Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413
lượt xem 1
download
Mời các em học sinh tham khảo Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 413
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 NINH Bài thi: KHXH Môn: GDCD PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 413 Họ, tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh:.................................. Câu 81: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào? A. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết. B. Tiến bộ. C. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết. D. Thể hiện tinh thần yêu nước. Câu 82: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây? A. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề. B. Quyền chủ động trong kinh doanh. C. Quyền định đoạt tài sản. D. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh. Câu 83: “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính khuôn mẫu, ràng buộc. C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 84: Anh K và anh Q làm việc cùng một cơ quan, có mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh Q có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh Q. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào A. địa vị của K và Q. B. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của K và Q. C. độ tuổi của K và Q. D. điều kiện làm việc cụ thể của K và Q. Câu 85: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền. C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội. D. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện. Câu 86: Sau khi tốt nghiệp THPT, Hoàng đã lên đường nhập ngũ. Trong trường hợp này Hoàng đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 87: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm A. pháp luật hình sự. B. chuẩn mực đạo đức C. pháp luật hành chính. D. pháp luật dân sự. Câu 88: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định. B. Tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. C. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Trang 1/5 Mã đề thi 413
- Câu 89: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây? A. Chấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi. B. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. C. Mở rộng diện tích rừng. D. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng. Câu 90: Theo quy định của pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 91: Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 92: Anh T và chị H yêu nhau đã lâu và hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Trong trường hợp này bố chị H đã vi phạm điều gì? A. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. C. Phương án A và B. D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 93: Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa? A. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa B. Khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. C. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra. D. Khi nó được thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Câu 94: Trường hợp nào sau đây kết hôn trái quy định của pháp luât? A. Chị Hồng và anh Nam cùng tự nguyện đến UBND để đăng ký kết hôn. B. Anh Nam 20 tuổi 2 tháng kết hôn với chị Hồng vừa tròn 18 tuổi. C. Sau khi vợ anh Nam bị bệnh qua đời, anh đã kết hôn với người khác. D. Do kết hôn lần hai nên anh Nam không đăng kí kết hôn mà chỉ có tổ chức đám cưới. Câu 95: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh? A. Có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh. B. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng. C. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư. D. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất. Câu 96: Vì sao sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta được coi là quốc sách hàng đầu? A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh. B. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH HĐH. C. Là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. D. Là điều kiện để phát huy quyền lực. Câu 97: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. B. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. C. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 98: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp luật. Câu 99: Ý kiến nào sau đây không đúng về các yếu tố tác động đến cầu? A. Cầu phụ thuộc vào thu nhập. Trang 2/5 Mã đề thi 413
- B. Cầu về hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào dân số. C. Giá cả của các hàng hóa bổ sung, hàng hóa thay thế ảnh hưởng đến cầu. D. Trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến cầu. Câu 100: Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 25 triệu đồng. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? A. Bồi thường thiệt hại cho công ty. B. Không được nâng lương đúng thời hạn. C. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan. D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 101: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 102: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là A. phổ biến pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. ban hành pháp luật. D. xây dựng pháp luật. Câu 103: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị và anh K đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân. D. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân. Câu 104: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào? A. Giá trị sử dụng của hàng hóa B. Giá trị số lượng, chất lượng. C. Giá trị trao đổi. D. Lao động xã hội của người sản xuất. Câu 105: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định A. bắt bị cáo. B. truy nã. C. bắt bị can. D. xét xử vụ án. Câu 106: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào? A. Lập gia đình. B. Nghỉ khám chữa bệnh. C. Nghỉ việc không lí do. D. Nghỉ chế độ thai sản. Câu 107: Chị K trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện thanh toán. B. Thước đo giá trị. C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện lưu thông. Câu 108: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B, tính theo thời gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì? A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo. B. Thời gian lao động cá biệt. C. Thời gian lao động cần thiết của anh B để may một cái áo. D. Thời gian lao động thực tế để may một cái áo. Câu 109: Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm kỉ luật. Trang 3/5 Mã đề thi 413
- C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm dân sự. Câu 110: Nhà nước đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ là để? A. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. B. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ. C. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. D. Thúc đẩy việc chuyển giao khoa học và công nghệ. Câu 111: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật? A. Bạn M mượn xe đạp của bạn K và giữ gìn xe rất cẩn thận. B. Bạn N vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ. C. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp. D. Bạn H không sử dụng máy tính của bạn V khi không được bạn V cho phép. Câu 112: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình A. lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người. B. phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. C. phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người. D. trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Câu 113: Gia đình K có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố K quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ K thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị K thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em nên làm theo ý kiến của ai để gia đình Kcó thêm lợi nhuận? A. Mẹ K. B. Mẹ K và chị K. C. Bố K. D. Chị K. Câu 114: Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T không mang thai cũng yêu cầu được nghỉ như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T A. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động. B. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật. C. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động. D. không được nghỉ vì ảnh hưởng tới công việc. Câu 115: Không ai bị bắt nếu A. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo. B. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang. C. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội. D. không có sự phê chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 116: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sau khi ăn uống xong H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni lông rồi sau đó ném xuống biển. Em có nhận xét gì về việc làm đó? A. Là việc làm cần được khuyến khích vì có ý thức bảo vệ môi trường. B. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường. C. Là việc làm bình thường không cần quan tâm. D. Là việc làm thực hiện đúng quy trình về vệ sinh nơi công cộng. Câu 117: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. C. Bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con. Câu 118: Nghi con Ông B lấy trộm, ông N tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông N đã xâm phạm quyền A. tự do ngôn luận. Trang 4/5 Mã đề thi 413
- B. bất khả xâm phạm về thân thể. C. được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 119: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. B. dân tộc, độ tuổi, giới tính. C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. D. thu nhập, tuổi tác, địa vị. Câu 120: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi cá nhân, tổ chức có thể cạnh tranh, chèn ép nhau. B. Mọi cá nhân, tổ chức chỉ được kinh doanh trong một ngành nhất định. C. Mọi cá nhân, tổ chức không cần cố định địa chỉ đăng kí kinh doanh. D. Mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 413
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 219 | 5
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 109
6 p | 59 | 4
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 95 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 74 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 106
6 p | 78 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 102
6 p | 72 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn GDCD có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 34 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 113
6 p | 67 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 92 | 3
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
7 p | 48 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 101
7 p | 133 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 103
6 p | 85 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 118
6 p | 48 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 121
6 p | 49 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 117
6 p | 53 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 105
6 p | 54 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
9 p | 68 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 77 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn