Đề tài : Tư cách pháp lý của TNHH một thành viên
lượt xem 93
download
Sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước, trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội . Sự chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Tư cách pháp lý của TNHH một thành viên
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà LỜI MỞ ĐẦU Sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần tạo nên bước ngoặt l ớn trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước, trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho tình hình mới của nền kinh tế đất nước, đó là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, cần phải có sự thay đổi căn bản về pháp luật kinh doanh, điều chỉnh môi trường hoạt động kinh doanh cho phù hợp với xu thế mới của đất nước cũng như trên thế giới. Ngày 12-6-1999 Luật Doanh Nghiệp đã được Quốc hội nước ta thông qua ban hành và được Quốc Hội sửa đổi bổ sung thành Luật Doanh Nghiệp 2005 được ban hành ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 trong đó qui định thủ tục thành lập, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành ciên, Công Ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần và Công ty Hợp doanh. Trong đó có sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp mới là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc có mặt của loại hình doanh nghiệp này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, thu hút đ ược nguồn vốn trong cũng như ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và trên Thế Giới. Những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về thủ tục thành lập, hoạt động cuả công ty TNHH một thành viên được ban hành và có hiêu lực góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp cũng như địa vị pháp lý của Công ty TNHH một thành viên, thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này phát triển r ộng rãi trên cả nước. Để tìm hiểu sâu hơn về quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên nhóm làm đề tài đã chọn đề tài “ Tư cách pháp lý của TNHH một thành viên" để nghiên cứu và tìm hiểu nhằm mở rộng kiến thức Lớp CDTN11QN 1 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà về loại hình Doanh nghiệp này và giúp cho quá trình tiếp thu bài học đ ược tốt hơn. Lớp CDTN11QN 2 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.1 Khái niệm. Theo Điều 63 Luật Doanh Nghiệp 2005 khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên được định nghĩa như sau: - Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 1.2 Lịch sử hình thành: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã xuất hiện từ lâu, đầu tiên ở Đức năm 1982 là kết quả của hoạt động lập pháp. Đúng như dự đoán của các nhà làm luật sau khi có Luật công ty trách nhiệm hữu hạn, ngay lập tức nó nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có vốn nên nó kết hợp được ưu điểm về chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần và ưu điểm về chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty đối vốn, đồng thời nó còn kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần và ưu điểm của các thành viên quen biết nhau trong công ty đối nhân. Từ khi ra đời đến nay, số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã phát triển nhanh chóng, quy mô và là một trong những loại hình công ty quan trọng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. - Theo thống kê thực tế cho thấy hơn mười năm qua trong cả nước đã có hơn 8.000 công ty TNHH một thành viên được thành lập. Nhìn chung sự phát Lớp CDTN11QN 3 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà triển của công ty TNHH một thành viên diễn ra khá nhanh. Trong một thời gian ngắn nó đã phát huy được tác dụng tích cực đối với việc huy động vốn, giải quyết việc làm cho người lao động, đám ứng được yêu cầu của thị trường, kích thích tính năng động sáng tạo và thức tỉnh ý thức kinh doanh tự vươn lên hạn chế sự trông chờ, ỷ lại của các công ty vào Nhà nước. 1.3 Đặc điểm công ty TNHH một thành viên: - Loại hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ mới được quy định trong luật Doanh Nghiệp 2005 (Luật Doanh Nghiệp trước đây chưa quy định loại hình này). Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của giám đốc được quy định tại điều lệ công ty hoặc quy định tại hợp đồng lao động mà giám đốc hoặc tổng giám đốc ký với chủ tịch công ty. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. - Công ty TNHH một thành viên là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Lớp CDTN11QN 4 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005. 2.1 Quyền và nghĩa vụ của Công ty TNHH một thành viên. 2.1.1 Quyền của chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên. • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức có các quyền sau đây: - Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm c ủa công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty. - Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá tr ị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. - Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. - Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. - Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. - Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. - Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác. - Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. - Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. Lớp CDTN11QN 5 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà - Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty. - Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản. - Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. • Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây: - Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. - Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. - Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. - Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. - Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty. - Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản. - Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 2.1.2 Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty. - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng. - Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Lớp CDTN11QN 6 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà 2.1.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. - Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết, trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Tuân thủ Điều lệ công ty. - Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài s ản c ủa công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu c ủa cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên. 2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên là tổ chức. - Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đ ại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Doanh Nghiêp 2005. - Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào. - Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đ ồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền. Lớp CDTN11QN 7 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà - Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty, trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. - Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. - Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên quy định tại các điều 68, 69, 70 và 71 của Luật Doanh Nghiệp 2005. • Hội đồng thành viên - Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy đ ịnh tại Điều l ệ công ty và pháp luật có liên quan. - Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 49 và các quy định khác có liên quan của Luật Doanh Nghiệp 2005. - Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 50 của Luật Doang Nghiệp 2005. Lớp CDTN11QN 8 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà - Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận. Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận. - Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh Nhiệp 2005. • Chủ tịch công ty - Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. - Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Lớp CDTN11QN 9 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc - Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đ ốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây: + Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. + Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. + Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. + Tuyển dụng lao động. + Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Lớp CDTN11QN 10 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà + Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005. + Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty. + Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. • Kiểm soát viên - Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm 1 đến 3 Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 3 năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. - Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây: + Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty. + Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc c ơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định. + Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty. + Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty. - Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quy ền Lớp CDTN11QN 11 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên. - Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này. + Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên. + Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. • Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. - Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên có các nghĩa vụ sau đây: + Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. + Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty. + Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. + Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. + Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Lớp CDTN11QN 12 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn. • Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên - Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc l ương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên là cá nhân. - Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. - Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đ ốc hoặc Tổng giám đốc. - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. 2.2.3 Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan - Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là tổ chức với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám Lớp CDTN11QN 13 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết: + Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty. + Người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. + Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này theo Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2005. + Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó. + Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này theo Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2005. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời, niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đ ồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó. - Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này theo Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2005 chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây: + Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt. + Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện. + Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật Doanh Nghiệp 2005. - Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy đ ịnh của pháp luật n ếu được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2005. Người đại diện theo pháp luật của công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu đ ược từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. Lớp CDTN11QN 14 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà - Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty. 2.3 Tăng, giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên. - Công ty TNHH một thành viên không đ ược giảm v ốn đi ều l ệ. - Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. - Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Tr ường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty. Lớp CDTN11QN 15 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà PHẦN KẾT LUẬN Sự ra đời và đi vào hoạt động của công ty TNHH một thành viên đã đánh dấu một bước phát triển mới của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tiễn hoạt động của công ty TNHH một thanh viên trong thời gian qua đã khẳng định phần nào vai trò của loại hình tổ chức doanh nghiệp này, c ó thể còn có những quan niệm, nhận thức khác nhau của nhiều nhà đầu tư kinh doanh về loại hình Công ty TNHH một thành viên, nhưng rõ ràng công ty TNHH một thành viên không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên Thế Giới. Tuy nhiên, cho đến nay trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, qua thực tiễn áp dụng của Luật Doanh Nghiệp 1999 ở nước ta có nhiều thiếu sót, bất cập, không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, Luật Doanh Nghiệp 1999 đã được sửa đổi bổ sung thành Luật Doanh Nghiệp 2005 nhằm giúp cho Luật doanh nghiệp có thể thực sự phát huy tác dụng và đi vào cuộc sống, đồng thời nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là loại hình công ty TNHH một thành viên, một loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế ở nước ta hiện nay.Nhóm làm đề tài đã tìm hiểu và tham khảo tài liệu về Luật Doanh Nghiệp 2005 và một số tài liệu khác để hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm đề tài vì thời gian nghiên cứu ngắn và hiểu biết c ủa nhóm làm đề tài còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm làm đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Nguyễn Nam Hà để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm làm đề tài xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Nam Hà đã giúp đỡ nhóm trong quá trình làm đề tài! Lớp CDTN11QN 16 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Kinh Tế- Trường ĐH- Công Nghiệp- TP- Hồ Chí Minh. 2. Luật Doanh Nghiệp- 2005. 3. Một số tài liệu tham khảo từ các webside: • http://www.na.gov.vn (Quốc Hội) • http://www.gov.vn (Chính phủ) • http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn 4. Các tài liệu có liên quan khác. Lớp CDTN11QN 17 Nhóm 3
- Tiểu Luận: Luật Kinh Doanh GVHD: T.s Nguyễn Nam Hà MỤC LỤC Lớp CDTN11QN 18 Nhóm 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề: Pháp luật về kinh tế
92 p | 931 | 427
-
Chuyên đề thực tập: Vai trò của Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
25 p | 710 | 175
-
TÀI LIỆU: TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ
314 p | 327 | 115
-
Luật Đất đai: Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Chương IV từ Điều 110 đến Điều 135)
5 p | 347 | 79
-
Một số vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong Luật Tố tụng hình sự
6 p | 208 | 44
-
SỐ 1 - QUYỀN BÌNH ĐẲNG
4 p | 151 | 26
-
Thông tư số 05/2005/TT-BTC
18 p | 269 | 25
-
SỐ 2 - QUYỀN SỐNG
3 p | 99 | 16
-
SỐ 10 - QUYỀN BẢO VỆ ĐỜI TƯ
3 p | 133 | 15
-
Hồ sơ trợ cấp chất độc da cam
2 p | 274 | 9
-
Quyết định Số: 16/2010/QĐ-UBND
4 p | 157 | 9
-
Ôn tập để…thư giãn
3 p | 66 | 5
-
Thông tư số 22/2011/TT-BNNPTNT
11 p | 101 | 4
-
Quyết định số: 3198/QĐ-BTP
4 p | 53 | 2
-
Quyết định số: 672/QĐ-BTP
3 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn