PHÒNG GD&ĐT<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
<br />
Môn: Ngữ văn 8<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1: (8 điểm)<br />
HỎI<br />
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào ?<br />
- Chúng tôi tôn cao nhau.<br />
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào ?<br />
- Chúng tôi làm đầy nhau.<br />
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào ?<br />
- Chúng tôi đan vào nhau<br />
Làm nên những chân trời.<br />
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào ?<br />
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào ?<br />
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào ?<br />
Trích trong tập thơ Thư mùa đông - Hữu Thỉnh<br />
Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học<br />
được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn.<br />
Câu 2: (12 điểm)<br />
ĐI ĐƯỜNG<br />
Đi đường mới biết gian lao,<br />
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;<br />
Núi cao lên đến tận cùng,<br />
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.<br />
(Bản dịch thơ của Nam Trân)<br />
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù<br />
Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016<br />
Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa tư tưởng<br />
sâu sắc: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng của<br />
người chiến sĩ cộng sản kiên cường.<br />
--- Hết --Họ và tên thí sinh: ……………..………………… ; Số báo danh: …………<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN 8<br />
I. Hướng dẫn chung<br />
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát<br />
bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm<br />
của học sinh.<br />
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong<br />
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý<br />
tưởng riêng và giàu chất văn.<br />
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25<br />
điểm (không làm tròn).<br />
II. Đáp án và thang điểm<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi<br />
người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị<br />
luận ngắn.<br />
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể có nhiều cách trình bày<br />
khác nhau, dưới đây là một số gợi ý cần chỉ ra trong bài làm:<br />
+ Bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người:<br />
4,0<br />
- “Chúng tôi tôn cao nhau”: tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích<br />
của mọi người lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh 1,0<br />
thầm lặng.<br />
Câu<br />
1<br />
8 điểm<br />
<br />
- “Chúng tôi làm đầy nhau”: tinh thần rộng lượng biết “cho<br />
đi”, biết “làm đầy” và hoàn thiện đồng loại, hoàn thiện những gì 1,0<br />
mà người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách…<br />
- “Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời”: tinh 1,0<br />
thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người.<br />
- Khẳng định: Đây là những bài học về lối sống đẹp, vượt ra<br />
khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, bon chen, hướng<br />
tới sự khoan dung độ lượng, biết ước mơ, vươn tới, biết hòa 1,0<br />
nhập cộng đồng, cống hiến cho xã hội góp phần làm đẹp cuộc<br />
sống…<br />
+ Ngợi ca, khẳng định, biểu dương lối sống đẹp cho cả cộng<br />
đồng, đồng thời biết phê phán lối sống vị kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô<br />
trách nhiệm, thực dụng, cơ hội, cá nhân… trong một bộ phận<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
giới trẻ hiện nay.<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý<br />
nghĩa tư tưởng sâu sắc: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí<br />
đường đời, đường cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên<br />
cường.<br />
Yêu cầu chung:<br />
- Người xưa nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn " - theo<br />
quan niệm triết lí Phương Đông, từ việc đi đường thường được<br />
liên tưởng, chiêm nghiệm tới đường đời... Trên bước đường<br />
gian lao trong thời kì Bác bị giải tới giải lui qua các nhà lao của<br />
chế độ nhà tù hà khắc Tưởng Giới Thạch, Bác luôn suy ngẫm<br />
để đúc rút cho bản thân mình những bài học sâu sắc ...<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
- Phân tích bài thơ " Đi đường " (Trích Nhật kí trong tù - Hồ<br />
Chí Minh) để làm sáng tỏ ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc<br />
đi đường núi (nghĩa hiển ngôn) đã gợi ra chân lí đường đời,<br />
đường cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường<br />
(nghĩa hàm ngôn).<br />
<br />
12<br />
điểm<br />
<br />
Mở bài:<br />
<br />
2,0<br />
<br />
+ Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của tập thơ.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
+ Giới thiệu bài thơ " Đi đường " (Tẩu lộ).<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Thân bài:<br />
<br />
+ Việc đi đường thật khó khăn, gian khổ - nhất là với người đi<br />
đường núi. Câu thơ đơn sơ nhưng chứa đựng sự suy ngẫm có ý<br />
nghĩa khái quát sâu sắc, vượt ra ngoài sự đi đường thông<br />
thường:<br />
<br />
8,0<br />
4,0<br />
<br />
- Vượt qua hết lớp núi này lại đến lớp núi khác cao hơn, khó 1,0<br />
khăn hơn.<br />
- Mọi sự gian lao vất và như đã lùi lại phía sau khi người đi<br />
đường lên tới đỉnh cao nhất…<br />
1,0<br />
- Lên tới đỉnh cao chót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời<br />
cũng là lúc đã vượt qua mọi khó khăn. Nỗi gian lao của người<br />
đi đường núi dù có chồng chất nhưng không phải là vô tận. Con 1,0<br />
người có quyết tâm sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng.<br />
- Người đi đường gian lao, vất vả bỗng trở thành người du 1,0<br />
khách ung dung say đắm trước phong cảnh đẹp. Con đường núi<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
gian lao, hiểm trở trong bài thơ gợi ra hình ảnh con đường cách<br />
mạng; hình ảnh con người ung dung thu muôn dặm nước non<br />
vào tầm mắt là hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao chiến<br />
thắng ...<br />
+ Ý nghĩa tư tưởng sâu sắc được rút ra là: Trải qua chặng đường<br />
dài gian lao thì sẽ tới đích, càng gần đích, càng gần thắng lợi thì<br />
càng nhiều gian lao. Con người có nghị lực, có quyết tâm vượt<br />
khó sẽ giành được thắng lợi vẻ vang. Đó cũng chính là bài học<br />
đường đời, đường cách mạng mà bài thơ đã gợi ra ...<br />
Kết bài:<br />
<br />
4,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
- Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ: từ việc 1,0<br />
đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng.<br />
- Khẳng định con đường cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng<br />
nếu kiên trì, bến chí thì nhất định thắng lợi hoàn toàn - đó cũng 1,0<br />
chính là chân lí mà Bác Hồ đã chỉ ra cho chúng ta...<br />
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2<br />
<br />
11 - 12 điểm:<br />
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và<br />
phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết<br />
hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.<br />
9 - 10 điểm:<br />
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và<br />
phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu<br />
biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.<br />
7 - 8 điểm:<br />
Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và<br />
phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự<br />
kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt .<br />
5 - 6 điểm:<br />
Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và<br />
phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có<br />
sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt .<br />
3 - 4 điểm:<br />
Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội<br />
dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc<br />
nhiều lỗi về diễn đạt .<br />
<br />
1 - 2 điểm:<br />
Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội<br />
dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng<br />
lặp, lủng củng.<br />
0 điểm: Để giấy trắng.<br />
<br />