intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. Khung ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên, lớp 7 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 (hết tuần học thứ 8). Khi kết thúc nội dung: Phân môn Lý: Bài 13. Độ to và độ to của âm; Phân môn hoá: Bài 2. Nguyên tử; Phân môn sinh: Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 12 câu hỏi ở mức độ nhận biết, 8 câu mức độ thông hiểu. - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm;Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Chủ MỨC ĐỘ đề Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Phương pháp và kĩ năng học 3 1 1 3 1,75 môn KHTN (5 tiết – 15,6%) (0,75) (1,0) 2. Nguyên tử (3 tiết – 9,4%) 3 3 0,75 (0,75) 3. Tốc độ (11 tiết – 34,4%) 1 1 2 1 5 2,75 (1,0) (0,25) (0,5) (1,0) 4. Âm thanh (5 tiết – 15,6%) 1 4 1 6 2,25 (0,25) (1,0) (1,0) 5. Trao đổi chất và chuyển hóa 4 2 1 1 6 2.5 năng lượng ( 8 tiết – 25%) (1,0) (0,5) (1,0) Số câu TN/ Số ý TL 1 12 1 8 2 1 5 16 10.0 Số 1.0 3.0 1,0 2,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10 điểm Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  2. Bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra giữa học kì I (KHTN 7)
  3. Số câu Câu hỏi hỏi TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL (S TN (Số (Số ố (Số câu) câu) ý) ý) 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết) Nhận biết -Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học 3 C9,C15,C16 tập môn Khoa học tự nhiên Thông hiểu - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, 1 C24 liên kết, đo, dự báo. - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng bậc thấp Làm được báo cáo, thuyết trình. 2. Nguyên tử. (3tiết) Nhận biết - Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr 3 C10,11,12 (mô hình sắp xếp electron trong các lớp electron ở vỏ nguyên tử). 3. Tốc độ(11 tiết) Nhận biết - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. 1 C21 - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. 1 C1 Thông hiểu - Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. 1 C3 - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. - Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng. 1 C4 Vận dụng - Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2023 –2024 TRẦN PHÚ MÔN: KHTN 7 Thời gian: 75 phút (không kể phát đề) Họ và tên: ................................................... Lớp: ....... Điểm Nhận xét: I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đơn vị của tốc độ là A. m.h B. km/h C. m.s D. s/km Câu 2. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị tần số dao động? A. m/s. B. Hz. C. mm. D. kg. Câu 3. Trong các phát biểu sau về tốc độ, phát biểu nào đúng nhất? A. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định. B. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một giờ. C. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một giây. D. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một ngày. Câu 4. Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ. B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh. C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau. D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe. Câu 5. Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Biên độ dao động của mặt trống. B. Độ căng của mặt trống. C. Kích thước của mặt trống. D. Kích thước của dùi trống. Câu 6. Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu? A. 500 Hz. B. 20 Hz. C. 250 Hz. D. 100 000 Hz.
  5. Câu 7. Khi thổi sáo bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm? A. Không khí bên trong sáo. B. Không khí bên ngoài sáo. C. Thân sáo. D. Lỗ trên thân sáo. Câu 8. Tần số vỗ cánh của một số loại côn trùng khi bay như sau: ruồi khoảng 350 Hz, ong khoảng 440Hz, muỗi khoảng 600 Hz. Âm do côn trùng nào phát ra trầm nhất? A. Ruồi. B. Ong. C. Muỗi. D. Chưa so sánh được. Câu 9. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát; C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc. Câu 10 . Rơ-dơ-pho (E.Rutherford) đã xác định được nguyên tử có cấu tạo rỗng và có hạt nhân ở tâm qua thí nghiệm A. thí nghiệm bắn phá lá vàng. B. các thí nghiệm vật lý. C. thí nghiệm chiếu sáng. D. thí nghiệm bắn phá các hạt nhân nguyên tử. Câu 11. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân A. theo từng đường thẳng. B. theo từng cặp. C. theo từng lớp khác nhau. D. không theo quy luật. Câu 12. Lớp electron trong cùng chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen. D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. Câu 14. Nhận định nào dưới đây là đúng với phương trình quang hợp của thực vật? A. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là nước và khí carbon dioxide. B. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là nước và khí oxygen. C. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là chất hữu cơ và khí oxygen. D. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là chất hữu cơ và khí carbon dioxide. Câu 15. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7. Câu 16. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 17. Chuyển hoá năng lượng là A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. B. sự biển đổi năng lượng từ tiêu dùng sang tích lũy. C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  6. Câu 18. Quá trình trao đổi chất là quá trình A. cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 19. Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh? A. Khí oxygen. B. Nước. C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng. Câu 20. Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào? A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng. B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng. C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp. D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp II. TỰ LUẬN Câu 21. (1,0 điểm) Độ lớn của tốc độ cho ta biết điều gì? Câu 22. (1,0 điểm) Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường dậm chân xuống đất để thông báo cho nhau. Em hãy giải thích hiện tượng này? Câu 23. (1,0 điểm) Một người đi bộ đều quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường tiếp theo dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? Câu 24 (1 điểm): Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được. Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày Lần đo Thời gian Kết quả thu được 1 6 giờ 162,4 cm 2 12 giờ 161,8 cm 3 18 giờ 161,1 cm Câu 25 (1,0 điểm): Kể tên các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt? Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó. Nêu ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách. -HẾT- Gíao viên ra đề Giáo viên duyệt đề
  7. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KHTN 7 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp B B A C D C A A A A C B C A B C D A A C án II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động, 0,5đ được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 0,5đ Câu 22. (1,0 điểm) Vì khi voi đầu đàn dậm chân xuống đất, âm sẽ được đất truyền đi tốt 0,5đ hơn so với âm truyền đi trong không khí và các con voi trong đàn sẽ nhận biết được tín hiệu này. 0,5đ Câu 23. (1,0 điểm) Tóm tắt S1 = 3 km = 3000 m; v1 = 2m/s; t1 S2 = 1,95 km = 1950 m; t2 = 0,5 h = 0,5.3600s = 1800s; vtb = ? Lời giải: Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường thứ nhất là: 0,5đ Vận tốc trung bình của người đi bộ trên cả hai đoạn đường là: 0,5đ Câu 24. (1 điểm) - Nhiều loại cây cảnh được trồng để trong nhà như: cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây 0,5 điểm vạn niên thanh, cây kim tiền, ... Những cây này là cây ưa bóng, vì thế nếu trồng trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá cây quang hợp, cung cấp chất hữu cơ cho cây nên cây vẫn tươi tốt. - Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách: 0,25 điểm + Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử, … Đồng thời, nhờ quang hợp, cây xanh tạo ra oxygen. Do đó, trồng cây xanh trong nhà giúp tạo ra không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe hô hấp cho mọi người. + Trồng cây xanh trong nhà còn giúp con người giảm bớt căng thẳng. 0,25 điểm Câu 25: (1,0 điểm, nếu đúng 1 ý đạt 0,33 điểm; đúng 2 ý đạt 0,66 điểm; đúng 3 ý đạt 1,0 điểm) - Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén 0,33 điểm bởi trọng lực cơ thể. 0,33 điểm - Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể
  8. sau 6 giờ. - Lẩn đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ 0,33 điểm thể sau 12 giờ. Lưu ý: Hs giải cách khác đúng vẫn được điểm tối đa
  9. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KHTN 7- HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM: (5,0điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp B B A C D C A A A A C B C A B C D A A C án II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (2,0 điểm) Cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động, 0,5đ được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 0,5đ Câu 25: (3,0 điểm, nếu đúng 1 ý đạt 1,0 điểm; đúng 2 ý đạt 2 điểm; đúng 3 ý đạt 3,0 điểm) - Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén 0,33 điểm bởi trọng lực cơ thể. 0,33 điểm - Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ. 0,33 điểm - Lẩn đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 12 giờ. Lưu ý: Hs giải cách khác đúng vẫn được điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2