PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG<br />
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 6<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong<br />
đoạn văn sau:<br />
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như<br />
lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và<br />
đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân<br />
trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ<br />
trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông…”.<br />
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)<br />
Câu 2: (6 điểm)<br />
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:<br />
…Cháu nằm trên lúa<br />
Tay nắm chặt bông<br />
Lúa thơm mùi sữa<br />
Hồn bay giữa đồng …<br />
Lượm ơi, còn không?<br />
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?<br />
Câu 3: (10 điểm)<br />
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây<br />
bàng non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy<br />
tưởng tượng cuộc nói chuyện của em với cây bàng non.<br />
...................Hết.....................<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG CẤP TRƯỜNG<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN 6<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn<br />
văn. (2 điểm)<br />
(Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)<br />
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng<br />
đỏ…đầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩm…biển Đông” (1 điểm)<br />
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và<br />
đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng” (1 điểm)<br />
- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2 điểm)<br />
(Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)<br />
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động,<br />
tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực<br />
rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng<br />
bằng hay rừng núi. (1 điểm)<br />
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và<br />
sống động. (1 điểm)<br />
Câu 2: 6 điểm<br />
Học sinh nêu được các ý sau:<br />
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi<br />
sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn. (1 điểm)<br />
- Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như<br />
muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm)<br />
- Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc<br />
ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê<br />
hương, đất nước. (1 điểm)<br />
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng,<br />
ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi<br />
tu từ. (1 điểm)<br />
+ Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết<br />
của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm)<br />
+ Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi<br />
chúng ta. (1 điểm)<br />
Câu 3: 10 điểm<br />
Yêu cầu về hình thức: 2 điểm<br />
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất .<br />
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.<br />
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát<br />
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ<br />
- Không mắc lỗi chính tả<br />
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)<br />
<br />
Yêu cầu về nội dung: 8 điểm<br />
Bài viết phải rèn được bố cục sau:<br />
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện<br />
2) Diễn biến truyện (6 điểm):<br />
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? (1 điểm)<br />
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa<br />
khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại<br />
cây xanh của những đối tượng trên. (3 điểm)<br />
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và<br />
con người (nói chung). (1 điểm)<br />
3) Kết thúc truyện (1 điểm):<br />
Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải<br />
biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch –<br />
Đẹp.<br />
* Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.<br />
<br />
<br />