Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng
lượt xem 3
download
Mục tiêu đề tài là đánh giá phản ứng của hệ được khảo sát trong cả hai trường hợp vật liệu làm việc đàn hồi và phi tuyến khi chịu động đất. Bên cạnh đó bài viết còn trình bày việc thực hiện phân tích ứng xử của hệ theo độ lệch tâm khối lượng, đồng thời tính toán độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ kết cấu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN THU THIÊN PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA PHẢN ỨNG ĐỘNG ĐẤT VỚI ĐỘ LỆCH TÂM KHỐI LƢỢNG TRONG HỆ KHUNG THÉP ĐẶC BIỆT BA TẦNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp Mã ngành: 60 58 02 08 TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN THU THIÊN PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA PHẢN ỨNG ĐỘNG ĐẤT VỚI ĐỘ LỆCH TÂM KHỐI LƢỢNG TRONG HỆ KHUNG THÉP ĐẶC BIỆT BA TẦNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp Mã ngành: 60 58 02 08 CÁN BỘ HDKH: TS. ĐÀO ĐÌNH NHÂN TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
- -i- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐÀO ĐÌNH NHÂN Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM ngày … tháng … năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: Chức danh TT Họ và tên Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
- - ii - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÒNG QLKH – ĐTSĐH NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN THU THIÊN Giới tính: nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/02/1975 Nơi sinh: Quảng Ngãi Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng MSHV: 1341870051 công trình dân dụng và công nghiệp I. Tên đề tài Phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng. II. Nhiệm vụ và nội dung 1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của đề tài “Phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng” là tìm hiểu phản ứng của tòa nhà 3 tầng nhà có khung thép đặc biệt (Special Moment Resisting Frame - SMRF), dầm có mặt cắt giảm yếu (Reduced Beam Section – RBS) với các độ lệch tâm e khác nhau theo cả phương X và Y, chịu tác động các cấp độ địa chấn khác nhau cũng theo cả hai phương X và Y. Luận văn là đánh giá phản ứng của hệ được khảo sát trong cả hai trường hợp vật liệu làm việc đàn hồi và phi tuyến khi chịu động đất. Bên cạnh đó bài viết còn trình bày việc thực hiện phân tích ứng xử của hệ theo độ lệch tâm khối lượng, đồng thời tính toán độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ kết cấu này. Các phân tích đánh giá trong phạm vi luận văn này gồm: Phân tích phản ứng gia tốc, chuyển vị ngang, xoắn và lực cắt tầng khi hệ kết cấu chịu lần lượt 3 cấp độ động đất, xét trường hợp vật liệu hệ làm việc tuyến tính.
- - iii - Phân tích phản ứng gia tốc trung bình, chuyển vị ngang, xoắn và lực cắt tầng khi hệ kết cấu chịu lần lượt 3 cấp độ động đất, xét trường hợp vật liệu hệ làm việc phi tuyến. Đánh giá phản ứng gia tốc, chuyển vị ngang, xoắn và lực cắt tầng theo độ lệch tâm khối lượng của hệ kết cấu chịu động đất. Phân tích độ nhạy của gia tốc, chuyển vị ngang, xoắn và lực cắt tầng theo độ lệch tâm khối lượng của hệ kết cấu chịu động đất. 2. Nội dung Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện các khảo sát mô hình gồm: (1) khảo sát tuyến tính mô hình khung moment đặc biệt với độ lệch tâm ngẫu nhiên là 5% (theo tiêu chuẩn); (2) khảo sát phi tuyến mô hình với độ lệch tâm ngẫu nhiên là 5%; (3) khảo sát phi tuyến hệ kết cấu với độ lệch tâm khối lượng theo hai phương tuân theo luật phân phối chuẩn với 60 giá trị tạo ngẫu nhiên từ máy tính và 1 giá trị đúng tâm. Tất cả các khảo sát này đều được thực hiện ở ba cấp độ động đất, mỗi cấp độ được đại diện bởi 20 băng gia tốc nền. Các dữ liệu phản ứng thu được từ khảo sát bằng phương pháp tích phân số trong miền thời gian, sẽ được phân tích bằng phương pháp toán học, mô tả thống kê, và phân tích độ nhạy đối với giá trị biến đầu vào là độ lệch tâm e. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết (nếu có) về phản ứng của công trình chịu động đất trong phạm vi nghiên cứu này. Các công việc cụ thể của đề tài gồm: - Xác định vấn đề: mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Tổng thuật tài liệu: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. - Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình kết cấu: Trình bày các giả thiết xây dựng mô hình kết cấu, phương pháp giải, xác định các dữ liệu đầu vào. - Phân tích ứng xử của hệ khung thép đặc biệt chịu động đất có xét đến làm việc phi tuyến của vật liệu: so sánh các phản ứng, quy luật của gia tốc, chuyển vị tầng và lực cắt tầng của toà nhà khi chịu động đất trong trường hợp giả thiết hệ làm việc tuyến tính và phi tuyến.
- - iv - - Phân tích ảnh hƣởng của độ lệch tâm khối lƣợng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng đến phản ứng của nó: phân tích các phản ứng gia tốc, chuyển vị tầng và lực cắt tầng và độ nhạy của các phản ứng này với độ lệch tâm của hệ kết cấu khi chịu động đất. - Kết luận: Trình bày những kết quả mới của Luận văn. III. Ngày giao nhiệm vụ: 17/3/2015 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/9/2015 V. Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ Đào Đình Nhân CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH Tiến sĩ Đào Đình Nhân
- -v- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng thời, các thông tin trích dẫn trong Luận văn được tôn trọng và đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả NGUYỄN THU THIÊN
- - vi - LỜI CẢM ƠN Đề tài này đã được thực hiện trong hơn một năm qua. Trong quá trình xây dựng, khảo sát mô hình và phân tích dữ liệu, nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp của các thầy, các bạn trong trường thì không thể có được kết quả này. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy dạy các môn của lớp 13SXD21, nhờ các thầy đã trang bị cho kiến thức nền đã giúp em thuận lợi hơn cho việc thực hiện đề tài Thạc sĩ. Rất cảm ơn các bạn cùng lớp đã chia sẻ, trao đổi, phản biện trong quá trình làm bài, nhờ đó giúp cho nội dung phân tích được tốt hơn. Đặc biệt, luận văn này không thể thực hiện được nếu thiếu sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Đào Đình Nhân. Cảm ơn thầy với lòng nhiệt tình, đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để em hoàn thành bài luận này. Tác giả cũng rất mong sự góp ý chân thành của các thành viên Hội đồng khoa học để Luận văn này có thể được hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. NGUYỄN THU THIÊN
- - vii - TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN * Tên đề tài: Phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng. * Từ khoá: Khung moment đặc biệt, phản ứng động đất, phân tích phi tuyến, phân tích lịch sử thời gian, độ nhạy, độ lệch tâm khối lượng * Tóm tắt: Đề tài phân tích ứng xử của các mô hình toà nhà khung moment đặc biệt ba tầng chịu động đất. Có hai nội dung chính. Thứ nhất, đánh giá ứng xử của hệ khung thép đặc biệt chịu động đất có xét đến làm việc phi tuyến của vật liệu. Nội dung này sẽ khảo sát 2 mô hình làm việc tuyến tính và phi tuyến của khung thép đặc biệt có độ lệch tâm khối lượng 5% (theo yêu cầu xoắn ngẫu nhiên trong Tiêu chuẩn). Thứ hai, phân tích độ nhạy của phản ứng động đất với độ lệch tâm khối lượng trong hệ khung thép đặc biệt ba tầng. Phần này sẽ phân tích 61 mô hình tương ứng với 60 độ lệch tâm khối lượng được giả định tuân theo phân phối chuẩn và 1 mô hình đúng tâm. Phản ứng của hệ được phân tích bao gồm gia tốc, chuyển vị tầng tương đối, chuyển vị xoắn, lực cắt tầng và lực quán tính. Mô hình là một tòa nhà ba tầng, được xây dựng bằng phần mềm máy tính OpenSees. Phản ứng với động đất của mô hình được phân tích bằng phương pháp tích phân số trực tiếp trong miền thời gian, thuật toán Newmark. Mô hình được phân tích với ba cấp độ động đất khác nhau. Mỗi cấp độ động đất được đại diện bằng 20 băng gia tốc nền. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, thứ nhất, trong trường hợp phân tích phi tuyến và tuyến tính, các phản ứng gia tốc, chuyển vị tầng, xoắn và lực tĩnh đều tăng theo chiều cao tầng và theo cấp độ động đất. Trong khi đó, lực cắt tăng tỷ lệ thuận với độ mạnh địa chấn nhưng tỷ lệ nghịch với chiều cao hệ. Thứ hai, với cấp độ động đất 50/50, các ứng xử của hệ ở trường hợp tuyến tính và phi tuyến không khác biệt. Tuy nhiên, phản ứng của hệ trường hợp vật liệu làm việc đàn hồi lớn hơn một ít so với phi tuyến khi chịu động đất chu kỳ 475 năm và 2.745 năm. Thứ ba, độ lệch chuẩn
- - viii - của các tập dữ liệu phản ứng trong trường hợp phi tuyến luôn nhỏ hơn so với tuyến tính. Kết quả này nói lên tập dữ liệu phản ứng trong trường hợp phi tuyến hội tụ hơn ở trường hợp đàn hồi, có nghĩa là các phản ứng thu được trong trường hợp phi tuyến dưới tác động của các băng chuyển động nền có sự tương đồng cao và biến động nhỏ; ngược lại, có sự phân tán lớn, rải rác và biến động lớn trong không gian giá trị ở trường hợp tuyến tính. Điều này chỉ ra rằng, để có độ chính xác cao hơn, nên chọn số mẫu gia tốc nền lớn khi xác định phổ phản ứng trung bình để thiết kế theo lý thuyết đàn hồi. Thứ tư, độ nhạy các phản ứng của hệ kết cấu đối với độ lệch tâm khối lượng không chỉ phụ thuộc vào cấp độ động đất, mà còn cũng thay đổi theo từng chuyển động nền. Thứ năm, dù chịu bất kỳ cấp độ động đất nào, gia tốc đỉnh trung bình của sàn và chuyển vị ngang không tăng đơn điệu, mà nó biến thiên trong miền độ lệch tâm khối lượng của tòa nhà được khảo sát. Trong khảo sát này, gia tốc và chuyển vị ngang tăng lên khi độ lệch tâm khối lượng đạt mức khoảng 15%. Sau đó thì các đại lượng này gần như không thay đổi và từ từ giảm xuống khi giá trị lệch tâm khối lượng lớn hơn 25%. Thứ sáu, khi độ lệch tâm khối lượng nhỏ hơn 10%, chuyển vị ngang và gia tốc sàn trở nên nhạy hơn với độ lệch tâm khối lượng khi hệ chịu động đất mạnh. Độ nhạy của chuyển vị ngang với độ lệch tâm khối lượng nhỏ hơn so với gia tốc sàn. Thứ bảy, chuyển vị xoắn trong phân tích này đồng biến khi độ lệch tâm khối lượng trong khoảng từ 0 - 30%, và rất nhạy trong khoảng dưới 15%. Ngoài khoảng này, chuyển vị xoắn không thay đổi. Thứ tám, lực cắt tầng trong tất cả các trường hợp động đất không tăng theo độ tăng của độ lệch tâm khối lượng. Ngược lại, giá trị này giảm nhẹ trong suốt miền giá trị độ lệch tâm khảo sát. Trong khi đó, lực quán tính tăng theo chiều cao công trình, nhưng có cùng xu hướng với lực cắt khi xét tương tác với độ lệch tâm. Điều này cho thấy lực cắt tầng và lực quán tính kém nhạy so với độ lệch tâm khối lượng.
- - ix - ABSTRACT * Subject: Sensitivity analysis of nonlinear responses of a three-story special moment resisting frame building to its mass eccentricity during earthquakes * Keywords: Special moment resisting frame, earthquake responses, nonlinear structural analysis, time historic analysis, sensitivity, mass eccentricity. * Abstract: This thesis aims to analyze the effect of mass eccentricity to seismic response of a 3-story steel special moment resisting frame building. The investigating pocess were divided into two phases. Firstly, the nonlinear and linear responses of the building with 5% mass eccentricity to three earthquake events were compared. Secondly the sensitivity of seismic structural response of a steel special moment resisting frame building to its mass eccentricity was investigated. The numerical model of the structure was developed in OpenSees software. Sixty pairs of ground motions, representing three earthquake events were considered. The seismic response of the model was dynamically analyzed using Newmark-beta method. The comparison shows that floor acceleration and displacement and shear force of the linear model are similar to those of the nonliear model in the 72 years return period earthquake event. In the 475 years event, the responses of the linear model are significantly larger than the responses of the nonlinear model. The difference is largest in the 2.745 years earthquake event. The standard deviation of responses indicates that the dispersion of the linear response data is larger than that of the nonlinear response data. The difference is smallest in the 72 years earthquake event and largest in the 2.475 years earthquake event. In addition, the results showed that the sensitivity of responses to mass eccentricity not only depends on earthquake level but also varies from motion to motion. When the eccentricity is small, structural responses are more sensitive to
- -x- mass eccentricity in a stronger earthquake event than in a weaker event. Peak story drift is less sensitive to mass eccentricity than peak floor acceleration. Peak floor acceleration, peak story drift and torsional drift are very sensitive to mass eccentricity when the eccentricity is less than 15%. Beyond this value, the responses become less sensitive. The story shear forces in all earthquake events do not rise when mass eccentricity value gets up. Otherwise, this response slightly declines or is constant throughout the mass eccentricity range. So this implies the story shear force is not sensitive to the structural system's mass eccentricity.
- - xi - MỤC LỤC trang TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN .................................................................... vii ABSTRACT ............................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiv DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xvi Chƣơng 1 Giới thiệu chung ................................................................................1 1.1. Giới thiệu..........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ........................................................................3 1.2.1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................3 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................3 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................3 1.2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................5 1.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng .................................................6 1.3.1. Phương pháp giải quyết vấn đề .................................................................6 1.3.2. Phần mềm và kỹ thuật áp dụng .................................................................6 1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................6 1.5. Đóng góp của đề tài..........................................................................................6 Chƣơng 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................7 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ....................................................................7 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................10 Chƣơng 3 Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình kết cấu ..............................12 3.1. Giả thuyết xây dựng mô hình .........................................................................12 3.2. Xây dựng mô hình ..........................................................................................15
