intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài "Trình bày việc khởi sự ( chuẩn bị ), đăng ký, thành lập, tổ chức bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh- Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam"

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

137
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Căn cứ vào Hiếp pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài "Trình bày việc khởi sự ( chuẩn bị ), đăng ký, thành lập, tổ chức bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh- Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam"

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài "Trình bày việc khởi sự ( chuẩn bị ), đăng ký, thành lập, tổ chức bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh- Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam"
  2. MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN LUẬT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆ U VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH - NAGAKAWA VIỆT NAM 1. Khái Quát chung về Doanh nghiệp liên doanh - Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh. - Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh - Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm: - Vốn của doanh nghiệp liên doanh - Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh. -Thời hạn ho ạt độ ng của doanh nghiệp liên doanh. 2. Quá trình hình thành Công ty Liên doanh - Nagakawa Việt Nam a) Tình hình hoạt động của Công ty b) Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty liên doanh - Nagakawa Việt Nam. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH NAGAKAWA VIỆT NAM 1. K ết quả kinh doanh của Công ty 2. Một số thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3. Một số định hướng phát triển Công ty trong những năm tới. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO.
  3. LỜI MỞ ĐẦU Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp ho á, hiện đại ho á đất nước, phát triển kinh tế q uốc d ân trên cơ sở khai thác và sử d ụng có hiệu quả các nguồn lực của đ ất nước. Căn cứ vào Hiếp pháp nước Cộ ng ho à X ã hộ i Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ p háp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đố i với vấn đ ề đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đ ầu tư nước ngo ài đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngo ài được đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Song hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay là việc thành lập doanh nghiệp liên doanh. Sau đây em xin chọ n đề tài: Trình b ày việc khởi sự ( chuẩn b ị ), đăng ký, thành lập, tổ chức bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh- Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam- làm bài tiểu luận của mình sau khi học xong môn Luật kinh tế .
  4. CHƯƠNG I G IỚ I THIỆU V Ề CÔNG TY LIÊN DOANH - NAGAKAWA VIỆT NAM 1. Khái Quá t chung về Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các bên liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh hình thành theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. * Thủ tục thà nh lập doanh nghiệp liên doanh. Lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. . Đơn xin cấp giấy phép đầu tư. . Hợp đồng liên doanh. . Điều lệ doanh nghiệp liên doanh. . Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh. . Giải trình kinh tế - kỹ thuật. . Các hồ sơ theo quy định của pháp luật. . Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn b ằng công nghệ. . Báo cáo đánh giá tác độ ng môi trường hoặc bản giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường. . Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất. . Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình xây dựng. * Nội dung chủ yếu của hợp đồ ng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm: . Tên, địa chỉ q uốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh. . Mục tiêu và p hạm vi kinh doanh.
  5. . Vố n đầu tư, vố n pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp. . Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ x uất khẩu và tiêu thụ trong nước. . Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp. . Quyền và nghĩa vụ các bên. . Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp. . Giải quyết tranh chấp. * Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm: . Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên. . Mục tiêu và p hạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. . Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vố n pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp đ ịnh. . Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của doanh nghiệp. . Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam. . Các nguyên tắc về tài chính. . Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh. . Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp. . Quan hệ lao độ ng trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân. . Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh. * Vốn của doanh nghiệp liên doanh Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp theo Luật Đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng có đ iều kiện kinh tế, x ã hộ i khó khăn, d ự án đ ầu tư ở miền núi, vùng sâu,
  6. vùng xa, dự án trồng rừng thì vốn pháp định có thể bừng 20% vốn đầu tư, nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận. Vốn pháp định không đ ược phép giảm trong quá trình kinh doanh. Có thể tăng vốn pháp đ ịnh, vốn đầu tư, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng phải do hợp đồ ng quản trị quyết định và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư p hê chuyển. Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các b ên liên doanh: - Tỷ lệ góp vố n pháp định của các b ên liên doanh do các b ên thỏa thuận, nhưng phần góp của bên nước ngoài hoặc các b ên nước ngoài không được thấp hơn 30% vố n pháp đ ịnh của doanh nghiệp liên doanh. - Trong trường hợp đ ặc biệt, căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, cô ng nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - x ã hộ i khác của d ự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể cho phép bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng 20% (nếu đầu tư vào vù ng sâu, vùng xa, miền núi, v.v…). - Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng: + TIền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồ n từ vốn đầu tư tại Việt Nam (tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam). + Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác. + Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, b í quyết kỹ thuật, quy trình cô ng nghệ và dịch vụ kỹ thuật. + Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử d ụng mặt nước, m ặt biển theo quy đ ịnh của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đ ầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996). Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử d ụng đ ất. Giá trị p hần góp vố n của mỗi b ên liên doanh đ ược xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vố n. Khi các b ên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy m óc phải được một tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngo ài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám đ ịnh lại giá trị thiết bị máy mó c.
  7. Vốn phát định có thể góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc gó p từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng phương thức và tiến độ góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và phải đ ược quy định trong hợp đồ ng liên doanh. Trường hợp các bên liên doanh khô ng thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà khô ng có lý do chính đ áng, thì cơ q uan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư. Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh đ ược phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi b ên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. * Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh là hội đồ ng quản trị. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Các bên cử đ ại diện của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, nhưng bên ít nhất cũng phải có hai thành viên nếu là liên doanh nhiều bên, hoặc một thành viên nếu là liên doanh hai bên. Nếu doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam ho ặc với nhà đầu tư nước ngoài thì bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là công d ân Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên liên doanh thỏa thuận cử ra: Tổng giám đốc, các phó tổ ng giám đốc do hội đồ ng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc quản lý và đ iều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của hộ i đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng tối đa là 5 năm. Mỗi năm hội đồng quản trị họp ít nấht một lần. Hội đồng quản trị có thể họp b ất thường do 2/3 thành viên của hội đồng quản trị, hoặc do mộ t trong các bên liên doanh, hoặc do tổng giám đốc, hoặc phó giám đốc thứ nhất yêu cầu.
  8. Các cuộc họp của hội đồ ng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập. Cuộc họp của hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có ít nấht hai phần ba thành viên của hội đồ ng quản trị tham gia. Những vấn đề quan trọng nấht trong nội dung liên doanh phải do hội đồng quản trị quyết đ ịnh theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của hộ i đồng quản trị có mặt trong cuộc họp. Những vấn đề đó là: - Bổ nhiệm, miễm nhiệm tổng giám đ ốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, kế toán trưởng. - Sửa đổi, bổ sung đ iều lệ doanh nghiệp. - Duyệt quyết toán chu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình. - Vay vốn đầu tư. Ngo ài các vấn đề nêu trên, hộ i đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc đa số . Quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và p hó tổng giám đốc thứ nhất do hộ i đồng quản trị phân định. Tổ ng giám đố c là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp liên doanh trước tòa án và cơ quan Nhà nước Việt Nam. Tổng giám đố c chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Trong quá trình đ iều hành và quản lý doanh nghiệp, nếu phó tổ ng giám đố c thứ nhất có ý kiến khác với tổng giám đốc thì phải chấp hành ý kiến của tổng giám đốc, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra cuộc họp của hội đồng quản trị xem xét. Hội đồng quản trị có thể thuê tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh bằng một hợp đồng quản lý. H ợp đồng này khô ng được làm thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đ ã được ghi trong giấy phép đầu tư. Hợp đồng thuê quản lý chỉ có hiệu lực khi được cơ quan cấp giấy phép đ ầu tư chuẩn y. Doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của tổ chức quản lý . *Thời hạn hoạt độ ng của doanh nghiệp liên doanh.  Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng d ự án theo quy đ ịnh của Chính phủ, nói chung không quá 50 năm.
  9.  Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.  Thời hạn ho ạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Q uốc hội.  Doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: + Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. + Do đ ề nghị của mộ t bên hoặc các b ên và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận. + Vi phạm nghiêm trọ ng pháp luật Việt Nam, vi phạm các quy định trong giấy phép đầu tư. + Bị phá sản. + Các trường hợp khác (động đất, lũ lụt,..) theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 2. Quá trình hình thành Công ty Liên doanh - Nagakawa Việt Nam Là tập đoàn sản xuất điện tử điện lạnh Tên giao d ịch: Nagakawa VIET NAM Được thành lập theo giấy phép số1489 ngày 28-7-2004 của U ỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Địa chỉ: Số 19 - Trần Khát Chân - H à Nội. Tổng vốn đ ầu tư của Công ty liên doanh là 6.5 triệu USD. Vốn pháp định của Công ty là 4,5 tr. Trong đó: Phía Việt Nam là Công ty Việt Nhật góp 900.000 USD chiếm 20% vốn pháp định bằng nhà xưởng hiện có. Phía Nhật là Công ty Nagakawa Investment.pte. Ltd góp 3.600.000 USD chiếm 80% vố n bằng thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển, tiền mặt. Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh có 7 người: - Phía Việt Nam 2 người. - Phía nước ngoài: 5 người.
  10. Nhiệm kỳ của Hội đồ ng quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ đầu do phía nước ngo ài đảm nhận. Phó chủ tịch Hội đồ ng quản trị do phía Việt Nam đảm nhận. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồ ng quản trị được thực hiện theo luật đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đ iều lệ Công ty liên doanh quy đ ịnh. Ban tổng giám đố c của Công ty liên doanh có 5 người gồ m: - Phía nước ngoài: 3 người. - Phía Việt Nam: 2 người. Hội đồng quản trị ít nhất 1 lần/năm để quyết định các vấn đề lớn các vấn đề lớn. a) Tình hình ho ạt động của Công ty Thời gian hoạt độ ng của Công ty liên doanh là 40 năm. Sau 40 năm toàn bộ tài sản của Công ty được bàn giao cho phía Việt Nam mà bên Việt Nam không phải trả b ất kỳ một khoản chi phí nào. Chi phí liên doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với: - Thiết bị máy m óc, phụ tùng, phương tiện sản xuất kinh doanh góp vào vốn của doanh nghiệp. - Thiết b ị máy móc vật tư nhập khẩu bằng vốn là 1 phần của vố n đầu tư của Cô ng ty liên doanh để xây dựng cơ bản hình thành Công ty. - Nguyên vật liệu, phụ tù ng, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Cô ng ty liên doanh phải nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuế đất, trong thời gian x ây d ựng cơ bản tiền thuế đất được miễn 50%. Tiền thuế đất đ ược đ iều chỉnh 5 năm 1 lần mức tăng khô ng được quá 15%. Thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy đ ịnh của pháp luật Việt Nam. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và trích lập các quỹ của Công ty thì lợi nhuận cò n lại chia theo tỷ lệ góp vốn. Từ năm thứ 11 đ ến năm thứ 40 tỷ lệ lợi nhuận lợi của phía Việt Nam sẽ được tăng d ần theo từng năm. Phía nước ngo ài được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam phải nộp thuế bằng 8% lợi nhuận khi chuyển ra. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồ ng quản trị được thực hiện theo luật đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Mỗ i năm Hội đồng quản trị họp 1 lần để quyết đ ịnh các vấn đề sau:
  11. - Phương hướng dầu tư phát triển mở rộ ng sản xuất. - Phương án sử dụng vốn, vay vốn đầu tư. - Phương án tiền lương, tiền thưởng. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Các vấn đề trên phải được ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồ ng quản trị biểu quyết đồng ý. Thành viên Hội đồng quản trị phía Việt Nam do chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm, phía Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho phía nước ngoài trước 30 ngày khi thay đổi thành viên Hội đồng quản trị. b)Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty liên doanh - N agakawa Việt Nam. Hội đồng Quản trị Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng kinh Kế Kỹ Kỹ doanh hoạch thuật thuật XNK vật tư s ản xu ấ t Phòng Phân Phòn xưởng Nội g chính N h ân sự Phân Phân Ph ân P h ân xưởng xưởng Xưởng xưởng IV III II I
  12. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH NAGAKAWA V IỆT NAM 1.Kết quả kinh doanh của Công ty Mặt hàng chủ yếu của Công ty là hàng điện tử, điện lạnh trong đó 60% là sản phẩm nhập khẩu mà thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật ,Anh, Đ ức, Asean.. Mặc dù mới thành lập được hơn 01 năm song công ty đã đạt mức phát triển vượt bậc, mà bằng chứng cho thấy sau khi đi vào sản xuất kinh doanh năm 1994. Doanh thu mới chỉ đạt từ 1 - 1,5 triệu USD. Tới nay năm 2005 số lượng sản phẩm đạt khoảng 4,5 triệu sản phẩm với doanh thu là 10 triệu USD, năm 2006 dự tính doanh thu sẽ tăng từ 20 - 25%. 2. Một số thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh * Thuận lợi: Để đạt được thành cô ng như ngày hôm nay, toàn bộ Ban lãnh đ ạo và công nhân toàn doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều, luôn luô n đổi mới trong công tác quản lý, đổi mới cơ chế và cung cách làm việc để phù hợp với cơ chế thị trường mở như hiện nay. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng được sự ủng hộ quan tâm giúp đ ỡ của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động tốt. Công ty có vốn đầu tư lớn , thị trường tiêu thụ có quy mô rộng khắp trên cả nước và trên nhiều phần lãnh thổ trên thế giới, công ty có địa vị p háp lý ổn định, có độ i ngũ cán bộ đ ủ trình độ năng lực tổ chức sản xuất và có khả năng cao trong việc tiếp thu nhanh, thích ứng nhanh với việc thay đổ i. Công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại hơn với quy mô thị trường ngày một tăng cao hơn. Hiện nay cô ng ty đang có quan hệ với nhiều quố c gia trên toàn thế giới và sẽ ngày một tăng trong thời gian tới. Công ty có sự p hối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của trong công ty . Hiện nay Công ty có tiềm lực rất lớn trong việc phát triển thị trường. Ở trong nước đây là thị trường lớn và đầy tiềm năng, công ty đang và đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ.
  13.  Hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi Công ty gặp một số khó khăn. Cụ thể là những năm gần đây, thị trường cạnh tranh nghành điện tử điện lạnh rất khốc liệt gây ra rất nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm của cô ng ty. Và việc mở rộng thị trường không phải là chuyện một sớm một chiều, ngoài ra việc bảo vệ thị trường trước sự cạnh tranh của những hàng hoá cũng đang là vấn đề lớn. Tuy trình đ ộ của các cấp quản lý đã được nâng cao rõ rệt nhưng để thích nghi cao độ với điều kiện và ho àn cảnh mới với quy mô to lớn và hiện đ ại công ty cần phải có những cán bộ thực sự có năng lực. Công ty cần nâng cao trình độ của công nhân là việc không thể thiếu đ ể đủ khả năng tiếp thu được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ áp dụng trong thời gian tới. Ngoài ra việc bố trí cán bộ theo đúng năng lực của họ để p hát huy tố i đa năng lực chưa thực sự phù hợp. 3. Một số định hướng phát triển Công ty trong những năm tới. + Phát triển nguồ n nhân lực Nguồn nhân lực được xem là lực lượng then chốt nhất đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có trình độ năng lực của cán bộ quản lý cao sẽ p hát triển và ngược lại.Ngoài ra việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến cũng rất quan trọng vì nó sẽ cho các sản phẩm có chất lượng cao hơn . Khi đó sản phẩm của công ty sẽ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và thế giới. + Nâ ng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ khâu này,bởi vì nguồ n nguyên liệu đ ầu vào cao và ổn đ ịnh sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giữ đ ược chữ tín với khách hàng + P hát triển cơ sở hạ tầng . Với đã phát triển như hiện nay thì việc phát triển cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Việc nâng cao khoa học kỹ thuật thì ta phải có cơ sở hạ tầng phù hợp với nó. + Sử dụng Marketing mix và xúc tiến hỗn h ợp để phá t triển thị trường. Hiện nay thị trường của công ty chưa phù hợp với quy mô của công ty. Ở trong nước công ty chưa thấy đ ược tiềm năng phát triển và chú trọng vào nó. Mà nó là nơi tiêu thụ rất lớn và ổn định nếu sản phẩm của công ty thâm nhập được sâu hơn vào thị trường. Trên thế giới thì thị trường của công ty rất biến động cần phải có các biện pháp kịp thời trước sự thay đổi đó. V à cần xúc tiến phát triển thị trường sang các thị trường ổn định hơn.
  14. KẾT LUẬN Trong tiến trình hội nhập kinh tế q uốc tế hiện nay, Việt Nam đang được đánhgiá là mộ t quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài - yếu tố thiết yếu để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp liên doanh là mộ t trong những hình thức thu hú t đ ầu tư nước ngoài đã và đang góp phần tích cực vào quá trình khẳng định năng lực, vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Rõ ràng, các doanh nghiệp liên doanh dưới hình htức công ty TNHH đã và đang ngày càng nhiều tại Việt Nam. Điều này đã khẳng đ ịnh những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được. Đó là sự đầu tư về vốn và công nghệ - hai yếu tố rất cần thiết đối với mộ t nước nghèo, có lao độ ng rẻ như V iệt Nam. Tóm lại, doanh nghiệp liên doanh là một hình thức thu hút đầu tư nước ngo ài cần được nhìn nhận đú ng đắn nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận vốn đ ầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quố c tế hiện nay. Trên đây là mộ t số hiểu biết của em về luật doanh nghiệp liên doanh. Mong được thầy cô cùng các bạn góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn.
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Kinh tế trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 2. Giáo trình Luật trường Đ ại họ c Kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội 4. Tạp chí Tài chính số 6 –2002 5. Tạp chí Tài chính số 5-2002 6. Tạp chí Tài chính số 4 - 2003.
  16. Họ và tên : Nguyễn Cam Ly MSV : 03D02807 Lớp : 811
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2