intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thị trấn Bắc Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thị trấn Bắc Yên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thị trấn Bắc Yên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (KHUNG MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ) MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. Khung ma trận 1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kỳ I 2. Thời gian làm bài:90 phút. 3. Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận). 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, (gồm 12 câu hỏi: nhận biết), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 7,0 điểm (Nhận biết:1câu - 1,0 điểm, Thông hiểu: 2 câu - 3,0 điểm; Vận dụng:2 câu -2,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm). - Chủ đề 1: Mở đầu (2 tiết): 6% - Chủ đề 2: Phản ứng hóa học (21 tiết): 63% - Chủ đề 3: Một số hợp chất thông dụng (5 tiết): 16% - Chủ đề 4: Khối lượng riêng ( 5 tiết): 15% 5. Chi tiết khung ma trận: KHUNG MA TRẬN Tổng MỨC số ĐỘ Chủ câu ĐÁN Điểm số đề TN, H GIÁ số ý TL Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN Chủ đề 1: Mở 2 2 0,5 đầu (0,5đ) (2 tiết) Chủ 1 6 1 1/3 2/3 3 6 6,5 đề 2: (1đ) (1,5đ) (1đ) (2đ) (1đ) Phản ứng hóa
  2. Tổng MỨC số ĐỘ Chủ câu ĐÁN Điểm số đề TN, H GIÁ số ý TL Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN học (21 tiết) Chủ đề 3: Một số hợp 2 1 1 2 1,5 chất (0,5đ) (1đ) thông dụng (5 tiết) Chủ đề 4: Khối 2 1 lượng 1 2 1,5 (0,5đ) (1đ) riêng (5 tiết) Tổng 1 12 3 1/3 2/3 5 12 17 câu Tổng 1 3 3 2 1 7 3 10 điểm % điểm số 40% 30% 20% 10% 70% 30% 100% BẢN ĐẶC TẢ Nội dung Mức độ Yêu cầu Số câu hỏi Câu hỏi cần đạt TL TN TL TN CĐ 1 : Nhận – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an 1 C1 Mở đầu biết toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn (2 tiết) Khoa học tự nhiên 8). – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá 1 C2 chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên
  3. 8. CĐ2: Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến Phản 1 C3 đổi hoá học. ứng hóa – Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, C4, học 2 chất đầu và sản phẩm. C5 (21tiết) - Phát biểu được định luật bảo toàn khối 1 C6 Nhận lượng. biết – Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, 1 C7 phân tử). – Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng 1 C8 đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. – Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ 1 1 C13 mol. Vận – Tính được lượng chất trong phương trình dụng, hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể 1 C14 VD cao tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. Chủ đề Nhận – Trình bày được một số ứng dụng của một 3: Một biết số acid thông dụng (HCl, H2SO4, 1 C9 số hợp CH3COOH). chất – Nêu được khái niệm base (tạo ra ion thông 1 C10 OH–). dụng Thông – Tra được bảng tính tan để biết một (8tiết) hiểu hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base 1 C15 không tan. – Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích 1 C16 được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. Chủ đề Nhận - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng. C11 2 4: Khối biết C12 lượng Thông - Xác định được khối lượng riêng của một riêng hiểu vật hình hộp chữ nhật (hoặc của một lượng 1 C17 (5tiết) chất lỏng hoặc là một vật hình dạng bất kì nhưng có kích thước không lớn). UBND HUYỆN BẮC YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH-THCS THỊ TRẤN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8 Năm học 2023- 2024 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm
  4. * Chọn câu trả lời đúng nhất và điền kết quả vào bảng sau: mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA Câu 1. Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không? A. Có thể lấy trực tiếp. B. Không thể lấy trực tiếp. C. Có thể với những hóa chất dạng bột. D. Có thể khi đã sát trùng tay sạch sẽ. Câu 2. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng? A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 3. Đốt cháy cây nến trong không khí là phản ứng hóa học vì A. Có sự thay đổi hình dạng. B. Có sự thay đổi màu sắc của chất. C. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng. D. Có sự thay đổi trạng thái. Câu 4. Phản ứng hóa học là gì? A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác D. Quá trình biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác Câu 5. Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là A. Chất phản ứng B. Chất lỏng. C. Chất sản phẩm. D. Chất khí. Câu 6. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau? A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia. Câu 7. Mol là A. lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó, B. lượng chất có chứa 60,22.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó, C. lượng chất có chứa 602,2.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó, D. lượng chất có chứa 6022.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Câu 8. Dung dịch là gì? A. Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và nước B. Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi C. Hỗn hợp của chất tan và nước D. Hỗn hợp của chất tan và dung môi Câu 9. Base là những hợp chất, khi tan trong nước tạo ra ion: A. H+, B. OH-, C. Na+ D. Cl- Câu 10. Acid nào sau đây có thể ứng dụng trong chế biến thực phẩm:
  5. A. HCl, B. H2SO4, C. CH3COOH D. H3PO4 Câu 11. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng riêng của miếng nhôm. Câu 12. Muốn đo khối lượng riêng của một viên sỏi người ta dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân, B. Chỉ cần dùng một lực kế, C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ, D. Chỉ cần dùng một bình chia độ. II. Phần tự luận (7 đ) Câu 13 (1đ): Thế nào là độ tan của một chất trong nước? Viết công thức tính độ tan của một chất trong nước? Câu 14 (1đ): Dựa vào bảng tính tan, hãy xác định trong các base sau đây, đâu là base tan, đâu là base không tan? KOH, Mg(OH)2; NaOH, Cu(OH)2. Câu 15 (3đ): Cho 8,4g Iron tác dụng với dung dịch Hydrochloric acid, thu được Iron(II) chloride và khí Hydrogen. a. Viết PTHH xảy ra b. Tính khối lượng acid cần dùng. c. Tính khối lượng muối FeCl2 thu được sau phản ứng. Câu 16 (1đ): Cho 3 dung dịch đựng trong 3 ống nghiệm lần lượt là: BaCl2 ; HCl; NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết dung dịch trong từng ống nghiệm? Câu 17 ( 1đ): Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2m x 3m x 1m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D=2700kg/m3. ......................Hết...................... ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C D C C C A A B B C A C
  6. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Điểm - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để 13 0,5 tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định. - Công thức tính độ tan: 0,5 14 - Base tan: KOH, NaOH. 0,5 - Base không tan: Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 0,5 15a Số mol Fe phản ứng: nFe = = 0,15 (mol) 0,5 PTHH: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 Theo PT: 1 2 1 (mol) 0,5 Theo bài: 0,15 0,3 0,15 (mol) 0,5 0,5 15b Khối lượng axit cần dùng: 0,5 = 0,3 . 36,5 = 10,95 (g) 15c Khối lượng muối FeCl2 thu được sau phản ứng: 0,5 = 0,15 . 127 = 19,05 (g) 16 -Trích mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng. 0,25 - Lần lượt cho vào mỗi mẫu thử 1 mẩu giấy quỳ tím. Nếu: 0,25 + giấy quỳ tím chuyển màu đỏ thì lọ ban đầu đựng dung dịch HCl. 0,5 +giấy quỳ tím chuyển màu xanh thì lọ ban đầu đựng dung dịch NaOH. + giấy quỳ tím không đổi màu thì lọ ban đầu đựng dung dịch BaCl2. 17 Thể tích của một khối đá hoa cương là 0,25 V= 2.3.1= 6 (m3 ) 0,25 Khối lượng của một khối đá hoa cương là 0,25 m= D. V = 6. 2700 = 16200 (kg) 0,25 Người ra đề Tổ chuyên môn Chuyên môn trường duyệt Nguyễn Thị Luân Nguyễn Thị Thương Hoàng Thị Bắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2