- - xii - 3.3. Kiểm chứng mô hình ......................................................................................16 3.4. Tần suất động đất và băng gia tốc ..................................................................16 3.5. Phương pháp tích phân số trực tiếp trong miền thời gian, thuật toán Newmark - Beta ............................................................................21 Chƣơng 4 Phân tích ứng xử của hệ khung thép đặc biệt chịu động đất có xét đến làm việc phi tuyến của vật liệu .....................................23 4.1. Giới thiệu........................................................................................................23 4.2. Dữ liệu đầu vào ..............................................................................................23 4.3. Kết quả khảo sát và bàn luận .........................................................................24 4.3.1. Gia tốc .....................................................................................................24 4.3.2. Chuyển vị tầng tương đối (story drift) ....................................................31 4.3.3. Chuyển vị xoắn (torsional drift) ..............................................................41 4.3.4. Lực cắt tầng .............................................................................................46 4.4. Kết luận chương .............................................................................................55 Chƣơng 5 Ảnh hƣởng của độ lệch tâm khối lƣợng đến phản ứng của hệ khung thép đặc biệt ba tầng ...............................................56 5.1. Giới thiệu........................................................................................................56 5.2. Độ lệch tâm khối lượng và chu kỳ của mô hình ............................................56 5.3. Kết quả khảo sát và bàn luận .........................................................................61 5.3.1. Gia tốc .....................................................................................................61 5.3.2. Chuyển vị tầng tương đối (story drift) ....................................................76 5.3.3. Chuyển vị xoắn (torsional drift) ..............................................................86 5.3.4. Lực cắt tầng .............................................................................................94 5.4. Kết luận chương ...........................................................................................105 Chƣơng 6 Kết luận ..........................................................................................106 6.1. Kết luận ........................................................................................................106 6.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................108 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .....................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
- - xiii - PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................... I PHỤ LỤC 1 MÃ LẬP TRÌNH TCL - OPENSEES: XÂY DỰNG VÀ KHẢO SÁT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......... II PL1.1. Mã chương trình chính - Main ............................................................... II PL1.2. Mã chương trình tạo các thủ tục tiện ích - Procedure ............................ X PL1.3. Mã ctrình tạo toạ độ nút phần tử - Nodes ............................................ XV PL1.4. Mã chương trình tạo mặt cắt phần tử - Section ................................. XVI PL1.5. Mã chương trình tạo vật liệu - Material ........................................... XVII PL1.6. Mã chương trình tạo phần tử kết cấu - Element ............................... XVII PL1.7. Mã chương trình ràng buộc điều kiện biên - Boundary .................... XXI PL1.8. Mã chương trình gán tải trọng .......................................................... XXII PHỤ LỤC 2 MÃ LẬP TRÌNH MATLAB: XỬ LÝ SỐ LIỆU GIA TỐC, CHUYỂN VỊ, LỰC CẮT........ XXIII PL2.1. Mã chương trình xử lý số liệu gia tốc ............................................. XXIII PL2.2. Mã chương trình xử lý số liệu chuyển vị.........................................XXVI PL2.3. Mã chương trình xử lý số liệu lực cắt .......................................... XXVIII PHỤ LỤC 3 MÃ LẬP TRÌNH MATLAB: VẼ BIỂU ĐỒ GIA TỐC, CHUYỂN VỊ, LỰC CẮT ............ XXXII PL3.1. Mã chương trình vẽ biểu đồ gia tốc trung bình và độ lệch chuẩn . XXXII PL3.2. Mã chương trình vẽ biểu đồ chuyển vị trung bình và độ lệch chuẩn ........................................................................... XXXIV PL3.3. Mã chương trình vẽ biểu đồ lực cắt và lực tĩnh............................ XXXIX PL3.4. Mã chương trình vẽ quan hệ gia tốc và độ lệch tâm khối lượng ......... XL PL3.5. Mã chương trình vẽ quan hệ chuyển vị và độ lệch tâm khối lượng .... XL PL3.6. Mã chương trình vẽ quan hệ lực cắt và độ lệch tâm khối lượng ........ XLI
- - xiv - DANH MỤC CÁC BẢNG trang Bảng 3.1: Các đặc trưng mặt cắt dầm cột khung ...............................................13 Bảng 3.2: Xác suất động đất xảy ra 50/50 năm, chu kỳ lặp lại là 72 năm ........18 Bảng 3.3: Xác suất động đất xảy ra 10/50 năm, chu kỳ lặp lại là 475 năm ......19 Bảng 3.4: Xác suất động đất xảy ra 2/50 năm, chu kỳ lặp lại là 2475 năm ......20 Bảng 4.1: Gia tốc đỉnh tại các tầng, chu kỳ động đất lặp lại là 72 năm ............25 Bảng 4.2: Gia tốc đỉnh tại các tầng, chu kỳ động đất lặp lại là 475 năm ..........25 Bảng 4.3: Gia tốc đỉnh tại các tầng, chu kỳ động đất lặp lại là 2.475 năm .......26 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp gia tốc trung bình và độ lệch chuẩn..........................27 Bảng 4.5: Chuyển vị tầng cực đại theo phương X, chu kỳ 72 năm ...................31 Bảng 4.6: Chuyển vị tầng cực đại theo phương X, chu kỳ 475 năm .................32 Bảng 4.7: Chuyển vị tầng cực đại theo phương X, chu kỳ 2.475 năm ..............33 Bảng 4.8: Chuyển vị tầng cực đại theo phương Y, chu kỳ 72 năm ...................34 Bảng 4.9: Chuyển vị tầng cực đại theo phương Y, chu kỳ 475 năm .................34 Bảng 4.10: Chuyển vị tầng cực đại theo phương Y, chu kỳ 2.475 năm ..............35 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp chuyển vị tầng trung bình và độ lệch chuẩn .............37 Bảng 4.12: Xoắn cực đại theo phương Z, chu kỳ 72 năm ...................................41 Bảng 4.13: Xoắn cực đại theo phương Z, chu kỳ 475 năm .................................42 Bảng 4.14: Xoắn cực đại theo phương Z, chu kỳ 2.475 năm ..............................43 Bảng 4.15: Bảng tổng hợp xoắn trung bình và độ lệch chuẩn.............................44 Bảng 4.16: Lực cắt tầng theo phương X, chu kỳ 72 năm ....................................47 Bảng 4.17: Lực cắt tầng theo phương X, chu kỳ 475 năm ..................................47 Bảng 4.18: Lực cắt tầng theo phương X, chu kỳ 2.475 năm ...............................48 Bảng 4.19: Lực cắt tầng theo phương Y, chu kỳ 72 năm ....................................49 Bảng 4.20: Lực cắt tầng theo phương Y, chu kỳ 475 năm ..................................50
- - xv - Bảng 4.21: Lực cắt tầng theo phương Y, chu kỳ 2.475 năm ...............................51 Bảng 4.22: Bảng tổng hợp lực cắt trung bình theo phương X.............................53 Bảng 4.23: Bảng tổng hợp lực cắt trung bình theo phương Y.............................53 Bảng 5.1: Độ lệch tâm theo phân phối chuẩn và chu kỳ tương ứng..................58 Bảng 5.2: Gia tốc trung bình tại các tầng ứng với chu kỳ 72 năm, gia tốc nền trung bình là 0.32 g .........................................................62 Bảng 5.3: Gia tốc trung bình tại các tầng ứng với chu kỳ 475 năm, gia tốc nền trung bình là 0.64 g .........................................................64 Bảng 5.4: Gia tốc trung bình tại các tầng ứng với chu kỳ 2.475 năm, gia tốc nền trung bình là 0.98 g .........................................................67 Bảng 5.5: Hệ số tỉ lệ gia tốc max/min ...............................................................76 Bảng 5.6: Chuyển vị ngang trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ...................................................................................76 Bảng 5.7: Chuyển vị ngang trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm .................................................................................79 Bảng 5.8: Chuyển vị ngang trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ..............................................................................81 Bảng 5.9: Hệ số tỉ lệ chuyển vị ngang max/min ................................................85 Bảng 5.10: Chuyển vị xoắn trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ...................................................................................86 Bảng 5.11: Chuyển vị xoắn trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm .................................................................................88 Bảng 5.12: Chuyển vị xoắn trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ..............................................................................90 Bảng 5.13: Lực cắt tầng trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ...................................................................................94 Bảng 5.14: Lực cắt tầng trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm .................................................................................96 Bảng 5.15: Lực cắt tầng trung bình tại sàn tương ứng với độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ..............................................................................99 Bảng 5.16: Hệ số tỉ lệ lực cắt tầng max/min......................................................104
- - xvi - DANH MỤC CÁC HÌNH trang Hình 1.1: Nhà đậu xe bị sụp đổ do động đất tại Northridge - California, năm 1994 .............................................................................................1 Hình 1.2: Minh họa chuyển động nền tác động vào hệ .......................................4 Hình 1.3: Minh họa phản ứng của hệ dưới tác động địa chấn ............................4 Hình 2.1: Tòa nhà bị sụp đổ do động đất ngày 25/4/2015 ở Kathmandu, Nepal (Nguồn: AP photo) ...........................................7 Hình 3.1: Mô hình khung moment đặc biệt 3 tầng ...........................................13 Hình 3.2: Mặt cắt giảm yếu dầm .......................................................................14 Hình 3.3: Phồ phản ứng trung bình của 20 băng gia tốc với xác suất động đất trường hợp (a) 72, (b) 475, (c) 2.475 năm .........................17 Hình 4.1: Gia tốc trung bình trường hợp chu kỳ động đất là 72 năm ...............28 Hình 4.2: Gia tốc trung bình trường hợp chu kỳ động đất là 475 năm .............29 Hình 4.3: Gia tốc trung bình trường hợp chu kỳ động đất là 2.475 năm ..........29 Hình 4.4: Phổ phản ứng gia tốc trung bình .......................................................30 Hình 4.5: Chuyển vị tầng theo (a) phương X và (b) phương Y trường hợp 72 năm ............................................................................38 Hình 4.6: Chuyển vị tầng theo (a) phương X và (b) phương Y trường hợp 475 năm ..........................................................................39 Hình 4.7: Chuyển vị tầng theo (a) phương X và (b) phương Y trường hợp 2.475 năm .......................................................................40 Hình 4.8: Xoắn quanh trục Z trường hợp 72 năm .............................................45 Hình 4.9: Xoắn quanh trục Z trường hợp 475 năm ...........................................45 Hình 4.10: Xoắn quanh trục Z trường hợp 2475 năm .........................................46 Hình 4.11: Lực cắt tầng và tĩnh lực theo phương X...........................................54
- - xvii - Hình 4.12: Lực cắt tầng và lực tĩnh theo phương Y............................................54 Hình 5.1: Độ lệch tâm khối lượng CM ex theo phương X và ey theo phương Y so với tâm cứng CR .........................................................57 Hình 5.2: Biểu đồ giá trị lệch tâm khối lượng theo phân phối chuẩn ...............57 Hình 5.3: Quan hệ giữa tần số mode tịnh tiến đầu tiên và độ lệch tâm ............60 Hình 5.4: Gia tốc tầng 1, cấp độ động đất chu kỳ 72 năm ................................69 Hình 5.5: Gia tốc tầng 2, cấp độ động đất chu kỳ 72 năm ................................70 Hình 5.6: Gia tốc tầng mái, cấp độ động đất chu kỳ 72 năm ............................70 Hình 5.7: Gia tốc tầng 1, cấp độ động đất chu kỳ 475 năm ..............................71 Hình 5.8: Gia tốc tầng 2, cấp độ động đất chu kỳ 475 năm ..............................71 Hình 5.9: Gia tốc tầng mái, cấp độ động đất chu kỳ 475 năm ..........................72 Hình 5.10: Gia tốc tầng 1, cấp độ động đất chu kỳ 2.475 năm ...........................72 Hình 5.11: Gia tốc tầng 2, cấp độ động đất chu kỳ 2.475 năm ...........................73 Hình 5.12: Gia tốc tầng mái, cấp độ động đất chu kỳ 2.475 năm .......................73 Hình 5.13: Quan hệ gia tốc trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ................74 Hình 5.14: Quan hệ gia tốc trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm ..............75 Hình 5.15: Quan hệ gia tốc trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ...........75 Hình 5.16: Quan hệ chuyển vị ngang trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ...................................................................................84 Hình 5.17: Quan hệ chuyển vị ngang trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm .................................................................................84 Hình 5.18: Quan hệ chuyển vị ngang trung bình - độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ..............................................................................85 Hình 5.19: Quan hệ chuyển vị xoắn - độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ....................92 Hình 5.20: Quan hệ chuyển vị xoắn - độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm ..................93 Hình 5.21: Quan hệ chuyển vị xoắn - độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ...............93 Hình 5.22: Quan hệ lực cắt tầng - độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm ........................101 Hình 5.23: Quan hệ lực cắt tầng - độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm ......................102 Hình 5.24: Quan hệ lực cắt tầng - độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ...................102
- - xviii - Hình 5.25: Quan hệ lực quán tính - độ lệch tâm, chu kỳ 72 năm .....................103 Hình 5.26: Quan hệ lực quán tính - độ lệch tâm, chu kỳ 475 năm ...................103 Hình 5.27: Quan hệ lực quán tính - độ lệch tâm, chu kỳ 2.475 năm ................104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 351 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 292 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 186 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 227 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 213 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 242 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 122 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 202 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 147 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp đồ thị và ứng dụng trong dạy Tin học THPT
26 p | 178 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Vấn đề bề rộng khe nứt ở khớp dẻo của dầm bê tông cốt thép
26 p | 96 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 157 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá luật kết hợp mờ đa cấp và ứng dụng
26 p | 128 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác Vỉa 10 mức -300 Công ty than Hà Lầm
98 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ có thu hồi than nóc khai thác vỉa L7, Cánh Tây, công ty cổ phần than Mông Dương-Vinacomin
95 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn