intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thu Bồn, Điện Bàn

  1. PHÒNG GIÁO D￿C VÀ ￿ÀO T￿O ￿I￿N BÀN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TR￿￿NG THCS THU B￿N GDCD7 School year: 2023-2024 Phần/ Mức độ đánh giá Tổng số Chương/ Nội dung Nhận Thông Vận Vận dụng TT câu Chủ đề/ kiểm tra biết hiểu dụng cao Bài TN TL TL TL TN TL - Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. Bài 1. Tự hào - Nêu được truyền về truyền 1 thống yêu nước, chống 5 câu 1/2 câu 1/2 câu 5 1 thống quê giặc ngoại xâm của quê hương hương. - Giải quyết được tình huống - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, Bài 2. Quan mất mát của người tâm cảm khác. 2 5 câu 1/2 câu 1/2 câu 5 1 thông và chia - Giải thích được vì sao sẻ mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. - Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Nêu được ý nghĩa của việc học tập tự giác, Bài 3. Học tích cực. 3 tập tự giác, 5 câu 1 câu 5 1 - Giải thích được vì sao tích cực phải học tập tự giác, tích cực.
  2. - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. Tổng số câu 15 01 01 01 15 3 Tổng số điểm 5.0 2.0 2.0 1.0 5.0 5.0 BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ đánh Mạch giá TT nội Nội dung Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: 1: Tự hào về - Phê phán những việc làm trái truyền thống ngược với truyên thống tốt đẹp 5 TN 1/2 TL 1/2 TL quê hương của quê hương. - Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn Giáo phát huy truyền thống quê hương. dục 1 Vận dụng cao: đạo Thực hiện được những việc làm đức phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. 2. Quan tâm, Thông hiểu: cảm thông và 5 TN 1/2 TL 1/2 TL Giải thích được vì sao mọi người chia sẻ phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: - Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên
  3. bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. Nhận biết: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực - Nêu được ý nghĩa của việc học 3. Học tập tự tập tự giác, tích cực. 5 TN 1 TL giác, tích cực Vận dụng: - Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. Tổng 15 TN 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 50 20 20 10
  4. TRƯỜNG THCS THU BỒN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Điểm Họ và tên: ....................................... MÔN: CÔNG DÂN- LỚP 7 Lớp: ............. NĂM HỌC: 2023- 2024 Thời gian làm bài: 45 phút I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ…… A. tỉnh này sang tỉnh khác. B. đời này sang đời khác. C. nơi này sang nơi khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương? A. Làn điệu dân ca. B. Trang phục truyền thống. C. Những câu truyện cổ dân gian. D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng. Câu 3: Việc làm nào thể hiện cá nhân biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Tự ti về văn hoá quê hương B. Tìm hiểu phong trào của quê hương C. Bài trừ mọi nét văn hoá của quê hương. D. Xúc phạm truyền thống văn hoá quê hương. Câu 4: Người Quảng Nam giữ gìn, phát huy món ăn “Mì Quảng” đó là truyền thống tốt đẹp về: A. Ẩm thực. B. Lễ hội. C. Nghệ thuật. D. Yêu nước. Câu 5. Nội dung nào không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương. B. Biết ơn và kính trọng những người có công với quê hương. C. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền. D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 6. Chia sẻ được hiểu là: A. San sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. B. Hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết. C. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ. D. Thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh. Câu 7. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ ………….. A. nhận được sự yêu quý của mọi người. B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. bị người khác mỉa mai, giễu cợt. Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong khái niệm dưới đây: “………………….. là đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ”. A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 9: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Tích tiểu thành đại. B. Thương người như thể thương thân . C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã, em nâng B. Nhường cơm, sẻ áo C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 11 : Biểu hiện chưa đúng của việc quan tâm cảm thông chia sẻ?
  5. A. Khích lệ động viên bạn bè. B. Thấy bạn có chuyện buồn thì động viên chia sẻ. C. Hỏi thăm khi bạn bị ốm. D. Để thể hiện sự quan tâm chỉ cần tặng quà là đủ. Câu 12. Điền vào chỗ trống câu sau Tự giác học tập là chủ động học tập, không cần ai phải ………………………. A. quan tâm. B. đề nghị C. chia sẻ. D. nhắc nhở Câu 13. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. trốn học đi chơi. B. luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. C. có bài tập khó thì chép sách giải. D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô gọi. Câu 14. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải ……… A. xác định đúng đắn mục đích học tập. B. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. C. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 15. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Học trước quên sau. B. Nước đổ đầu vịt. C. Học bài nào, xào bài ấy. D. Kính thầy yêu bạn. II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 5 đ) Câu 1 (2đ). Thái độ học tập tự giác, tích cực đem lại ý nghĩa như thế nào đối với học sinh? Câu 2 (1.5đ). Em tán thành hay không tán thành quan điểm sau đây? Vì sao? “Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình” Câu 2 (1.5đ). Tình huống: Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: “Thôi mình đi cho kịp giờ học, sẽ có người khác giúp em ấy”. Em sẽ làm gì trong tình huống trên? ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I/ Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn B D B A C A A B B C D D B A C II/ Tự luận: Câu 1 (2,0 điểm) - Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực: + Giúp học sinh không ngừng tiến bộ và đạt được kết quả cao trong học tập.(0.5đ) + Giúp rèn luyện ở học sinh đức tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường và bền bỉ. (0.5đ) + Giúp các bạn học sinh thành công hơn trong cuộc sống(0.5đ) + Nhận được sự yêu mến của mọi người. (0.5đ) Câu 2 (1.5đ) + Tán thành (0.5đ) + Vì quê hương là nơi mà ông bà, cha mẹ ta sinh sống, truyền thống của quê hương là các giá trị mà những con người ấy sáng tạo ra và lưu truyền…(1đ) Câu 3 (1.5đ)
  6. + Đến hỏi thăm tình hình em bé, trấn an em (0.5đ) + Báo cho người lớn xung quanh để nhanh chóng giúp đỡ em(0.5đ) + Báo cáo lý do đến lớp trể cho thầy cô biết(0.5đ) BÀI KTGK 1 DÀNH CHO HSKT TRƯỜNG THCS THU BỒN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Điểm Họ và tên: ....................................... MÔN: CÔNG DÂN- LỚP 7 Lớp: ............. NĂM HỌC: 2023- 2024 Thời gian làm bài: 45 phút I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6đ) Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ…… A. tỉnh này sang tỉnh khác. B. đời này sang đời khác. C. nơi này sang nơi khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương? A. Làn điệu dân ca. B. Trang phục truyền thống. C. Những câu truyện cổ dân gian. D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng. Câu 3: Việc làm nào thể hiện cá nhân biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Tự ti về văn hoá quê hương B. Tìm hiểu phong trào của quê hương C. Bài trừ mọi nét văn hoá của quê hương. D. Xúc phạm truyền thống văn hoá quê hương. Câu 4: Người Quảng Nam giữ gìn, phát huy món ăn “Mì Quảng” đó là truyền thống tốt đẹp về: A. Ẩm thực. B. Lễ hội. C. Nghệ thuật. D. Yêu nước. Câu 5. Chia sẻ được hiểu là: A. San sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. B. Hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết. C. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ. D. Thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh. Câu 6: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Tích tiểu thành đại. B. Thương người như thể thương thân . C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã, em nâng B. Nhường cơm, sẻ áo C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 8. Điền vào chỗ trống câu sau Tự giác học tập là chủ động học tập, không cần ai phải ………………………. A. quan tâm. B. đề nghị C. chia sẻ. D. nhắc nhở Câu 9. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. trốn học đi chơi. B. luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. C. có bài tập khó thì chép sách giải. D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô gọi. Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực? A. Học trước quên sau. B. Nước đổ đầu vịt.
  7. C. Học bài nào, xào bài ấy. D. Kính thầy yêu bạn. II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 4 đ) Tình huống: Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: “Thôi mình đi cho kịp giờ học, sẽ có người khác giúp em ấy”. Em sẽ làm gì trong tình huống trên? ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I-HSKT I/ Trắc nghiệm. Mỗi câu đúng 0,6đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chọn B D B A A B C D B C II/ Tự luận: + Đến hỏi thăm tình hình em bé, trấn an em (1đ) + Báo cho người lớn xung quanh để nhanh chóng giúp đỡ em(2đ) + Báo cáo lý do đến lớp trể cho thầy cô biết(1đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2