Đề tài “Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí"
lượt xem 99
download
Mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch hoạt động, xây dựng chiến lược và từ đó tổ chức thực thi chiến lược. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế Thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… đòi hỏi phải cung cấp những thông tin một cách chính xác, kịp thời và toàn diện thì công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí"
- 1 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Đề tài “Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí"
- 2 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh MỤC LỤC LỞI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về công tác xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất .................................................................................................................................6 I./ Khái niệm và nội dung của quản trị sản xuất : ............................................................ 6 1.1/ Khái niệm quản trị sản xuất .................................................................................... 6 1.2/ Nội dung của Quản trị sản xuất :............................................................................ 6 a / Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất ................................................6 b / Dự đoán cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ .................................................6 c / Lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng doanh nghiệp ...................................7 d / Lựa chọn sản phẩm hoặc công nghệ của doanh nghiệp ...............................7 e / Quản trị vật liệu và quản trị hàng tồn kho.....................................................8 f / Xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp......8 g / Quản trị tiến độ và kiểm soát sản xuất ..........................................................9 h / Quản trị chất lượng .........................................................................................9 k / Quản trị tiêu thụ sản phẩm .......................................................................... 10 II / Khái niệm chiến lược và nội dung của chiến lược ................................................... 10 2.1 / Khái niệm chiến lược ........................................................................................... 10 2.2/ Phân loại chiến lược ............................................................................................. 11 III / Nội dung phân tích chiến lược .................................................................................. 12 3.1/ Phân tích môi trường kinh doanh ............................................................. 12 3.2/ Phân tích mối đe dọa của đối thủ mới và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có ........................................................................................ 13 3.3/ Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế ............................................ 13 3.4/ Phân tích quyền lực khách hàng ............................................................... 13 3.5/ Phân tích quyền lực của nhà cung cấp ..................................................... 13 3.6/ Phân tích nội bộ ......................................................................................... 13 IV/ Quá trình hoạch định chiến lược ............................................................................... 14 V/ Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược ........................................................................ 14 CHƯƠNG II: Tình trạng thực tế về việc xây dựng chiến lược của Công ty Vận tải dầu khí ................................................................................................................... 16 I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí.................................................................... 16 1.1./ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp......................................................................... 16 1.2 / Giám đốc hiện tại của Công ty : Ông Bùi Thọ Mạnh ...................................... 16 1.3 / Địa chỉ : .................................................................................................................. 16 1.4 / Cơ sở pháp lý thành lập của Công ty : ............................................................... 17 1.5 / Loại hình doanh nghiệp : ..................................................................................... 17 1.6 / Nhiệm vụ của doanh nghiệp :.............................................................................. 17 1.7 / Lịch sử phát triển của Công ty qua các thời kỳ :............................................... 18 1.8 / Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ..................................................................... 18
- 3 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh II/ Tình hình xây dựng chiến lược phát triển đội tàu giai đoạn 2006- 2015, định hướng đến 2025 của Công ty. ........................................................................................... 19 1 / Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí Thế giới, khu vực và trong nước... 20 1.1/ Tình hình Thế giới..................................................................................... 20 1.2/ Tình hình phát triển đội tàu vận tải dầu khí trong khu vực: ................... 26 1.3/ Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí của Việt Nam ...................... 28 2/ Năng lực vận tải dầu thô, xăng dầu, LPG, sản phẩm lọc dầu và hóa chất trong nước . ............................................................................................................................... 29 2.1/ Năng lực vận tải dầu thô ........................................................................... 29 2.2/ Năng lực vận tải Xăng dầu ....................................................................... 30 2.3/ Năng lực vận tải LPG................................................................................ 32 2.4/ Năng lực vận tải Nhựa đ ường................................................................... 34 2.5/ Năng lực vận tải hóa chất.......................................................................... 34 3/ Phân tích khả năng thị phần ..................................................................................... 35 3.1/ Thị phần vận chuyển dầu thô .................................................................... 35 3.2/ Thị phần vận chuyển xăng dầu ................................................................. 37 3.3/ Thị phần vận chuyển LPG ........................................................................ 39 3.4/ Thị phần vận chuyển nhựa đường ............................................................ 41 3.5/ Vận chuyển các sản phẩm hóa dầu khác.................................................. 42 4./ Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển đội tàu .................................... 43 III/ Kế hoạch phát triển đội tàu 2006- 2015, định hướng 2025 của Công ty............... 43 3.1/ Đội tàu vận tải dầu thô .......................................................................................... 43 3.2/ Đội tàu vận tải xăng dầu........................................................................................ 44 3.3/ Đội tàu vận tải LPG: .............................................................................................. 45 3.4/ Đội tàu vận tải nhựa đường: ................................................................................. 46 3.5/ Đội tàu vận tải hóa chất: ........................................................................... 46 IV/ Tổng hợp kế hoạch phát triển đội tàu vận tải Dầu khí giai đoạn 2006- 2015,định hướng 2025 của Công ty ................................................................................................... 46 4.1/ Giai đoạn 2006- 2015. ........................................................................................... 46 4.2/ Định h ướng phát triển đội tàu đến 2005 .................................................. 47 5./ Kết luận chung cho chiến lược phát triển đội tàu giai đoạn 2006-2015,định hướng đến 2025. ............................................................................................................ 48 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của Chiến lược và thu hoạch của bản thân ............................................................................................................... 50 I/ Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của Chiến lược phát triển đội tàu ...... 50 1.1/ Lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp................................................................... 50 1.2/ Phân tích và lựa chọn hình thức vay vốn ............................................................ 50 1.3/ Cần thu thập thông tin và sử lý thông tin ............................................................ 51 II/ Thu hoạch sau thời gian thực tập ................................................................................ 51
- 4 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Lêi më §Çu Mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch hoạt động, xây dựng chiến lược và từ đó tổ chức thực thi chiến lược. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế Thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… đòi hỏi phải cung cấp những thông tin một cách chính xác, kịp thời và toàn diện thì công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay, người xây dựng chiến lược phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp. Đồng thời phải phân tích những yếu tố đó một cách khoa học và có hệ thống để làm cơ sở, căn cứ cho công tác xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn sao cho chiến lược lập ra mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội nói chung và cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường luôn thay đổi, cạnh tranh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nên công tác xây dựng chiến lược không ngừng đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế Thị trường. Vì đó mà việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch ngày càng phải được chú trọng. Nhận thức đ ược tầm quan trọng của công tác xây dựng chiến lược nên cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Vận tải dầi khí thực sự chú trọng đến công tác này. Bởi lẽ dầu mỏ và khí thiên nhiên vốn là tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được. Hiện nay và trong nhiều thập niên kế tiếp dầu khí vẫn là nguồn năng lượng, nhiên liệu và quan trọng của nước ta và các nước khác trên Thế giới. Ngành Dầu khí nói chung và Công ty vận tải Dầu khí nói riềng thường xuyên chú trọng xây dựng chiến lược để có thể đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả và nắm thế chủ động trong kinh doanh từ đó có sức cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như trên trường quốc tế.
- 5 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian chưa lầu nhưng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu. Thời gian qua, với sự giúp đỡ của Công ty Vận tải dầu khí và hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn nên em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình với nghiệp vụ “Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí" . Báo cáo này bao gồm 3 phần lớn : Chương 1 : Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược Chương 2 : Thực trạng tại Công ty vận tải Dầu khí về công tác xây dựng chiến lược. Chương 3 : Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng chiến lược cho Công ty và thu hoạch của bản thân. Em chân thành cảm ơn các cô chú,anh chị trong Công ty Vận tải Dầu khí và TS . Lã Văn Bạt đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Do mới chỉ được tiếp cận trên phương diện lý thuyết và kinh nghiệp thực tế còn hạn chế nên trong báo cáo này đôi chỗ không thể tránh được những thiếu sót. Em mong quý Công ty và thày cô thông cảm, chỉ dẫn cho em để em hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Trần Minh Huệ CHƯƠNG I
- 6 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Cơ sở lý luận về công tác xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất I./ Khái niệm và nội dung của quản trị sản xuất : 1.1/ Khái niệm quản trị sản xuất “Quản trị sản xuất là một trong những chức năng cơ bản trong quản trị doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng hiệu qủa nguồn lực, tài sản xuất doanh nghiệp và đến việc cung cấp cho thị trường sản phẩm và d ịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu biến đổi và hiệu quả kinh tế”.( Quản trị sản xuất và tác nghiệp- NXB Giáo Dục 2002). Thực chất của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi, chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.2/ Nội dung của Quản trị sản xuất : Quản trị sản xuất bao gồm các nội dung sau : a / Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất Chiến lược kinh doanh là chiến lược nhằm đảm bảo sự thành công của Công ty. Một chiến lược tốt là chiến lược trong đó công ty có thể chiếm được lợi thế chắc chắn so với các đối thủ cạnh tranh với chi phí có thể chấp nhận được. Vì vậy hoạch định chiến lược là một công việc không thể thiếu của người quản trị nói chung và người quản trị sản xuất nói riêng.Công tác xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi nếu không có chiến lược thì doanh nghiệp không thể thực hiện bất kì việc gì có hiệu quả cao được. b / Dự đoán cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, là xu ất phát điểm của Quản trị sản xuất. Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thị trường,dự báo nhu cầu sản phẩm để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh
- 7 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh tế - kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? Kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kì, trên cơ sở đó xác định các kế hoạch sản xuất sản phẩm và khả năng sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất. Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất. Tất cả các hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ vào dữ liệu dự báo và nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường. c / Lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng doanh nghiệp Ngày nay lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng doanh nghiệp được coi là nội dung không thể thiếu của QTSX. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi định vị doanh nghiệp là một giải pháp và nội dung có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, bởi quyết định đúng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vô hình và vất chất hữu hình cụ thể. Để xác định vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Sau khi lựa chọn được địa điểm thích hợp, công việc tiếp theo là bố trí mặt bằng sản xuất. Căn cứ vào diện tích mặt bằng và quy mô sản xuất để thiết kế các phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị. Bố trí sản xuất giúp doanh nghiệp tìm ra phương án sắp xếp các phương tiện vật chất 1 cách hợp lý nhất. Mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho dòng di chuyển vật liệu, lao động và sản phẩm trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển của từng yếu tố. d / Lựa chọn sản phẩm hoặc công nghệ của doanh nghiệp Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là 1 thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như ngày nay. Hiện nay, vẫn có 1 số cách tiếp cận với vấn đề thiết kế sản phẩm và công nghệ, đặc biệt là vai trò, vị trí của công tác thiết kế sản phẩm và công nghệ trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thiết kế sản phẩm dựa trên sự đổi mới công nghệ thường gắn với việc thiết kế những sản phẩm mới
- 8 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh hoàn toàn hoặc cải tiến về cơ bản những sản phẩm đã được biết đến, theo h ướng tạo cho sản phẩm có chất lượng cao hơn hẳn, hoặc làm cho nó có kết cấu khác rõ ràng, hoặc làm giảm chi phí sản xuất 1 cách đáng kể. e / Quản trị vật liệu và quản trị hàng tồn kho Vật liệu dự trữ và hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp khoảng từ 40 – 50%. Chính vì vậy việc quản lý và kiểm soát vật liệu và hàng tồn kho có ý nghĩa thực sự quan trọng. Nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục và có hiệu quả. Vấn đề quản trị vật liệu và hàng tồn kho có 2 mặt trái ngược nhau là : Để đẩm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào nên doanh nghiệp có ý tăng dự trữ, nhưng ngược lại dự trữ tăng lên doanh nghiệp phải tốn thêm nh ững chi phí khác có liên quan đến dự trữ. Do đó doanh nghiệp phải tìm cách xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của hàng tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Hàng dự trữ và hàng tồn kho của doanh nghiệp có nhiều loại và nó phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Vì vậy từng doanh nghiệp có nội dung và cách kiểm soát hàng dự trữ khác nhau. f / Xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải phân tích đặc điểm sản phẩm và khả năng sản xuất để xác định xem nên tién hành sản xuất hay đặt hàng gia công bên ngoài. Quyết định được lựa chọn không chỉ căn cứ vào nhu cầu sản phẩm mà còn căn cứ vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá là chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm có chất lượng tương tự nhau được khách hàng chấp nhận. Trường hợp khả năng máy móc, thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp có thể tự sản xuất được nếu chi phí tự sản xuất thấp hơn giá gia công với cùng loại sản phẩm có cùng chất lượng thì nên đặt hàng gia công. Ngược lại, chi phí sản xuất thấp hơn hoặc tiến hành sản xuất
- 9 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh sẽ cho chất lượng sản phẩm cao hơn, giúp doanh nghiệp tận dụng được khả năng sản xuất, mở rộng thị trường thì nên tiến hành sản xuất. g / Quản trị tiến độ và kiểm soát sản xuất Tiến độ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải kiểm soát tiến độ sản xuất của doanh nghiệp mình. Thực chất quản trị tiến độ là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm nhằm hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Quản trị tiến độ và kiểm soát sản xuất phải giải quyết tổng hợp các mục tiêu trái ngược nhau như giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất… đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải tìm ra phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu trên. h / Quản trị chất lượng Chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn gắn bó chặt chẽ với những mong đợi của khách hàng và xu hướng vận động của những mong đợi đó trên th ị trường. Vì vậy chất lượng là phạm trù có ý nghĩa tương đối, không phải là bất biến mà thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Quản lý chất lượng là tập hợp những hành động có chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh và cải tiến toàn bộ các hoạt động, các quá trình thực hiện và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và tìm ra con đường đạt tới và giải quyết 1 các có hiệu quả những mục tiêu chất lượng đã đề ra. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chi phí tối thiểu. những biện pháp không chỉ tập trung vào nâng cao mức phù hợp của các đặc tính kinh tế-kỹ thuật của sản phẩm mà còn giảm tối đa những lãng phí trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
- 10 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh k / Quản trị tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu của các hoạt động có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Việc sản xuất ra sản phẩm nhưng không tiêu thụ được sản phẩm đó ra thị trường thì quá trình quản trị sản xuất không đạt hiệu quả. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không được đánh giá chủ yếu thông qua khâu tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm đ ược sản xuất ra phải được tiêu thụ mới là thành công. Chính vì vậy quản trị tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức. II / Khái niệm chiến lược và nội dung của chiến lược 2.1 / Khái niệm chiến lược Có nhiều cách định nghĩa về chiến lược. Thong th ường có 3 khuynh hướng sau - Khuynh hướng 1: Coi chiến lược là 1 nghệ thuật + Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và dành thắng lợi. + Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc nhằm phòng thủ. - Khuynh hướng 2 : Theo quan điểm về phạm trù quản lý coi chiến lược là 1 dạng kế hoạch + Chiến lược là việc xác định những con đường và những phương tiện để đạt tới các mục tiêu đã đ ược xác định thông qua chính sách. + Chiến lược là những kế hoạch tổng quát dẫn dắt hoặc h ướng doanh nghiệp đi đến những mục tiêu mong muốn. Nó là cơ sở cho việc định ra các chính sách và các thủ pháp tác nghiệp. + Chiến lược là một loại kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tổng hợp được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đ ược thực hiện. - Khuynh hướng 3 : Khuynh hướng này là sự kết hợp của 2 khuynh hướng 1 và 2
- 11 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh + Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp + Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp đồng thời chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu của doanh nghiệp, tổ chức thực thi các mục tiêu đó. Từ 3 khuynh hướng trên ta có thể định nghĩa về chiến lược 1 cách tổng quát như sau: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là 1 nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và có mối quan hệ với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và cạnh tranh. 2.2/ Phân loại chiến lư ợc Có nhiều cách phân loại chiến lược - Dựa vào căn cứ xây dựng chiến lược có 3 chiến loại chiến lược + Chiến lược dựa vào khách hàng + Chiến lược dựa vào cạnh tranh + Chiến lược dựa vào thế mạnh của Công ty - Căn cứ vào nội dung chiến lược có 3 loại + Chiến lược khai thác các khả năng tiềm ẩn + Chiến lược tập trung vào các yếu tố then chốt + Chiến lược tạo ra các ưu thế tương đ ối - Căn cứ vào hoạt động tiếp thị + Chiến lược sản phẩm + Chiến lược giá + Chiến lược phân phối + Chiến lược giao tiếp khuếch trương - Riêng trong quản trị sản xuất chiến lược lại được phân thành + Chiến lược thuần túy và chiến lược hỗn hợp + Chiến lược chủ động và chiến lược bị động
- 12 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh III / Nội dung phân tích chiến lược Trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh, nhà quản trị phải tiến hành phân tích nhằm giúp cho chiến lược hình thành có căn cứ khoa học. 3.1/ Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích này nhằm xác định thời cơ và các đe dọa từ môi trường. Các yếu tố của môi trường bao gồm: - Môi trường kinh tế . Trong đó chúng ta phải phân tích các yếu tố sau + Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế + Tỷ lệ lạm phát + Tỷ lệ thất nghiệp + Sự ổn định của đồng tiền + Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài + Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người - Môi trường chính trị - luật pháp Sự ổ n định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô có thể gây sức ép hay tạo cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Phải nhận thức được nguy cơ hay cơ hội đối với từng loại thay đổi. - Môi trường kỹ thuật và công nghệ Là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của ngành và nhiều doanh nghiệp. Sự biến đổi công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực, ngược lại nhưng lại làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn. - Môi trường văn hóa – xã hội Khi th ị hiếu của người tiêu dùng thay đổi,hay khi trình đ ộ dân trí tăng cao thì doanh nghiệp sẽ thế nào? Những nguy cơ đe dọa, những cơ hội nào có thể nắm bắt? Nhiệm vụ của nhà quản lý phải phân tích kịp thời các thay đổi này. Có như vậy thông tin mới đầy đủ và có hệ thống giúp cho hoạch định chiến lược có căn cứ toàn diện hơn.
- 13 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh 3.2/ Phân tích mối đe dọa của đối thủ mới và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có Doanh nghiệp phải biết được đối thủ nào mới xuất hiện. Nó có bị cản trở xâm nhập thị trường từ phía các đối thủ khác không? Có thể làm gì cản trở đối thủ này. Cường độ cạnh tranh đặc trưng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng đối thủ ngang sức chiếm bao nhiêu trong số đó? Các đối thủ ngang sức có những đặc điểm nào mạnh, yếu. 3.3/ Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế Liệu có sản phẩm nào trên thị trường làm cho người tiêu dùng bỏ thói quen mua hàng của mình không? Vì sao người tiêu dùng thích sản phẩm đó? Và rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy mà nhà ho ạch định chiến lược cần phải điều tra và trả lời 3.4/ Phân tích quyền lực khách hàng Doanh nghiệp cũng cần phân tích khách hàng bằng các trả lời các câu hỏi sau: Những khách hàng nào quan trọng nhất? Số lượng hàng hóa do những khách hàng đó tiêu thụ chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số? Liệu có đối thủ nào cản trở khách hnàg trung thnàh với ta hay họ sử dụng thủ đoạn nào? 3.5/ Phân tích quyền lực của nhà cung cấp Phân tích quyền lực của nhà cung cấp nào gây s ức ép nhiều nhất đối với công ty giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược ứng xử linh hoạt một khi đã có sự chuẩn bị trước. 3.6/ Phân tích nội bộ Những phân tích nội bộ góp phần tạo nên một hệ thống căn cứ hoạch định chiến lược hoàn chỉnh,không bỏ qua căn cứ nào.
- 14 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Nhà chiến lược phân tích uy tín sản phẩm,năng lực sản xuất, các nguồn lực tài chính, nhân lực…để xác định vị trí của mình mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và có hiệu quả nhất. IV/ Quá trình hoạch định chiến lược Hoạch định chiến kược kinh doanh đi theo các bước sau: Bước 1: Phân tích chiến lược Bước 2: Lập ma trận SOWT đẻ xác định điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O),rủi ro ( T) Ma trận này giúp ta phát bốn loại chiến lược: + Chiến lược điểm mạnh- cơ hội (SO) + Chiến lược điểm yếu - cơ hội (SW) + Chiến luợc điểm mạnh - nguy cơ(ST) + Chiến lược điểm yếu - nguy cơ(WT) Bước 3: hình thành chiến lược Bước này thực hiện tuần tự các công việc sau: a/ Đề xuất chiến lược tổng quát, tức vạch ra mục tiêu chiến lược tổng quát b/ Đưa ra chiến lược bộ phận dựa vào ma trân SWOT c/ Đưa ra giải pháp thực hiện ý đồ chiến lược đã chọn d/ Đưa ra các biện pháp cụ thể để triển khai giải pháp( đưa ra kế hoạch hoạt động ) e/ Tính hiệu quả kinh tế của biện pháp f/ Quyết định áp dụng biện pháp để khai triển ý đồ chiến lược( thực chất là đưa biện pháp vào kế hoạch khoa học- công nghệ để chuẩn bị áp dụng) V/ Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược Trước khi làm bất kì một công việc gì ta thường phải xác định hoặc trả lời các câu hỏi như: làm việc đó để làm gì, làm bằng cách nào? Làm để làm gì? Vì vậy doanh nghiệp trước khi quyết định sản xuất hoặc kinh doanh 1 mặt hàng nào đều phải có sự tính toán phù hợp nhằm đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
- 15 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng các chiến lược kinh doanh để đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Các chiến lược được xây dựng ra giúp doanh nghiệp có các cách đi đúng đắn, không bị sai lệch hoặc không cũng là sai lệch ít nhất trong phạm vi cho phép . Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Các chiến lược đ ược coi như một mũi tên chỉ đường cho doanh nghiệp hướng theo.
- 16 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh CHƯƠNG II Tình trạng thực tế về việc xây dựng chiến lược của Công ty Vận tải dầu khí I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí 1.1./ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ - Tên đối ngoại : PETROVIETNAM TRANSPORTATION COMPANY - Tên viết tắt : PV Trans Số điện thoại : + 84-8- 911301 Số fax : +84-8- 911300 Email : pvtrans @ hcm.fpt.vn - Giấy phép ĐKKD số 113087 ngày 11/10/2002 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ( thay đổi lần 2 ngày 14/12/2005) 1.2 / Giám đốc hiện tại của Công ty : Ông Bùi Thọ Mạnh 1.3 / Địa chỉ : Hiện nay PV Trans có trụ sở chính Thành phố HỒ CHÍ MINH và 02 chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Vũng tàu. Cụ thể như sau: STT Tên đơn vị Địa chỉ 1 Trụ sở chính 56 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa kao, Q1, TP. HCM 2 Chi nhánh Hà Nội 96 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội Chi nhánh Vũng 92 xô Viết Nghệ Tĩnh, P2, Tp. Vũng tầu,Tỉnh Bà Rịa Vũng 3 Tầu Tầu Bảng 1. Trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty
- 17 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh 1.4 / Cơ sở pháp lý thành lập của Công ty : - Quyết định thành lập Công ty Vận tải Dầu khí số 358/ QĐ-VPCP ngày 27/05/2002 củ Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ. - Quyết định số 2024/ QĐ-HĐQT ngày 19/09/2002 của Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Vận tải Dầu khí. - Quyết đình số 288/QĐ – HĐQT ngày 28/02/2003 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Công ty Vận tải Dầu khí . 1.5 / Loại hình doanh nghiệp : Công ty Vận tải Dầu khí ( PV Trans) là doanh nghiệp Nhà Nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam từ khi thành lập đến 2006. Đến năm 2007 doanh nghiệp có xu hướng tiến hành cổ phần hóa Vốn Nhà nước chiến 51% Công ty Vận tải dầu khí (PV Trans) có tư cách pháp nhân và con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng 1.6 / Nhiệm vụ của doanh nghiệp : - Kinh doanh vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí. - Tham gia đào tạo và cung ứng thuyền viên cho các tàu vận tải dầu khí. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam giao. - Thuê và cho thuê tàu biển, phương tiện vận tải khác đối với các đối tác trong và ngoài nước. - Kinh doanh dịch vụ môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, và dịch vụ hàng hải khác. - Liên doanh trong và ngoài nước để triển khai các dự án về vận tải, tàng trữ, kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thiết bị vật tư tàu thuyền.
- 18 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh 1.7 / Lịch sử phát triển của Công ty qua các thời kỳ : - Công ty Vận tải Dầu khí ( PV Trans) có quyết định thành lập ngày 27/05/2002 theo quyết định số 358/QĐ-VPCP của Bộ tr ưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ. - Cuối tháng 05/2002 Công ty chính thức đi vào hoạt động trên cơ sơ tiến hành sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực chính như sau : + Kinh doanh vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí + Thuê và cho thuê tàu biển, phương tiện vận tải khác với các đối tượng trong và ngoài nước + Kinh doanh dịch vụ môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển và các d ịch vụ hàng hải khác. Bên cạnh đó còn các hoạt động phụ khác như s ửa chữa tầu biển và các dịch vụ hàng hải…… - Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Tổng Công ty dầu khí Việt Nam giao cho đồng thời tự mình gánh vác và vượt qua những khó khăn, thử thách của nền kinh tế Thị trường nói chung và nh ững khó khăn của ngành vận tải dầu khí nói riêng. Trong giai đoạn từ đó đến năm 2006 Công ty vẫn tồn tại và hoạt động theo cơ chế của một Công ty Nhà nước. Công ty có một con tầu mang tên Poseidon M có tổng trọng tải 100.000 DWT. Con tàu này đã mang lại cho công ty số doanh thu đáng kể là 740,85 tỷ đồng. - Trong năm 2006, do nhận thức được tầm quan trọng của mảng kinh doanh dầu thô nên Công ty đã tiến hành đầu tư mua mới con tầu chở dầu loại Aframax có trọng tải 100,000 - Đến năm 2007, do xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế và nhằm nâng cao tính trách nhiệm của các thành viên Công ty đặc biệt là người đứng đầu Công ty, đồng thời cũng nâng cao tính hiệu quả kinh doanh nên Công ty đã tiến hành cổ phần hóa Công ty với 51% vốn Nhà nước. 1.8 / Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
- 19 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng Qu ản trị Ban lãnh đạo P.T P.K P.K P.Kt P.TC P.TH Ban P.HC CN HĐT thác huật KT PC DA S CNhánh CNhánh HN VT Hình 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty II/ Tình hình xây dựng chiến lược phát triển đội tàu giai đoạn 2006- 2015, định hướng đến 2025 của Công ty. Với định h ướng phát triển chung của ngành Dầu khí là : “ Đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- 20 Xây d ựng chiến lược trong kinh doanh của đất nước những thập kỷ tới; tiếp tục xây dựng ngành dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; tăng cường công tác tìm kiến- thăm dò- khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí trong nước; từng bước mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài; tích cực xây dựng công nghiệp lọc hóa dầu và sử dụng khí thiên nhiên; đảm bảo an ninh năng lượng quốc qia; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí; từng bước hình thành và phát triển thị trường cạnh tranh; mở rộng và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịc vụ dầu khí; phát triển nhanh; hiệu quả đi đôi với việc đảm bảo an ninh quốc phòng; đảm bảo chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và tiết kiệm năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước”. Công ty Vận tải Dầu khí cũng đã xây dựng chiến lược phát triển đội tầu giai đoạn từ nay đến 2015 và định h ướng đến 2025 để có thể cùng chung sức hoàn thành kế hoạch đã đề ra của Tổng Công ty và ngành dầu khí. Chiến lược được phân tích và xây dựng cụ thể như sau: 1 / Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí Thế giới, khu vực và trong nước 1.1/ Tình hình Thế giới * Dự báo cung- cầu dầu khí trên Thế giới giai đoạn từ nay đến 2025 Theo dự báo của EIA thì nguồn cung cấp năng lượng chính cho Thế giới trong thời gian tới vẫn là từ dầu khí và than với số lượng tiêu thụ dầu khí hiện nay là 82 triệu thùng/ngày, 103 triệu thùng/ngày vào năm 20015 và 119 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng trung bình trong giai đoạn từ nay đến 2025 khoảng 2%/năm.Mặc dù giá dầu thô ngày càng cao, nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do dự báo về mức tiêu thụ của Trung Quốc là 7,5% trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2,9% trong giai đoạn sau đó. Theo như dự báo tại Hội nghị dầu khí Châu Á lần thứ 7 tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 10/06/2002, Châu Á sẽ trở thành khu vực nhập khẩu ròng dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2020, vượt cả Châu Âu và Bắc Mỹ khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này cao hơn các khu vực khác trên Thế giới. Nhu cầu nhập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
53 p | 1244 | 305
-
Đề tài Xây dựng chiến dịch Digital marketing thương hiệu Sony Xperia Z1
63 p | 336 | 91
-
Đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020
144 p | 248 | 78
-
Tiểu luận: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Bà Triệu
28 p | 456 | 62
-
Đề tài: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020
88 p | 169 | 50
-
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Wooshu đến năm 2015
27 p | 330 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp
101 p | 246 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng NT Việt Nam trong giai đoạn 2017-2025
79 p | 32 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược xúc tiến cho dòng sản phẩm Dumex Gold trong 6 tháng cuối năm 2010
67 p | 183 | 22
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược xúc tiến cho sản phẩm sữa lên men Betagen của Cty TNHH Campina Việt Nam
106 p | 160 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH xây dựng Đức Hà đến năm 2025
88 p | 27 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược truyền thông marketing cho sản phẩm bia Dung Quất tại nhà máy bia Quảng Ngãi
129 p | 35 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị phần môi giới chứng khoán của Công ty Cổ phần chứng khoán CV
91 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược cho Công ty Omega T&E.,JSC giai đoạn 2018-2023
107 p | 10 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Gia Lai
130 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn Trường Thịnh
96 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Xây dựng giao thông 503
102 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Xây dựng giao thông 503
24 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn