intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

146
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước trình bày tổng quan về doanh nghiệp nhà nước và mô hình tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việt nam. Phân tích thực trạng của việc tách quyền chủ sở hữu khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ: TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Quyên Lớp : Anh 4 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận “Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước” đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo, Tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy. Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp e m chuẩn bị và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy đã dành nhiều thời gian và bằng kinh nghiệm cũng như kiế n thức của mình đưa ra những hướng dẫn cho em trong quá trình làm khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản Trị kinh doanh cũng như tất cả các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương về những bài giảng quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường, góp phần tạo cho em nền tảng để phát triển kiến thức của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới toàn thể gia đình và bạn bè em, những người đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luậ n này. Hà Nội ngày 15/05/2009 Sinh viên Nguyễn Thị Tú Quyên
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1: Gia tăng tự chủ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong thập niên 1980 (%) ...................................................................................................... 23 Bảng 2 : So sánh và phân tích quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà nước ................................ 53 Hình 1 : Các quyền kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 28 Hình 2: Những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước................................... 36 Hình 3: Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước ................................. 37 Hình 4: Các loại hình doanh nghiệp nhà nước .............................................. 39 Hình 5: Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ............................................................................................................. 61 Hình 6: Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí. ........... 68 Hình 7: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước cấp Chính phủ. .................................................................................................... 85 Hình 8: Mô hình tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các bộ quản lý ngành. .............................................................................................. 87
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LêI Më §ÇU ........................................................................................................ 1 CH¦¥NG I: NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN CHUNG VÒ QU¶N TRÞ DOANH NGHIÖP NHµ N-íc. .......................................................................................... 5 I. TæNG QUAN VÒ DOANH NGHIÖP NHµ N-íc. .................................... 5 1. Doanh nghiÖp nhµ n-íc .............................................................................. 5 1.1. Kh¸i niÖm vÒ doanh nghiÖp nhµ n-íc .................................................. 5 1.2. Kh¸i qu¸t vÒ sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp nhµ n-íc 8 2. Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ quyÒn chñ së h÷u ®èi víi doanh nghiÖp nhµ n-íc vµ quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp. .......................................................... 9 2.1. Mét sè kh¸i niÖm................................................................................... 9 2.1.1. QuyÒn së h÷u ................................................................................... 9 2.1.2. QuyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp......................................................... 11 2.2. Mèi quan hÖ gi÷a quyÒn chñ së h÷u vµ quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp ................................................................................................................... 13 II. M¤ H×NH t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp nhµ n-íc .............................................................. 15 1. QuyÒn së h÷u t¸ch khái quyÒn sö dông ................................................... 15 2. M« h×nh t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp nhµ n-íc ........................................................................................................ 16 2.1 QuyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong doanh nghiÖp nhµ n-íc vµ tÝnh tÊt yÕu cña nã .................................................................................................. 16 2.2 Néi dung quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong doanh nghiÖp nhµ n-íc ................................................................................................................... 18 Iii kinh nghiÖm cña trung quèc trong viÖc thùc hiÖn t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ............................. 21 1. Lý do lùa chän nghiªn cøu Trung Quèc .................................................. 21 2. TiÕn tr×nh c¶i c¸ch thùc hiÖn qu¶n trÞ doanh nghiÖp .............................. 22 3. Mét sè bµi häc kinh nghiÖm rót ra cho ViÖt Nam ................................... 29 Ch-¬ng ii: thùc tr¹ng cña viÖc t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ë viÖt nam ................................................................ 32 i. doanh nghiÖp nhµ n-íc viÖt nam .............................................. 32 1. Vµi nÐt vÒ sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhµ n-íc ViÖt Nam... 32 2. Kh¸i niÖm doanh nghiÖp nhµ n-íc vµ ph©n lo¹i doanh nghiÖp nhµ n-íc ë ViÖt Nam .................................................................................................... 34 2.1 Kh¸i niÖm doanh nghiÖp nhµ n-íc...................................................... 34 2.2 Ph©n lo¹i doanh nghiÖp nhµ n-íc ë ViÖt Nam .................................... 36 3. Vai trß cña doanh nghiÖp nhµ n-íc trong nÒn kinh tÕ............................ 39
  5. 3.1 Doanh nghiÖp nhµ n-íc gi÷ vai trß, vÞ trÝ then chèt, lµ c«ng cô, chç dùa kinh tÕ cho nhµ n-íc thùc hiÖn sù qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi toµn bé nÒn kinh tÕ nãi chung mét c¸ch cã hiÖu lùc, cã hiÖu qu¶. ........................ 39 3.2 Doanh nghiÖp nhµ n-íc ®ãng vai trß bæ sung thÞ tr-êng khi cÇn thiÕt. ................................................................................................................... 40 3.3 Doanh nghiÖp nhµ n-íc ®ãng vai trß lµ lùc l-îng quan träng ®Ó th«ng qua ®ã Nhµ n-íc thùc hiÖn chøc n¨ng x· héi. .......................................... 40 II. qu¸ tr×nh thùc hiÖn t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ë viÖt nam. ............................................................................ 41 1. Trong nÒn kinh tÕ kÕ ho¹ch hãa tËp trung. ............................................. 41 1.1 C¸c quy ®Þnh cña HiÕn ph¸p vÒ vai trß qu¶n lý cña nhµ n-íc ®èi víi nÒn kinh tÕ n-íc ta. ................................................................................... 41 1.2 NhËn xÐt. .............................................................................................. 43 2. Trong nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa.................... 44 2.1 Vai trß cña Nhµ n-íc ®èi víi ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp ................ 44 2.2 Giai ®o¹n ®Çu ¸p dông quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp. ........................ 46 2.3 Giai ®o¹n ¸p dông LuËt doanh nghiÖp nhµ n-íc 1995 ....................... 51 2.4 Giai ®o¹n ¸p dông luËt doanh nghiÖp nhµ n-íc 2003......................... 52 2.4.1 LuËt doanh nghiÖp nhµ n-íc 2003 . ................................................ 52 2.4.2 NhËn xÐt ......................................................................................... 56 2.4.3 NghÞ ®Þnh sè 133/2005/N§-CP ..................................................... 57 Iii. thùc tr¹ng ¸p dông chÕ ®é chñ qu¶n, tõng b-íc t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp ®èi víi doanh nghiÖp nhµ n-íc trong mét sè ngµnh. ..... 59 1. Néi dung chÕ ®é chñ qu¶n cña c¬ quan qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc. ............................................................................... 59 1.1 LuËt tæ chøc ChÝnh phñ ngµy 25/12/2001 vµ NghÞ ®Þnh sè 86/2002/N§-CP ngµy 05/11/2002 ............................................................. 59 1.2 NghÞ ®Þnh sè 39/CP quy ®Þnh vÒ §iÒu lÖ mÉu Tæng c«ng ty nhµ n-íc . ................................................................................................................... 61 2. Bé C«ng th-¬ng ........................................................................................ 62 3. Bé Giao th«ng vËn t¶i ............................................................................... 64 4. Ngµnh DÇu khÝ ViÖt Nam ......................................................................... 66 5. Ngµnh Hµng kh«ng ViÖt Nam .................................................................. 69 Iv Mét sè nhËn xÐt vÒ thùc tr¹ng cña viÖc t¸ch quyÒn chñ së h÷u víi quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ...................................................................... 71 1. Mét sè -u ®iÓm. ........................................................................................ 71 2. Mét sè nh-îc ®iÓm. .................................................................................. 72 2.1 ChÕ ®é hµnh chÝnh chñ qu¶n vµ sù qu¶n lý láng lÎo phÇn vèn cña nhµ n-íc t¹i c¸c doanh nghiÖp ......................................................................... 72 2.2 VÊn ®Ò së h÷u vµ vÊn ®Ò quyÒn tù chñ................................................. 73 2.3 Mét sè nh-îc ®iÓm kh¸c ...................................................................... 74
  6. Ch-¬ng iii: mét sè gi¶i ph¸p ®Ó ®Èy m¹nh viÖc thùc hiÖn t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ................................. 76 I. C¸c ®Þnh h-íng nh»m ®Èy m¹nh viÖc t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc. ..................................................................... 76 1.1 Nhµ n-íc vµ sù b×nh ®¼ng víi c¸c doanh nghiÖp trong vai trß mét nhµ ®Çu t-. ........................................................................................................ 77 1.1.1 Vai trß nhµ ®Çu t- cña nhµ n-íc. .................................................... 77 1.1.2 ChuyÓn tõ sù can thiÖp trùc tiÕp cña Nhµ n-íc sang Nhµ n-íc lµm chøc n¨ng qu¶n lý vÜ m« ®èi víi doanh nghiÖp nhµ n-íc. ........................ 77 1.2 §Èy m¹nh chÊt l-îng qu¶n lý bé m¸y Nhµ n-íc................................. 78 1.3 Qu¶n lý vèn cña nhµ n-íc t¹i doanh nghiÖp. ...................................... 79 II. gi¶i ph¸p nh»m ®Èy m¹nh viÖc t¸ch quyÒn chñ së h÷u ra khái quyÒn qu¶n trÞ doanh nghiÖp trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ..................................................................................... 80 2.1 Lµm râ vµ thùc hiÖn tèt chøc n¨ng qu¶n lý nÒn kinh tÕ cña Nhµ n-íc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp. .......................................................................... 80 2.2 TiÕp tôc s¾p xÕp l¹i c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ................................. 82 2.3 T¨ng c-êng viÖc qu¶n lý vèn cña Nhµ n-íc ®èi víi nguån vèn Nhµ n-íc trong c¸c doanh nghiÖp. ................................................................... 83 2.4 X©y dùng, hoµn thiÖn tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña c¬ quan qu¶n lý vèn Nhµ n-íc t¹i doanh nghiÖp. ...................................................................... 84 2.5 T¨ng c-êng hÖ thèng chÕ ®Þnh cña Nhµ n-íc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc .................................................................................................... 87 2.5.1 Hoµn thiÖn c«ng cô ph¸p luËt ......................................................... 87 2.5.2 Ban hµnh NghÞ ®Þnh h-íng dÉn thi hµnh LuËt doanh nghiÖp 2005 vÒ mét sè vÊn ®Ò: ......................................................................................... 89 2.6 Xãa bá chÕ ®é hµnh chÝnh chñ qu¶n vµ t¨ng c-êng quyÒn tù chñ vÒ qu¶n trÞ doanh nghiÖp cho c¸c doanh nghiÖp. ............................................................ 90 2.6.1 VÒ c¬ chÕ qu¶n lý tµi chÝnh ............................................................. 91 2.6.2 VÒ ®Çu t- vµ ®æi míi, hiÖn ®¹i hãa c«ng nghÖ ................................. 92 2.6.3 VÒ c¬ chÕ sö dông lao ®éng, tiÒn l-¬ng ........................................... 93 2.6.4 VÒ tæ chøc bé m¸y vµ nh©n lùc ....................................................... 94 2.7 H×nh thµnh ®éi ngò nh÷ng nhµ qu¶n lý doanh nghiÖp giái. ............... 95 KÕt luËn .......................................................................................................... 99 Tµi liÖu tham kh¶o ................................................................................. 102
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước. Sự tồn tại của khu vực kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước rói riêng không phải là một vấn đề mới lạ. Trên thế giới hầu như nước nào cũng tồn tại kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước kể cả là các nước tư bản chủ nghĩa. Sự khác nhau chỉ là ở quy mô, tỷ trọng của nó do mục đích và những điều kiện cụ thể của mỗi nước quy định. Ở nước ta sự ra đời và phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là lực lượng vật chất bảo đảm cho sự thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được chú trọng đến. Đại hội Đảng lần VI đánh dấu bước đột phá trong việc đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước: “Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự, kỉ cương trong hoạt động kinh tế”. Tuy nhiên việc phân định giữa quản lý kinh tế của Nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do “Vai trò của Nhà nước và thị trường chưa được làm rõ và chưa có sự thống nhất”, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước chưa được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo hoạt động và quản lý nền kinh tế của Nhà nước: có những nội dung dàn trải, có những nội dung lại quá đi vào chi tiết, chưa có sự tách 1
  8. bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước với vai trò quản lý chung của Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những thách thức với nền kinh tế. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang dần dần từng bước trở thành môi trường chung và do đó cạnh tranh kinh tế ngày một quyết liệt hơn, việc phân biệt và làm sáng tỏ vai trò chủ sở hữu của Nhà nước với vai trò quản trị kinh doanh của doanh nghiệp trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết được nghiên cứu. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ: TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở của việc nghiên cứu thực trạng mô hình và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp để hệ thống hóa các quan điểm về doanh nghiệp nhà nước, quyền của chủ sở hữu và quyền quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó khóa luận đưa ra kiến nghị một số những biện pháp trong quản trị doanh nghiệp nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường. 3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận lấy vấn đề tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước làm đối tượng nghiên cứu. Khóa luận có những nghiên cứu tại một số cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ chủ sở hữu các Tổng công ty 91. Nhiệm vụ của khóa luận là làm rõ các căn cứ lý luận và thực tiễn việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp của các 2
  9. doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết và đánh giá quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra khóa luận cũng có nhiệm vụ là đưa ra được những kiến nghị tập trung vào các vấn đề như thay đổi hình thức quản trị các hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh; đảm bảo quản lý tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khóa luận được nghiên cứu dựa trên các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường. - Nghiên cứu, tham khảo thông tin tư liệu và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập thêm các thông tin cần thiết. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá, so sánh… 5. Kết cấu khóa luận Khóa luận gồm 101 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc. Chương này đã đưa ra một số khái niệm về doanh nghiệp nhà nước cũng như khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Chương cũng có những nghiên cứu cơ bản về quyền sở hữu, quyền quản trị doanh nghiệp và mô hình quản trị tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm 3
  10. của Trung Quốc trong việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp, chương đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chƣơng II: Thực trạng của việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam. Chương này đưa ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: sự hình thành và phát triển cũng như vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời chương đã nghiên cứu quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam dựa trên các quy định của pháp luật. Sau cùng chương nghiên cứu đến thực trạng của vấn đề tại một số Bộ, ngành ở nước ta và rút ra một số nhận xét. Chƣơng III: Một số giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nƣớc. Dựa trên các kết quả đã thu được ở chương II, chương cuối cùng này đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam để đảm bảo tính tự chủ, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo và phát triển nguồn vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình làm bài, mặc dù em đã rất cố gắng sưu tầm tài liệu và nghiên cứu nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình, những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để em có được nhận thức sâu sắc hơn. 4
  11. CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. 1. Doanh nghiệp nhà nƣớc 1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước Ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có các doanh nghiệp nhà nước mặc dù vài trò của chúng là khác nhau đối với mỗi nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu một phần hay toàn phần. Có thể thấy rằng quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc điểm phân biệt doanh nghiệp nhà nước với những loại hình doanh nghiệp trong khu vực tư nhân khác. Một số quốc gia, tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm về doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như: Năm 1956 khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu hóa công nghiệp đã quy định các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp mà phải hội đủ 3 điều kiện sau: (1) Hội đồng quản trị doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm; (2) Ủy ban quốc hữu hóa công nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp; (3) Thu nhập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp của Quốc hội hoặc các cơ quan tài chính nhà nước 1. Tại Pháp thì doanh nghiệp nhà nước được xác định là những doanh nghiệp phải thỏa mãn đủ 3 điều kiện: (1) Tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp nhờ đó mà Chính phủ xác lập được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp; (2) Có địa vị pháp nhân độc lập nghĩa là địa vị của nó trong quá trình kinh tế giống như các doanh nghiệp pháp nhân khác; (3) Thực hiện các hoạt động công thương độc lập, quy định nó là tổ chức kinh 1 Lee Kang Woo (2002), Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5
  12. tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của Chính phủ 2. Trong cuốn “Kinh tế học của sự phát triển” tác giả cũng đã trình bày 3 điều kiện để một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp nhà nước, đó là các điều kiện sau: (1) Nhà nước là cổ đông chính; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để bán; (3) Doanh nghiệp có hạch toán lỗ lãi và gắn với thiếu chi. Nếu như thiếu điều kiện 1 thì đó là doanh nghiệp tư nhân, còn khi thiếu đi điều kiện 2 và điều kiện 3 thì không phải là doanh nghiệp mà đó là cơ quan Nhà nước 3. Ngoài ra cũng có một số những quan điểm khác về doanh nghiệp nhà nước đó là: (1) Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp hoặc nếu không thì Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh nghiệp theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lý doanh nghiệp; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ bán cho công chúng, hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước khác; (3) Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thu chi trong họat động về sản xuất kinh doanh 4. Tóm lại có thể khái quát một số đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhà nước như sau: Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp nhờ đó mà Chính phủ có thể gây ảnh hướng có tính chất chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động kinh 2 Vũ Minh Trai (2000) Thực trạng và giải pháp sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 3 Malco lm Gillis, Dwight H.Perkins, Michael Roemer,… (1990), Kinh tế học của sự phát triển (Bản t iếng Việt), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 4 Võ Đại Lược (1997) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 6
  13. doanh và thường phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lợi lẫn các mục tiêu kinh tế xã hội. Xét theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có 2 loại đó là: loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó Nhà nước nắm giữ một phần sở hữu nhất định (tỷ lệ này tùy thuộc quy định của mỗi nước). Ví dụ ở Nhật Bản doanh nghiệp nhà nước có 2 loại là loại doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước và loại doanh nghiệp nhà nước có một phần vốn dưới hình thức công ty cổ phần hỗn hợp giữa nhà nước tư nhân. Còn ở Italia có 2 loại doanh nghiệp nhà nước đó là doanh nghiệp nhà nước với 100% sở hữu Nhà nước và loại doanh nghiệp nhà nước từng phần dưới dạng công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước – tư nhân trong đó Nhà nước nắm giữ trên 25% cổ phần 5. Xét theo mục tiêu kinh tế – xã hội, doanh nghiệp nhà nước có 2 loại đó là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (tức hoạt động công ích); doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (tức hoạt động kinh doanh). Ngoài ra căn cứ vào sự khác nhau về địa vị pháp luật, doanh nghiệp nhà nước có thể chia thành 3 loại: (1) Doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập; (2) Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ địa vị pháp nhân và toàn bộ tài sản thuộc về Nhà nước; (3) Doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp có địa vị pháp nhân độc lập và Nhà nước có quyền sở hữu một phần tài sản. Phần lớn ở các nước tư bản, doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp là hình thức chủ yếu nhất trong mọi loại hình doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm lớn nhất của loại doanh nghiệp nhà nước này là Nhà nước tham dự cổ phần, nhờ đó có thể khống chế được chúng. Nhưng doanh nghiệp nhà nước này hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp tư 5 Nguyễn Ngọc Quang (1996), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 7
  14. nhân, thu lợi ích kinh doanh qua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời bằng chế độ tham dự, Nhà nước có thể triển khai các hoạt động mà Nhà nước cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của cả nước, bao gồm những công trình cơ sở hạ tầng như ngân hàng, đường sắt, đường bộ, vận tải biển… và cũng có thể triển khai mở rộng vào trong các ngành công nghiệp mới. Doanh nghiệp nhà nước theo chế độ nhà nước tham dự ngày càng tỏ ra là loại hình doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả nhất 6. 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhà nước Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, các doanh nghiệp nhà nước được hình thành gắn liền với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước cũng được phát triển rất mạnh ở các nước không có chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn “Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước” 7 tác giả đã khái quát 5 nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của doanh nghiệp nhà nước ở các nước như sau: - Thứ nhất: Do nhu cầu khôi phục lại những nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Các doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập nhằm thực hiện những dự án lớn tái thiết đất nước, đòi hỏi vốn lớn mà lực lượng tư nhân không thể đảm trách nổi. - Thứ hai: Ở nhiều nước đang phát triển, sau khi giành được độc lập đã thực hiện quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp tư bản nước ngoài. Đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh được coi là thành phần kinh tế chính do đó đã tiến hành quốc hữu hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân, có quy mô lớn và vừa bất kể là của tư bản nước ngoài hay tư bản trong nước nhằm phát triển sở hữu công cộng. 6 Võ Đại Lược (1997) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 7 PGS. TS Ngô Quang Minh (2004), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước . 8
  15. - Thứ ba: Cùng với sự phát triển của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước, nhiều Chính phủ đã chủ trương thành lập các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp các hàng hóa công cộng, tạo công ăn việc làm, phân phối lại thu nhập, xóa bỏ độc quyền, thực hiện công bằng xã hội cũng như tạo thực lực kinh tế mạnh để can thiệp thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô. - Thứ tư: Các nước đang phát triển thường muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi tắt đón đầu. Vì vậy mà các Chính phủ có xu hướng thành lập các doanh nghiệp nhà nước như những đàu tàu dẫn dắt nền kinh tế. - Thứ năm: Các Chính phủ thường muốn nắm giữ các ngành công nghiệp đặc biệt để thực hiện các mục tiêu hay lợi ích quốc gia như các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng… các doanh nghiệp tạo ra nguồn tích lũy ngân sách lớn. 2. Những vấn đề cơ bản về quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và quyền quản trị doanh nghiệp. 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Quyền sở hữu Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất dựa trên ba mặt chủ yếu là quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông 8. Như vậy quan hệ sở hữu là một trong ba mặt chủ yếu của quan hệ sản xuất, nó giữ vai trò quyết định, thể hiện quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm lực lượng sản xuất. 8 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. 9
  16. Quan hệ sở hữu được thể hiện bằng hệ thống pháp luật tạo nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm rất nhiều quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền điều tiết, quyền thực hiện lợi ích kinh tế… Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu (có thể là các cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác) đối với tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật 9.  Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được phép trái pháp luật, đạo đức xã hội và không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có các quy định khác 10.  Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác 11.  Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản 12. 9 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 10 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 11 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 12 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 10
  17. Hai nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh có thể thống nhất ở một chủ thể, cũng có thể phân chia, tách biệt tương đối ở những chủ thể khác nhau. Việc thừa nhận sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu thuộc về Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp là cơ sở để xử lý vấn đề cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường. 2.1.2. Quyền quản trị doanh nghiệp Quyền quản trị doanh nghiệp được hiểu là bao gồm hai quyền chủ yếu: quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản.  Đối với quyền sử dụng tài sản thì chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật, người được chuyển giao có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, phương 13 thức và theo hợp đồng đã ký kết . Quyền sử dụng tài sản là quyền lợi của người đầu tư đối với tài sản pháp nhân của doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn. Đối với quyền sử dụng tài sản ta có một số điểm cần lưu ý như sau: Thứ nhất: Phân biệt khái niệm về quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu tài sản. Đối với quyền sở hữu tài sản có nghĩa là tài sản thuộc về ai, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với những tài sản thuộc sở hữu của họ. Đối với quyền sử dụng tài sản được bắt nguồn từ sự đầu tư của chủ sở hữu tài sản và thể hiện quyền lợi của người đầu tư. Khi mà chủ sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp do chính họ quản lý thì không tồn tại sự khác biệt giữa quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên khi người chủ sở hữu tài sản chỉ đầu tư vào doanh nghiệp thôi mà không trực tiếp nắm quyền điều hành thì có sự phân biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu tài sản. Xét ví dụ là Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhưng không trực tiếp điều hành. Khi đó quyền sở hữu tài sản Nhà nước thuộc về 13 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 11
  18. Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước hay các tổ chức kinh tế được Nhà nước ủy quyền đầu tư vốn của Nhà nước chính là chủ thể của quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp. Như vậy khái quát rằng quyền sở hữu tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Chính phủ thay mặt Nhà nước nắm giữ còn quyền sử dụng tài sản lại do nhiều người được Nhà nước ủy quyền thực hiện. Quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản tại doanh nghiệp là quan hệ giữa người đầu tư với phần vốn của mình trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp 14 . Thứ hai, quyền sử dụng tài sản là quyền và lợi ích tài sản dưới hình thái giá trị. Nhà đầu tư có thể mang các tài sản dưới hình thái vật chất cụ thể để đầu tư vào doanh nghiệp nhưng chúng đã được tính quy đổi thành tiền vốn và trở thành tài sản dưới hình thức giá trị sau khi đầu tư vào doanh nghiệp. Sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp rồi thì chủ đầu tư chỉ có thể chuyển nhượng tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản là chuyển nhượng quyền và lợi ích tài sản dưới hình thái giá trị chứ không phải là chuyển nhượng tài sản của pháp nhân doanh nghiệp dưới hình thái vật thể. Sự chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản được tiến hành giữa các chủ thể sử dụng tài sản và trong quá trình chuyển nhượng, tài sản pháp nhân của doanh nghiệp không thay đổi, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh tài sản nhà nước.  Đối với quyền định đoạt: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo thủ tục, trình tự đó. Chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt cho người khác và 14 Nguyễn Đặng Tường Anh (2007), Tách quyền chủ sở hữu ra khỏ i quyền quản trị doanh nghiệp – Mô hình quản trị mới trong doanh nghiệp nhà nước, Đại học Ngoại Thương. 12
  19. khi đó người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu 15. 2.2. Mối quan hệ giữa quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp Khi một nhà đầu tư mang tài sản của mình đầu tư vào một doanh nghiệp thì nhà đầu tư đó (tức là chủ sở hữu của tài sản đầu tư) được hưởng những quyền lợi theo mức vốn mà mình góp vào doanh nghiệp. Nhà đầu tư có một số quyền và lợi ích như sau:  Nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh, tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư 16. Quyền và lợi ích của nhà đầu tư gắn liền với mức vốn góp mà họ đầu tư vào doanh nghiệp, phần lãi mà nhà đầu tư được hưởng dựa theo mức vốn đã mang đầu tư vào doanh nghiệp.  Nhà đầu tư có thể thực hiện các quyền của mình trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp như là tiếp cận, sử dụng các nguồn lực, xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, chuyển nhượng hay điều chỉnh vốn…  Nhà đầu tư có quyền chọn người đại diện cho mình, chọn người kinh doanh doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản, mỗi nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản thua lỗ hay khoản nợ của doanh nghiệp trong phần vốn góp mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Khi Nhà nước là người đầu tư, mang tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì được thực hiện quyền của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp. Phần tài sản của Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được phân biệt khác với những tài sản Nhà nước khác, Nhà nước không còn trực tiếp chi phối các tài 15 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nhà xuất bản Tư pháp 16 Luật Đầu tư. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia 13
  20. sản đó. Tài sản của Nhà nước cùng với tài sản của các chủ đầu tư khác hình thành nên tài sản pháp nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm đối với tài sản pháp nhân đó. Người đầu tư không thể trực tiếp can thiệp vào quyền tài sản pháp nhân của doanh nghiệp cũng như không thể tùy tiện can thiệp vào quyền quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh của doanh nghiệp 17. Như đã phân tích ở trên, ngay cả khi người đầu tư góp các tài sản hiện vật vào doanh nghiệp thì tài sản đó trở thành tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền xử lý. Nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng các tài sản dưới hình thái giá trị theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền đưa các tài sản hiện vật góp vốn của nhà đầu tư vào sản xuất, đầu tư ra bên ngoài hay bán chúng để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp độc lập thực hiện quyền kinh doanh mà chủ sở hữu không thể gây trở ngại hay làm ảnh hưởng tới quyền tài sản pháp nhân và quyền quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền sử dụng tài sản của mình tuy nhiên sự chuyển nhượng này chỉ được tiến hành giữa những người đầu tư với nhau, nó chỉ làm thay đổi tỷ lệ góp vốn giữa những người đầu tư mà không làm thay đổi tổng giá trị tài sản pháp nhân của doanh nghiệp. Nhằm tăng giá trị vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư tác động vào các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tác động vào các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp chính là nhà đầu tư đã thực hiện quyền của chủ sở hữu về quyền sử dụng tài sản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 17 Nguyễn Đặng Tường Anh (2007), Tách quyền chủ sở hữu ra khỏ i quyền quản trị doanh nghiệp – Mô hình quản trị mới trong doanh nghiệp nhà nước, Đại học Ngoại Thương 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2