intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia Ngữ văn 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

478
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo 5 đề thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia Ngữ văn 12

  1. ĐỀ NĂM 2003 BẢNG B Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu: “ Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ cách mạng(…). Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng với đất nước quê hương và đối với những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn tở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc”. ( Báo Văn nghệ, số 50(2239), ra ngày 14-12- 2002) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây? Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề. BẢNG A Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng: “Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”. (Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian,NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995, trang 111) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? 4
  2. NĂM 2004 BẢNG A (Ngày thi 11/3/2004)/ 180 phút Câu 1: Nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người”. ( Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1982) Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau đây: (…) Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thưc đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phong giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” (Nguyễn Tuân – Cữ người tử tù – Văn học 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000) 5
  3. NĂM 2005 BẢNG A( Ngày thi 10/3/2005)/180 phút Nói về thơ, Nguyễn Công Trứ có câu: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”(1), còn Tố Hữu lại cho rằng: “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người”(2). Anh/ chị hãy giải thích, bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến trên. (1) Dẫn theo Xuân Diệu – Công việc làm – NXB Văn học, Hà Nội, 1984, tr.144 (2) Tố Hữu – Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta – NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr.440 6
  4. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIÁ MÔN VĂN NĂM 2000 BẢNG A Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết: “ Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối voiứ những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”. ( Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó. 1
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 11/01/2011 (Gồm 03 trang) Câu 1. (8,0 điểm) Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: 1. Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm) - Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. - Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình...Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học. - Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình. 2. Về nội dung (6,0 điểm) a) Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm): - Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí. - Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách. - Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội. b) Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm): - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lý trí tỉnh táo. - Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng. 1
  6. c) Liên hệ bản thân (1,0 điểm): - Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lý trí. - Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Câu 2. (12,0 điểm) Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: 1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm) Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn; cảm nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ nữ của tác phẩm văn học. 2. Về nội dung (9,0 điểm) a) Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định (3,0 điểm): - Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện sinh động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ tính trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến đổi về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử. - Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới. - Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ. 2
  7. - Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa đối với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền. b) Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu (6,0 điểm): - Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài. - Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó. - Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích./. ----------------Hết------------------ 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2