intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình" là tài liệu luyện thi HSG hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 12. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí năm 2022-2023 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN  DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA  ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022­2023 Khóa ngày 20 tháng 9 năm 2022 Môn thi: ĐỊA LÍ BÀI THI THỨ NHẤT SỐ BÁO DANH:…………… Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang va 07câu  ̀ Câu 1. (3,0 điểm) a. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế  độ  nhiệt ở  vùng nội chí tuyến. b. Tại sao vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất? Câu 2. (2,0 điểm) a. Giải thích sự khác nhau về tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp của các nước   phát triển và đang phát triển. b. Tại sao trong quá trình công nghiệp hoá, các nước đang phát triển cần đẩy mạnh hoạt động   ngoại thương? Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày tác động của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến khí hậu nước ta. b. Chứng minh vùng biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có nhiều thiên tai. Câu 4. (3,0 điểm)  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Chứng minh địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng. b. Giải thích sự  khác nhau về  chế  độ  mưa của vùng khí hậu Tây Bắc Bộ  và vùng khí   hậu Tây Nguyên. Câu 5. (3,0 điểm)  a. Tại sao đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành có ý nghĩa quan trọng đối với  vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nước ta hiện nay? b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, s o sánh sự  phân bố  dân cư  giữa   Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Câu 6. (3,0 điểm)  a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự  phân bố  ngành công   nghiệp điện lực của nước ta. b. Tại sao kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ­ xã hội của   nước ta hiện nay?  Câu 7. (3,0 điểm)  a. Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích vai trò ngành thủy  sản của Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng thủy sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2015 ­ 2020                                                                                                                         (Đơn vị: nghìn tấn) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Năm Khai thác Nuôi trồng Khai thác Nuôi trồng 2015 3176,5 3550,7 1297,8 2483,9 2020 3896,5 4739,2 1513,4 3320,8 (Nguồn: Niên giám thống kê 2020 ­ NXB Thống kê, 2021)
  2. b. Tại sao cần chú ý bảo vệ rừng ngập mặn trong quá trình khai thác và sử dụng tự nhiên ở  Đồng bằng sông Cửu Long? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXBGD.  I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo chấm đúng như hướng dẫn chấm, biểu điểm. 2. Nếu thí sinh có cách trả  lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì giám khảo   vẫn chấm điểm theo biểu điểm của Hướng dẫn chấm. 3. Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi. II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Nôi dung ̣ Điêm ̉ a. Tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế  độ   1,5 nhiệt ở vùng nội chí tuyến.  * Khái niệm, biểu hiện của hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt  0,5 Trời. * Tác động: 0,5 ­ Nhiệt độ trung bình năm cao do trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh,  cán cân bức xạ dương, tổng lượng bức xạ lớn. ­ Biến trình nhiệt năm: 0,25 + Vùng gần Xích đạo có 2 cực đại do thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên  đỉnh xa nhau.  0,25 + Vùng gần chí tuyến có 1 cực đại do thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên  đỉnh gần nhau. Câu 1  b. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái   1,5 (3,0 đ) Đất. ­ Theo thuyết kiến tạo mảng,  nguyên nhân của hiện tượng kiến tạo, động đất,  núi lửa,… là do hoạt động chuyển dịch của một số mảng kiến tạo lớn của vỏ  0,25 Trái Đất. ­ Thạch quyển được cấu tạo bởi một số  mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các   0,5 mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao   Manti và di chuyển một cách chậm chạp.  ­ Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có thể  xô vào nhau hoặc tách xa   0,25 nhau. 0,25 ­ Khi hai mảng xô vào nhau hoặc chờm lên nhau hình thành các dãy núi cao,   các vực biển sâu, sinh ra núi lửa, động đất. 0,25 ­ Khi hai mảng tách xa nhau, các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra  các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa. a.  Sự  khác nhau về  tỉ  trọng ngành chăn nuôi trong cơ  cấu nông nghiệp   1,0 của các nước phát triển và đang phát triển.  2
  3. ­ Khác nhau: Ở các nước phát triển, chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao trong. Ở các  0,5 nước đang phát triển, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp. ­ Giải thích: Do có sự  khác nhau về  cơ  sở  thức ăn, cơ  sở  vật chất kĩ thuật,   0,5 công nghiệp chế biến, thị trường,…ở hai nhóm nước. b. Trong quá trình công nghiệp hoá, các nước đang phát triển cần đẩy   1,0 mạnh hoạt động ngoại thương. Câu 2  ­ Xuất khẩu: Thu ngoại tệ, tạo vốn cho  công nghiệp hóa; tạo đầu ra cho sản  (2,0 đ) phẩm, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất; tạo việc làm cho lao động, khai  0,5 thác hiệu quả tài nguyên. ­ Nhập khẩu: Hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc; mở  rộng sản xuất, tạo   0,5 môi trường cạnh tranh. a. Tác động của khối khí nhiệt đới  ẩm Bắc  Ấn Độ  Dương đến khí hậu   1,5 nước ta ­ Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ  Dương xâm nhập trực tiếp vào nước  0,5 ta (thời gian, đặc điểm, hướng).   ­ Tác động : + Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên; gây hiện tượng phơn   0,5 khô, nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực  Tây Bắc. + Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn. 0,5 Câu 3  b. Vùng biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có nhiều thiên tai 1,5 (3,0 đ) * Giàu tài nguyên thiên nhiên: ­ Khoáng sản: + Dầu khí: Có trữ lượng lớn và giá trị nhất, tập trung ở các bể trầm tích. 0,25 + Nhiều mỏ sa khoáng titan, cát trắng, muối mỏ có trữ lượng lớn. 0,25 ­ Hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới   0,5 giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao. * Nhiều thiên tai: ­ Bão: Trung bình mỗi năm có 9 ­10 cơn bão  ở  Biển Đông, trong đó có 3 ­ 4  0,25 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. ­ Sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy, … 0,25 Câu 4  a. Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng. 1,5 (3,0 đ) ­ Địa hình gôm đôi nui ̀ ̀ ́, đông băng ̀ ̀  và bờ biển. 0,25 ­ Trong mỗi dạng địa hình lại có nhiều kiểu khác nhau: + Địa hình đồi núi: các khối núi, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan, bán bình  0,5 nguyên (dẫn chứng); +   Địa   hình   đồng   bằng:   đồng   bằng   châu   thổ,   đồng   bằng   duyên   hải   (dẫn   0,5 chứng). 0,25 +  Địa hình bờ  biển đa dạng, khúc khuỷu, nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh,  thềm lục địa mở rộng về phía nam. b. Sự  khác nhau về  chế  độ  mưa của vùng khí hậu Tây Bắc Bộ  và vùng   1,5 khí hậu Tây Nguyên. 3
  4. ­ Lượng mưa: Tây Bắc Bộ  mưa ít hơn do một phần lãnh thổ  chịu tác động   0,5 của   gió   phơn,   hoạt   động   của   gió   mùa   Tây   Nam   ít   hơn   Tây   Nguyên.   Tây   Nguyên mưa nhiều hơn do  ở sườn đón gió, chịu tác động mạnh của gió mùa   Tây Nam. 0,5 ­ Mùa mưa ở Tây Bắc Bộ kết thúc vào tháng 10, ở Tây Nguyên tháng 11 do ở  Tây Nguyên sự kết thúc hoạt động của gió mùa Tây Nam muộn hơn. 0,5 ­ Tháng mưa cực đại: Tây Bắc Bộ tháng 8, Tây Nguyên tháng 9 do hoạt động  của dải hội tụ nhiệt đới lùi từ Bắc vào Nam. a.  Đẩy mạnh chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  theo ngành có ý nghĩa quan   trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nước ta hiện nay   1,5 vì  ­ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: giảm tỉ  trọng ngành nông nghiệp,  0,5 tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; trong nội bộ  từng ngành cũng có   sự chuyển dịch khá rõ. ­ Ý nghĩa: + Đa dạng hóa hoạt động kinh tế  nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa;  0,5 thúc đẩy phát triển các ngành nghề  dịch vụ  nông thôn góp phần giải quyết   vững chắc vấn đề việc làm, giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. + Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nhất là các ngành cần nhiều lao  0,5 động góp phần tạo ra việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. b.  So sánh sự  phân bố  dân cư  giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ  với Tây   1,5 Nguyên. Câu 5  * Giống nhau:  (3,0 đ) ­ Mật độ dân số thấp. ­ Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ: trong nội bộ từng vùng, giữa thành   0,25 thị và nông thôn.  0,25  * Khác nhau:  ­  Mật độ  dân số   ở  Trung du và miền núi Bắc Bộ  cao hơn Tây Nguyên  (dẫn   chứng). 0,25 ­ Phân bố: + Trung du và miền núi Bắc Bộ không đồng đều, Tây Nguyên tương đối đồng   0,25 đều hơn (dẫn chứng). + Trung du và miền núi Bắc Bộ: mật độ cao nhất ở khu vực trung du giáp với   0,25 Đồng bằng sông Hồng, thưa thớt nhất ở một số tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc (dẫn   chứng). 0,25 + Tây Nguyên: mật độ dân số cao nhất ở khu vực phụ cận tỉnh lị, thấp nhất ở  Kon Tum, Đắk Nông (dẫn chứng). a. Sự phân bố ngành công nghiệp điện lực của nước ta. 1,5 ­  Nhiệt điện: Nhiệt điện chạy bằng than tập trung  ở  miền Bắc, nhiệt điện  0,5 tua­bin khí tập trung  ở  miền Nam do gắn liền với nguồn nhiên liệu tại chỗ  phong phú (dẫn chứng). 4
  5. ­ Thuỷ  điện: Tập trung  ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông   0,5 Nam Bộ do có trữ năng thủy điện lớn (dẫn chứng). ­ Điện gió, điện mặt trời: Phát triển  ở những nơi có điều kiện về  sức gió và  0,5 năng lượng mặt trời (dẫn chứng). b. Kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ­   1,5 xã hội của nước ta hiện nay vì ­ Nhiều tỉnh, thành phố  và vùng kinh tế  giáp biển, vùng biển rộng lớn, giàu  0,5 tiềm năng (dẫn chứng). ­ Các tài nguyên, thiên nhiên trên đất liền đã dần cạn kiệt, phát triển kinh tế  Câu 6  0,5 biển là định hướng chiến lược của nước ta trong giai đoạn hiện nay. (3,0 đ) ­ Những lợi ích và giá trị kinh tế do biển đem lại ngày càng lớn (dẫn chứng). 0,25 ­ Kinh tế  biển góp phần khẳng định chủ  quyền biển đảo, tăng cường sức   0,25 mạnh an ninh quốc phòng. a.  Vai trò ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long  1,5 * Nhận xét:  Tổng sản lượng, sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng đều có xu hướng  0,5 tăng mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong cả nước (dẫn chứng). * Giải thích: ­ Vùng biển rộng, nhiều bãi cá tôm, có ngư trường trọng điểm Cà Mau ­ Kiên   Giang. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả  nước. Khí hậu  0,5 cận xích đạo ổn định, ít bão,… ­ Dân cư, lao động đông, nhiều kinh nghiệm; thị trường rộng lớn; chính sách, 0,5 Câu 7  … (3,0 đ) b. Cần chú ý bảo vệ rừng ngập mặn trong quá trình khai thác và sử dụng   1,5 tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì ­ Rừng ngập mặn có diện tích lớn (khoảng 300 nghìn ha), phân bố ở phía nam và  0,25 tây nam của đồng bằng. ­ Rừng ngập mặn có vai trò lớn về tự nhiên, kinh tế ­ xã hội (diễn giải). 0,5 ­ Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn đang bị  suy giảm do  quá trình khai thác  0,5 và sử dụng tự nhiên (mở rộng diện tích đất nông nghiệp, cháy rừng,…). ­ Hướng khai thác: Sử  dụng rừng ngập mặn trong chừng mực nhất định vào  0,25 việc nuôi tôm, trồng đước, sú, vẹt kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh   thái. ………………….HẾT......................... 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0