intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2022- 2023 Môn: KHTN 7 MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Tốc độ chuyển 2 2 0,66 đ động 2. Đo tốc 1 1 0,33 đ độ 3. Đồ thị quãng 1 1 1,0 đ đường và thời gian 4. Thảo 1 1 1,0 đ luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao
  2. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 thông 5. Sóng 1 1 0,33 đ âm 6. Độ to và độ cao 2 1 1 2 1,66 đ của âm 7. Phương pháp và kĩ năng 3 3 1 học tập môn KHTN 8. Nguyên 1 1 2 1.5 tử 9. Khái 1 1 1 quát về trao đổi chất và
  3. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 chuyển hóa năng lượng 10. Quang 1/2 ½ 0.5 hợp ở thực vật 11. Một số yếu tố ảnh hưởng 1/2 ½ 1 đến quang hợp Số câu 10 3.5 1.5 1 6 10 16 Điểm số 4 3 2 1 10 Tỉ lệ% 40 30 20 10 100% BẢNG ĐẶC TẢ
  4. Số câu hỏi theo mức độ TT Nội dung Đơn vị kiến thức Yêu cầu cần đạt Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp 1. Tốc độ - Tốc độ chuyển động Nhận biết - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. -Biết đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h. - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. Thông hiểu Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. Vận dụng Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng cao Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. - Đo tốc độ Nhận biết Nhận biết thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông -Biết sử hợp lí dụng cụ đo tốc độ. Thông hiểu - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Vận dụng - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. - Đồ thị quãng đường – thời gian Vận dụng cao 1TL - Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng. - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
  5. - Thảo luận về ảnh hưởng của Thông hiểu 1TL tốc độ trong an toàn giao thông - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông 2. Âm thanh 1. Sóng âm Nhận biết Nêu được khái niệm sóng âm. Biết các nguồn âm đều dao động. Thông hiểu - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...). - Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí. Vận dụng - Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. - Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm. 2. Độ to và độ cao của âm Nhận biết - Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz). - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm, độ cao (thấp) của âm với tần số dao động. Thông hiểu 1TL -Từ tần số của một dao động xác định được số dao động trong một thời gian nhất định và ngược lại. Vận dụng - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm. Vận dụng cao - Thiết kế được một nhạc cụ bằng các vật liệu phù hợp sao cho có đầy đủ các nốt trong một quãng tám (ứng với các nốt: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố) và sử dụng nhạc cụ này để biểu diễn một bài nhạc đơn giản.
  6. 3. Phương Phương pháp và kĩ năng học tập Nhận biết: Trình bày được một số pháp và kĩ môn KHTN phương pháp và kĩ năng trong học năng học tập tập môn Khoa học tự nhiên môn KHTN Thông hiểu - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng Làm được báo cáo, thuyết trình. 4 Nguyên tử- Nguyên tử Nhận biết:- Nêu được khối lượng của Sơ lược về một nguyên tử theo đơn vị quốc tế bảng tuần amu (đơn vị khối lượng nguyên tử). hoàn các Thông hiểu: - Nguyên tử trung hoà 1TL nguyên tố về điện. hóa học Vận dụng thấp: 1TL Vẽ được sơ đồ cấu tạo nguyên tử khi biết số e, số lớp e. 5 Trao đổi chất – Khái quát trao đổi chất và Nhận biết: và chuyển chuyển hoá năng lượng – Phát biểu được khái niệm trao đổi hoá năng chất và chuyển hoá năng lượng. lượng ở sinh – Nêu được vai trò trao đổi chất và vật chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. Quang hợp- một số yếu tố ảnh Nhận biết: hưởng đến quang hợp. – Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào. Thông hiểu: 1TL – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất
  7. và chuyển hoá năng lượng. Vận dụng: 1TL – Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. Vận dụng cao: – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
  8. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN. LỚP: 7 Thời gian làm bài: 60 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: A I. TRẮC NGIỆM: (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1: Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo tốc độ? A. m/s B. Hz C. dB D. kg Câu 3: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. Câu 4: Khi ta dùng dùi đánh trống thì ta nghe thấy tiếng trống nhờ… A. dùi trống dao động. B. tay ta dao động. C. mặt trống dao động. D. mặt trống biến dạng. Câu 5: Biên độ dao động là A. số dao động trong một giây. B. độ lệch của vật so với vị trí cân bằng. C. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 6: Âm phát ra càng to khi A. tần số dao động càng lớn. B. số dao động thực hiện được càng nhiều.
  9. C. biên độ dao động càng lớn. D. tần số dao động càng nhỏ. Câu 7: “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 8: Để đo chính xác độ dày của một quyển sách giáo khoa, người ta dùng A. cân đồng hồ. B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm. C. nhiệt kế thuỷ ngân. D. ước lượng bằng mắt thường. Câu 9: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 II. ĐIỀN KHUYẾT: (1,0 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Chuyển hóa năng lượng là sự ……(1)…..của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật tồn tại, ……(2)……., phát triển, sinh sản, …(3)…… và vận động. III. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy dùng quy tắc « 3 giây » để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 70 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với qui định về tốc độ tối đa trong bảng bên không ? Câu 2: (1,0 điểm) Một âm dao động với tần số 40 Hz. Hỏi trong 0,5 phút âm đó thực hiện được bao nhiêu dao động? Câu 3: (1,0 điểm) Trên hình bên, đồ thị (I) biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe máy và đồ thị (II) biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe đạp theo cùng một chiều. Căn cứ vào đồ thị hãy cho biết: a) Xe máy và xe đạp có khởi hành cùng một địa điểm không? b) Tốc độ chuyển động của xe máy? Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?
  10. Câu 5: (1,0 điểm) Vẽ sơ đồ của nguyên tử có các electron được phân bố trên 3 lớp. Lớp thứ nhất có 2e, lớp thứ 2 có 8e, lớp thứ 3 có 6e. Câu 6: (1,5 điểm) a) Nêu vai trò của gân lá đối với quá trình quang hợp của cây xanh? b) Quan sát hình ảnh sau đây: Theo em, hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Qua đó, em muốn gửi thông điệp gì đến bạn bè và người thân? ---------- Hết ---------- PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: KHTN. LỚP: 7 Thời gian làm bài: 60 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: B I. TRẮC NGIỆM: (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
  11. Câu 1: Để so sánh trong các vật chuyển động, vật nào chuyển động nhanh hơn ta làm thế nào ? A. So sánh thời gian chuyển động của các vật, vật nào chuyển động trong thời gian ít hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. B. So sánh quãng đường mà các vật chuyển động, vật nào chuyển động được quãng đường lớn hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. C. So sánh thời gian chuyển động của các vật trên cùng một quãng đường, vật nào chuyển động trong thời gian ít hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. D. So sánh thời gian chuyển động của các vật trên cùng một quãng đường, vật nào chuyển động trong thời gian nhiều hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo tốc độ? A. kg B. Hz C. dB D. km/h Câu 3: Thiết bị bắn tốc độ dùng để làm gì? A. Để giảm tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. B. Để tăng tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. C. Để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. D. Để đo quãng đường của các phương tiện tham gia giao thông. Câu 4: Khi ta chạm vào mặt trống sau khi đánh sẽ cảm thấy như thế nào? A. Mặt trống nóng hơn bình thường. B. Mặt trống rung rung. C. Mặt trống lạnh hơn bình thường. D. Không có hiện tượng gì. Câu 5: Tần số dao động là … A. số dao động trong một giây. B. độ lệch của vật so với vị trí cân bằng. C. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 6: Âm phát ra càng cao khi… A. tần số dao động càng lớn. B. số dao động thực hiện được càng nhiều. C. biên độ dao động càng lớn. D. tần số dao động càng nhỏ. Câu 7: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 8: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
  12. A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt. B. Kĩ năng quan sát. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo đạc. Câu 9: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên. II. ĐIỀN KHUYẾT: (1,0 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ ……(1)……..biến đổi chúng thành các chất …..(2)…….cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các ……(3)………... III. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy dùng quy tắc « 3 giây » để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 90 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với qui định về tốc độ tối đa trong bảng bên không ? Câu 2: (1,0 điểm) Một âm dao động với tần số 50 Hz. Hỏi trong 1 phút âm đó thực hiện được bao nhiêu dao động? Câu 3: (1,0 điểm) Trên hình bên, đồ thị (I) biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe máy và đồ thị (II) biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe đạp theo cùng một chiều. Căn cứ vào đồ thị hãy cho biết: a) Xe máy và xe đạp có khởi hành cùng lúc không? b) Tốc độ chuyển động của xe đạp? Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện? Câu 5: (1,0 điểm) Vẽ sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 17. Câu 6: (1,5 điểm) a) Nêu vai trò của khí khổng đối với quá trình quang hợp của cây xanh? b) Quan sát hình ảnh sau đây: Theo em, hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Em sẽ có những hành động cụ thể nào để thực hiện điều đó?
  13. .........................Hết....................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C A A C D C C B D II. ĐIỀN KHUYẾT: (1,0 điểm) 1. Biến đổi 2. cần thiết 3. Cảm ứng III. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
  14. Câu Nội dung Điểm 1 - Đổi được 70 km/h = 19,4 m/s 0,25 - Tính được khoảng cách an toàn: 58,2 m 0,5 - Khoảng cách này phù hợp với qui định. 0,25 2 - Đổi 0,5 phút = 30 giây 0,25 - Số dao động: 40.30 = 1200 dao động 0,75 3 a) Nói được xe máy và xe đạp khởi hành không cùng địa điểm. 0,5 b) Tính được tốc độ của xe máy là 20 km/h. 0,5 4 Mỗi nguyên tử trung hoà về điện vì tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. 0,5 5 Vẽ mô hình 1 6 a)Vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang 0,5 hợp đồng thời vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây. b) Hình ảnh trên cho thấy việc trồng và bảo vệ cây xanh để giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa không khí. Thông điệp: “Hãy trồng, chăm sóc và bảo vệ cây 1 xanh”.
  15. ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C D C B A A D A B II. ĐIỀN KHUYẾT: (1,0 điểm) 1. Môi trường, 2. Sinh trưỏng 3. chất thải III. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm
  16. 1 - Đổi được 90 km/h = 25 m/s 0,25 - Tính được khoảng cách an toàn: 75 m 0,5 - Khoảng cách này phù hợp với qui định. 0,25 2 - Đổi 1 phút = 60 giây 0,25 - Số dao động: 50.60 = 3000 dao động 0,75 a) Nói được xe máy và xe đạp khởi hành cùng lúc. 0,5 3 b) Tính được tốc độ của xe máy là 15 km/h. 0,5 4 Mỗi nguyên tử trung hoà về điện vì số p= số e. 0,5 Vẽ sơ đồ: 5 1 a) Giúp trao đổi khí: Khí khổng là nơi carbon dioxide từ bên ngoài vào trong lá để 0,5 cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường. b) - Hình ảnh trên cho thấy việc trồng và bảo vệ cây xanh để giảm ô nhiễm môi 6 trường, điều hòa không khí. - Những hành động để thực hiện thông điệp trên: + Trực tiếp tham gia các phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong 1 gia đình và ngoài xã hội. + Tham gia tuyên truyền ý nghĩa của việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2