intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

202
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay nhằm hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung nhất về thị trường chứng khoán và công ty chứng khoán. Tìm hiểu thực trạng về mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---***--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY. Họ và tên sinh viên : Mai Thị Linh Lớp : Nhật 1 Khoá : 42 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phan Trần Trung Dũng Hà Nội, tháng 10/ 2007
  2. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay MỤC LỤC Më ®Çu ................................................................................................................ 1 Ch-¬ng Mét: c¬ së lý luËn .................................................................... 3 I. Tæng quan thÞ vÒ tr-êng chøng kho¸n ......................................................... 3 1. Kh¸i niÖm vÒ thÞ tr-êng chøng kho¸n ..................................................... 3 2. CÊu tróc vµ ph©n lo¹i c¬ b¶n thÞ tr-êng chøng kho¸n .............................. 3 3. Nguyªn t¾c ho¹t ®éng c¬ b¶n cña thÞ tr-êng chøng kho¸n ....................... 5 4. Chøc n¨ng cña thÞ tr-êng chøng kho¸n ................................................... 6 5. C¸c chñ thÓ tham gia thÞ tr-êng chøng kho¸n.......................................... 8 II. C«ng ty chøng kho¸n – Chñ thÓ quan träng hµng ®Çu cña thÞ tr-êng chøng kho¸n ................................................................................................ 12 1. Kh¸i niÖm vÒ c«ng ty chøng kho¸n ....................................................... 12 2. C¸c lo¹i h×nh c«ng ty chøng kho¸n ....................................................... 12 3. C¸c nghiÖp vô cña c«ng ty chøng kho¸n ............................................... 19 4. Vai trß cña c«ng ty chøng kho¸n ®èi víi thÞ tr-êng chøng kho¸n .......... 27 Ch-¬ng hai : Thùc tr¹ng vÒ m« h×nh vµ ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n trªn thÞ tr-êng chøng kho¸n ViÖt Nam hiÖn nay................................................................................................. 30 I. C¬ së ph¸p lý cho ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n t¹i ViÖt Nam hiÖn nay. ...................................................................................................... 31 1. Yªu cÇu vÒ lo¹i h×nh kinh doanh vµ ph¹m vi ho¹t ®éng ......................... 31 2. Yªu cÇu vÒ vèn vµ quy m« vèn ............................................................. 34 3. Yªu cÇu vÒ ®iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt kü thuËt vµ tr×nh ®é nghÒ nghiÖp cña c¸n bé vµ nh©n viªn c¸c c«ng ty chøng kho¸n ....................................... 36 4. Yªu cÇu vÒ tæ chøc c«ng ty chøng kho¸n .............................................. 37 i
  3. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay II. Thùc tr¹ng vµ ®¸nh gi¸ t×nh h×nh ho¹t ®éng cña c¸c cTCK tõ lóc ra ®êi cho ®Õn nay .................................................................................................. 39 1. C¸c c«ng ty chøng kho¸n kh«ng ngõng t¨ng vÒ sè l-îng vµ quy m« ho¹t ®éng ..................................................................................................... 40 2. C¸c c«ng ty chøng kho¸n ®· ®¹t ®-îc nh÷ng kÕt qu¶ ®¸ng khÝch lÖ ...... 43 3. C¸c ho¹t ®éng nghiÖp vô ®-îc ®Èy m¹nh c¶ vÒ sè l-îng lÉn chÊt l-îng 48 III. Mét sè tån t¹i trong ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n hiÖn nay .... 59 1. Sè l-îng c¸c c«ng ty chøng kho¸n t¨ng nhanh chãng trong mét thêi gian ng¾n nh- mét mèi ®e do¹ ®Õn quyÒn lîi nhµ ®Çu t- ............................... 59 2. NhiÒu c«ng ty ch-a ®¸p øng ®ñ møc vèn ph¸p ®Þnh theo yªu cÇu .......... 63 3. C¬ së h¹ tÇng vµ c¸c trang thiÕt bÞ kü thuËt ch-a ®¸p øng ®-îc yªu cÇu cña thÞ tr-êng........................................................................................ 63 4. ThiÕu nh©n lùc vÒ c¶ sè l-îng vµ chÊt l-îng ......................................... 65 5. Ho¹t ®éng t- vÊn cho kh¸ch hµng ch-a ®-îc quan t©m thÝch ®¸ng ....... 65 6. NhiÒu c«ng ty chøng kho¸n liªn tôc vi ph¹m c¸c quy ®Þnh vÒ giao dÞch 66 IV. Bµi häc kinh nghiÖm tõ viÖc tæ chøc c«ng ty chøng kho¸n cña mét sè n-íc trªn thÕ giíi.................................................................................................. 67 1. Kinh nghiÖm tæ chøc c«ng ty chøng kho¸n cña mét sè n-íc ................. 67 2. Bµi häc kinh nghiÖm ............................................................................. 73 Ch-¬ng Ba : Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn m« h×nh vµ n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng c¸c cTCK trªn TTCK ViÖt Nam hiÖn nay .............................................................................................................................. 77 I. KiÕn nghÞ ®èi víi Uû Ban Chøng kho¸n Nhµ n-íc .................................... 78 1. Hoµn thiÖn khung chÝnh s¸ch ph¸p luËt ®iÒu chØnh ho¹t ®éng cña TTCK nãi chung vµ CTCK nãi riªng theo h-íng an toµn hiÖu qu¶. .................. 78 2. KiÕn nghÞ vÒ c¸c lo¹i h×nh tham gia kinh doanh chøng kho¸n ............... 80 3. N©ng cao ®iÒu kiÖn thµnh lËp ®èi víi c¸c c«ng ty chøng kho¸n ............. 82 ii
  4. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 4. Hoµn thiÖn hÖ thèng ®µo t¹o, s¸t h¹ch cÊp giÊy phÐp hµnh nghÒ ............ 84 5. T¹o m«i tr-êng thuËn lîi cho c¸c CTCK ho¹t ®éng ............................... 84 6. T¨ng c-êng qu¶n lý, gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n trªn thÞ tr-êng ....................................................................................... 85 II. KiÕn nghÞ ®èi víi c¸c c«ng ty chøng kho¸n ................................................ 86 1. T¨ng vèn ®iÒu lÖ h¬n n÷a nh»m n©ng cao quy m« vµ chÊt l-îng ho¹t ®éng ..................................................................................................... 86 2. øng dông c«ng nghÖ hiÖn ®¹i, t¨ng c-êng c¬ së vËt chÊt kü thuËt trong ho¹t ®éng kinh doanh ®Ó ®¹t hiÖu qu¶ cao vÒ kinh tÕ còng nh- kiÓm so¸t vµ qu¶n trÞ rñi ro tèt .............................................................................. 87 3. TuyÓn dông vµ ®µo t¹o ®éi ngò nh©n lùc chÊt l-îng cao........................ 88 4. Më réng m¹ng l-íi chi nh¸nh, phßng giao dÞch , ®¹i lý nhËn lÖnh......... 89 5. §Èy m¹nh h¬n n÷a nghiÖp vô t- vÊn ..................................................... 90 6. Chó träng ®Õn viÖc cung cÊp dÞch vô chøng kho¸n cho nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi..................................................................................................... 91 7. N©ng cao vai trß hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé trong c¸c c«ng ty chøng kho¸n .................................................................................................... 91 KÕt luËn .......................................................................................................... 93 Danh môc Tµi liÖu tham kh¶o............................................................................. 94 Danh môc website ................................................................................................ 95 Danh môc c¸c b¶ng trong khãa luËn .................................................................. 96 Danh môc biÓu ®å trong khãa luËn .................................................................... 96 Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t .................................................................................. 97 Phô lôc ................................................................................................................. 98 iii
  5. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như huy động được vốn đầu tư nước ngoài cần có TTCK. Do vậy, việc thiết lập một TTCK hoạt động lành mạnh, hiệu quả và thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để một TTCK được thiết lập và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố nhất định như: phải có một khối lượng lớn các công ty niêm yết, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cũng như các tổ chức trung gian kinh doanh trên TTCK. Trong đó, CTCK là một tổ chức trung gian trên TTCK, có vai trò chủ yếu là làm môi giới giao dịch mua, bán chứng khoán, làm cầu nối giữa nhà phát hành và các nhà đầu tư. Do đó, vai trò của các CTCK mang tính chất quyết định trong sự phát triển lớn mạnh của thị trường. TTCK Việt Nam mới trong giai đoạn phát triển, cùng với quá trình đó là sự hình thành và từng bước trưởng thành của các CTCK. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của các CTCK hiện nay còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, tôi xin chọn đề tài: “Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp này. Trong khoá luận, tôi xin trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về CTCK, các loại mô hình CTCK, cũng như thực trạng hoạt động của các CTCK ở Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay. Cùng với việc tìm hiểu mô hình, hoạt động của CTCK tại một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho thực tế xây dựng và phát triển các CTCK ở Việt Nam. Từ đó, người viết xin đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thiết lập, hoàn thiện mô hình CTCK 1
  6. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như nền kinh tế nước ta nói chung. Khoá luận được trình bày dựa trên việc nghiên cứu những cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các CTCK ở Việt Nam hiện nay và nghiên cứu thực trạng, tình hình hoạt động của các CTCK tại Việt Nam từ lúc ra đời cho đến nay. Bố cục của khoá luận bao gồm ba chương: - Chương I: Những cơ sở lý luận chung nhất về TTCK và CTCK. - Chương II: Thực trạng về mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay. - Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay. Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Trần Trung Dũng, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và sự cung cấp tài liệu vô cùng quý báu từ thư viện trường Đại học Ngoại Thương, Thư viện quốc gia, Ban quản lý kinh doanh – Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước… Tuy nhiên do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn thiếu, khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý, chỉ bảo từ thầy cô và các bạn quan tâm. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 2/10/2007 Mai Thị Linh 2
  7. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay CHƢƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. TỔNG QUAN THỊ VỀ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm về thị trƣờng chứng khoán Như ta đã biết, thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá khác. Nói cách khác, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ là nơi mua bán các công cụ nợ ngắn hạn và thị trường vốn là nơi mua bán các công cụ vốn, công cụ nợ trung và dài hạn. Thị trường vốn được thực hiện thông qua ngân hàng và TTCK. Như vậy, TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. Hàng hoá trên TTCK bao gồm các loại chứng khoán, nó được hiểu là các giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. 2. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trƣờng chứng khoán - Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp  Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. 3
  8. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay  Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. - Căn cứ vào phƣơng thức hoạt động của thị trƣờng: TTCK được chia thành thị trường tập trung (TTGDCK hoặc SGDCK) và phi tập trung (thị trường OTC).  Tại thị trường giao dịch tập trung, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.  Trên thị trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các CTCK phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. - Căn cứ vào hàng hoá trên thị trƣờng: TTCK được phân thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.  Thị trường cổ phiếu: Là thị trường phát hành và giao dịch mua bán các loại cổ phiếu.  Thị trường trái phiếu: Là thị trường phát hành và giao dịch, mua bán các trái phiếu đã được phát hành. Các trái phiếu này bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.  Thị trường các công cụ phái sinh: Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ phiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện. Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán (cổ 4
  9. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay phiếu, trái phiếu). Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán, hay các công cụ phái sinh. Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ phái sinh đã được phát hành. Đây là loại thị trường chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh. 3. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trƣờng chứng khoán - Nguyên tắc công khai Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy, TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, SGDCK, các CTCK và các tổ chức có liên quan khác. - Nguyên tắc trung gian Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các CTCK. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các CTCK mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. 5
  10. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay - Nguyên tắc đấu giá Mọi việc mua bán chứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. 4. Chức năng của thị trƣờng chứng khoán TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. TTCK có những chức năng cơ bản sau: - Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất – kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. - Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác 6
  11. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. - Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, 7
  12. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 5. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK được chia thành 3 nhóm sau: Nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến TTCK. - Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK và là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá cho TTCK.  Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.  Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.  Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ. - Nhà đầu tƣ Nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.  Các nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. 8
  13. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay  Các nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các CTCK, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho chính mình. - Các tổ chức kinh doanh trên thị trƣờng chứng khoán  Công ty chứng khoán CTCK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để có thể thực hiện được mỗi nghiệp vụ, các CTCK phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.  Các ngân hàng thương mại Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ được đầu tư và chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. 9
  14. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. - Các tổ chức có liên quan đến thị trƣờng chứng khoán  Cơ quan quản lý nhà nước Ban đầu TTCK hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của TTCK, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có TTCK hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý, giám sát TTCK đã ra đời. Cơ quan quản lý giám sát TTCK được hình thành dưới nhiều mô hình hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc Chính phủ, nhưng có nước lại do sự kết hợp giữa tự quản và nhà nước. Nhưng nhìn chung cơ quan này do chính phủ của các nước thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ quan này có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK . Ở Việt Nam, ngày 28/11/1996 UBCKNN được thành lập với vai trò là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với TTCK. Từ tháng 9/2004, UBCKNN được chuyển vào Bộ tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và 10
  15. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay TTCK, quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật.  Sở giao dịch chứng khoán ( Trung tâm giao dịch chứng khoán) SGDCK thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên Sở giao dịch. Ngoài ra, SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán tại sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán.  Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các CTCK và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung.  Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán .  Công ty định mức tín nhiệm Công ty định mức tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc, lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các mức hệ số tín nhiệm vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành chứ không phải cho công ty. Do vậy một công ty phát hành có thể mang nhiều mức hệ số tín nhiệm cho các phát hành nợ của nó. 11
  16. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay II. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN – CHỦ THỂ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm về công ty chứng khoán Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới đã cho thấy, TTCK thời kỳ còn sơ khai, các nhà môi giới hoạt động độc lập với nhau. Sau này, cùng với sự phát triển của TTCK chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên, đòi hỏi sự ra đời của các CTCK – là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng rẽ. Sự ra đời của CTCK là do nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, ở đó để bảo vệ của nhà đầu tư, yêu cầu phải có một TTCK cạnh tranh hoàn hảo, bảo vệ cho nhà đầu tư được mua bán chứng khoán với giá cả tốt nhất mà thị trường cho phép. Đối với Việt Nam, để TTCK hình thành và phát triển có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên TTCK. Bên cạnh đó mục tiêu của việc hình thành TTCK là thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho việc phát triển nền kinh tế. Do đó để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có trật tự, công bằng, minh bạch và có hiệu quả thì cần phải có sự ra đời và hoạt động của các CTCK. Như vậy, CTCK là một tổ chức tài chính hoạt động trên TTCK, đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán, giúp thị trường hoạt động an toàn, minh bạch và trật tự. CTCK cũng đóng vai trò là những nhà tư vấn cho các công ty phát hành, tư vấn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra CTCK còn có thể là nhà đầu tư trung hoặc dài hạn thông qua hoạt động bảo lãnh cho các công ty phát hành và hoạt động tự doanh. 2. Các loại hình công ty chứng khoán  Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán 12
  17. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường. Vì CTCK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh của nó tuỳ đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý mà ở mỗi nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát thành 3 mô hình cơ bản hiện nay: - Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách. Các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Mô hình này đã được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật… và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan… Sở dĩ người ta không cho phép các tổ chức tài chính khác kinh doanh chứng khoán là vì người ta sợ rằng những hoạt động của CTCK khi được thực hiện đồng thời với các hoạt động tín dụng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro hơn. Ví dụ như CTCK là tổ chức tín dụng sử dụng tiền gửi của khách hàng để kinh doanh chứng khoán với khối lượng lớn làm cho cầu chứng khoán tăng nhanh, dẫn đến giá chứng khoán không phản ánh trung thực giá trị của doanh nghiệp, và điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của TTCK. Ưu điểm của mô hình này là: + Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. + Tạo điều kiện cho TTCK phát triển mang tính chuyên môn hoá cao. 13
  18. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là: nó không thích hợp với thị trường ở các nước đã phát triển. Trong thời gian gần đây, cùng với xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ, các nước này đã có xu hướng giảm dần các hạn chế về kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại và từng bước mở rộng quyền của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK. Chẳng hạn như ở các thị trường mới nổi như Thái Lan, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính đã được thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK như một CTCK. Ở Mỹ hiện nay, Quốc hội đã bỏ phiếu huỷ bỏ đạo luật “Glass Steagall” (đạo luật được ban hành năm 1933 sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, nhằm phòng tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng cũng như chứng khoán tại Mỹ. Theo đó các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán). Có nghĩa là các tổ chức tài chính ngày nay hoạt động với hình thức các tổ chức tài chính đa năng. - Mô hình ngân hàng đa năng toàn phần Theo đó các ngân hàng vừa được kinh doanh chứng khoán, vừa kinh doanh bảo hiểm, và kinh doanh tín dụng. Mô hình này được áp dụng ở Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo… Ưu điểm của mô hình này là: + Ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh về chuyên môn và vốn để kinh doanh chứng khoán. + Việc kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh giúp giảm bớt chi phí quản lý cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của TTCK… 14
  19. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay Ví dụ như khi thành lập một CTCK độc lập, người ta phải có hội đồng quản trị, ban điều hành riêng, có trụ sở, phương tiện hoạt động riêng. Trong khi nếu hoạt động đa năng hơn thì hội đồng quản trị, ban điều hành không phải riêng biệt…nhờ đó chi phí quản trị sẽ giảm đi rất nhiều. + Khi nguồn vốn của ngân hàng, tổ chức tài chính là công ty mẹ chưa sử dụng sẽ được đưa vào dự trữ chứng khoán, điều đó làm tăng khả năng sinh lợi cho tài sản kinh doanh. Ví dụ như công ty bảo hiểm, khi thu được phí bảo hiểm và chưa sử dụng đến sẽ có thể dự trữ vào các chứng khoán ngay, do đó có khả năng sinh lợi rất cao. Nhược điểm của mô hình này là : + Nếu hoạt động kinh doanh của CTCK bị rủi ro có thể dẫn đến rủi ro lớn cho công ty mẹ. Điển hình như sự sụp đổ của chi nhành ngân hàng Barrings ở Singapore. Đặc biệt là khi CTCK đi vào kinh doanh các chứng khoán phái sinh như: Options, futures… có thể sẽ mang lại lợi ích lớn nhưng nó cũng đem đến rủi ro rất cao. + Khuynh hướng kinh doanh của hội đồng quản trị sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược chung của cả tổ chức tài chính. Do đó, nếu hội đồng quản trị có khuynh hướng xem cho vay là nghiệp vụ kinh doanh có tính chiến lược thì hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ yếu đi. Ngược lại hội đồng quản trị có khuynh hướng xem nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là chiến lược thì kinh doanh chứng khoán sẽ bành trướng mau lẹ và khả năng bị rủi ro sẽ rất cao. + Sự không tách bạch giữa các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán với nghiệp vụ cho vay còn làm cho quá trình quản lý khá phức tạp, nhất là sự quản lý của bộ phận quản lý cao nhất như hội đồng quản trị và Ban điều hành. Điều này dẫn đến có thể không kiểm soát hết mọi hoạt động của tổ chức tín 15
  20. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay dụng và có thể bị các nhân viên dưới quyền lợi dụng kinh doanh sai lệch định hướng chung của tổ chức tín dụng hoặc kinh doanh thiếu hiệu quả mà không thể được chấn chỉnh kịp thời. - Mô hình ngân hàng đa năng một phần Mô hình này là sự kết hợp của hai mô hình ở trên, theo đó các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty con độc lập, hoạt động tách rời. Mô hình này được áp dụng ở một số nước như Anh, Canada và Úc… Đặc điểm của mô hình này là kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tín dụng được tách ra độc lập trong hạch toán kinh doanh. Nghĩa là các CTCK có tư cách pháp nhân riêng và chịu trách nhiệm bằng vốn riêng của mình. Mô hình này có ưu điểm là: + Hoạt động của CTCK không ảnh hưởng gì đến hoạt động của ngân hàng hay tổ chức tài chính là công ty mẹ, do đó không gây rủi ro cho các ngân hàng hay tổ chức tài chính là công ty mẹ. + Nó thích hợp với các nền kinh tế đang phát triển: Do TTCK tại các nước này mới phát triển, tiềm lực về vốn, kiến thức cũng như kinh nghiệm của các tổ chức trung gian trên TTCK còn thấp, rất khó khăn cho một tổ chức mới ra đời hoạt động. Cho phép các ngân hàng đứng ra thành lập công ty con tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế mạnh về vốn, chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức hoạt động của công ty mẹ, do đó tính khả thi sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ như ở Việt Nam, ban đầu các CTCK hầu hết là công ty con của các ngân hàng thương mại. Những công ty này nhờ vào sự hoạt động lâu năm của công ty mẹ trên thị trường tài chính nên có thị trường, có sự am hiểu sâu sắc các công ty phát hành và niêm yết chứng khoán trên TTCK. Mặt 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2