intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị” là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa kì 1, giúp các em củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Địa lí - Lớp: 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 4 trang) Mã đề: 001 Họ và tên học sinh:………………….……………..……………. Lớp:………………………… Phần I: TNKQ (7 điểm) Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây? A. Bình Thuận B. Khánh Hòa C. Bình Định D. Ninh Thuận Câu 2: Nước ta có đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới do A. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. B. tác động thường xuyên của gió Tín phong. C. ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. D. giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương. Câu 3: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của A. gió Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia. B. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc. C. gió Mậu dịch xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc. D. gió Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. Câu 4: Bộ phận nào sau đây thuộc vùng biển nước ta tiếp giáp với đất liền? A. Lãnh hải. B. Vùng tiếp giáp lãnh hải. C. Nội thủy. D. Vùng đặc quyền kinh tế. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có khoáng sản sắt? A. Hà Tỉnh. B. Thanh Hóa. C. Bình Định. D. Thừa Thiên Huế Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang? A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn. Câu 7: Cho biểu đồ: Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. Theo biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng về lượng mưa trung bình tháng tại địa điểm Huế? A. Mưa tập trung vào các tháng cuối năm. B. Đỉnh mưa cao nhất vào tháng 10. C. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3. D. Lượng mưa tập trung vào đầu mùa hạ. Câu 8: Vùng nào sau đây có tình trạng khô hạn kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng nhất ? A. Tây Nguyên. B. Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 9: Biện pháp bảo vệ rừng đang được triển khai có hiệu quả ở nước ta là A. cấm khai thác và xuất khẩu gỗ. B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến. C. giao đất giao rừng cho hộ nông dân. D. trồng mới rừng. Câu 10: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa là A. đất feralit có mùn B. đất mùn thô. C. đất phù sa. D. đất feralit. Câu 11: Điểm cực Tây của nước ta nằm ở A. xã Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. B. xã Apachải - Mường Nhé – Điện Biên. C. xã Sín Thầu – Mường Tè – Lai Châu. D. xã Apachải - Mường Tè – Lai Châu. Câu 12: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. B. diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng giảm. C. tài nguyên rừng đang được phục hồi cả về diện tích và chất lượng. D. chất lượng rừng được phục hồi nhưng diện tích rừng giảm sút nhanh. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc và Lào? A. Sơn La. B. Lào Cai. C. Lai Châu. D. Điện Biên. Câu 14: Nước ta có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây? A. Đồi núi cao. B. Đồi núi thấp. C. Bán bình nguyên. D. Sơn nguyên rộng. Câu 15: Để hạn chế những thiệt hại do bão gây ra, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất? A. dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. B. kêu gọi tàu thuyền trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn. C. sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. D. chống ngập úng ở đồng bằng và lũ quét ở miền núi. Câu 16: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là sự phân hóa của A. sinh vật. B. đất đai. C. địa hình. D. khí hậu. Câu 17: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều A. bão và lũ lụt. B. tài nguyên sinh vật quý giá. C. vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ. D. tài nguyên khoáng sản. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây không nằm trên đảo? A. Cát Bà. B. Phú Quốc. C. Côn Đảo. D. Bù Gia Mập. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây chiếm tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất ở nước ta? A. Sông Mã. B. Sông Hồng. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Công. Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao của nước ta A. sự giảm nhiệt độ và thay đổi lượng mưa theo độ cao. B. sự giảm nhiệt độ và giảm lượng mưa theo độ cao. C. sự giảm nhiệt độ và tăng lượng mưa theo độ cao. D. sự tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa theo độ cao. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết trong các đỉnh núi sau đây, đỉnh núi nào cao nhất? A. Pu Si Lung. B. Tây Côn Lĩnh. C. Phu Luông. D. Tam Đảo. Câu 22: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi A. Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 23: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là A. biển tương đối lớn. B. độ mặn không lớn. C. nóng ẩm. D. có nhiều dòng hải lưu. Câu 24: Biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất đối với việc sử dụng đất ở miền núi? A. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất. B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, nông – lâm kết hợp. C. Tăng cường bón phân hữu cơ, quy hoạch chặt chẽ vốn đất nông nghiệp. D. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng. Câu 25: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Địa điểm bình tháng 1(°C) bình tháng 7(°C) bình năm (°C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Qui Nhơn 23,0 29,7 26,8 T.P Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 1 thấp hơn tháng 7. B. Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 7 cao. C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng dần từ Bắc vào Nam. D. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 26: Cho bảng số liệu sau : Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa(mm) Lượng bốc hơi(mm) Cân bằng ẩm Hà Nội 1676 989 + 687 Huế 2868 1000 + 1868 TP Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên ? A. Tròn B. Cột C. Đường D. Miền Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh (năm 2007) ? A. Kon Tum. B. Lai Châu. C. Bình Định. D. Hà Tĩnh. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cả bồi đắp nên đồng bằng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng Quảng Nam C. Đồng bằng Nghệ An D. Đồng bằng Thanh Hóa Phần II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (oC) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Địa điểm TP.HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 - Tính nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt của 2 địa điểm trên. Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta? Câu 3: Mùa mưa ở Trung Bộ diễn ra vào thời gian nào? Giải thích vì sao? ----------- HẾT ---------- - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài thi. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 001
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phú I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 005 006 007 008 1 B A D A A B D C 2 A D C A C C A C 3 D C A C B D C B 4 C A D B A B C B 5 A C D A B C C A 6 C C D A A C C D 7 D A A A C D B B 8 B D B C B B B B 9 C A B A B D B B 10 D B A D B A D D 11 A D A C D A D B 12 B D C C A C C C 13 D C B D B C C D 14 B B C B C C D A 15 A B D D D B C A 16 D D B B C B A C 17 D D A D C A D D 18 D A C D B C A B 19 B A D B C D B C 20 A A B C A B C A 21 A B C C D D A A 22 D C A D D A A A 23 C B D B D D D C 24 B B B D D A D A 25 C B C A A D B B 26 B C, D A B D B B D 27 A D C D A C B D 28 C D D B A A A C 1
  6. II. Phần đáp án tự luận: 1) Đề 001, 003, 005, 007: Câu 1: - Tính nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt của 2 địa điểm trên. + Nhiệt độ TB năm: TP. HCM: 27,080C ; Hà Nội: 23,49 0C (0,5đ) + Biên độ nhiệt năm: TP. HCM: 3,20C ; Hà Nội: 12,50C (0,5đ) Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta? - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, mùa đông bớt lạnh, mùa hè mát mẽ. (0,5đ) - Lượng mưa lớn, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%. (0,5đ) Câu 3: Mùa mưa ở Trung Bộ diễn ra vào thời gian nào? Giải thích vì sao? - Mùa mưa ở Trung bộ diễn ra vào thu đông (từ tháng 9 – tháng 12) - Giải thích: do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, bão, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên Trung bộ mưa vào thu đông (0,5đ) 2) Đề 002, 004, 006, 008: Câu 1: - Tính nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm của 2 địa điểm trên. + Nhiệt độ TB năm: Hà Nội (Láng): 25,910C ; Cà Mau: 28,07 0C (0,5đ) + Biên độ nhiệt năm: Hà Nội (Láng): 13,6 0C ; Cà Mau: 3,40C (0,5đ) Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của của biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta. - Địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta đa dạng: + Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô. (0,5đ) + Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …(0,5đ) Câu 3: Ở miền Bắc mưa phùn diễn ra vào thời gian nào? Giải thích vì sao? - Mưa phùn ở miền bắc diễn ra vào nửa sau mùa đông (0,5đ) - Giải thích: Nửa sau mùa đông gió mùa đông bắc lệch đông mang hơi ẩm từ biển vào gây ra mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ. (0,5đ) 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2