Đề thi chọn HSG huyện vòng 1 Ngữ văn 9 (2012 – 2013) – Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)
lượt xem 28
download
Dưới đây là đề thi sinh giỏi huyện vòng 1 môn Ngữ văn 9 ( 2012 – 2013) kèm đáp án của Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn HSG huyện vòng 1 Ngữ văn 9 (2012 – 2013) – Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn trích sau: “ … Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.” (Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương) So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” thì “Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh. Qua chi tiết trên, em hãy trình bày ý nghĩa của việc sáng tạo thêm nhân vật này. Câu 2 (3 điểm). Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Hãy trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên. Câu 3 (5 điểm). “Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. --- HẾT---
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Mục đích – Yêu cầu Điểm 1 a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và thẩm bình giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: - Nêu vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật phụ, 0,5 giúp cho nhân vật chính hành động và làm nổi bật đặc điểm của nhân vật chính cũng như chủ đề của tác phẩm. - Nhân vật bà mẹ Trương Sinh đã góp phần hoàn thiện vẻ đẹp và 0,5 phẩm chất đáng quý của nhân vật Vũ Nương: hiếu thảo, đảm đang... - Lời bà mẹ là sự chiêm nghiệm, đánh giá công bằng, chính xác về 0,5 Vũ Nương, thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người mẹ chồng với con dâu. - Sáng tạo thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh, tác giả đã bày tỏ thái 0,5 độ cảm thông, trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ, qua đó góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. 2 a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội, hiểu và cảm nhận về vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường. b. Yêu cầu: - Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội,
- có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. - Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: 1. Giải thích 1,0 Môi trường sống là toàn bộ thế giới tự nhiên xung quanh gồm: Đất, nước, không khí, … các yếu tố tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và giới tự nhiên. 2. Bàn luận 1,5 - Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Vì cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào môi trường: đất ở, đất canh tác, nước uống, không khí để thở… - Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề và đang đe dọa cuộc sống của chúng ta (chứng minh) - Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ môi trường là vấn đề được đặt lên hàng đầu, là vấn đề cấp thiết và lâu dài đối với nhân loại. 3. Giải pháp 0,5 - Học sinh có thể nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường, như trồng cây xanh, bảo vệ và trồng rừng, vệ sinh nơi ở, vệ sinh trường lớp, xử lý rác thải..., hoặc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường, hoặc các biện pháp xử phạt vi phạm... 3 a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; khắc sâu chủ đề văn bản, hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh những con người lao động mới XHCN, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau: - Giới thiệu chung: + Tình hình đất nước ta thời kì năm 1970: Miền Bắc đi lên xây dựng XHCN… + Mục đích sáng tác tác phẩm của tác giả: ngợi ca những con người lao động và cống hiến âm thầm cho quê hương đất nước. - Tác phẩm ngợi ca những con người có lẽ sống cao đẹp: + Họ đều là những người có lí tưởng sống cao đẹp: hết lòng cống hiến cho Tổ quốc, cho quê hương (phân tích lí tưởng sống của anh thanh niên, ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ lập bản đồ sét, ông họa sĩ, cô kĩ sư…) và luôn mơ ước được làm việc,
- được cống hiến nhiều + Họ đều có tình yêu đối với công việc, trách nhiệm cao với công việc: Họ hăng say làm việc, miệt mài không quản ngày đêm, không quản khó khăn vất vả, thậm chí còn hi sinh cả hạnh phúc riêng tư của mình vì công việc; họ gắn bó với công việc của mình và luôn coi công việc là bạn, họ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc ( lấy dẫn chứng và phân tích ở các nhân vật trong truyện) + Họ có tình yêu con người, yêu cuộc sống: biết quan tâm đến mọi người xung quanh, trân trọng sự đóng góp và thành công của mọi người, luôn coi sự đóng góp của mình là bé nhỏ và cần phải cố gắng nhiều hơn (phân tích lời tâm sự của anh thanh niên); họ biết tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, phong phú… - Một số nghệ thuật đặc sắc: + Tên các nhân vật: Các nhân vật không có tên riêng, được gọi theo lứa tuổi, nghề nghiệp… có tác dụng thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề ngợi ca những con người lao động, cống hiến âm thầm cho đất nước… + Chất thơ của tác phẩm: Giọng điệu, ngôn ngữ nhịp nhàng, ngân nga giống như một bài ca để ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn con người lao động ở Sa Pa “ Sa Pa mà nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” c. Biểu điểm chấm: * Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề và biết cách bình luận, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được những đoạn hay. * Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm. Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 2 : Kể lại nội dung của truyện. Cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm. * Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp. Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm để cho các điểm lẻ còn lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Đàn (Vòng 3)
25 p | 591 | 57
-
Đề thi chọn HSG huyện vòng 1 Toán 9 (2012 – 2013) – Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)
4 p | 199 | 44
-
4 Đề thi chọn HSG huyện vòng 1 (2012-2013) - GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)
24 p | 397 | 44
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh
7 p | 254 | 36
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc
5 p | 176 | 22
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp (Vòng 1)
6 p | 335 | 16
-
Đề thi chọn đội tuyển HSG huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Sơn Tây (Vòng 1)
4 p | 130 | 10
-
Đề thi chọn HSG huyện vòng 1 Sinh 9 (2012 – 2013) – Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)
5 p | 89 | 10
-
Đề thi tuyển HSG cấp huyện lớp 9 môn Toán năm 2011 - 2012 - Sở GD&ĐT Cẩm Thủy
5 p | 171 | 10
-
Đề thi chọn đội tuyển HSG huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Sơn Tây (Vòng 2)
4 p | 267 | 9
-
Đề thi chọn HSG cấp huyện lớp 9 môn Toán năm học 2017 - 2018 - Sở GD&ĐT Lâm Thao
7 p | 171 | 7
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 9 THCS môn Toán năm học 2010 - 2011 - Sở GD&ĐT Nghệ An
4 p | 98 | 6
-
Đề thi chọn HSG cấp huyện lớp 9 môn Toán năm 2013 - 2014 - Sở GD&ĐT Cẩm Giang
4 p | 107 | 4
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học THCS năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT huyện Trần Đề
1 p | 45 | 4
-
Đề thi chọn HSG cấp huyện môn Hóa học 9 năm 2014-2015 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Na Hang
4 p | 55 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Toán lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên
7 p | 31 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Toán lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng
5 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn