intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Hoá học Khối 11 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) MÃ ĐỀ: 257 Họ, tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: …………………………. Số báo danh: ……………………… PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7 điểm) Câu 1: Cho cân bằng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Ở nhiệt độ toC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N2] = 0,08 M; [H2] = 0,12 M; [NH3] = 0,005 M. Hằng số cân bằng của phản ứng trên là A. 5,530. B. 1,920. C. 0,521. D. 0,181. Câu 2: Cho cân bằng: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Biểu thức tính hằng số cân bằng là [H 2 ][I 2 ] [HI]2 [H 2 ][I 2 ] [HI] A. K C  . B. K C  . C. KC  . D. K C  . [HI]2 [H 2 ][I 2 ] [HI] [H 2 ][I 2 ] Câu 3: Theo thuyết BrØnsted – Lowry, acid là những chất có khả năng A. cho electron. B. nhận electron. C. cho H+. D. nhận H+. Câu 4: NH3 tan nhiều trong nước là do A. tạo được liên kết cho nhận. B. tạo được liên kết cộng hoá trị. C. tạo được liên kết hydrogen với nước. D. tạo được liên kết ion với nước. Câu 5: pH là chỉ số để đánh giá A. tính dẫn diện của dung dịch. B. khả năng cho nhận electron của các chất. C. khả năng điện li của các chất. D. độ acid hay độ base của một dung dịch. Câu 6: Dung dịch X chứa 10 mL hydrochloric acid (HCl) 510–3 M. pH của X là A. 2,30. B. 1,82. C. 2,00. D. 1,00. Câu 7: Cân bằng hoá học luôn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 8: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là A. N2O5. B. HNO3. C. NH3. D. NO. Câu 9: Nitric acid (HNO3) có tính acid mạnh, khi tác dụng với ammonia (NH3) sẽ tạo ra loại phân bón nào sau đây? A. Phân đạm ammonium nitrate. B. Phân lân. C. Phân đạm urê (NH2)2CO. D. Phân NPK. Câu 10: Phân tử NH3 có dạng hình học nào? A. Số tám nổi. B. Tam giác đều. C. Tứ diện đều. D. Chóp tam giác. Câu 11: Khi rút xăng, dầu ra khỏi các bồn chứa người ta bơm khí nitrogen vào bồn chứa với mục đích loại bỏ khí oxygen, giảm nguy cơ cháy nổ. Việc làm trên dựa vào đặc tính nào của nitrogen? A. Tính trơ. B. Hoạt động hoá học mạnh. C. Nhiệt độ hóa lỏng thấp. D. Tan trong nước. Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai? A. Theo thuyết BrØnsted – Lowry, Al3+ là acid. B. Khi tác dụng với oxygen (đun nóng), ammonia thể hiện tính khử. C. Mưa acid làm pH của đất và nước giảm xuống. D. Cho 0,1 mol NaOH vào 0,2 mol HCl thu được dung dịch chứa 1 chất tan. Câu 13: Khi chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl, điểm tương đương là thời điểm A. số mol HCl lớn hơn số mol NaOH. B. HCl phản ứng vừa hết với NaOH. C. dung dịch thu được làm quỳ tím hóa đỏ. D. nồng độ HCl bằng nồng độ NaOH. Trang 1/3 - Mã đề 257
  2. Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7? A. KCl. B. HCl. C. NaOH. D. CH3COOH. Câu 15: Cho cân bằng: 2NO2(g, màu nâu đỏ) N2O4(g, không màu) rH 298 = –58 kJ. Khi tăng áp 0 suất của hệ thì A. thu được N2O4 ít hơn. B. cân bằng chuyển dịch về phía thu nhiệt. C. màu nâu đỏ nhạt dần. D. cân bằng chuyển dịch về chiều nghịch. Câu 16: Hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Nhiệt độ. D. Áp suất. Câu 17: Các sản phẩm như bim bim, để vừa hạn chế sự oxi hóa, vừa giữ được độ giòn, độ khô và hình dạng sản phẩm trong quá trình vận chuyển, người ta có thể làm căng phồng bao bì bằng cách bơm khí X vào. X là A. Cl2. B. NO2. C. N2. D. O2. Câu 18: Chất nào sau đây là chất không điện li? A. Saccharose. B. NaOH. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 19: Trong cấu tạo phân tử HNO3 thì A. hóa trị của N là V. B. có chứa liên kết ion. C. N có số oxi hóa +5. D. liên kết H-O không phân cực. Câu 20: Chất điện li là chất A. không tan trong nước. B. khi tan trong nước không phân li thành các ion. C. khi tan trong nước phân li thành các ion. D. tan trong nước nhưng không dẫn điện. Câu 21: Xét phản ứng thuận nghịch: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Đồ thị biểu diễn nồng độ (C) các chất trong phản ứng theo thời gian (t) là A. B. C. D. Câu 22: Tác nhân chính gây mưa acid là A. CO và NO2. B. SO2 và NO2. C. CO2 và NO2. D. CH4 và NO2. Câu 23: Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. nồng độ chất đầu và sản phẩm bằng nhau. C. tốc độ phản ứng thuận lớn nhất. D. phản ứng thuận nghịch không xảy ra nữa. Câu 24: Phản ứng thuận nghịch là A. phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm. B. phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. C. phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất sản phẩm tạo thành chất ban đầu. D. phản ứng mà sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu. Câu 25: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. HCl. B. NaNO3. C. CH3COOH. D. NaOH. Trang 2/3 - Mã đề 257
  3. Câu 26: Cho hai phương trình hoá học sau: N2(g) + O2(g)  2NO(g) rH0298 = 180 kJ (1) 2NO(g) + O2(g)  2NO2(g) rH0298 = –114 kJ (2) Phát biểu nào sau đây sai? A. Phản ứng (1) dễ xảy ra hơn phản ứng (2). B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. C. N2 ở phản ứng (1), NO ở phản ứng (2) đều là chất khử. D. Phản ứng (2) thuận lợi về mặt năng lượng. Câu 27: Phân biệt dung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch nào sau đây? A. Ca(NO3)2. B. KCl. C. KNO3. D. NaOH. Câu 28: Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở dạng nào sau đây? A. Cả dạng đơn chất và hợp chất. B. Dạng tự do, chiếm 20% thể tích không khí. C. Chỉ tồn tại dạng hợp chất. D. Chỉ tồn tại dạng đơn chất. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu: 3 điểm) Câu 29: a/ (0,5đ) Cho cân bằng: 2NO2(g, màu nâu đỏ) N2O4(g, không màu) rH0298 = –58 kJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch về chiều nào khi: ngâm hỗn hợp vào nước đá; tăng nồng độ NO2? b/ (0,5đ) Cho 0,03 mol SO2 và 0,09 mol O2 vào một bình kín dung tích 1 lít được giữ ở nhiệt độ không đổi. Phản ứng xảy ra trong bình như sau: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g). Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,02 mol. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên. Câu 30: Thực hiện hai thí nghiệm chuẩn độ sau: a/ (0,75đ) Thí nghiệm 1: Chuẩn độ 80,00 mL dung dịch H2SO4 nồng độ 0,05 M bằng V mL dung dịch NaOH 0,05 M, thu được dung dịch có pH = 12. Tính V. b/ (0,25đ) Thí nghiệm 2: Chuẩn độ 20,00 mL dung dịch HCl nồng độ 0,04 M bằng dung dịch base mạnh cùng nồng độ (0,04 M), khi thấy cần 10,00 mL base để đạt tới điểm tương đương. Giải thích tại sao không dùng 20,00 mL base mà chỉ cần 10,00 mL base (không cần viết phương trình). Câu 31: Ammonia được tổng hợp theo quá trình Haber bằng cách trộn nitrogen và hydrogen (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4) (ở nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 4. a/ (0,5đ) X chứa khí gì? Tính phần trăm thể tích khí NH3 trong X. (cho nguyên tử khối H = 1, N = 14) b/ (0,5đ) Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3. -------------------Hết------------------ Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 257
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2