intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 11 , THỜI GIAN: 45 phút Họ và tên HS:………………………………………………Lớp 11/… Mã đề: 702 I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Câu 1. Khí hậu của Mỹ La tinh thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nào sau đây? A. Nhiệt đới. B. Cận cực. C. Ôn đới. D. Cận nhiệt. Câu 2. Vấn đề nan giải bao trùm ở Mỹ Latinh là A. dân nông thôn vào đô thị đông. B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. C. có nhiều siêu đô thị dân đông. D. chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Câu 3. Các cây lương thực chính của Mỹ La tinh là A. lúa mì, hoa màu. B. lúa gạo, lúa mì. C. lúa gạo, ngô. D. ngô, lúa mì. Câu 4. Các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có A. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều. B. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội. C. lịch sử phát triển đất nước giống nhau. D. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau. Câu 5. Tiềm năng tự nhiên lớn nhất ở dãy An-đét là A. đất trồng, sinh vật. B. thủy điện, đất trồng. C. sinh vật, khoáng sản. D. khoáng sản, thủy điện. Câu 6. Cho bảng số liệu: BẢNG 1.4. TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC MỸ LATINH QUA CÁC NĂM Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 Tỉ lệ (%) 40,0 49,5 57,3 64,5 70,5 75,3 78,4 81,1 (Nguồn: WB, 2022) Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ dân thành thị khu vực Mỹ Latinh qua các năm? A. Đường. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Cột. Câu 7. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây? A. An ninh năng lượng. B. Thiếu nguồn nước. C. Xung đột tộc người. D. Tranh giành đất đai. Câu 8. Tổ chức nào sau đây có mục đích là xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi? A. Ngân hàng Thế giới (WB). B. Tổ chức Thương mại Thế giới. C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. D. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Câu 9. Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là A. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi. B. các quốc gia đón đầu công nghệ mới. C. gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên. D. tự do hóa thương mại được mở rộng. Câu 10. Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế? A. EU. B. ASEAN. C. APEC. D. WTO. Mã đề 702 Trang Seq/3
  2. Câu 11. Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực Mỹ Latinh là A. Phòng chống cháy rừng. B. Đóng cửa rừng liên tục. C. Không xuất khẩu gỗ quý. D. Cấm khai thác quá mức. Câu 12. Nhóm nước đang phát triển có A. thu nhập bình quân đầu người cao. B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP cao. C. chỉ số phát triển con người còn thấp. D. tỉ trọng của nông nghiệp rất nhỏ bé. Câu 13. Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây? A. Mê-hi-cô. B. Eo đất Trung Mỹ. C. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ. D. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Câu 14. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) gồm các nước A. Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ac-hen-ti-na. B. Ca-na-đa, Ac-hen-ti-na, Mê-hi-cô. C. Mê-hi-cô, Hoa Kỳ, Ca-na-đa. D. Ac-hen-ti-na, Hoa Kỳ, Mê-hi-cô. Câu 15. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là A. APEC. B. UN. C. WTO. D. IMF. Câu 16. Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế toàn cầu là A. gây ra nạn thất nghiệp trên toàn thế giới. B. làm thiệt hại sinh mạng rất nhiều người. C. làm suy giảm GDP của hầu hết các nước. D. giảm thu nhập của những người lao động. Câu 17. Các nước phát triển có đặc điểm là A. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ. B. GDP bình quân đầu người thấp. C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ. D. Chỉ số phát triển con người thấp. Câu 18. Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống? A. An ninh kinh tế. B. Biến đổi khí hậu. C. An ninh lương thực. D. Chiến tranh cục bộ. Câu 19. Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc A. tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao. B. tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở mức lớn. C. công nghiệp - xây dựng tăng trưởng rất nhanh. D. chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới. Câu 20. Các nước đang phát triển so với các nước phát triển thường có A. tỉ lệ người biết chữ rất cao. B. tỉ lệ gia tăng dân số còn cao. C. chỉ số HDI vào loại rất lớn. D. tuổi thọ trung bình khá thấp. Câu 21. Nạn khủng bố hiện nay không phải A. xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. B. nhằm vào rất nhiều đối tượng. C. xuất phát từ các lợi ích kinh tế. D. có nhiều cách thức khác nhau. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP CỦA KHU VỰC MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 1990 – 2020. (Đơn vị: %) Nhóm ngành Nông nghiệp, Thuế sản phẩm Công nghiệp và lâm nghiệp và Dịch vụ trừ trợ cấp sản xây dựng Năm thủy sản phẩm 1990 8,2 32,4 54,8 4,6 Mã đề 702 Trang Seq/3
  3. 2000 4,9 29,4 55,3 10,4 2010 4,7 29,1 55,7 10,5 2020 6,5 28,3 60,3 4,9 a. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1990 – 2020 và giải thích nguyên nhân. (1,5 điểm) b. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1990 – 2020 là gì? (0,5 điểm) Câu 2. Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế cần phải đảm bảo an ninh lương thực ? (1điểm) …………………………HẾT !........................................ Mã đề 702 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2