Đề thi cuối kì 2 môn Sinh lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 005)
lượt xem 3
download
Cùng tham khảo “Đề thi cuối kì 2 môn Sinh lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 005)” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi cuối kì 2 môn Sinh lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 005)
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2020 2021 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Câu 81. Khi nói về quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau D. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 82. Cho các hình tháp sau: Hãy cho biết đây là những tháp sinh thái gì A. I – Tháp năng lượng, II – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, III – Tháp số lượng ( vật chủ kí sinh) B. I – Tháp năng lượng, II – Tháp số lượng (vật chủ kí sinh), III – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước C. I – Tháp số lượng (vật chủ kí sinh), II – Tháp năng lượng, III – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước D. I – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, II – Tháp số lượng (vật chủ kí sinh), III – Tháp năng lượng Câu 83. Bể cá cảnh được gọi là? A. Hệ sinh thái nhân tạo B. Hệ sinh thái “khép kín” C. Hệ sinh thái tự nhiên D. Hệ sinh thái vi mô Câu 84. Cơ sở để xây dựng tháp năng lượng là? A. Tổng năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn được thực hiện trên một đơn vị thời gian. B. Tổng năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Tổng năng lượng bị thất thoát qua các bậc dinh dưỡng như hô hấp, không hấp thu hoặc những bộ phận không được sử dụng. D. Tổng năng lượng được sinh vật biến đổi từ quang năng trong hóa năng trong hoạt động quang hợp trên một đơn vị diện tích. Câu 85. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A. 0,0052% B. 0,92% C. 45,5% D. 0,57% 1/5 Mã đề 005
- Câu 86. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. (5) Tăng cường xây dựng các đập thủy điện. A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 87. Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây thuộc kiểu diễn thế nào? A. Diễn thế thứ sinh B. Diến đổi tiếp theo C. Diễn thế phân huỷ D. Diễn thế nguyên sinh Câu 88. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (2). D. (1), (4), (3), (2). Câu 89. Trong số các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học? A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ B. Người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa để diệt sâu đục thân lúa. C. Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu giúp cây họ đậu tổng hợp đạm. D. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng Câu 90. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải B. Sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải C. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải Câu 91. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. B. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. D. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. Câu 92. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là? A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ B. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai C. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái D. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất Câu 93. Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → Gà → Cáo → Vi sinh vật Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là: A. Cáo B. Cỏ C. Vi sinh vật D. Gà Câu 94. Các dạng tháp sinh thái bao gồm? 2/5 Mã đề 005
- A. Tháp sinh khối, tháp số lượng và tháp năng lượng B. Tháp trọng, tháp số lượng và tháp năng lượng C. Tháp sinh khối, tháp số lượng, tháp trọng lượng D. Tháp sinh khối, tháp trọng lượng và tháp năng lượng Câu 95. Cho chuỗi thức ăn: Thực vật nổi → Động vật không xương sống → Cá nhỏ → Cá lớn. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn (2) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn (3) Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn (4) Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật trên nổi A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 96. Trong tự nhiên, có những dạng chu trình sinh địa hóa phổ biến nào? A. Chu trình O2, chu trình nước, chu trình ni tơ B. Chu trình nước, chu trình ni tơ và chu trình lưu huỳnh C. Chu trình CO2, chu trình ni tơ và chu trình lưu huỳnh D. Chu trình CO2, chu trình nước, chu trình ni tơ Câu 97. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên đất? (1) Chống đất bỏ hoang, sử dụng các vùng đất không hiệu quả ở các địa phương. (2) Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên các vùng đồi núi trọc. (3) Sử dụng những vùng đất chua mặn thông qua việc trồng các loài cây phù hợp. (4) Xử lí các chất phế thải ô nhiễm, chất phóng xạ, các kim loại nặng trước khi thải ra môi trường. A. 3. B. 1. C. 4 D. 2. Câu 98. Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. C. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi Câu 99. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ Câu 100. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái (1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn thịt Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: A. (1) và (4) B. (3) và (4) C. (2) và (3) D. (2) và (5) Câu 101. Cho các đặc trưng sau đây: (5) Cấu trúc (1) Mật độ cá thể (2) Tỉ lệ giới tính (3) Sự phân tầng (4) Thành phần loài tuổi Các đặc trung của quần xã bao gồm? A. (4), (5) B. (3), (4) C. (2), (4) D. (1), (2) Câu 102. Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái: (1). Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các 3/5 Mã đề 005
- giai đoạn trung gian để đến quần thể cuối cùng tương đối ổn định(quần xã đỉnh cực) (2). Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được. (3). Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường. (4). Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh. Những phát biểu đúng là: A. 1, 3 B. 1, 4 C. 3, 4 D. 2, 3 Câu 103. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai? A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp và ngược lại. B. Trong 1 lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. C. Lưới thức ăn do nhiều chuỗi thức ăn có chung 1 hoặc 1 vài mắt xích D. Quẫn xã sa mạc có lưới thức ăn đa dạng hơn quần xã rừng mưa nhiệt đới. Câu 104. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: Cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là: A. Chim sâu, mèo rừng, báo B. Cào cào, chim sâu, báo C. Chim sâu, thỏ, mèo rừng D. Cào cào, thỏ, nai Câu 105. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp. (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (3), (4), (5). Câu 106. Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn có thể ăn sinh vật trước và sinh vât đứng sau mình. B. Có hai loại chuỗi thức ăn bao gồm chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, và chuỗi thức ăn bắt đàu bằng động vật ăn thực vật. C. Trong 1 chuỗi thức ăn, mỗi loài là 1 mắt xích, nó tiêu thụ mắt xích phía trước mình và bị mắt xích phía sau tiêu thụ. D. Chuỗi thức ăn càng dài thì năng lượng tiêu hao càng ít và ngược lại. Câu 107. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi năng lượng trong tự nhiên B. Chu trình sinh địa hóa là chu trình các chất đi vào rồi đi ra khỏi quần xã sinh vật C. Chu trình sinh địa hóa là chu trình tuần hoàn các chất khí trong tự nhiên D. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên Câu 108. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng C. .Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài D. Do nhu cầu sống khác nhau Câu 109. Phát biểu không đúng khi nói về các dạng tài nguyên thiên nhiên? A. Nhiên liệu hóa thạch, kim loại, phi kim loại là dạng tài nguyên tái sinh. B. Có 2 dạng tài nguyên thiên nhiên là: Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. C. Tài nguyên không tái sinh là dạng càng khai thác càng phong phú. 4/5 Mã đề 005
- D. Đa dạng sinh học, năng lượng mặt trời là dạng tài nguyên không tái sinh. Câu 110. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên Câu 111. Vai trò của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái là? A. Có khả năng phân giải hầu hết các loài sinh vật khác trong tự nhiên B. Có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân, cung cấp thức ăn cho động vật. C. Phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường D. Tiêu thụ thực vật, tạo sinh khối cho quần xã. Câu 112. Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái nào? A. Rừng nhiệt đới, biển, hoang mac, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới B. Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mac, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới,rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới C. Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mac, sa van đồng cở, sông suối, rừng lá rộng ôn đới,rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới D. Rừng nhiệt đới, sa mạc, ao hồ, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới HẾT 5/5 Mã đề 005
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 7
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2021 (Có đáp án)
38 p | 467 | 6
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 179 | 6
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 506 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 29 | 4
-
Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 002)
5 p | 18 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi cuối kì 2 môn Vật lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 312)
5 p | 13 | 3
-
Đề thi cuối kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 001)
5 p | 16 | 3
-
Đề thi cuối kì 2 môn Hóa lớp 12 năm 2020-2021 Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 008)
4 p | 15 | 3
-
Đề thi cuối kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Mã đề 003)
6 p | 10 | 3
-
Đề thi cuối kỳ 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Mã đề 601)
7 p | 11 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn