intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch–Đồng Nai đến năm 2011

Chia sẻ: Tran Duc Phap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

220
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung gồm 4 chương: chương 1 tổng quan huyện Nhơn Trạch, chương 2 hiện trạng chất thải rắn huyện Nhơn Trạch và dự báo hiện trạng thu gom chất thải rắn của huyện Nhơn Trạch đến năm 2011, chương 3 đề xuất xây dựng hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển chất thải rắn, chương 4 đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch–Đồng Nai đến năm 2011

  1. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ----------o0o---------- BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài : XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2011 GVHD : Trương Thị Thu Hương SVTH : Lê Thị Liễu Huỳnh Thị Yến Phương LỚP : CDMT 10 Tp. HCM, 3/2011 Page 1
  2. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” MỤC LỤC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH 1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.2. Địa hình 3 1.1.3. Địa chất 3 1.1.4. Thổ nhưỡng 3 1.1.5. Khí hậu 4 1.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4 1.3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch đến 2010 và định hướng đến 2020 5 1.3.1. Quan điểm phát triển 5 1.3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu 6 1.3.3. Quy mô quy hoạch 7 CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN HUYỆN NHƠN TRẠCH VÀ DỰ BÁO HIỆN TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CỦA HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐẾN NĂM 2011 2.1. Hiện trạng chất thải rắn của huyện Nhơn Trạch 11 2.1.1. Nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn đô thị 11 2.1.2. Hiện trạng phân loại và thu gom CTR 13 2.1.3. Tình hình xử lý CTR trên địa bàn huyện 15 CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 3.1. Khái quát hệ thống quản lý nhà nước về CTR 17 3.2. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phân Page 2
  3. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” loại rác tại nguồn 29 3.3. Đề xuất các phương án quản lý chất thải rắn cho huyện Nhơn Trạch 20 3.4. Đề xuất các tuyến thu gom 22 3.5. Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn 25 3.5.1. Đề xuất hệ thống quản lý 25 3.5.2. Phương án 25 3.6. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt 26 3.7. Nội dung kế hoạch thực hiện 26 CHƯƠNG IV : MỞ RỘNG : ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 4.1 Lựa chọn công nghệ 31 4.2. Đề xuất công nghệ ứng dụng cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch 33 Page 3
  4. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” LỜI CẢM ƠN Khi tiến hành đề tài “ Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai”. Chúng em nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của thầy cô viện KHCN & QL Môi Trường trực thuộc Trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM. Chúng em gởi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu cùng quý thầy cô đã và đang công tác tại Trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho chúng em tất cả những kiến thức bổ ích. Thầy cô đã chấp cánh cho những ước mơ của và thành công sau này của chúng em mà không ngại khó khăn và gian khổ. Đồng thời chúng em cũng chân thành cảm ơn toàn thể các cô chú, anh chị ở phòng TN & MT huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em trong thời gian thực tập. Chúng em xin gởi tới toàn thể phòng TN & MT lời chúc sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Thu Hương đã hướng dẫn tận tình, đóng góp ý kiến và định hướng cho chúng em trong quá trình thực tập để chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp và kiến thức của chúng em chưa đủ sâu rộng nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện, kính mong quý thầy cô thông cảm và chỉ dạy thêm cho chúng em. Chúng em chân thành cảm ơn những lời nhận xét chân tình của quý thầy cô để giúp cho bài báo cáo hoàn thiện hơn. Và cuối cùng em xin gởi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc. Page 4
  5. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” LỜI MỞ ĐẦU Huyện Nhơn Trạch được thành lập vào năm 1994 theo nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính phủ . Từ năm 1996, huyện được quy hoạch phát triển là thành phố công nghiệp, nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó diện tích các khu công nghiệp đã được phê duyệt là 3.500 ha. Mặc dù được thành lập cách đây 15 năm nhưng hiện nay huyện Nhơn Trạch vẫn chưa có thị trấn huyện lỵ. Khu “Đô thị mới Nhơn Trạch” đã có quy hoạch chung được duyệt từ năm 1996 nhưng hiện nay bộ mặt đô thị vẫn chưa được hình thành rõ nét. Tổng số dân của huyện Nhơn Trạch tính đến năm 2009 là 158.795 người. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Nhìn chung dân số của huyện liên tục tăng trong 10 năm qua với tốc độ gia tăng bình quân thời kỳ 1995 – 2007 là 1,95%/năm. Dân số đặc biệt tăng mạnh trong năm 2000. Từ năm 2002 trở lại đây tốc độ gia tăng dân số của huyện không có đột biến, ngoại trừ những năm 2005 (2,175) ; 2006(2,59%), nguyên nhân là do sự mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn kéo theo sức hút lớn về lực lượng lao động, làm cho số lượng dân cư cơ học đến huyện tăng nhanh. Chính vì sự tăng mạnh dân số mà dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đã bộc phát ở nhiều nơi và có xu hướng gia tăng. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn cũng trở thành một việc cấp thiết tại các khu dân cư. Sự tập trung đông đúc công nhân xung quanh KCN càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, toàn huyện vẫn chưa có một khu xử lý chất thải rắn tập trung đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Để góp phần tìm ra giải pháp cho việc này nhóm chung em quyết định thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai”. Mục tiêu chính của báo cáo này là tìm ra một hướng tốt nhất cho người dân ở đây. Page 5
  6. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  Nhơn Trạch, ngày …. tháng …. năm 2011 Đại diện phòng TN & MT Page 6
  7. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2011 Giáo Viên Hướng Dẫn Page 7
  8. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2011 Đại diện phòng TN & MT Page 8
  9. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường. CCN : Cụm công nghiệp. CTR : Chất thải rắn. CTNH : Chất thải nguy hại. GIS : Hệ thống thông tin địa lý. HTX : Hợp tác xã. KCN : Khu công nghiệp. QLMT : Quản lý môi trường. TNMT : Tài nguyên và môi trường. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. UBND : Uỷ Ban Nhân Dân. VSMT : Vệ sinh môi trường. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Page 9
  10. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Luật BVMT 2005 - Quyết định 34/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện NQ 41 – NQ/TW. - Nghị quyết 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị. - Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT - BTC – BTNMT ngày 29/12/2006. - Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT – BTC – BKHCN ngày 07/05/2007. - Chương trình hành động số 05-CTR/TW ngày 20/02/2006 của ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 05/01/2007 của UBND Tỉnh Đồng Nai thực hiện chương trình hành động số 05-CTR/TW ngày 20/01/2006 của ban thường vụ tỉnh ủy Đồng Nai. -Kế hoạch số 01/KH.PHT ngày 06/3/2008 của ban điều hành tổ chức triển khai quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2008-2020. - Quyết định 2382/QĐ-UBND, ngày 31/07/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 . - Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường từ 1995 – 2005. Page 10
  11. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Thành phần chất thải rắn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Bảng 3.3.Điểm thuận lợi và không thuận lợi của phương án. Bảng 3.4.Các hạng mục đầu tư của tuyến số 1. Bảng 3.5. Các hạng mục đầu tư của tuyến số 2. Bảng 3.6. Các hạng mục đầu tư của tuyến số 3 Bảng 3.7.Các hạng mục đầu tư của tuyến 4. Bảng 3.4. Ước tính chi phí đầu tư cho giai đoạn 2010 -2011 (đơn vị: ngàn đồng). Bảng 3.5.Ước tính chi phí đầu tư cho giai đoạn 2010 -2011 (đơn vị: ngàn đồng). Page 11
  12. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bảng đồ huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị huyện Nhơn Trạch. Hình 2.2. Mạng lưới thu mua tái sinh phế liệu. Hình 3.1. Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR. Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn. Hình 3.3. Quản lý rác thải ở quy mô cộng đồng. Hình 4.1. Sơ đồ các phương án xử lý chất thải. Page 12
  13. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” CHƯƠNG I TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH 1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng. 1.1.1. Vị trí địa lý. Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” – 107001’55” Kinh độ Đông và 10 031’33” – 10046’59” Vĩ độ Bắc, và có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc : giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành. - Phía Nam : giáp TP.Hồ Chí Minh. - Phía Đông : giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phía Tây : giáp TP. Hồ Chí Minh. Là huyện thuộc vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó: - Đất nông nghiệp : 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích. - Đất phi nông nghiệp : 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích, trong đó phân ra : + Đất ở : 1.962,91 ha. + Đất chuyên dùng : 4.702,42 ha. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 49,49 ha. + Đất nghĩa địa : 76,31 ha. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 6.871,25 ha. - Đất chưa sử dụng : 57,01 ha chiếm 0,14% tổng diện tích. - Toàn huyện có 12 đơn vị hành chính xã. Page 13
  14. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Hình 1.1. Bản đồ huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai Page 14
  15. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” 1.1.2. Địa hình. Do kiến tạo địa chất và đặc điểm hình thành nên địa hình khá đặc thù, hướng thấp dần từ trung tâm huyện về các phía. Địa hình trên địa bàn huyện khá bằng phẳng với độ dốc trung bình dưới 8 0 và được chia thành 2 dạng địa hình cơ bản như sau: - Địa hình đồi lượn sóng : Dạng địa hình cao có độ dốc 3 0 đến hơn 80, phân bố khá tập trung ở khu vực trung tâm huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 20-70m so với mực nước biển; kiến tạo địa chất là phù sa cổ dể tiêu thoát nước, nền móng tốt thuận lợi cho xây dựng các công trình hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư cũng như phát triển sản xuất đối với các loại cây trồng lâu năm, cây hàng năm…. - Địa hình đồng bằng: Nằm bao bọc xung quanh khu vực trung tâm huyện, có độ dốc dưới 30 được chia thành 2 dạng sau: + Địa hình bậc thềm sông Đồng Nai: có cao độ phổ biến từ 5-20m, cũng có nơi chỉ cao 2-3m, phân bố dọc theo các nhánh của hệ thống sông Đồng Nai, phần lớn là đất phù sa trên địa hình bằng, thích hợp với trồng lúa nước, rau màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở những nơi không bị nhiễm mặn. + Địa hình trũng của sông Thị Vải: có cao độ dao động từ 0,3-2m , thường xuyên bị ảnh hưởng ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, phân bố tập trung ở hai xã Phước An và Long Thọ và một phần xã Vĩnh Thanh (khu vực ngoài đê bao sông Ông Kèo). Đây là vùng trũng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và trồng rừng ngập mặn. 1.1.3. Địa chất. Địa hình của huyện tương đối đơn giản và mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Diện tích đất canh tác nông nghiệp tương đối lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao do phần lớn đất bị nhiễm phèn, mặn ở dưới tầng sâu, đất tầng mặt ở khu vực cao hơn phần lớn là đất xám, lại có lượng sét lẫn sạn sỏi tương đối lớn nên nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên nền địa chất của huyện tương đối vững chắc, địa hình dạng bằng phẳng nên rất phù hợp cho việc xây dựng. 1.1.4. Thổ nhưỡng. Theo bản đồ đất huyện Nhơn Trạch tỷ lệ 1/25.000, cho thấy Nhơn Trạch có 4 nhóm đất chính và 10 đơn vị đất như sau Page 15
  16. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Bảng 1.1. Thống kê các loại đất theo nguồn gốc phát sinh Tên nhóm đất Tên phụ Diện tích (ha) I. Nhóm đất phù sa 1. Đất phèn tiềm tàng sâu 3.868,26 2. Đất phèn hoạt động sâu,mặn 831,49 3. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn 10.835,68 4. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn 4.194,26 II. Nhóm đất Gley 5. Đất gley phèn tiềm tàng 2.137,51 III. Nhóm đất cát biển 6. Đất cát biển mới biến đổi 613,00 IV. Nhóm đất xám 7. Đất xám cơ giới nhẹ, vàng nhạt 5.362,56 8. Đất xám cơ giới nhẹ, đất nghèo bazơ 5.046,99 9. Đất xám gley, cơ giới nhẹ 2.673,00 10. Đất xám nhiều kết von, nông 502,63 Tổng diện tích điều tra 34.056,38 Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch thời kỳ 1997 –2010. 1.1.5. Khí hậu. Nhơn trạch có chế độ khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa trung bình và phân hóa theo mùa, ít gió bão, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 26 0C. Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 28- 29 0C. Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ cực đại đạt 38 0C, cực tiểu khoảng 18 0C. Biên độ nhiệt độ trong mùa mưa 5,5-80C; trong mùa khô đạt 5-12 0C. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78-82%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85-93%. Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72-82%. Độ ẩm cao nhất 95%, thấp nhất 50%. 1.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển chung của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Nhơn Trạch đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành quả đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, nhưng hiện đang có su hướng tăng dần và chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, tăng giá trị sản phẩm GDP của huyện. Page 16
  17. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” - Ngành nông nghiệp có xu hướng phát triển theo chiều sâu, bù lại diện tích mất đi để phát triển các ngành khác. Trong sản xuất nông nghiệp người dân đã và đang chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy áp lực đất đai sẽ rất lớn, nhất là đối với diện tích rừng ngập mặn. - Ngành công nghiệp tuy chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng so với tiềm năng thì tốc độ phát triển còn chậm và mới chỉ là bước khởi đầu. Vì vậy sẽ cần quỹ đất rất lớn để xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp. - Ngành thương mại dịch vụ đã và đang phát triển, tuy nhiên chưa theo kịp nhịp độ chung của huyện, nhằm đáp ứng các nhu cầu trong phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là các dịch vụ du lịch hiện đang trong quá trình đầu tư và xây dựng các cơ sở dịch vụ, nên khả năng phát triển trong tương lai rất lớn, kéo theo sự phát triển của các dịch vụ khác. - Về thực trạng phát triển đô thị: Do đô thị chưa được hình thành nên việc phát triển các dự án phục vụ cho việc phát triển đô thị còn rất hạn chế. Hiện nay chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, các dự án phát triển đô thị mới chỉ bắt đầu. -Về thực trạng phát triển xã hội: Trong thời gian qua, do tình hình phát triển công nghiệp chưa theo dự kiến, nên các chỉ tiêu quy hoạch thực hiện còn chậm. Mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng về xã hội đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một thành phố mới. Mặt khác dân số tăng cơ học từ phát triển công nghiệp không cao như dự kiến, vì vậy việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch nhằm bố trí đất đai cho phù hợp là cần thiết. 1.3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch đến 2011 và định hướng đến 2020. 1.3.1. Quan điểm phát triển. - Phát triển Nhơn Trạch tương xứng với vị trí , tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa của tỉnh. - Phát huy lợi thế, chủ động nắm bắt cơ hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển kinh tế với nhịp độ cao đồng thời tạo chuyển biến và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Page 17
  18. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” - Tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển đổi cơ cấu đất đai hợp lý, bảo đảm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. - Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển con người, nâng cao điều kiện sinh hoạt và sản xuất cho người lao động, giải quyết công bằng xã hội, khắc phục chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư. - Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quỹ đất, đảm bảo phát triển bền vững. - Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 1.3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. - Định hướng tăng trưởng kinh tế. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 là 16,5%/năm. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010-2015 là 17%/năm + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2015-2020 là 16%/năm. - GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 2.034 USD, năm 2015 là 2.136 USD và năm 2020 là 3.850 USD. - Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. + Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp –xây dựng chiếm 53-54%; Dịch vụ chiếm 34-35%; Nông, lâm nghiệp chiếm 12%. +Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp –xây dựng chiếm 51-52%; Dịch vụ chiếm 42-43%; Nông, lâm nghiệp chiếm 6%. +Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp –xây dựng chiếm 49-50%; Dịch vụ chiếm 47-48%; Nông, lâm nghiệp chiếm 3%. - Quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện. Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách của địa phương bình quân từ 20-25%/năm. - Dân số trung bình năm 2010 là 265.000 người, năm 2015 là 398.000 người, năm 2020 là 600.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 giảm xuống dưới 1,1%. - Củng cố, duy trì kết quả phổ cập tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành phổ cập bậc trung học. - Duy trì trên 99% trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 13% vào năm 2010; 8% vào năm 2015; 3% vào năm 2020. - Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98% vào năm 2010 và 100% vào giai đoạn 2011- 2015. Page 18
  19. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” - Nâng tỷ lệ che phủ của rừng và cây xanh lên 25% năm 2010; 29% năm 2015; 32% năm 2020. - Thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác công nghiệp không độc hại, rác thải đô thị đạt 80% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2015. Rác thải y tế 100% vào năm 2010. Chất thải rắn độc hại trên 60% vào năm 2010, trên 85% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. - Phòng chống ô nhiễm môi trường nước, tất cả các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2010. Nước thải đô thị được qua hệ thống xử lý tập trung trước khi tiêu thoát đạt 50% vào năm 2010, đạt 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. 1.3.3. Quy mô quy hoạch. a. Các khu dân cư. * Khu dân cư đô thị trung tâm thành phố (khu số 1). Nằm trong phạm vi phía Bắc giáp đường 25C, phía Tây Nam giáp đường cao tốc vành đai, phía Đông Nam giáp đường đi ra KCN Ông Kèo. - Quy mô diện tích khoảng : 1.500 ha. - Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 : 130.000-150.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 77 người/ha. * Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Bắc thành phố (khu số 2). Nằm dọc bên đường 25B, phía Bắc giáp đường 25C, xung quanh khu trung tâm huyện hiện hữu. - Quy mô diện tích khoảng: 1.500ha. - Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020: 130.000-150.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 73 người/ha. * Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Đông Nam thành phố(khu số 3). Nằm phía Nam KCN Nhơn Trạch. - Quy mô diện tích khoảng: 1.700ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 140.000-160.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 68 người/ha. * Khu dân cư đô thị phía Bắc (khu số 4). Thuộc xã Long Tân hiện nay, nằm sát sông Đồng Nai, cặp đường cao tốc vành đai từ Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh sang Nhơn Trạch. Đây là khu đô thị phát triển loại hình nhà ở thấp tầng, biệt thự, nhà vườn mật độ thấp. - Quy mô diện tích khoảng: 950 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 : 60.000-80.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 63 người/ha. Page 19
  20. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” * Khu dân cư Đồng Mu Rùa (cửa ngỏ Đông Nam thành phố Nhơn Trạch). Thuộc xã Phước An, nằm ở ngã tư đường vành đai ra QL51 và đường ra cảng Phước An. Phát triển loại nhà phố và chung cư thấp tầng. - Quy mô diện tích: 150 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 15.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 100 người/ha. * Khu dân cư Hiệp Phước (cửa ngỏ phía Đông thành phố và KCN Nhơn Trạch). Thuộc xã Hiệp Phước, nằm ở ngã tư đường HL19 và đường 25B. Phát triển loại nhà phố và chung cư thấp tầng. - Quy mô diện tích: 130 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 13.000-15.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 115 người/ha. b. Các khu (cụm ) công nghiệp. - Tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển các khu (cụm) công nghiệp thành phần của KCN Nhơn Trạch (từ KCN Nhơn Trạch I đến KCN Nhơn Trạch VI) đã có quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đã và đang thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Quy mô tổng diện tích KCN Nhơn Trạch khoảng 2700ha. - Xây dựng KCN Ông Kèo (đã có quy hoạch chung, đang có nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện lớn). Quy mô diện tích KCN là 800 ha. - Xây dựng khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương phía Nam Tuy Hạ, diện tích 100 ha. c. Các khu trung tâm đô thị. - Khu trung tâm của thành phố được tập trung xây dựng tại khu dân cư đô thị trung tâm thành phố. Quy mô diện tích khoảng 600 ha. - Khu trung tâm khu vực đô thị phía Bắc thành phố trên cơ sở khu trung tâm huyện Nhơn Trạch hiện hữu. Quy mô diện tích khoảng 80-90 ha. - Hệ thống trung tâm công cộng các cấp dưới được tổ chức trong các khu dân cư (khu nhà ở) và các tiểu khu, nhóm nhà ở, phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân đô thị. d. Các trung tâm chuyên ngành. - Nằm ở phía Bắc thành phố, giáp sông Đồng Nai, nằm giữa sông Đồng Môn và đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành, quy mô diện tích khoảng 350ha. Hiện có hai dự án xin đầu tư: Dự án trường Đại học dân lập Quốc tế với quy mô diện tích dự kiến 120 ha. Và dự án trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh với quy mô diện tích dự kiên cũng khoảng 120 ha. Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0