hoá phương Tây rất rõ nét: sùng tín theo đạo Hindu nhưng vẫn chấp nhận Công giáo La Mã.
- 12 3.2.2. Những đứa con dòng họ Tulsi – vâng lời và phục tùng Kiểu nhân vật hoà nhập trong cuốn tiểu thuyết còn là những người biết vâng lời, biết tuân thủ những quy tắc của đại gia đình Tulsi. Đó là người anh em đồng hao với ông Biswas, Govind, hai người con trai của nhà Tulsi, là Owad và Shekar, luôn coi trọng thứ bậc. Cả đại gia đình Tulsi đều hướng tới mục tiêu chung là sự tuân thủ, thiết lập trật tự và coi sự nổi loạn là một việc làm sai đạo đức. Trẻ con được dạy phải phục tùng và chuyện chồng đánh vợ được coi là “dạy bảo”. Đối với họ, việc tuân theo “số đông” là một cách để hoà nhập xã hội, để chứng tỏ bản thân mình giống những người khác, và tìm sự sẻ chia trong cộng đồng. Một điểm đáng chú ý là sự hoà nhập cũng được thể hiện qua ngôn ngữ hội thoại của những nhân vật này. Sự kiến tạo và kết hợp của hai diễn ngôn: tiếng Anh chuẩn và tiếng Anh Trinidad phải chăng là một dụng ý nghệ thuật độc đáo của tác phẩm nhằm làm nổi bật những đặc điểm giai cấp, địa vị, chủng tộc của nhân vật, nhưng đồng thời cũng khẳng định rõ khả năng hội nhập của những con người di cư đến vùng đất mới? Stuart Hall quan niệm bản sắc văn hóa là “một loại chân ngã (one true self)… của một cộng đồng người có chung lịch sử và tổ tiên” và cung cấp một “hệ quy chiếu ổn định, bất biến và liên tục” qua những thăng trầm, biến thiên lịch sử. Từ đó, có thể thấy quan điểm sống của những nhân vật trong đại gia đình Tulsi là quan điểm của con người nhập cuộc, hoà mình vào bản sắc chung của cộng đồng văn hoá. 3.3. Kiểu nhân vật dấn thân – chủ động đi tìm bản ngã 3.3.1. Nhân vật Tôi trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự nghiệp Đầu tiên phải kể đến nhân vật Tôi trong cuốn tự truyện Bí ẩn khi tới, chính là hiện thân của V.S. Naipaul thuật lại quá trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời của mình. Trong thời gian về ở ẩn ở Wiltshire, rất nhiều lần, nhà văn đặt ra câu hỏi về lẽ sống, mục đích sống của những người xung quanh. Trong quá trình sống ẩn dật, V.S. Naipaul nhận ra mình chỉ là một kẻ xa lạ, mất phương hướng. Ông cảm thấy xa lạ trong thung lũng, và bản thân sự hiện diện của ông cũng lại thêm một sự kỳ quặc nữa cho mảnh đất này. Từ những ý nghĩ ám ảnh ấy, cảm giác xa lạ ấy lớn dần lên khi quan sát cảnh vật trên đường đi bộ hàng ngày, đến nỗi nhà văn cảm thấy việc mình có mặt trong thung lũng cổ đã phần nào làm thay đổi lịch sử của đất nước Anh. Cuộc truy tìm ý nghĩa của sự tồn tại là một cuộc đấu tranh hết sức hiện sinh của nhà văn li hương V.S. Naipaul trong Bí ẩn khi tới. Ông day
- 13 dứt, băn khoăn về điểm đến cuối cùng của cõi phù sinh: cái chết. Hành trình trở về Trinidad dự đám tang em gái của nhà văn ở cuối tác phẩm cũng nằm trong mạch tìm kiếm bản ngã. Bên cạnh đó, nhân vật Tôi cũng luôn đặt câu hỏi về cái Tôi - nhà văn và cái Tôi - bản thể của mình. Từ quan điểm của V.S. Naipaul, dễ nhận thấy đối với nhà văn khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, cũng sẽ nỗ lực không mệt mỏi đưa văn chương đến gần với cuộc sống, và vì vậy, “mới nhập lại làm một”. Hai bản thể: nhà văn được định nghĩa bởi những khám phá bằng ngôn từ, bằng điểm nhìn, và bản thể Con người với những chuyến phiêu lưu, đã tách ra từ đầu cuộc hành trình để rồi “nhập lại làm một trong một cuộc đời thứ hai, ngay trước khi nó kết thúc”. Ẩn sau phông nền một câu chuyện của người khách du đặt trong thế giới cổ điển của hội họa siêu thực, hoàn toàn không giống bất cứ thứ gì V.S. Naipaul từng viết, là sự đốn ngộ trong tư duy của nhà văn. Những mâu thuẫn tâm lý phức tạp của nhân vật Tôi đã được khắc hoạ tỉ mỉ và chân thực đến độ xoá nhoà ranh giới giữa cái Tôi của cuộc đời và của tác phẩm, giữa tự sự và tiểu thuyết, và trên hết là bản sắc độc đáo của nhân vật Tôi. Đó là “những cách thức khác nhau mà chúng ta định vị, và định vị bản thân trong những câu truyện của quá khứ” như quan niệm thứ hai về bản thể bất định của Stuart Hall. 3.3.2. Nhân vật ông Biswas trong cuộc đấu tranh tìm kiếm bản ngã Trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas, cuộc đấu tranh của ông Biswas với thành trì của gia đình Tulsi (biểu tượng của thế giới thuộc địa) có thể coi là một cuộc tìm kiếm tự do hiện sinh và vị thế - một kiểu “định vị” bản thân. Trong cuộc tồn tại trên cõi đời, ông Biswas gặp rất nhiều bi kịch, trong đó có hai bi kịch hiện sinh rõ nhất: bi kịch bị chối bỏ và bi kịch về mục đích sống. Ông thử nhiều cách khác nhau, “dấn thân” đi tìm tự do cho riêng mình bằng nhiều cách: khẳng định cái Tôi qua việc sở hữu một ngôi nhà và quá trình lập nghiệp, trở thành nhà báo. Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của ông Biswas để có được một ngôi nhà cho riêng mình là cuộc đấu tranh đi tìm bản ngã đích thực bởi chỉ khi có một ngôi nhà của riêng mình, ông mới có thể vượt qua cảm giác lạc lõng và lang thang không chốn nương thân. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh hiện sinh của ông Biswas được tái hiện qua quá trình lập nghiệp hết sức độc đáo. Sự nghiệp văn chương của ông Biswas, dù còn nhiều hạn chế, nhưng đã đánh dấu việc hoàn thành tâm nguyện cả đời là tìm được công việc có ý nghĩa và giá trị của bản thân. Đó chính là những nỗ lực hiện sinh theo nghĩa tích cực nhất: khẳng định bản thân qua công việc và truyền cảm hứng cho con trai trở thành một nhà văn.
- 14 Như vậy, Một Ngôi nhà cho ông Biswas phản ánh tình trạng “không nhà”, để từ đó nêu bật lên quá trình dấn thân tìm kiếm tự do của ông Biswas qua hai cách: có được ngôi nhà và sự nghiệp riêng. Tiêu đề của cuốn tiểu thuyết đã thể hiện niềm khát khao một ngôi nhà cho riêng mình để khẳng định sự độc lập, tự chủ. Chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết là cuộc nổi dậy của một cá nhân chống lại xã hội. Vì thế, cuộc chiến cá nhân của ông Biswas với thành trì của nhà Tulsi (biểu tượng của thế giới thuộc địa) là một cuộc tìm kiếm tự do hiện sinh và cuộc đấu tranh cho nhân cách. 3.3.3. Nhân vật Indar trong hành trình truy tìm bản thể Nhân vật Indar, bạn thưở niên thiếu của Salim trong Khúc quanh của dòng sông cũng là một nhân vật phụ rất độc đáo với những tâm tư, chiêm nghiệm, và đặc biệt là hành trình đi tìm bản ngã. Indar cảm thấy mất phương hướng hơn bao giờ hết sau khi tốt nghiệp đại học, khi nhận ra rằng mơ ước làm nhà ngoại giao, “một người của hai thế giới” sẽ khó thực hiện được. Khi ngắm nhìn những bức ảnh của Gandhi và Nehru tại hội đồng tối cao Ấn Độ, anh quyết tâm xây dựng con đường riêng và được sống với nhân tính của chính mình. Dù chỉ xuất hiện thoáng qua trong lời kể của Salim, nhưng quan điểm sống của Indar lại rất rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ của Salim. Sự ra đi của Indar là để khẳng định sự tồn tại của anh, là một cách thức vượt lên sự vô nghĩa, tầm thường. Indar cũng có thể được coi là một đại diện cho lối sống hiện sinh chủ nghĩa, góp một tiếng nói đa dạng cho kiểu nhân vật truy tìm ý nghĩa của bản thể. Như vậy, qua ba nhân vật: Tôi, ông Biswas, và Indar, ta có thể thấy ba cuộc hành trình biệt lập, mỗi chuyến đi đều có cách thức và đặc điểm riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, hành trình đi tìm bản ngã của những nhân vật trên chính là những “phép thử” để qua đó, con người ngẫm nghĩ, suy xét, kiểm chứng lại những chân giá trị, những khát vọng sống chính đáng. Điểm chung của cả ba nhân vật chính là nỗi cô đơn, vô phương thấu hiểu của người đời, sự trăn trở khôn nguôi về việc đi tìm câu trả lời cho “Tôi là ai?” để từ đó tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Sự dấn thân với mong muốn hoàn thiện bản thân đó có thể là sự vẫy gọi của lương tâm, của bản năng, nhưng nhìn rộng ra, là hệ quả tất yếu của một xã hội đầy biến thiên. Ba nhân vật Tôi, ông Biswas và Indar đều là những đại diện cho những chủ thể của những diễn ngôn giải đại tự sự, cất lên tiếng nói của những phận người nhỏ bé trong nền văn hoá đa số.
- 15 3.4. Kiểu nhân vật bên lề 3.4.1. Salim, người quan sát ngoại đạo Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương nhân giữa một cộng đồng Ấn ở bờ biển Đông Phi, Salim đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ bé và tự phát triển một thói quen nhìn ngắm cảnh vật xung quanh. Thói quen sẽ tạo nên tính cách, và thói quen này đã tạo nên một Salim trưởng thành đi kiếm tìm sự dung hoà, một điểm trung bình trước sự biến động. Với mong muốn duy nhất là duy trì công việc làm ăn ổn định và môi trường sống ổn định, Salim giữ thái độ trung lập, chọn cách sống cân bằng ở giữa, nhất là khi quân đội bắt đầu đến vùng cây bụi. Xét về khía cạnh văn hoá, Salim cảm thấy bị “lơ lửng” giữa các nền văn minh châu Phi và châu Âu. Là một người nước ngoài lớn lên dưới chế độ thực dân châu Âu và hiện đang sống ở châu Phi độc lập, Salim đã bị ảnh hưởng bởi cả hai nền văn minh. Tuy nhiên, quá trình giáo dục và trải nghiệm cá nhân khiến anh coi thường châu Phi và đặc quyền cho châu Âu. Thêm nữa, Salim luôn coi mình là một người ngoại đạo vĩnh viễn, chưa bao giờ thuộc về cộng đồng Hồi giáo của Ấn Độ (đức tin của gia đình anh) và cũng chưa bao giờ là người châu Phi. Anh luôn tự đặt mình như một người quan sát tách biệt, chỉ theo dõi những gì đang xảy ra xung quanh mình mà không tham gia. Ở phần kết truyện, Salim lên con tàu hơi nước rời khỏi thị trấn cũng giống như những đám lục bình trôi về phía biển. Hình ảnh con tàu hơi nước rời đi trong làn sương mờ đã khép lại một câu truyện về một nhân vật bỏ cuộc, tự coi mình đứng ngoài thế giới. 3.4.2. Cha Huisman, kẻ đứng ngoài “đeo” mặt nạ Sự thờ ơ của Salim phần nào giống với thái độ bàng quan trước thực tại của vị cha xứ Huismann, người Bỉ, người điều hành trường học. Vị linh mục này có đam mê sưu tầm các dụng cụ chạm khắc khác nhau được sử dụng trong các tôn giáo địa phương. Ông sống khá dễ chịu và thoải mái trong lòng một xã hội châu Phi giàu truyền thống với vai trò của một quan sát viên, thể hiện qua quan điểm sống, niềm tin, và hành động. Quan điểm của cha Huisman về châu Phi thể hiện sự tôn trọng của một người ngoại quốc. Niềm đam mê sưu tầm những chiếc mặt nạ và hình khắc gỗ của các tôn giáo châu Phi, chứng tỏ một điều: cha Huisman rất quan tâm đến văn hoá bản địa. Chỉ có điều, ông dường như không quan tâm đến người châu Phi hoặc chính châu Phi, mà vì lợi ích của người nước ngoài. Hành động ích kỷ của Cha Huismans đối với những chiếc mặt nạ đã phải trả giá. Khi chiến tranh ập đến thị trấn, người ta tìm thấy thi thể không đầu của
- 16 Huismans trôi xuống sông. Những chiếc mặt nạ của thầy tu vẫn còn trong tầng hầm của trường, nhưng tách khỏi môi trường bản địa, chúng bắt đầu mất đi ý nghĩa và mục nát. Việc sưu tập của cha Huisman trở nên vô nghĩa. Cách giải thích của ông về châu Phi không mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về châu lục này so với chính người châu Phi. Như vậy, hai nhân vật – cha Huismann và Salim đều là những con người chọn cách chấp nhận đứng ngoài những biến cố lịch sử. Cả hai đều có mặt tại một thời điểm lịch sử của châu Phi, và một điểm chung dễ nhận thấy là quan điểm đứng ngoài của cả hai người đều không thuộc về vùng đất châu Phi này. Tuy vậy, điểm khác nhau chính là từ nhân vật kể chuyện, Salim toát lên một mối quan tâm sâu xa, những ám ảnh về nhân thế, cứ chảy trôi bàng bạc như màn sương mù bao phủ ở cuối tác phẩm. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul đa dạng về tính cách, trải nghiệm sống, độc đáo trong cách tư duy. Đó có thể là kiểu nhân vật hoà nhập hoặc kiểu dấn thân, chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể, hay kiểu nhân vật bên lề. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại là các nhân vật có xuất thân, hoàn cảnh sống đa văn hoá, đứng trước những thay đổi của dòng đời và bi kịch li hương, e rằng những nhân vật của V.S. Naipaul khó lòng vượt qua được những nhân vật đặc sắc như Charles Marlow của Joseph Conrad hay Okonkwo của Chinua Achebe. Nhưng đọc tiểu thuyết của V.S. Naipaul, ta có ấn tượng sâu sắc về những nét cá biệt trong tâm tư, tình cảm của con người hậu thuộc địa. Đó là những con người chịu ảnh hưởng không nhỏ của những sang chấn lịch sử, những ám ảnh khôn nguôi về những chân giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai bất định đan cài. Họ là những sản phẩm của những chấn thương tinh thần thời hậu thực dân, với bao khát khao, hi vọng, rồi phải đối mặt với những sự bất lực, thất vọng. Việc xem xét hệ thống nhân vật dưới lí thuyết Đa văn hoá đã phần nào lột tả được những bản sắc văn hóa phức tạp của nhiều khía cạnh cuộc sống và tâm hồn mỗi con người. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ tính độc đáo và phong phú của một giai đoạn lịch sử - xã hội đầy những xung đột giá trị, cũng như những sự vận động trong quan niệm về con người và cách thức xây dựng nhân vật của nhà văn.
- 17 Chương 4. BIỂU TƯỢNG GẮN VỚI BA MÔ HÌNH ĐA VĂN HOÁ 4.1. Biểu tượng – sự kết tinh Đa văn hoá 4.1.1. Khái niệm biểu tượng Khi nghĩ về quá trình sinh thành một biểu tượng, không khó có thể thấy biểu tượng xuất hiện khi con người có khả năng trừu tượng hoá, tượng trưng hoá các hình ảnh để diễn tả một ý nghĩa, thông điệp nhất định. Khi nghĩ về mối quan hệ giữa biểu tượng và văn hoá thì văn hóa là một tập hợp các hệ thống xã hội, biểu tượng, đại diện và thực hành ý nghĩa do một nhóm nhất định nắm giữ. Như vậy, từ góc độ này, một nền văn hóa được định nghĩa là một hệ thống các lí tưởng hoặc cấu trúc có ý nghĩa biểu tượng. Nói cách khác, theo quan điểm này, văn hóa nên được hiểu như một hệ thống biểu tượng, đến lượt nó là một phương thức giao tiếp đại diện cho thế giới. Vậy nên, khi tìm hiểu biểu tượng, tức là được chạm tới những câu chuyện văn hoá, những lớp trầm tích văn hoá được cô đọng, lưu giữ trong đó, là tìm kiếm ý nghĩa, bức thông điệp mà biểu tượng đó truyền tải, vượt lên trên một hình ảnh cụ thể, một sự tri giác cụ thể. Bản thân mỗi biểu tượng tự thân nó đã mang tính đa văn hoá, hiểu theo nghĩa khi được sống trong một môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, nó lại có một đời sống riêng. 4.1.2. Quan điểm tiếp cận biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul Tính đa văn hoá của hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul được hiểu theo nghĩa: trong tác phẩm của ông, các biểu tượng tập trung vào một ý nghĩa, một thông điệp chính: đó là tính đa văn hoá (sự giao thoa, chuyển dịch, chung sống, đấu tranh…..) giữa các căn tính văn hoá. Như thế, Đa văn hoá ở đây được hiểu như một nội dung ý nghĩa, một bức thông điệp, một ấn tượng mà hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul chuyển tải. Tính đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul được thể hiện qua các vỉa tầng văn hoá đa dạng, cùng với hệ thống các hình ảnh biểu tượng phong phú. Đa số các tác phẩm của V.S. Naipaul đề cập đến những mâu thuẫn của thế giới hậu thuộc địa, từ cả hai phía: những người thực dân kiêu ngạo khi khai phá nền văn minh cho một vùng đất khác, và người dân thuộc địa loay hoay trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, đấu tranh khẳng định chủ quyền và bản sắc. Ông chuyên sâu vào các biểu tượng nhằm nêu bật chủ đề tác phẩm: những cuộc di cư, những điều trớ trêu của cuộc sống lưu vong và xung đột niềm tin thời hậu thuộc địa. Liên quan đến diễn ngôn về chủ nghĩa đa văn hóa, Anders Hanberger đã phân biệt ba khái niệm hoặc ba kiểu Đa văn hóa hay hội nhập đa văn
- 18 hóa. Ba mô hình Đa văn hoá của Anders Hanberger đã gợi lên không ít suy ngẫm về sự đấu tranh, va chạm, xung đột và chuyển hoá tất yếu giữa các hệ giá trị văn hoá. Tính đối thoại của các giá trị văn hoá thiểu số với nền văn hoá đa số diễn ra trên nhiều phương diện, cấp độ khác nhau nhằm gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hoá đặc sắc, đồng thời cũng thích nghi, biến đổi nhằm hoà nhập với xu thế mới. Hệ thống biểu tượng đó thể hiện các chiều kích khác nhau của ba mô hình Đa văn hoá, đã góp phần tạo nên một V.S. Naipaul rất riêng, rất lạ trên văn đàn thế giới. 4.2. Các biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul 4.2.1. Dòng sông – biểu tượng của quá trình đồng hoá văn hoá Dòng sông đã trở thành một biểu tượng văn học xuất hiện trong thơ ca, văn xuôi với nhiều nét nghĩa hàm ẩn. Trong tiểu thuyết Khúc quanh của dòng sông của V.S. Naipaul, dòng sông đã trở thành một biểu tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, đại diện cho nhiều khía cạnh của cốt truyện, từ lối sống của người dân đến sức sống của một quốc gia trước những thăng trầm lịch sử. Điểm độc đáo chính là dòng sông đã trở thành nhân chứng, cũng như đại diện cho sự đồng hoá văn hoá, giống như mô hình Đa văn hoá thứ nhất của Anders Hanberger. Quá trình đồng hoá mang tính thích nghi của người dân địa phương xuất phát từ chính dòng sông. Những người bản địa sống trong vùng cây bụi, theo truyền thống của bộ tộc châu Phi vẫn tin vào phù thuỷ, nhưng họ cũng đồng thời nhận ra nhu cầu phải thích nghi với cái mới: những con dao cạo, những vật dụng của văn minh phương Tây và cả nền giáo dục mới. Một hình ảnh nổi bật nữa xuất hiện trên dòng sông là những đám lục bình trôi, tượng trưng cho một kiểu người châu Phi mới, những người nhanh chóng giành được quyền lực sau khi độc lập về chính trị. Một khía cạnh khác của đồng hoá văn hoá cũng xảy ra với cá nhân Salim. Sinh ra và lớn lên ở vùng bờ biển, Salim đã chọn cách di chuyển vào sâu trong lục địa Phi châu để khởi nghiệp thương nhân bên khúc quanh của dòng sông. Dần dần, con sông đã trở nên thân thương, gần gũi như chính cái gọi là “quê hương” đối với chàng trai trẻ. Quá trình đồng hoá diễn ra không hề dễ dàng, mà đã tạo nên những đụng độ, va chạm, xung đột giá trị một cách đáng tiếc (cái chết của cha Huisman). Tuy nhiên, quá trình đó cũng là tất yếu khách quan của lịch sử, như dòng sông chảy không ngừng, vừa là nơi tình yêu bắt đầu nhưng cũng là chốn chia li của nhân vật chính, Salim. Biểu tượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo nghĩa của văn bản, gắn liền với các giá trị văn hoá và tạo nên cái độc đáo trong sáng tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn