intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề chính thức Mã đề 708 Đề này gồm có 03 trang Câu 1. Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền của nước ta lần lượt thuộc phạm vi lãnh thổ các tỉnh A. Điện Biên, Khánh Hòa, Cà Mau, Hà Giang. B. Điện Biên, Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa. C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. D. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. Câu 2. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa. Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, xác định vườn quốc gia thuộc vùng núi Tây Bắc là A. Bến En. B. Bạch Mã. C. Vũ Quang. D. Tam Đảo. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất? A. Hà Nam. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thái Bình. Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Dãy Pu Đen Đinh. C. Dãy Pu Sam Sao. D. Dãy Con Voi. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Lào Cai. D. Sơn La. Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy xác định cao nguyên thuộc vùng núi Trường Sơn Nam A. Mơ Nông. B. Mộc Châu. C. Tà Phình. D. Sín Chải. Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy xác định thung lũng sông xen giữa hai cánh cung Đông Triều và Bắc Sơn? A. sông Bắc Giang. B. sông Kinh Thầy. C. sông Thương. D. sông Gâm. Câu 9. Vùng núi có các khối núi và các cao nguyên Ba dan là : A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông? A. Quảng Ngãi. B. Hà Nam C. Hải Phòng. D. Phú Yên. Câu 11. Ở ĐBSCL, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, là do A. Địa hình thấp phẳng. B. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng. C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy sắp xếp thứ tự các dãy núi thuộc vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc,Trường Sơn Bắc? A. Tam Đảo, Hoành Sơn, Phu Luông. B. Phu Luông, Hoành Sơn, Tam Đảo. C. Hoành Sơn, Tam Đảo, Phu Luông. D. Tam Đảo, Phu Luông, Hoành Sơn. Mã đề 708 Trang 1/4
  2. Câu 13. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Diện tích rộng hơn ĐBSCL. B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng ra thành nhiều ô. C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. D. Thủy triều xâm nhập sâu gần như toàn bộ đồng bằng về mùa cạn. Câu 14. Đặc điểm chung của vùng núi Bắc Trường Sơn là : A. Gồm các dãy núi song song so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. B. Có các cánh cung lớn mở rộng ở phía Bắc và phía Đông. C. Địa hình cao nhất nước ta với hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng. Câu 15. Vị trí địa lí giáp biển Đông nên nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất của thiên tai nào sau đây? A. Xói mòn, sạt lở nhiều đoạn bờ biển. B. Cát bay và cát chảy lấn sâu đất liền. C. Đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. D. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng. Câu 16. Thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi ở Đông Bắc là A. Sông Lô. B. Sông Cầu. C. Sông Chảy. D. Sông Thái Bình. Câu 17. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. Có nhiều khối núi cao đồ sộ, các cao nguyên, sơn nguyên. B. Có nhiều sơn nguyên , cao nguyên đá ba zan. C. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Đồi núi thấp, núi trung bình chiếm ưu thế. Câu 18. Thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống là nhờ A. Tác động của các khối khí qua biển và vai trò của biển Đông. B. Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa Châu Á. C. Nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật. D. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển miền Trung A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. ven biển thường là các cồn cát, đầm, phá. C. Được hình thành do các sông bồi đắp. D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông. Câu 20. Điểm giống nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là A. có hệ thống đê sông ngăn lũ. B. hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông. C. có hệ thông kênh rạch chằng chịt. D. có địa hình thấp và bằng phẳng. Câu 21. Địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam Đó là đặc điểm của vùng núi? A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 , cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển? A. Kiên Giang. B. An Giang. C. Cà Mau. D. Đồng Tháp. Câu 23. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là ? A. Có địa hình cao nhất cả nước. B. Gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông. Mã đề 708 Trang 2/4
  3. C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. D. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam. Câu 24. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. B. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. Câu 25. Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Nam và Trường Sơn Bắc là ? A. Địa hình cao hơn. B. Hướng núi vòng cung. C. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên. D. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn. Câu 26. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do: A. Hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra khắp nơi. B. Mưa, bão, lũ lụt. C. Phá để nuôi tôm. D. Chính sách bảo vệ rừng. Câu 27. Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? A. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng B. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật. C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm. D. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế. Câu 28. Đồi núi nước ta có tính phân bậc vì : A. trong giai đoạn tân kiến tạo vân động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt B. trong giai đoạn tân kiến tạo nhiều lần biển tiến, biển thoái. C. trong giai đoạn cổ kiến tạo có nhiều vân động tạo núi khác nhau. D. do các quá trình phong hóa mạnh yếu theo từng thời kì Câu 29. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là : A. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km². B. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín. D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa. Câu 30. Các nhánh núi đâm ra sát biển, nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất, đèo là đặc điểm của : A. khu vực núi Trường sơn bắc. B. Duyên hải miền Trung. C. khu vực núi Đông bắc. D. khu vực núi Tây bắc. --------------- Hết -------------- Họ và tên học sinh: …………………………………. Số báo danh: ………… Mã đề 708 Trang 3/4
  4. Mã đề 708 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0