intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh khám phá tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành”. Đây không chỉ là một nguồn kiến thức quý báu giúp các em củng cố lại bài học mà còn là “chìa khóa vàng” giúp các em tự tin chinh phục kỳ thi sắp tới. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả như mong đợi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024-2025 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 (BỘ KNTT) Mức độ đánh giá Tổng Mạch TT nội Nội dung/chủ đề/bài Nhâṇ Vâṇ dụng cao Tỉ lệ Thông hiểu Vâṇ dụng dung biết Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tự hào về 4 Giáo truyền thống câu ½ câu 2 câu ½ câu 6 câu 1 câu 4 dục dân tộc Việt Nam đạo Tôn trọng sự đa dạng 1 2 câu 3 câu 1 của các dân tộc câu đức Lao động cần cù, sáng 4 2 câu ½ câu ½ 6 câu 1 câu 5 tạo câu câu Tổng 9 1/2 6 1/2 1/2 1/2 15 2 Tı̉ lê ̣% 40% 30% 20% 10% 50% 50% 10 điểm Tı̉ lê ̣chung 70% 30% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 (BỘ KNTT) THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Số câu hỏi theo mứ c đô ̣nhận thức Mạch Vâṇ TT nội Nội dung Mức độ đánh giá Nhâṇ Thông Vâṇ dụng dung biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống văn hoá của Việt Nam. - Biết được biểu hiện của các truyền thống tốt đẹp Tự hào về Giáo của dân tộc Việt Nam truyền dục Thông hiểu: 4 TN, 2 TN, 1 thống dân đạo - Hiểu và giải thích được 1/2TL 1/2TL tộc Việt đức vì sao cần phải giữ gìn và Nam phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam. - Hiểu được các truyền thống của dân tộc Việt Nam qua những câu ca dao, tục ngữ. Nhận biết: Tôn trọng - Biết được sự đa dạng về sự đa văn hóa của các dân tộc. dạng của Thông hiểu: các dân - Vì sao cần phải tôn trọng 2 1 TN 2 TN tộc. sự đa dạng của các dân tộc. - Hiểu được ý kiến , quan điểm về sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Nhận biết: - Nêu được khái niệm của lao động cần cù, sáng tạo. - Biết được lợi ích cần Lao phải lao động cần cù, sáng động tạo. 1/2 3 4 TN 2 TN 1/2 TL cần cù, Thông hiểu TL sáng tạo - Hiểu được nội dung của câu ca dao, tục ngữ liên quan đến khái niệm. Vận dụng: - Góp ý, nhắc nhở những
  3. bạn chưa cần cù, sáng tạo trong học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc lao động, học tập cần cù, sáng tạo. Tổng 9 TN, 6 TN, 1/2 1/2 TL 1/2TL 1/2TL TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nhân vật nào sau đây có việc làm thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca Huế trên Sông Hương. B. Bạn Q từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở khu dân cư. C. Gia đình ông H lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử- văn hóa. D. Chị N chê bai, xấu hổ về làn điệu dân ca của quê hương mình. Câu 2. Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Tôn sư trọng đạo. C. Yêu thương, đoàn kết. D. Nhớ ơn thầy cô. Câu 3. Phương án nào sau đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Tham lam, ích kỉ. B. Sống thiếu trách nhiệm. C. Tôn sư trọng đạo. D. Lười biếng, ý lại. Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc? A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. B. Học thầy không tày học bạn. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 5. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là thể hiện truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc ta? A. Truyền thống hiếu học. B. Yêu nước nồng nàn. C. Yêu thương con người. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Mê tín, tin vào bói toán B. Gây rối trật tự công cộng C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai D. Chê bai các lễ hội truyền thống Câu 7. Cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc. Vì ? A. Các dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thông tốt đẹp riêng. B. Các dân tộc đều giống nhau về văn hóa và truyền thống. C. Các dân tộc đều có phương thức sinh hoạt và ngôn ngữ giống nhau. D. Các dận tộc đều xây dựng văn hóa đậm đà có nét riêng và phải giống nhau. Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Giá trị tốt đẹp B. Mọi hệ giá trị C. Hủ tục lạc hậu D. Phong tục lỗi thời Câu 9. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật nước nào? A. Việt Nam B. Pháp
  5. C. Trung Quốc D. Hàn Quốc Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để thể hiện khái niệm: “Lao động…………. là luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động”? A. Cần cù B. Sáng tạo C. Nhẫn nại D. kiên trì Câu 11. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo. B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo. C. Trong lao động, việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua. D. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được. Câu 12: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là: A. Lao động tự giác B. Lao động sáng tạo C. Lao động tự phát D. Lao động ép buộc Câu 13. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” phản ánh đức tính nào sau đây? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Tôn sư trọng đạo. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lao động cần cù. Câu 14: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính A. tự phát B. tự giác C. tự do D. sáng tạo Câu 15: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là A. làm việc theo thói quen B. làm việc thường xuyên, nỗ lực C. làm việc tự do, cẩu thả D. làm theo mệnh lệnh người khác. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a/ Dân tộc Việt Nam có những truyền thống đáng tự hào nào? b/ Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn K cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn K, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên. Câu 2. (3,0 điểm): Trong giờ làm việc nhóm, bạn H nói riêng với bạn M: “Nhóm mình có bạn T học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn T làm hết rồi”. a/ Theo em, lời nói của bạn H như vậy có đúng không? Vì sao? b/ Nếu em là bạn M, em sẽ nói gì với H? --------------------Hết--------------------
  6. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Câu ca dao: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam ? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Tôn sư trọng đạo. C. Yêu thương, chia sẻ. D. Yêu nước thương nòi Câu 2. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là thể hiện truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc ta? A. Truyền thống hiếu học. B. Yêu nước nồng nàn. C. Yêu thương con người. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Mê tín, tin vào bói toán B. Gây rối trật tự công cộng C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai D. Chê bai các lễ hội truyền thống Câu 4. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Tham lam, ích kỉ. B. Cần cù lao động. C. Chăm chỉ, tham lam D. Lười biếng, kiên cường. Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc B. sùng bái các nền văn hóa ngoại lai để cho là hiện đại C.trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc D. học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống Câu 6. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về truyền thống dân tộc? A. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn phù hợp nữa. B. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa. C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế. D. Truyền thống dân tộc không đem lại sự phát tiển đối với mỗi người. Câu 7. Em nên đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Bạn A cho rằng chỉ nên tôn trọng , học hỏi các dân tộc giàu có. B. Bạn B cho rằng, mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi. C. Nên tiếp thu tất cả thành tựu văn hóa nước ngoài. D. Không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa nước ngoài. Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để thể hiện khái niệm: “ Lao động…………. là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phán đấu hết mình vì công việc.”? A. Cần cù B. Sáng tạo C. Nhẫn nại D. kiên trì Câu 9. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.
  7. B. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người. C. Lao động chân tay thì không cần sáng tạo. D. Trong lao động, việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua. Câu 10. Câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” phản ánh đức tính nào sau đây? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Lao động sáng tạo. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lao động cần cù. Câu 11. Cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc. Vì ? A. Các dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thông tốt đẹp riêng. B. Các dân tộc đều giống nha về văn hóa và truyền thống C. Các dân tộc đều có phương thức sinh hoạt và ngôn ngữ giống nhau. D. Các dận tộc đều xây dựng văn hóa đậm đà có nét riêng và phải giống nhau. Câu 12. Tháp Effel là biểu tượng văn hóa- lịch sử của quốc gia nào? A. Mỹ B. Hàn Quốc. C. Đức D. Pháp. Câu 13: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là A. làm việc theo thói quen B. làm việc thường xuyên, nỗ lực C. làm việc tự do, cẩu thả D. làm theo mệnh lệnh người khác Câu 14: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là: A. Lao động tự phát B. Lao động ép buộc C. Lao động tự giác D. Lao động sáng tạo Câu 15. Câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho” phản ánh đức tính nào sau đây? A. Tinh thần hiếu học. B. Tôn sư trọng đạo. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lao động cần cù. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a/ Dân tộc Việt Nam có những truyền thống đáng tự hào nào? b/ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, em hãy bày tỏ quan điểm của mình về nhận định sau: Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Câu 2 ( 3 điểm): Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp N, chị B cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền. a/ Em có nhận xét gì về ý kiến của chị B? b/ Nếu là chị B, em sẽ làm gì? -----------------Hết--------------------
  8. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) MÃ ĐỀ A I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C C A D C A A A B A B D D B II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1. a/ Những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam: yêu 1,0 (2,0 nước, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo,…. điểm) b/ Bạn K trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Việt 1,0 Nam; dù là du học sinh, đang học tập tại nước ngoài, nhưng K vẫn cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người. Câu 2. a/ Lời nói của bạn H chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của 1,5 (3,0 H đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự điểm tích cực và tự giác trong quá trình học tập. b/ Nếu là bạn M, em sẽ nói với H rằng: “T có kết quả học tập 1,5 tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. Chú ý: Học sinh có thể làm những cách khác nhau nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.
  9. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) MÃ ĐỀ B I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D C B B C B A A D A D B B D II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1. a/ Những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam: yêu 1,0 (2,0 nước, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo,…. điểm) b/ Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp 1,0 để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình. Câu 2. a/ Ý kiến của chị B là không đúng, vì: nếu chỉ duy trì phương thức 1,0 (3,0 làm việc cũ, không chịu suy nghĩ, tìm tòi để cải tiến, đổi mới cách điểm thức làm việc, thì khó có thể nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. b/ Nếu là chị B, em sẽ: + Chú ý quan sát, theo dõi thường xuyên về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất, suy nghĩ xem: quy trình làm việc như vậy có 1,0 hạn chế nào không? Nếu có hạn chế, thì biện pháp khắc phục là gì? + Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để có thể cải tiến, đổi mới 1,0 phương thức làm việc, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chú ý: Học sinh có thể làm những cách khác nhau nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 15 (mỗi câu đúng 0,5 điểm) và phần Tự luận câu 1 (đúng được 2,5 điểm) ----------------Hết--
  10. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TPCM Lê Thị Bích Hạnh Nguyễn Thị Vân Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0