intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi 8 tuần HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 485

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi 8 tuần HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 485 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi 8 tuần HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Trực Ninh - Mã đề 485

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI 8 TUẦN HKI; NĂM HỌC 2017 ­2018 TRƯỜNG THPT TRỰC NINH MÔN THI:  GDCD 12 (Đề thi gồm 03 trang, 40  câu) (Thời gian làm bài 50 phút) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mã đề thi:485 (Thí sinh làm bài ra phiếu trả lời trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh………………….  ……………………………..………        Số báo danh………………… Câu 81: Ông A xây nhà lấn chiếm vào đất nhà ông B Trong lúc cãi vã ông A đã buông những lời lẽ xúc   phạm nghiêm trọng với ông B,  Ông A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Dân sự và hình sự. B. Hành chính và hình sự. C. Dân sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 82: Vi phạm dân sự là hành vi xâm hại đến quan hệ nào? A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Sở hữu. D. Tài sản và nhân thân. Câu 83: Ông H lấy cắp bản quyền của anh P, hành vi của ông H vi phạm vào quan hệ gì được pháp   luật dân sự bảo vệ? A. Quan hệ sở hữu. B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ tác giả. D. Quan hệ tài sản. Câu 84: Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ: A. các giá trị tinh thần. B. các lợi ích cá nhân. C. các lợi ích của Nhà nước. D. các giá trị đạo đức. Câu 85: Pháp luật là hệ thống các: A. Quy định chung. B. Quy tắc xử sự chung. C. Chuẩn mực chung. D. Quy tắc ứng xử chung. Câu 86: Người bị coi là có tội và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi: A. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. B. Có tiền án, tiền sự. C. Có các hành vi vi phạm pháp luật. D. Có quyết định của Tòa án đã có hiệu lực. Câu 87: Bà A dùng mảnh đất của mình để thế chấp vay tiền ngân hàng trong thời hạn 2 năm. Đã quá   hạn mà bà A không có khả  năng trả  nợ  nên ngân hàng đã phát mãi tài sản của bà. Hành vi của bà A   phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Dân sự và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và hình sự. Câu 88: Do cần tiền mua ma túy đá nên M (17 tuổi) phạm tội “giết người cướp tài sản”, M phải chịu  hình phạt: A. Tử hình. B. Tù có thời hạn. C. Tù chung thân. D. Cải tạo trong trường giáo dưỡng. Câu 89: Mỗi công dân vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là biểu hiện công   dân bình đẳng về: A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nghĩa vụ của công dân. C. Quyền và nghĩa vụ của công dân. D. Quyền của công dân. Câu 90: Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 91: Tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là: A. Quyền của công dân. B. Trách nhiệm của công dân. C. Quyền và nghĩa vụ của công dân. D. Nghĩa vụ của công dân. Câu 92: Pháp luật có mấy đặc trưng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 93: Hành vi dừng xe trước đèn đỏ là biểu hiện hình thức nào của thực hiện pháp luật?                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 485
  2. A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 94: Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các quy phạm xã hội  khác? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 485
  3. Câu 95: Hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông là vi phạm: A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 96: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường, trong trường hợp này chị C đã A. Không tuân thủ pháp luật. B. Không áp dụng pháp luật. C. Không sử dụng pháp luật. D. Không thi hành pháp luật. Câu 97: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người. B. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. C. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi. D. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Câu 98: Theo quy định của pháp luật hình sự, người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm  hình sự về mọi tội phạm? A. 15 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. 16 tuổi. D. 18 tuổi. Câu 99: Bà A buôn bán hàng giả với số tiền 30 triệu đồng. Hành vi của bà A phải chịu trách nhiệm   pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Kỉ luật. D. Hành chính. Câu 100: Một trong những biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là? A. Chỉ học sinh dân tộc thiểu số mới được miễn giảm học phí. B. Mọi công dân dều được bầu cử, ứng cử. C. Công dân ở độ tuổi nào cũng được tự do kinh doanh. D. Học sinh là con em gia đình chính sách được ưu tiên miễn giảm học phí. Câu 101: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật? A. Kinh doanh các loại pháo. B. Kinh doanh nhà hàng ăn uống. C. Kinh doanh tiền giả. D. Buôn bán ma túy. Câu 102: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 100.000 đ­200.000 đ. Hình thức xử phạt này   thể hiện: A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính thực tiễn xã hội. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 103: Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện? A. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện. B. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. D. Do cán bộ nhà nước thực hiện. Câu 104: “Không làm những điều pháp luật cấm” là hình thức: A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 105: Chủ tịch HCM đã khẳng định: “Pháp luật nước ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ  quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…” Khẳng định trên thể hiện: A. Bản chất nhân văn của pháp luật B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Bản chất nhân dân của pháp luật. Câu 106: Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào? A. Nông dân. B. Tầng lớp trí thức. C. Công nhân. D. Cầm quyền. Câu 107: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật: A. Yêu cầu phải làm. B. Quy định phải làm. C. Cho phép làm. D. Không quy định phải làm. Câu 108: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng cách nào? A. Kế hoạch. B. Đạo đức. C. Gíao dục. D. Pháp luật. Câu 109: Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích nhà nước, nhận định này đề cập đến                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 485
  4. A. Chức năng pháp luật. B. Vai trò của pháp luật. C. Đặc trưng của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 485
  5. Câu 110: Hành vi nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật? A. Người phạm tội phải chấp hành hình phạt của tòa án có hiệu lực. B. Không vượt đèn đỏ khi qua ngã ba, ngã tư. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm. D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Câu 111: Người bao nhiêu tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý gây ra? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên C. Tử đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 112: Anh A cố tình lây truyền HIV cho người khác. Anh A phải chịu trách nhiệm: A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Hành chính. Câu 113: Chủ tịch HCM đã khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của  dân”. Khẳng định trên thể hiện: A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất nhân văn của pháp luật C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Bản chất nhân dân của pháp luật. Câu 114: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm: A. Quan hệ lao động, công vụ nhà nước. B. Quan hệ tài sản, nhân thân. C. Quy tắc quản lí nhà nước. D. Quy tắc quản lí của cơ quan. Câu 115: Chủ  Tịch UBND tỉnh A ra quyết định điều chuyển cán bộ  từ  Sở  GD­ĐT sang Sở  Văn hóa   thông tin. Trong trường hợp này Chủ tịch UBND tỉnh A đã: A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 116:  Trên đường phố  tất cả  mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông   đường bộ là phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 117: Hành vi tự ý bóc mở thư của người khác nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng là: A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm dân sự. Câu 118: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 119: Vi phạm hình sự là hành vi: A. Rất nguy hiểm. B. Nguy hiểm. C. Đặc biệt nguy hiểm. D. Tương đối nguy hiểm. Câu 120: Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh nhà nước. Điều này   thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2