intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 417

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

73
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo "Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 417" dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 417

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH  Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 417 Câu 41: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do A. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.                   B. phá rừng để khai thác gỗ củi. C. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.         D. phá rừng để lấy đất ở. Câu 42: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm   mục đích chính là A. tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo. B. tận dụng được nguồn lao động dồi dào. C. xuất khẩu sang chính các nước đó. D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Câu 43: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở A. khu vực cao nguyên. B. khu vực đồng bằng. C. khu vực trung du. D. khu vực miền núi. Câu 44: Dân cư thành thị của Hoa Kì tập trung chủ yếu trong các thành phố vừa và nhỏ nên đã A. giảm tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kì. B. giảm thiểu được những mặt tiêu cực của đô thị hóa. C. hạn chế được số người nhập cư vào Hoa Kì. D. đẩy nhanh xu hướng chuyển cư từ nông thôn ra thành thị. Câu 45: Việc người dân nước thành viên EU mở tài khoản tại ngân hàng ở nước khác trong EU là biểu hiện   của hình thức tự do nào? A. Tự do lưu thông tiền vốn. B. Tự do lưu thông dịch vụ. C. Tự do di chuyển. D. Tự di lưu thông hàng hóa. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội có mùa mưa diễn ra vào các tháng nào   trong năm? A. Từ tháng III đến tháng X. B. Từ tháng V đến tháng X. C. Từ tháng XI đến tháng IX. D. Từ tháng X đến tháng XII. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết vùng biển của nước ta tiếp giáp với   vùng biển của bao nhiêu nước? A. 6 nước. B. 7 nước. C. 8 nước. D. 9 nước. Câu 48: Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì? A. Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương. B. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. C. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh. D. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu. Câu 49: Cho biểu đồ:                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 417
  2. Căn cứ  vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  cơ  cấu giá trị  xuất ­ nhập khẩu của Trung   Quốc trong giai đoạn 1985­ 2015? A. Trung Quốc luôn là nước nhập siêu. B. Trung Quốc luôn là nước xuất siêu. C. Tỉ trọng nhập khẩu giảm không liên tục. D. Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh và liên tục. Câu 50: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây? A. Tỉ lệ người già ngày càng cao. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp. C. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh. Câu 51: Liên Bang Nga trải dài trên bao nhiêu múi giờ? A. 9 múi giờ. B. 10 múi giờ. C. 13 múi giờ. D. 11 múi giờ. Câu 52: Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nào ở các vùng nông thôn? A. Dệt may, điện tử, cơ khí chính xác. B. Vật liệu xây dựng, máy móc chính xác, hoá chất. C. Vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt may. D. Luyện kim, cơ khí, hoá chất. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Sài Gòn nằm trong lưu vực của hệ thống   sông nào? A. Hệ thống sông Đồng Nai. B. Hệ thống sông Hồng. C. Hệ thống sông Mê Công. D. Hệ thống sông Thái Bình. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố)  giáp với Trung Quốc? A. 7. B. 8. C. 9. D. 6. Câu 55: Ngành  nào sau đây được coi là khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản? A. Dệt. B. Xe gắn máy. C. Đóng tàu biển. D. Điện tử. Câu 56: Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông? A. Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm. B. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. C. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. D. Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. Câu 57: Hiện nay, Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là A. Ma Cao và Thượng Hải. B. Đài Loan và Ma Cao. C. Thượng Hải và Đài Loan. D. Hồng Công và Ma Cao.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 417
  3. Câu 58: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI                                                                                                                           (Đơn vị: triệu ha) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0 Thế giới 4,2 6,3 12,0 (Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở  khu vực Đông Nam Á? A. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới. B. Chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu toàn thế giới. C. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới. D. Diện tích có xu hướng tăng liên tục. Câu 59: Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc. B. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. C. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ. D. Vùng đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm. Câu 60: Liên Bang Nga là quốc gia có diện tích A. lớn thứ hai thế giới. B. lớn thứ ba thế giới. C. lớn thứ tám thế giới. D. lớn nhất thế giới. Câu 61: Cấu trúc địa hình nước ta gồm các hướng chính nào sau đây? A. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. B. Hướng vòng cung và hướng tây – đông. C. Hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông. D. Hướng bắc – nam và hướng vòng cung. Câu 62: Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta thuộc A. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. B. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. D. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Câu 63: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta? A. Các sông có trữ năng thủy điện lớn. B. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. C. Tập trung các thành phố, các khu công nghiệp. D. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Câu 64: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc ­ đông nam. B. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc ­ đông nam. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông ­ Tây, hướng vòng cung. D. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc ­ đông nam. Câu 65: Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là A. thu hẹp ở phía Bắc và phía Nam, mở rộng ở miền Trung. B. mở rộng ở phía Bắc, thu hẹp ở miền Trung và phía Nam. C. thu hẹp ở phía Bắc, mở rộng ở miền Trung và phía Nam. D. mở rộng ở phía Bắc và phía Nam, thu hẹp ở miền Trung. Câu 66: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 417
  4. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung. C. địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam. D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta. Câu 67: Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì A. có nền nhiệt độ cao hơn. B. có nền địa hình thấp  hơn. C. có nền nhiệt độ thấp hơn. D. có nền địa hình cao hơn. Câu 68: Ở nước ta về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào  loại gió chiếm ưu thế là A. gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. gió Tây Nam. D. gió mùa Tây Nam. Câu 69: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do A. ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới. B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. C. ảnh hưởng của biển Đông. D. vị trí nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa. Câu 70: Ở nước ta, mùa bão thường A. bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI. B. bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng V năm sau. C. bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng VI năm sau. D. bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XII. Câu 71: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? A. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. B. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. C. Diện tích rừng liên tục giảm. D. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn. Câu 72: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI                                                                                                                           (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội? A. Tháng VII có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất. B. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 180C. C. Có 2 tháng mùa đông lạnh nhiệt độ dưới 180C. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm cao hơn 100C. Câu 73: Cho biểu đồ:                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 417
  5. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh? A. Hà Nội có biên độ nhiệt lớn hơn Tp. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình các tháng của Tp. Hồ Chí Minh luôn lớn hơn Hà Nội. C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều là tháng VII. D. Cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài 2 tháng. Câu 74: Ở nươc ta, vung xay ra l ́ ̀ ̉ ụt ung nghiêm trong nhât là ́ ̣ ́ A. Đông băng sông Hông. ̀ ̀ ̀ B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bô.̣ Câu 75: Cho bảng số liệu:  TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG  Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 ­ 2014                                                                                                                           (Đơn vị: triệu ha) Năm 1983 2005 2010 2014 Tổng diện tích rừng 7,2 12,7 13,4 13,8 Diện tích rừng tự nhiên 6,8 10,2 10,3 10,1 Diện tích rừng trồng 0,4 2,5 3,1 3,7  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của   nước ta giai đoạn 1983 – 2014, biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền. Câu 76: Tinh chât nhiêt đ ́ ́ ̣ ới âm gio mua cua sông ngoi n ̉ ́ ̀ ̉ ̀ ước ta biêu hiên  ̉ ̣ ở đăc điêm nao sau đây? ̣ ̉ ̀ A. Sông ngoi day đăc, chu yêu la h ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ướng tây băc ­ đông nam. ́ B. Sông ngoi day đăc, nhi ̀ ̀ ̣ ều nước, ít phu sa, ch ̀ ế độ nước thất thường. C. Sông ngoi day đăc, nhi ̀ ̀ ̣ ều nước, giau phu sa, chê đô n ̀ ̀ ́ ̣ ươc theo mua ́ ̀. D. Sông ngoi day đăc, nhi ̀ ̀ ̣ ều nước, giau phu sa, ch ̀ ̀ ế độ nước ổn định trong năm. Câu 77: Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc ­ Nam ở nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo Bắc ­ Nam. B. Nhiệt độ về mùa hạ ít có sự khác nhau giữa hai miền. C. Tổng nhiệt độ trong năm càng về phía Nam càng giảm. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm càng về phía Nam càng giảm. Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào có mùa khô kéo dài và sâu sắc   nhất nước ta? A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Ven biển cực Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 79: Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 417
  6. A. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng. B. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. C. giao đất, giao rừng cho người dân, tránh tình trạng du canh du cư. D. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch. Câu 80: Đâu không phải là đặc điểm của sông ngòi miền Trung nước ta? A. Có lũ vào thu – đông. B. Dòng sông ngắn và dốc. C. Lũ lên chậm xuống chậm. D. Chế độ nước thất thường. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009   đến nay.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 417
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2