Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 870)
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 870)" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Mã đề 870)
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC 2022 2023 ( Đề gồm có 09 trang ) MÔN: Lịch sử – 11 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề Họ và tên thí sinh…………………………………………….…………………… SBD …………………. Câu 1. Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng A. Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất. B. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. C. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng. D. Đầu tư vào các ngành dịch vụ, phát triển công nghiệp nặng. Câu 2. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX? A. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. B. Những biến động to lớn lịch sử thế giới. C. Sự giao lưu của các nền văn hóa lớn trên thế giới. D. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Câu 3. “Hoà bình và bánh mì” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga? A. Cách mạng 1905 – 1907. B. Cách mạng tháng Hai năm 1917. C. Cách mạng tháng Mười năm 1917. D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết (1917 – 1921). Câu 4. Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào? A. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 5. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là A. Hiệp ước và Đồng minh. B. Liên minh và Hiệp ước. C. Phát xít và Liên minh. D. Hiệp ước và Phát xít. Câu 6. Vì sao trong cuộc khủng hoảng 1929 1933 ở Nhật Bản, nông nghiệp là lĩnh vực ảnh hưởng trầm trọng nhất? A. Chưa chú ý đến việc cơ giới hóa. B. Chưa sử dụng phân bón trong sản xuất. C. Chưa chú ý đến việc nhập khẩu. D. Do phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Câu 7. Năm 1917, nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng không xuất phát từ nguyên nhân nào? A. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động. 1/10 Mã đề 870
- B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền song song tồn tại. C. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ. D. Chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh. Câu 8. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến con đường đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới? A. Mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh mới. B. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh ở các nước thuộc địa. C. Khẳng định độc lập dân tộc chỉ có thể gắn với chủ nghĩa xã hội. D. Đưa giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng ở thuộc địa. Câu 9. Đặc điểm “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt” của đế quốc Nhật Bản là do yếu tố nào chi phối? A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế. B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự. C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự. D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế. Câu 10. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các liên minh quân sự đối lập. B. Sự hình thành các liên minh chính trị. C. Sự hình thành các liên minh kinh tế. D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới các nước. Câu 11. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn giữa thế kỉ XIX đã dẫn đến hậu quả gì? A. Khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ. B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam. C. Làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc. D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây. Câu 12. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì? A. Vô sản kiểu mới. B. Dân chủ tư sản kiểu mới. C. Dân chủ tư sản kiểu cũ. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 13. Yếu tố được xem là “chìa khóa” được rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay? A. Chú trọng công tác đối ngoại. B. Chú trọng bảo tồn văn hóa. C. Chú trọng phát triển kinh tế. D. Chú trọng yếu tố giáo dục. Câu 14. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Hệ thống thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản. B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao. C. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây. 2/10 Mã đề 870
- D. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. Câu 15. Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ (19291933), có thể rút ra bài học gì trong quản lí, điều hành nền kinh tế thế giới hiện nay? A. Chú trọng ổn định và phát triển lĩnh vực công nghiệp. B. Điều hòa hợp lí trong phát triển tài chính ngân hàng. C. Bảo đảm kế hoạch cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. D. Tạo nhiều công ăn việc làm, xóa bỏ bất công xã hội. Câu 16. Nội dung nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không giải quyết được mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa. B. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho giai cấp nông dân. D. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến ở các vùng nông thôn. Câu 17. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Giải phóng nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp bức bóc lột. B. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. C. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga. D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Câu 18. Sau khi hoàn thành xâm lược Ấn Độ, thực dân Anh đa thiêt lâp chinh quyên cai tri nh ̃ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ư thê nao? ́ ̀ A. Anh thực hiên hinh th ̣ ̀ ưc cai tri gian tiêp. ́ ̣ ́ ́ B. Nữ hoàng Anh sang Ấn Độ cai trị. C. Chinh quyên Anh năm quyên cai tri tr ́ ̀ ́ ̀ ̣ ực tiêp. ́ D. Ngươi Ân Đô đ ̀ ́ ̣ ược trao quyên t ̀ ự tri.̣ Câu 19. Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941) là A. Phát triển các ngành du lịch và dịch vụ. B. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Hợp tác hóa nông nghiệp. Câu 20. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga (1921 – 1925), bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn. B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng. Câu 21. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã thực hiện được một trong những nhiệm vụ gì? A. Đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. B. Khôi phục độc lập cho Trung Quốc . C. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. D. Giải quyết ruộng đất cho nông dân. Câu 22. “Cuộc khởi nghĩa…. không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Campuchia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và 3/10 Mã đề 870
- Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp”. Đoạn tư liệu đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào? A. Pucômpô. B. Sivôtha. C. Achaxoa. D. Phacađuốc. Câu 23. Từ thế kỷ XVI XVII, nhiều nước Mỹ Latinh trở thành thuộc địa của A. Mỹ và Tây Ban Nha. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Bồ Đào Nha và Mỹ. D. Anh và Mỹ. Câu 24. Phong trào đấu tranh ở châu Phi từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã diễn ra như thế nào? A. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng hầu hết bị đàn áp. B. Phát triển mạnh mẽ, nhiều nước đòi được độc lập. C. Sôi nổi, quyết liệt, giành nhiều thắng lợi. D. Phát triển rộng khắp, tất cả các nước giành độc lập. Câu 25. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc trẻ tiêu biểu trên thế giới bao gồm A. Mĩ, Đức, Nhật. B. Mĩ, Nga, Pháp. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Đức, Ý, Nhật. Câu 26. Năm 1942, 26 quốc gia đã kí văn kiện quốc tế nào tại Oasinhtơn đánh dấu sự cam kết của cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít? A. Tuyên ngôn Liên hợp quốc. B. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. C. Tuyên ngôn Hòa bình. D. Hiến chương Liên hợp quốc. Câu 27. Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ A. mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến. B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. C. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản. D. mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng. Câu 28. Từ tháng 2 đến tháng 9/1917, Lênin và Đảng Bônsêvích chủ trương đấu tranh bằng phương pháp A. chính trị kết hợp với vũ trang. B. hòa bình. C. hòa bình kết hợp với bạo lực. D. vũ trang. Câu 29. Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới? A. Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng. B. Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó. C. Diễn ra trên quy mô rộng lớn, vô cùng quyết liệt. D. Do bộ phận văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo. Câu 30. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? A. “Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. B. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”. C. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”. Câu 31. Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” ở Ấn Độ là A. xóa bỏ nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ. B. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ. C. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở. 4/10 Mã đề 870
- D. khơi sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ. Câu 32. Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là A. Cộng hòa tư sản. B. Quân chủ lập hiến. C. Dân chủ cộng hòa. D. Dân chủ đại nghị. Câu 33. Trong giai đoạn 1885 1905, một trong những yêu cầu của Đảng Quốc đại với chính phủ thực dân Anh là cho phép A. tham gia các hội đồng trị sự. B. nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ. C. điều hành các hội đồng trị sự. D. sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Câu 34. Liên bang Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là A. Nga, Bêlôrútxia, Ngoại Cápcadơ, Ba Lan. B. Nga, Ucraina, Bêlôrútxia, Ngoại Cápcadơ. C. Nga, Ucraina, Bê lô rútxia, Ba Lan. D. Nga, Ucraina, Ngoại Cápcadơ, Ba Lan. Câu 35. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào? A. Khuynh hướng tư sản. B. Khuynh hướng vô sản. C. Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. D. Khuynh hướng dân chủ tư sản. Câu 36. Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là A. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu, các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra. B. mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến. C. tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa. D. chế độ phong kiến khủng hoảng, đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược. Câu 37. Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. cưỡng bức các quốc gia xung quanh gia nhập Liên bang. B. bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc. C. hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. D. hợp tác bình đẳng, tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng. Câu 38. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Các phong trào đều nổ ra một cách tự phát. B. Các nước đế quốc bắt tay với nhau để đàn áp. C. Thực dân Pháp mạnh. D. Các cuộc khởi nghĩa thiếu đường lối và tổ chức. Câu 39. Hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) diễn ra là A. Gây đau thương, chết chóc cho nhân loại. B. bị thiệt hại nặng nề về sức người, sức của. C. gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc. D. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga. 5/10 Mã đề 870
- Câu 40. Ý nào sau dây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản? A. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu. B. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường. C. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc. D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản. Câu 41. Cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8 1958 đến tháng 2 1859) đã A. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. Câu 42. Đến cuối thế kỉ XIX, Việt nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Mĩ. B. Pháp. C. Anh. D. Bồ Đào Nha. Câu 43. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc A. khẳng định những giá trị truyền thống của nền văn hóa phong kiến, đả phá quan điểm lỗi thời. B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới. C. định hướng cho việc xây dựng bản sắc văn hoá của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. D. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản. Câu 44. Chiến thắng nào của phe Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô (2/2/1943). B. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ( 6 và 9/8/1945). C. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp ( 6/6/1944). D. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béclin ( 9/5/1945). Câu 45. Trong vòng 5 ngày (từ 20 đến 24 6 1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh nào ở Nam Kì mà không tốn một viên đạn? A. Vĩnh Long, An Giang, Long An. B. Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang. C. Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 46. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Giặc Pháp chiếm Gia Định và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng. B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn do triều đình ra lệnh bãi binh. C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối. D. Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông, Pháp mở rộng xâm lược ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Câu 47. Với Chính sách kinh tế mới (1921), nhân dân Xô viết đã hoàn thành A. kế hoạch sản xuất. B. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. công cuộc khôi phục kinh tế. D. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Câu 48. Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa 6/10 Mã đề 870
- hai cuộc chiến tranh thế giới (19181939)? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. C. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919). D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập. Câu 49. Theo nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhà Nguyễn đã chấp nhận nhượng cho Pháp những tỉnh nào? A. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. B. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. C. Biên Hòa, Gia định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. D. Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 50. Trong các thế kỉ XVII – XVIII, ở châu Âu xuất hiện hệ thống tư tưởng tiến bộ có tên gọi là gì? A. Chủ nghĩa xã hội khoa học. B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. C. Trào lưu Triết học Ánh sáng. D. Trào lưu tư tưởng Phục hưng. Câu 51. Điểm khác biệt giữa quá trình phát xít hoá của Nhật Bản so với Đức là A. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. B. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ dân chủ. C. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. D. sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế. Câu 52. Đạo luật nào quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ – Rudơven? A. Điều chỉnh nông nghiệp. B. Thị trường chứng khoán. C. Ngân hàng. D. Phục hưng công nghiệp. Câu 53. Khủng hoảng kinh tế (19291933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Thị trường chứng khoán. B. Công nghiệp. C. Tài chính ngân hàng. D. Nông nghiệp. Câu 54. Đòi quyền tự do kinh tế, tự chủ về chính trị, dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là mục tiêu đấu tranh của lực lượng nào ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Giai cấp phong kiến. B. Giai cấp vô sản. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 55. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính là A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. C. đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản. D. đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. Câu 56. Từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, có thể rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản là gì? A. Kết hợp giành và giữ chính quyền. B. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. Câu 57. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai (1917), nước Nga thiết lập thể chế chính trị nào? A. Thể chế Cộng hòa. B. Thể chế Quân chủ lập hiến. C. Thể chế quân chủ chuyên chế. D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa. 7/10 Mã đề 870
- Câu 58. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát. Câu 59. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) nằm ở A. châu Á Thái Bình Dương. B. châu Âu và châu Á. C. châu Âu. D. toàn thế giới. Câu 60. Hình thái của cuộc khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. nổi dậy của quần chúng là chủ yếu. B. đồng thời tiến hành khởi nghĩa ở thành thị và nông thôn. C. bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm. D. bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. Câu 61. Cải cách của vua Rama V ở Xiêm và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản ở nửa cuối thế kỉ XIX đều diễn ra trên những lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Chính trị, ngoại giao, văn hoá và giáo dục. C. Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. D. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Câu 62. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng” A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng. B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa. C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực. D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước. Câu 63. Nội dung chủ yếu của học thuyết Mơnrô (1823) do Mĩ đề ra là A. "Châu Mĩ của người châu Mĩ". B. "Ngoại giao đồng đôla". C. "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ". D. "Châu Mĩ của người Mĩ ". Câu 64. "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là câu nói nổi tiếng của: A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Định. Câu 65. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì? A. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành, đấu tranh mạnh mẽ. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 66. Đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế xuất hiện vấn đề gì nổi bật? A. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. 8/10 Mã đề 870
- B. Xu thế biệt lập trong quan hệ ngoại giao giữa các nước. C. Sự lan rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. D. Mĩ đang theo đuổi quyết liệt lập trường chống Liên Xô. Câu 67. Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch năm năm lần thứ 3 (1937 – 1941) vì A. Phát xít Đức tấn công Liên xô, nhân dân Liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc. B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn. C. Các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. D. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hạn. Câu 68. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ trong những năm 30 của thế kỉ XX xuất phát từ nguyên nhân nào? A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít. B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô. C. Do thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả Liên Xô và chủ nghĩa phát xít. Câu 69. Sau khủng hoảng kinh tế 19291933, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? A. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. B. Xâm chiếm các nước châu Á – Thái Bình Dương. C. Xâm lược các nước thuộc địa của Anh châu Phi. D. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Câu 70. Điểm giống nhau giữa Cách mạng 1905 1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. đều đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản. B. chung mục tiêu đánh đổ Chính phủ lâm thời. C. chung mục tiêu đánh đổ chế độ Nga hoàng. D. chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 71. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất? A. Bị các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ cạnh tranh, chèn ép. B. Có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. C. Có tiềm lực về quân sự nhưng không có thuộc địa. D. Kinh tế thường xuyên khủng hoảng cần mở rộng thuộc địa. Câu 72. Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là A. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ. B. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến. C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. D. làn sóng phản đối của nhân dân với Nga Hoàng lan rộng. Câu 73. Đến giữa thế kỷ XIX, những nước nào ở châu Phi vẫn giữ vững được độc lập trước sự xâm lược của thực dân châu Âu? A. Nam Phi và Tây Nam Phi. B. Êtiôpa và Libêria. C. Ănggôla và Môdămbích. D. Ai Cập và Xuđăng. Câu 74. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Muốn kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị kháng chiến. 9/10 Mã đề 870
- B. Để có thời gian đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. C. Sai lầm trong nhận thức về thực lực của kẻ thù. D. Tạm thời hòa hoãn để chờ viện binh của nhà Thanh. Câu 75. Tại mặt trận Đà Nẵng (1858 – 1859), quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp Tây Ban Nha? A. “ chinh phục từng gói nhỏ ”. B. “vườn không nhà trống”. C. “ đánh nhanh thắng nhanh ”. D. “ thủ hiểm ”. Câu 76. Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh. B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống. C. Quốc dân đại hội của Trung Quốc đồng minh hội họp ở Nam Kinh. D. Phong trào bảo về đường sắt của công nhân ở Vũ Xương. Câu 77. Chủ nghĩa phát xít được hiểu là A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất. C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất. D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của giới đại tư sản, hiếu chiến nhất. Câu 78. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) diễn ra chủ yếu trong lực lượng nào? A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Đông đảo các tầng lớp nhân dân. C. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến. D. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời. Câu 79. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại những năm 1905 1908 có điểm khác biệt như thế nào so với giai đoạn 1885 – 1905? A. Mang đậm tính dân chủ. B. Mang đậm ý thức dân tộc. C. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì kinh tế. D. Lần đầu tiên giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị. Câu 80. Hậu quả to lớn nhất cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là A. hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau. B. đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. C. chiến tranh thế giới thứ hai (19391945). D. hàng triệu người thất nghiệp đói khổ. HẾT 10/10 Mã đề 870
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm 2013 - 2014 môn Toán lớp 11 - Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An
1 p | 600 | 46
-
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh THPT năm hoc 2011 - 2012 môn Toán lớp 10 - Sở GD - ĐT Hà Tĩnh
1 p | 269 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 8 năm học 2013 - 2014
4 p | 241 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 6 năm học 2013 - 2014
5 p | 426 | 21
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa khối 9 năm học 2013 - 2014
5 p | 354 | 17
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 370 | 16
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 202 | 15
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 7 năm học 2013 - 2014
4 p | 207 | 11
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 165 | 9
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 131 | 5
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long
2 p | 24 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
30 p | 24 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
6 p | 31 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Long An
2 p | 22 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
2 p | 28 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
1 p | 23 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (Chuyên) lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
6 p | 24 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn các môn tự nhiên lớp 12 năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội
9 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn