Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH-THCS ĐĂK RƠ WA KHUNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2024-2025 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 26: Khóa lưỡng phân ( Sinh) Bài 7: Đo khối khối lượng (Vật lý) - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 12 câu hỏi TN nhận biết, 8 câu thông hiểu)mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận:5,0 điểm ( Biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Số câu trắc Điểm MỨC ĐỘ nghiêm/ số ý tự luận Chủ đề Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Chủ đề 1: Mở đầu – Các phép đo(11 tiết) 2 1 1 2 2 3,5 Chủ đề 2: Tế bào(10 tiết) 8 1 1 8 3,0 Chủ đề 3: Từ tế bào đến cơ thể(8 tiết) 2 8 10 2,5 Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống(3 tiết) 1 1 1,0 Số câu trắc nghiêm/ý tự luận 1 12 1 1 1 4 20 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10,0 4,0 3,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10,0 Tổng số điểm
- 2. BẢN ĐẶC TẢ Số ý TL/số Câu hỏi câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số (Số (Câu số) (Câu số) ý) câu) Chủ đề 1: Mở đầu – Các phép đo(11 tiết- 3,5%) 2 2 - Biết được khái niệm Khoa học tự nhiên. Mở đầu Biết - Biết được tác dụng các bộ phận của kính hiển vi 2 C1,2 - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) của thước và vận Các phép đo Vận dụng 1 Câu 23 dụng đo được chiều dài của một vật bằng thước. Vận dụng Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ 1 Câu 24 cao Chủ đề 2: Tế bào(10 tiết- 3%) 1 8 1. Tế bào- đơn vị cơ bản của sựu - Biết được điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế sống bào động vật 2. Cấu tạo và - Biết được thành phần cấu tạo của nhân thực chức năng các -Biết được ý nghĩa về hình dạng và kích thước của tế Biết 8 C3,4,5,6,7,8,9,10 thành phần của tế bào. bào - Biết được quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào. 3. Sự lớn lên và - Phân biệt được tế bào thực vật và tế bào động vật sinh sản của tế - Biết được chức năng của lục lạp trong tế bào thực vật bào Hiểu Trình bày được cấu tạo và chức năng của mỗi thành 1 Câu 22
- phần chính của tế bào. Chủ đề 3: Từ tế bào đến cơ thể(8 tiết) 10 - Biết được điểm khác nhau cơ bản giữa cơ thể đươn Biết bào và cơ thể đa bào 2 C11,12 - Biết được các quá trình sống cơ bản của cơ thể - Hiểu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. 4 C13,14,15,16 1.Cơ thể sinh vật - Xác định được con cá vàng là cấp độ tổ chức cơ thể 2.Tổ chức cơ thể Hiểu -Xác định được cách sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ đa bào thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn 4 C17,18,19,20 - Xác định được 2 hệ chính của thực vật -Xác định được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống(3 tiết- 10%) 1 1. Hệ thống phân Biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương loại thực vật. Biết và tên khoa học. 1 Câu 21 2. Khóa lưỡng phân.
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH-THCS ĐẮK RƠ WA Năm học: 2024 - 2025 Môn: KHTN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) Ngày kiểm tra: /10/2024 Họ và tên:..................................... Đề gồm 2 trang 24 câu Lớp ............................................ Điểm Lời phê của Giáo viên MÃ ĐỀ 01 I. TRẮC NGHIỆM(5,0 điểm): Hãy chọn một phương án đúng trong các phương án A, B, C, D. Câu 1. Khoa học Tự nhiên là gì? A. Ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người. B. Ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng và quy luật của tự nhiên. C. Ngành khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh tế. D. Ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử và văn hóa. Câu 2. Bộ phận nào trên kính hiển vi điều chỉnh cường độ ánh sáng chiếu lên mẫu vật? A. Vòng điều chỉnh thị kính B. Nút điều chỉnh độ phóng đại C. Mâm kính quay D. Màn chắn sáng (hoặc màng chắn sáng) Câu 3. Tế bào thực vật khác tế bào động vật vì có thêm cấu trúc nào? A. Màng tế bào B. Nhân tế bào C. Lục lạp và vách tế bào D. Chất tế bào Câu 4: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? A. Màng nhân B. Vùng nhân C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng Câu 5: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào? A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo. C. Kích thước và chức năng. D. Hình dạng và kích thước Câu 6. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 7: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 8: Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 9. Điểm khác biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là gì? A. Tế bào động vật có ti thể, tế bào thực vật thì không B. Tế bào thực vật có màng tế bào, tế bào động vật thì không C. Tế bào thực vật có không bào lớn, tế bào động vật có không bào nhỏ hoặc không có không bào D. Tế bào động vật có lục lạp, tế bào thực vật thì không Câu 10. Chức năng của lục lạp trong tế bào thực vật là gì? A. Thực hiện quang hợp B. Tổng hợp protein C. Phân hủy chất độc D. Dự trữ năng lượng
- Câu 11. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc B. Kích thước C. Số lượng tế bào tạo thành D. Hình dạng Câu 12. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào? (1) Cảm ứng và vận động (2) Sinh trưởng (3)Dinh dưỡng (4) Hô hấp (5) Bài tiết (6) Sinh sản A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (2), (3), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (4), (5), (6) Câu 13. Các mô thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành A. hệ cơ quan. B. tế bào. C. cơ thể. D. cơ quan. Câu 14. Nhiều cơ quan phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là A. hệ cơ quan. B. hệ nội tạng. C. hệ nội quan. D. hệ cơ thể. Câu 15. Nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành A. mô. B. cơ quan. C. hệ cơ quan. D. cơ thể. Câu 16. Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Cơ thể B. Tế bào C. Cơ quan D. Mô Câu 17.Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng? A. Tế bào → cơ quan → mô → hệ cơ quan → cơ thể B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể C. Cơ thể → hệ cơ quan → mô → tế bào → cơ quan D. Hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể → mô → tế bào Câu 18. Cho các bộ phận sau: (1) Tế bào cơ (2) Tim (3) Mô cơ (4) Con thỏ (5) Hệ tuần hoàn Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1) C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5) D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4) Câu 19: Thực vật bao gồm: A. hệ rễ và hệ thân B. hệ thân và hệ lá C. hệ chồi và hệ rễ D. hệ cơ và hệ thân. Câu 20. Sinh vật nào sau đây là cơ thể đa bào? A. Tảo đơn bào B. Nấm men C. Cây cối D. Vi khuẩn E. coli II. TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 21(1,0điểm). Mỗi loài sinh vật có mấy các gọi tên? Tên địa phương của loài được hiểu như thế nào? Câu 22(1,0điểm). Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào. Câu 23(2,0điểm). Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao? Câu 24(1,0điểm). Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre. ..............................................Hết...................................................
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH-THCS ĐẮK RƠ WA Năm học: 2024 - 2025 Môn: KHTN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) Ngày kiểm tra: /10/2024 Họ và tên:..................................... Đề gồm 2 trang 24 câu Lớp ............................................ Điểm Lời phê của Giáo viên MÃ ĐỀ 02 I. TRẮC NGHIỆM(5,0 điểm): Hãy chọn một phương án đúng trong các phương án A, B, C, D. Câu 1. Cho các bộ phận sau: (1) Tế bào cơ (2) Tim (3) Mô cơ (4) Con thỏ (5) Hệ tuần hoàn Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1) C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5) D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4) Câu 2. Thực vật bao gồm: A. hệ rễ và hệ thân B. hệ thân và hệ lá C. hệ chồi và hệ rễ D. hệ cơ và hệ thân. Câu 3. Sinh vật nào sau đây là cơ thể đa bào? A. Tảo đơn bào B. Cây cối C. Nấm men D. Vi khuẩn E. Coli Câu 4. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 5. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 6. Điểm khác biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là gì? A. Tế bào động vật có ti thể, tế bào thực vật thì không B. Tế bào thực vật có màng tế bào, tế bào động vật thì không C. Tế bào thực vật có không bào lớn, tế bào động vật có không bào nhỏ hoặc không có không bào D. Tế bào động vật có lục lạp, tế bào thực vật thì không Câu 7. Chức năng của lục lạp trong tế bào thực vật là gì? A. Thực hiện quang hợp B. Tổng hợp protein C. Phân hủy chất độc D. Dự trữ năng lượng Câu 8. Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào? A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo. C. Kích thước và chức năng. D. Hình dạng và kích thước Câu 9. Nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành A. mô. B. cơ quan. C. hệ cơ quan. D. cơ thể. Câu 10. Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ quan C. Mô D. Cơ thể Câu 11. Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
- Câu 12. Nhiều cơ quan phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là A. hệ nội tạng. B. hệ cơ quan. C. hệ nội quan. D. hệ cơ thể. Câu 13. Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng? A. Tế bào → cơ quan → mô → hệ cơ quan → cơ thể B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể C. Cơ thể → hệ cơ quan → mô → tế bào → cơ quan D. Hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể → mô → tế bào Câu 14. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc B. Kích thước C. Số lượng tế bào tạo thành D. Hình dạng Câu 15. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào? (2) Cảm ứng và vận động (2) Sinh trưởng (3)Dinh dưỡng (4) Hô hấp (5) Bài tiết (6) Sinh sản A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (2), (3), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (4), (5), (6) Câu 16. Các mô thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành A. cơ quan. B. hệ cơ quan. C. tế bào. D. cơ thể. Câu 17. Khoa học Tự nhiên là gì? A. Ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người. B. Ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng và quy luật của tự nhiên. C. Ngành khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh tế. D. Ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử và văn hóa. Câu 18. Bộ phận nào trên kính hiển vi điều chỉnh cường độ ánh sáng chiếu lên mẫu vật? A. Vòng điều chỉnh thị kính B. Nút điều chỉnh độ phóng đại C. Màn chắn sáng (hoặc màng chắn sáng) D. Mâm kính quay Câu 19. Tế bào thực vật khác tế bào động vật vì có thêm cấu trúc nào? A. Màng tế bào B. Nhân tế bào C. Chất tế bào D. Lục lạp và vách tế bào Câu 20. Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? A. Màng nhân B. Vùng nhân C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng II. TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 21(1,0điểm). Mỗi loài sinh vật có mấy các gọi tên? Tên địa phương của loài được hiểu như thế nào? Câu 22(1,0điểm). Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào. Câu 23(2,0điểm). Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao? Câu 24(1,0điểm). Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre. ..............................................Hết...................................................
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH-THCS ĐĂK RƠ WA NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHTN - LỚP 6 I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Trắc nghiệm: Chấm theo đáp án, mỗi đáp án đúng đạt 0,25 điểm 2. Tự luận: Câu 21,22,23,24,chấm theo biểu điểm, đáp án. Riêng câu 24 học sinh đề xuất được cách đo khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa. .II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đề 1 B D C B D C D A C A C D D A A A B D C C Đề 2 D C B C D C A D A D A B B C D A B C D B Câu Đáp án Điểm Câu 21 1,0 điểm - Tên sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học. 0,5đ - Tên địa phương của loài được hiểu là cách gọi truyền thống của 0,5đ người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. Câu 22 1,0 điểm - Tế bào được cấu tạo từ các thành phần chính : Màng tế bào; Tế bào chất; 0,25đ Nhân - Chức năng các thành phần +Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng 0,25đ tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. +_ Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Là nơi 0,25đ diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào. +Nhân hoặc vùng nhân: chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. 0,25đ Câu 23 2,0 điểm Em sẽ dùng thước cuộn để cho kết quả đo chính xác hơn, vì: 0,5đ - Thước cuộn có GHĐ 20 m nên ta chỉ cần dùng tối đa hai lần cho mỗi 0,5đ cạnh của vườn cỏ. - Thước gấp có GHĐ 2 m nên ta cần dùng 13 lần đo cho cạnh 25 m và 15 0,5đ lần đo cho cạnh 30 m của vườn cỏ. - Số lần đo càng nhiều thì sẽ làm phép đo bị sai số càng lớn. 0,5đ Nên dùng thước cuộn sẽ cho kết quả đo chính xác hơn. Câu 24 1,0 điểm * Xác định đường kính của vòi nước hoặc ống tre: - Dùng mực bôi vào miệng vòi nước hoặc đầu ống tre ( đầu ống phải vuông 0,5đ góc với ống tre) rồi in lên mặt giấy để có hình tròn tương đương với miệng vòi nước máy hoặc đầu ống tre. - Sau đó cắt theo đường tròn miệng vòi nước hoặc đầu ống tre, gấp đôi 0,25đ hình tròn vừa cắt. - Đo độ dài đường gấp là ta xác định được đường kính của vòi nước hoặc ống tre 0,25đ
- DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) Cao Thị Lệ Thủy Cao Thị Lệ Thủy Phan Thanh Bình DUYỆT CỦA BGH HIỆU TRƯỞNG Phan Đình Kiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 223 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
32 p | 25 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 183 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 188 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 20 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 32 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 33 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn